Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
THẤY GÌ QUA CÁC TRƯỜNG HỢP XOẮN TINH HOÀN Ở TRẺ EM<br />
ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NAM HỌC BỆNH VIỆN BÌNH DÂN<br />
Phạm Văn Hảo*, Nguyễn Thành Như*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Xoắn tinh hoàn ở trẻ em là một cấp cứu ngoại niệu tối khẩn. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời<br />
giúp bảo tồn được tinh hoàn bị xoắn.<br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm trẻ em xoắn tinh hoàn được điều trị tại khoa Nam học bệnh viện Bình Dân.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả. Đối tượng là những trẻ em được chẩn đoán xoắn<br />
tinh hoàn và được điều trị tại khoa Nam học, bệnh viện Bình Dân từ 1/2008 đến 1/2010. Khảo sát các đặc điểm<br />
lâm sàng, chẩn đoán của tuyến trước, thời gian từ khi đau đến khi nhập viện và xử trí.<br />
Kết quả: 08 bệnh nhân. Tuổi trung bình 14,37. Thời gian trung bình từ khi có triệu chứng đau đến khi được<br />
điều trị tại BV Bình Dân là 132 giờ. Chẩn đoán của tuyến trước: đa số là viêm tinh hoàn và điều trị nội khoa.<br />
Khảo sát lâm sàng: sưng đau bìu xảy ra trong tất cả các trường hợp. Siêu âm Doppler bìu chẩn đoán xoắn tinh<br />
hoàn có độ nhạy và độ đặc hiệu là 100%. Bảo tồn tinh hoàn là 0%. Xoắn tinh hoàn phải 25%, bên trái 75%, có<br />
một trường hợp xoắn tinh hoàn ẩn bên trái. Ngày điều trị trung bình là 3 ngày.<br />
Kết luận: Xoắn tinh hoàn ở trẻ em là một cấp cứu cần được xử trí sớm để bảo tồn tinh hoàn. Trước một trẻ<br />
em đau bìu, cần loại trừ xoắn tinh hoàn trước khi nghĩ đến viêm tinh hoàn. Nếu có nghi ngờ xoắn tinh hoàn cần<br />
cho trẻ nhập viện và phẫu thuật thám sát.<br />
Từ khóa: Đau bìu, xoắn tinh hoàn.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
WHAT CAN BE FOUND FROM TESTICULAR TORSION IN CHILDREN ADMITTED AT<br />
DEPARTMENT OF ANDROLOGY, BINH DAN HOSPITAL<br />
Pham Van Hao, Nguyen Thanh Nhu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 176 - 178<br />
Introduction: Testicular torsion in children is an emergency in urology. Early diagnosis and treatment can<br />
preserve the testicle.<br />
Objective: Characteristics of children with testicular torsion treated at Department of Andrology, Binh Dan<br />
hospital.<br />
Material and methods: A retrospective study. All children with testicular torsion admitted at Department<br />
of Andrology, Binh Dan hospital from January 2008 to December 2010. Clinical features, referring diagnosis,<br />
time from pain onset to admission and management.<br />
Results: 08 patients. The average age was 14.37 yo. Average time from first symptoms to surgery at Binh<br />
Dan hospital was 132 hours. All cases had been diagnosed with testicular inflammation and given medical<br />
treatment. Physical examination found painfull swollen scrotum in all cases. Sensitivity and specificity of scrotal<br />
Doppler ultrasound for torsion was of 100%, respectively. The testes were not preserved. Right torsion accounted<br />
for 25% of cases, and left side was of 75%. There was one case of left cryptorchidism torsion. Mean hospital stay<br />
was 3 days.<br />
* Bệnh viện Bình Dân<br />
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Văn Hảo, ĐT: 0987555800, Email: bsphamvanhao@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusions: Testicular torsion in children is an emergency, should be treated as soon as possible to preserve<br />
the testicle. Testicular torsion must be excluded from patients with scrotal pain before testicular inflammation<br />
being diagnosed. If testicular torsion is suspected, the children must be hospitalised and performed scrotal<br />
exploration.<br />
Key words: Scrotal pain, testicular torsion.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Xoắn tinh hoàn (TH) là hiện tượng thừng<br />
tinh bị xoắn quanh trục của nó làm tắc nghẽn<br />
mạch máu nuôi TH, dẫn đến phù nề, sung huyết<br />
và hoại tử TH(8). Xoắn TH là một cấp cứu niệu<br />
khoa khẩn cấp thường gặp ở trẻ, chiếm tỷ lệ<br />
khoảng 1/4000 nam giới dưới 25 tuổi và là một<br />
trong những nguyên nhân thường gặp trong các<br />
nguyên nhân gây mất TH ở nam giới(9).<br />
Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời giúp bảo<br />
tồn được TH. Nghiên cứu này nhằm khảo sát<br />
đặc điểm bệnh nhân xoắn TH ở trẻ em được<br />
điều trị tại khoa Nam học BV Bình Dân.<br />
<br />
Bảng 1: Siêu âm Doppler bìu trong chẩn đoán xoắn<br />
tinh hoàn.<br />
Siêu âm<br />
Phẫu thuật<br />
<br />
Có xoắn<br />
8<br />
8<br />
<br />
Không xoắn<br />
0<br />
0<br />
<br />
Xoắn TH phải chiếm 25% trường hợp (2<br />
bệnh nhân), bên trái là 75% trường hợp (6 bệnh<br />
nhân). Có một trường hợp xoắn TH ẩn bên trái.<br />
Không có trường hợp nào bảo tồn được TH<br />
(hình 1).<br />
Ngày điều trị trung bình là 3 ngày.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng là những trẻ em được chẩn đoán<br />
xoắn TH và được điều trị tại khoa Nam học, BV<br />
Bình Dân từ 1/2008 đến 1/2010.<br />
Nghiên cứu hồi cứu mô tả. Bệnh nhân được<br />
khảo sát về tuổi, lý do nhập viện, các đặc điểm<br />
khám lâm sàng, thời gian từ khi đau đến khi<br />
nhập viện, chẩn đoán và xử trí của tuyến trước,<br />
siêu âm Doppler bìu, số ngày nằm viện và xử trí.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Tuổi bệnh nhân<br />
<br />
Từ tháng 01/2008- 01/2010 có 08 trường hợp<br />
đã được chẩn đoán xoắn TH và được điều trị tại<br />
Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân. Tuổi trung<br />
bình của các bệnh nhân là 14,37.<br />
<br />
Trong 08 trường hợp của chúng tôi có độ<br />
tuổi từ 12-15 tuổi (14,37). Xoắn TH có thể xảy ra<br />
ở mọi lứa tuổi và ở người lớn tuổi rất hiếm xảy<br />
ra. Ilbey và cộng sự báo cáo một trường hợp<br />
xoắn TH xảy ra ở bệnh nhân 57 tuổi(6).<br />
<br />
Đau và sưng bìu xảy ra trong tất cả các<br />
trường hợp.<br />
Thời gian từ khi có triệu chứng đau đến khi<br />
được điều trị tại BV Bình Dân là 132 giờ.<br />
Trong tất cả các trường hợp chẩn đoán của<br />
tuyến trước là viêm TH và điều trị nội khoa.<br />
Siêu âm Doppler bìu chẩn đoán xoắn TH có<br />
độ nhạy và độ đặc hiệu 100% (bảng 1).<br />
<br />
Chẩn đoán<br />
Lâm sàng đau và sưng bìu xảy ra trong tất cả<br />
các trường hợp. Đa số các nhà ngoại khoa đồng ý<br />
rằng nếu có nghi ngờ xoắn TH thì nên phẫu thuật<br />
thám sát để cứu TH mà không cần chờ xét<br />
nghiệm để chẩn đoán chính xác xoắn TH(9).<br />
Trong nghiên cứu này siêu âm Doppler bìu<br />
chẩn đoán xoắn TH có độ nhạy và độ đặc hiệu<br />
<br />
2Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
100%.Theo Abul và cộng sự(1), độ đặc hiệu của<br />
siêu âm Doppler trong xoắn TH là 72,7%. Trong<br />
xoắn TH, siêu âm Doppler bìu cho thấy có giảm<br />
hoặc không có dòng máu tới TH. Còn theo tác<br />
giả Ingram và cộng sự(7), có 40% trẻ nhỏ siêu âm<br />
không phát hiện được dòng máu trong TH mặc<br />
dù TH này bình thường, không xoắn.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tekgül S, Riedmiller H, Gerharz E, Hoebeke B, Kocvara R,<br />
Nijman R, Radmayr Che, Stein R, (2009): Acute scrotum. EAU<br />
Guidlines Ed.<br />
Waldert M, Klatte T, Schmidbauer J, Remzi M, Lackner J,<br />
Marberger M, (2010): Color Doppler sonography reliably<br />
identifies testicular torsion in boys. Urology. 75(5): 1170-1174.<br />
<br />
Bảo tồn TH bị xoắn<br />
Chúng tôi không có trường hợp nào bảo tồn<br />
được TH. Thời gian từ khi có triệu chứng đau<br />
đến khi được điều trị tại BV Bình Dân là 132 giờ.<br />
Đây là yếu tố quan trọng giúp bảo tồn được TH.<br />
Đáng tiếc là bệnh nhân thường đến trễ sau 6 giờ,<br />
nên khả năng bảo tồn được TH sẽ thấp.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu này, đa số bệnh nhân được<br />
chẩn đoán là viêm TH và điều trị nội khoa, nên<br />
bệnh nhân thường nhập viện quá trễ, làm giảm<br />
khả năng bảo tồn TH. Vì vậy, chẩn đoán xoắn<br />
TH là vấn đề rất quan trọng. Trước một bệnh<br />
nhân bị đau bìu, cần loại trừ xoắn TH trước khi<br />
nghĩ đến viêm tinh hoàn. Nếu có nghi ngờ xoắn<br />
tinh hoàn thì nên phẫu thuật thám sát.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Abul F, Al-Sayer H, Arun N, (2005): The acute scrotum: a<br />
review of 40 cases. Med Princ Pract. 14(3):177-181.<br />
Baker LA, Sigman D, Mathews RI, (2000): An analysis of<br />
clinical outcomes using color Doppler testicular ultrasound<br />
for testicular torsion. Pediatrics; 105:604-607.<br />
Barada JH, Weingarten JL, Cromie WJ, (1989): Testicular<br />
salvage and age related delay in the presentation of testicular<br />
torsion. J Urol; 142:746-848.<br />
Eaton SH, Cendron MA, Estrada CR, (2005): Intermittent<br />
testicular torsion: Diagnostic features and management<br />
outcomes. J Urol; 174:1532-1535.<br />
Gnassingbe K, Akakpo-Numado GK, Songne GB, Anoukoum<br />
T, Sakiye KA, Kao M, Tekou H. Acute Scrotum in Children.<br />
Mali Med; 24(3):31-35.<br />
Ilbey YO, Ozbek E, Simşek A, (2008). Torsion of testis with<br />
large epididymal cyst in a 57-year-old man: A case report.<br />
Arch Ital Urol Androl. 80(3):111-112.<br />
Ingram S, Hollman AS, (1994): Colour Doppler sonography of<br />
the normal paediatric testis. Clin Radiol. 49(4):266-267.<br />
Schneck FX, Billinger MF: Abnormalities of the Testes and<br />
Scrostum and their Surgical management. In Campbell –<br />
Walsh Urology, 9th Ed, Saunders-Elsevier, Philadelphia, 37613829.<br />
Soccorso G, Ninan GK, Rajimwale A, Nour S, (2010): Acute<br />
Scrotum: Is Scrotal Exploration the Best Management? Eur J<br />
Pediatr Surg.<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
4Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
5<br />
<br />