Thể chế của một số nước trên thể giớ về luật kinh tế
lượt xem 4
download
"Ebook Thể chế pháp luật kinh tế một số nước quốc gia trên thế giới (Sách chuyên khảo)" trình bày tổng quan về thể chế pháp luật kinh tế; thể chế pháp luật kinh tế hợp chủng quốc hoa kỳ; thể chế pháp luật kinh tế cộng hòa Liên Bang Đức; thể chế pháp luật kinh tế Úc; pháp luật kinh tế Hàn Quốc; thể chế pháp luật kinh tế Malaysia...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thể chế của một số nước trên thể giớ về luật kinh tế
- Kiến nghị Dự án “Hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam” THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI (Sách chuyên khảo) nhà xuât bản tài chính 1
- Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III - 2015 2
- Kiến nghị CHỦ BIÊN: - TS. Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; - ThS. Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; - TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. BIÊN TẬP: - Nguyễn Văn Phúc, - Nguyễn Minh Sơn, - Dương Thùy Dung. THAM GIA BIÊN SOẠN: - PGS.TS. Nguyễn Như Phát, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; - PGS.TS. Dương Đăng Huệ, Trung tâm Thông tin, Tư vấn Pháp luật, Câu lạc bộ Pháp chế Doanh nghiệp, Bộ Tư pháp; - PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy, Đại học Quốc gia Hà Nội; - TS. Nguyễn Văn Cương, Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp; - TS. Vũ Thị Lan Anh, Đại học Luật Hà Nội; - TS. Nguyễn Bá Bình, Khoa Pháp luật Thương mại Quốc tế, Đại học Luật Hà Nội; - TS. Hoàng Minh Hiếu, Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội; - NCS. Đỗ Minh Tuấn, Công ty Luật Châu Á (AsiaLaw); - ThS. Nguyễn Thị Dung, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; - ThS. Quảng Thùy Trang, Trường Kinh tế, Đại học Sydney, Úc. 3
- Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III - 2015 4
- Kiến nghị MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................10 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ.....13 I. QUAN NIỆM VỀ THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ................................13 II. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA........................................................................16 2.1. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và pháp luật....16 2.2. Các nghiên cứu thực chứng về mối liên hệ giữa thể chế pháp luật và mức độ phát triển kinh tế.............................................................................20 III. PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ..........................................................23 IV. PHÁP LUẬT VỀ CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH.................................27 V. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH....28 CHƯƠNG II: THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ.......................................................................................... 32 I. TỔNG QUAN...........................................................................................................32 1.1. Khái quát chung về hệ thống pháp luật Hoa Kỳ...................................32 1.2. Khái quát chung về nền kinh tế Hoa Kỳ.................................................35 1.3. Vai trò của pháp luật đối với phát triển kinh tế.....................................36 II. PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT, KINH DOANH............................................................................................................38 2.1. Chính sách ưu đãi thuế..............................................................................38 2.2. Chính sách hỗ trợ tài chính......................................................................41 2.3. Các chính sách hỗ trợ khác........................................................................44 III. PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG...............45 3.1. Pháp luật về thị trường hàng hóa..............................................................45 3.1.1. Nghĩa vụ bảo đảm sản phẩm............................................................45 3.1.2. Trách nhiệm sản phẩm.......................................................................46 3.2. Pháp luật về thị trường tài chính..............................................................48 3.2.1. Pháp luật về ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro hệ thống....................48 3.2.2. Pháp luật về giao dịch bảo đảm – công cụ hiệu quả bảo vệ chủ nợ trong các quan hệ nghĩa vụ...............................................................56 3.3. Pháp luật về thị trường bất động sản.......................................................58 5
- Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III - 2015 3.3.1. Thuê bất động sản................................................................................59 3.3.2. Mua bán bất động sản........................................................................62 3.3.3. Thế chấp bất động sản.........................................................................64 3.4. Thị trường khoa học – công nghệ............................................................67 IV. PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU..................................................................................71 4.1. Khái quát chung về quyền sở hữu.............................................................71 4.2. Bất động sản..................................................................................................73 V. PHÁP LUẬT VỀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ, CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP, CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ KHÁC...............................75 5.1. Các loại hình tổ chức kinh doanh............................................................75 5.1.1. Cá nhân kinh doanh (sole proprietorship).......................................75 5.1.2. Hợp danh..............................................................................................76 5.1.4. Công ty cổ phần............................................................................83 5.2. Pháp luật về tài chính doanh nghiệp của Hoa Kỳ.................................88 5.2.1. Cấu trúc vốn........................................................................................88 5.2.2. Thủ tục phát hành chứng khoán công ty:.........................................92 5.2.3. Phân chia cổ tức...................................................................................96 5.3. Pháp luật về quản trị doanh nghiệp của Hoa Kỳ...................................96 5.3.1. Cổ đông.................................................................................................97 5.3.2. Hội đồng quản trị................................................................................98 5.3.3. Người điều hành công ty...................................................................100 5.3.4. Nghĩa vụ của người quản lý công ty................................................101 5.3.5. Vấn đề kiểm soát thông tin tài chính..............................................104 5.4. Pháp luật về tổ chức lại, giải thể và chấm dứt hoạt động của công ty..................................................................................................................105 5.4.1. Tổ chức lại doanh nghiệp..................................................................105 5.4.2. Giải thể và chấm dứt hoạt động của công ty..................................109 5.4.3. Pháp luật về phá sản.........................................................................110 VI. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG.......................................................................112 6.1. Bản chất quan hệ hợp đồng.....................................................................113 6.2. Xác lập hợp đồng.......................................................................................115 6.2.1. Đề nghị giao kết hợp đồng................................................................115 6.2.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng............................................117 6.3. Hình thức của hợp đồng..........................................................................117 6.4. Các trường hợp ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.....................118 6
- Kiến nghị 6.5. Quyền của người thứ ba...........................................................................120 6.5. Chế tài hợp đồng.......................................................................................121 6.5.1. Chế tài vật chất..................................................................................121 6.5.2. Chế tài công bình...............................................................................123 VII. PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU TIẾT KINH TẾ.............................125 7.1. Pháp luật về cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền..................128 7.1.1. Cơ chế bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.........128 7.2. Quy chế pháp lý bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng...131 7.3. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong các hợp đồng vay tiêu dùng..............................................................................................................131 7.3.1. Quy định thông tin trung thực về cho vay......................................132 7.3.2. Quyền được đối xử bình đẳng của người vay.................................132 7.3.3. Quy định về quyền của người tiêu dùng trong hợp đồng vay......132 7.3.4. Quyền hủy bỏ hợp đồng tín dụng tiêu dùng (cooling-off )............134 7.3.5. Công bố thông tin về người vay.......................................................134 7.3.6. Quy chế pháp lý về thu hồi nợ từ người tiêu dùng.........................134 7.4. Hệ thống các cơ quan quản lý hệ thống tài chính...............................136 VIII. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP..................................138 8.1. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án........................................................138 8.2. Giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án......................................................143 8.2.1. Thương lượng.....................................................................................143 8.2.2. Hòa giải..............................................................................................143 8.2.3. Trọng tài.............................................................................................144 IX. ĐÁNH GIÁ CHUNG.......................................................................................144 CHƯƠNG III: THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC............................................................. 148 I. TỔNG QUAN.........................................................................................................148 II. PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT, KINH DOANH..........................................................................................................150 2.1. Các quy định về thanh toán quốc tế......................................................150 2.2. Các quy định về nhập khẩu.....................................................................151 2.3. Các quy định về hiện diện thương mại.................................................151 2.3.1. Công ty................................................................................................151 2.3.2. Chi nhánh của công ty nước ngoài tại Đức....................................151 7
- Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III - 2015 2.3.3. Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Đức....................152 2.4. Các quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư......................................153 2.4.1. Hỗ trợ về địa điểm, khu vực đầu tư................................................153 2.4.2. Hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D projects).154 2.4.3. Hỗ trợ về nhân sự..............................................................................154 2.4.4. Hỗ trợ tín dụng của Nhà nước........................................................155 2.4.5. Bảo lãnh của Nhà nước....................................................................155 III. PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG.............155 3.1. Pháp luật về thị trường hàng hóa............................................................155 3.1.1. Pháp luật về dịch vụ logistics...........................................................155 3.1.2. Pháp luật về thương mại..................................................................156 3.2. Pháp luật về thị trường tài chính; thị trường dịch vụ ngoài tài chính...................................................................................................157 3.2.1. Về hoạt động ngân hàng...................................................................158 3.2.2. Thị trường chứng khoán...................................................................159 3.3 Pháp luật về thị trường bất động sản......................................................160 3.4. Pháp luật về thị trường khoa học – công nghệ....................................163 3.5. Pháp luật về thị trường lao động.............................................................165 IV. PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU................................................................................168 V. PHÁP LUẬT VỀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ, CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP, CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ KHÁC..............169 5.1. Pháp luật về công ty...................................................................................170 5.1.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn.........................................................170 5.1.2. Công ty cổ phần..................................................................................171 5.1.3. Công ty hợp danh..............................................................................172 5.2. Pháp luật về mua bán, sáp nhập, giải thể, phá sản...............................175 5.2.1. Các quy định về mua bán, sáp nhập...............................................175 5.2.2. Các quy định về giải thể...................................................................176 5.2.3. Các quy định về phá sản...................................................................177 VI. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG.......................................................................179 VII. PHÁP LUẬT VỀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ, ĐIỀU TIẾT KINH TẾ..............................................................................................181 7.1. Cơ quan chống độc quyền.......................................................................181 7.1.1. Pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền.................................181 7.1.2. Cục Chống độc quyền Liên bang (Cục Các-ten)...........................183 8
- Kiến nghị 7.2. Cơ quan Giám sát Ngân hàng Liên bang..............................................183 7.4. Văn phòng Tên thương mại và Sáng chế Đức.....................................186 VIII. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP..................................187 8.1. Tố tụng Tòa án...........................................................................................187 8.1.1. Về phân định thẩm quyền giữa các cấp Tòa án.............................188 8.1.2. Về trình tự...........................................................................................188 8.2. Tố tụng Trọng tài và hòa giải...................................................................189 IX. ĐÁNH GIÁ CHUNG.......................................................................................190 CHƯƠNG IV: THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ ÚC......................... 191 I. TỔNG QUAN.........................................................................................................191 1.1. Vài nét về nước Úc và truyền thống pháp luật Úc..............................191 1.1.1. Úc – một đảo quốc, một Châu lục, một đất nước thịnh vượng, đa dạng văn hóa và sắc tộc..........................................................................191 1.1.2. Truyền thống pháp luật....................................................................191 1.2. Mô hình tổ chức nhà nước Úc................................................................192 1.2.1. Hiến pháp năm 1901 – Luật khai quốc và hiến định cách thức tổ chức nhà nước theo học thuyết tam quyền phân lập............................192 1.2.2. Cơ quan lập pháp..............................................................................193 1.2.3. Cơ quan hành pháp..........................................................................194 1.2.4. Hệ thống Tòa án................................................................................194 1.3. Khái quát về hệ thống pháp luật kinh tế Úc........................................195 1.3.1. Mô hình kinh tế và sự hình thành hệ thống pháp luật kinh tế Úc.......................................................................................................195 1.3.2. Vai trò của pháp luật đối với phát triển kinh tế............................195 1.3.3. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật về pháp luật kinh tế.......196 II. PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT, KINH DOANH..........................................................................................................196 2.1. Môi trường kinh doanh............................................................................196 2.2. Đầu tư nước ngoài.....................................................................................197 III. PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG.............198 3.1. Pháp luật về thị trường hàng hóa............................................................198 3.1.1. Pháp luật về xuất xứ hàng hóa........................................................198 3.2. Pháp luật về thị trường tài chính............................................................201 3.2.1. Vai trò của pháp luật đối với thị trường tài chính........................201 9
- Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III - 2015 3.2.2. Pháp luật về quản lý thị trường tài chính ở Úc.............................202 3.3.2. Pháp luật về đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Úc.............................................................................................206 3.3.3. Những đề xuất thay đổi đang được Chính phủ Úc cân nhắc......207 3.4. Pháp luật về thị trường khoa học - công nghệ.....................................208 3.4.1. Luật quyền tác giả.............................................................................208 3.4.2. Luật về kiểu dáng công nghiệp........................................................209 3.4.3. Luật nhãn hiệu..................................................................................209 3.4.4. Luật sáng chế.....................................................................................209 3.4.5. Hợp tác quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ..............................210 3.5. Pháp luật về thị trường lao động........................................................... 211 IV. PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU................................................................................212 4.1. Quyền sở hữu đối với các loại tài sản.....................................................212 4.1.1. Tài sản cá nhân..................................................................................213 4.1.2. Bất động sản.......................................................................................213 V. PHÁP LUẬT VỀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ, CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP, CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ KHÁC..............214 5.1. Các loại hình doanh nghiệp....................................................................214 5.1.1. Cơ sở kinh doanh một chế.................................................................214 5.1.2. Hợp danh............................................................................................215 5.1.3. Công ty................................................................................................216 5.2. Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp..........................................................217 5.3. Phá sản doanh nghiệp...............................................................................218 VI. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG.......................................................................219 6.1. Khái quát về pháp luật hợp đồng của Úc..............................................219 6.2. Tự do hợp đồng..........................................................................................219 6.3. Hình thức hợp đồng.................................................................................220 VII. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP...................................220 7.1. Tòa án..........................................................................................................221 7.2. Trọng tài......................................................................................................221 7.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế khác.......................222 7.3.1. Thương lượng.....................................................................................222 7.3.2. Trung gian hòa giải...........................................................................223 7.3.3. Mời chuyên gia độc lập thẩm định tranh chấp.............................223 10
- Kiến nghị CHƯƠNG V: PHÁP LUẬT KINH TẾ HÀN QUỐC............................. 224 I. TỔNG QUAN.........................................................................................................224 II. PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT, KINH DOANH..........................................................................................................231 2.1. Các luật về thuế..........................................................................................231 2.1.1. Thuế thu nhập cá nhân.....................................................................232 2.1.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp...........................................................233 2.1.3. Thuế giá trị gia tăng (VAT).............................................................233 2.1.4 Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần..........................................233 2.2. Pháp luật về thương mại điện tử.............................................................233 III. PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG.............234 3.1. Pháp luật về thị trường hàng hóa............................................................234 3.1.1. Pháp luật về thương mại..................................................................234 3.1.2. Các luật về đấu thầu.........................................................................235 3.2. Pháp luật về thị trường tài chính, tín dụng..........................................235 3.3. Pháp luật về thị trường bất động sản.....................................................237 3.4. Pháp luật về thị trường khoa học - công nghệ.....................................238 3.5. Pháp luật về thị trường lao động.............................................................240 IV. PHÁP LUẬT VỀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ, CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP, CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ KHÁC..............242 V. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG..........................................................................244 VI. PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU TIẾT KINH TẾ...............................247 VII. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP...................................249 CHƯƠNG VI: THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ MALAYSIA I. TỔNG QUAN.........................................................................................................251 1.1. Tổng quan về bối cảnh lịch sử và bộ máy chính trị.............................251 1.2. Tổng quan về mô hình kinh tế và hệ thống pháp luật........................252 II. PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT, KINH DOANH..........................................................................................................254 2.1. Chính sách mở cửa thị trường................................................................254 2.2. Chính sách thuế.........................................................................................256 2.2.1. Thuế thu nhập....................................................................................256 2.2.2. Thuế đối với hàng hóa và dịch vụ...................................................259 2.2.3. Các loại thuế và phí khác.................................................................261 11
- Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III - 2015 2.2.4. Quản lý thuế.......................................................................................261 2.2.5. Chuyển giá..........................................................................................261 2.2.6. Ưu đãi thuế........................................................................................262 III. PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG.............264 3.1. Pháp luật về thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối..............264 3.1.1. Thị trường chứng khoán...................................................................264 3.1.2. Thị trường ngoại hối.........................................................................265 3.2. Pháp luật về thị trường đất đai và bất động sản...................................266 3.3. Pháp luật về thị trường lao động.............................................................266 3.3.1. Khung pháp lý....................................................................................266 3.3.2. Công đoàn..........................................................................................267 3.3.3. An sinh xã hội....................................................................................268 IV. PHÁP LUẬT VỀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ, CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP, CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ KHÁC..............269 4.1. Các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế...................................269 4.1.1. Công ty................................................................................................269 4.1.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hợp danh........................................269 4.1.3. Công ty hợp danh hoặc một chủ sở hữu..........................................270 4.1.4. Liên doanh.........................................................................................270 4.2. Thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức kinh tế đặc thù..........271 4.2.1. Thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng.................271 4.2.2. Thành lập và hoạt động của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán.................................................................................................274 4.3. Các yêu cầu luật định về chế độ sổ sách, chứng từ, kế toán đối với công ty thành lập tại Malaysia........................................................................275 4.3.1. Chế độ kế toán và lưu trữ.................................................................275 4.3.2. Báo cáo tài chính...............................................................................275 4.3.3. Các báo cáo cơ bản.............................................................................275 4.4. Thâu tóm và sáp nhập...............................................................................275 V. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG..........................................................................277 5.1. Giao kết hợp đồng.....................................................................................277 5.2. Điều khoản hợp đồng...............................................................................277 5.3. Hợp đồng vô hiệu......................................................................................278 5.4. Các chế tài do vi phạm hợp đồng...........................................................278 VI. PHÁP LUẬT VỀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ, 12
- Kiến nghị ĐIỀU TIẾT KINH TẾ..............................................................................................278 6.1. Ngân hàng Trung ương Malaysia (Ngân hàng Negara Malaysia)....278 6.2. Ủy ban Chứng khoán...............................................................................279 6.3. Ủy ban Doanh nghiệp Malaysia.............................................................279 6.4. Ban Thu nhập Nội địa Malaysia.............................................................280 6.5. Ủy ban Thông tin và Truyền thông Malaysia.......................................280 6.6. Hội đồng Sở hữu trí tuệ Malaysia (MyIPO)........................................280 6.7. Hội đồng cạnh tranh.................................................................................281 VII. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP...................................281 7.1. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án............................................................281 7.2. Giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ngoài Tòa án...................282 VIII. ĐÁNH GIÁ CHUNG....................................................................................283 CHƯƠNG VII: THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ CỘNG HÒA LIÊN BANG NGA..................................................................................... 285 I. TỔNG QUAN.........................................................................................................285 1.1. Thực trạng pháp luật của Cộng hòa Liên bang Nga trước năm 1991........285 II. PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU.................................................................................293 III. PHÁP LUẬT VỀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ, CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP, CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ KHÁC..............294 3.1. Pháp luật về phá sản..................................................................................294 3.1.1. Nguồn của pháp luật về phá sản.....................................................294 3.2.1. Đặc điểm của pháp luật phá sản của Cộng hòa Liên bang Nga...............................................................................................295 IV. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG........................................................................297 V. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP.......................................299 5.1. Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Nga.......................................299 5.2. Tòa án tư pháp (Tòa án thẩm quyền chung).......................................300 5.3. Tòa án trọng tài..........................................................................................300 5.4. Tòa án hòa giải...........................................................................................300 5.5. Các Trung tâm Trọng tài thương mại....................................................301 CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN.................................................................... 302 I. KHÁI LƯỢC QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM (1986 – NAY).......................................302 13
- Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III - 2015 II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ YÊU CẦU CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NGHIÊN CỨU THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ MỘT SỐ QUỐC GIA...............................................304 2.2.1. Pháp luật về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh.....................................................................................................305 2.2.2. Pháp luật về chế độ sở hữu...............................................................306 2.2.3. Pháp luật về các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.................................................................................................306 2.2.4. Pháp luật về hợp đồng......................................................................308 2.2.5. Pháp luật về quản lý, điều tiết nền kinh tế....................................309 2.2.6. Về phát triển các loại thị trường......................................................310 PHỤ LỤC..........................................................................................312 14
- Chương I: Tổng quan về thể chế pháp luật kinh tế LỜI NÓI ĐẦU Từ năm 1986 đất nước ta bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới theo Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, thể chế pháp luật, trong đó có pháp luật kinh tế từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Tổng quan về quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế trong 30 năm qua có thể chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1986-2000 với Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp của thời kỳ đầu Đổi mới; giai đoạn thứ hai từ năm 2001-2013, bắt đầu bằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 vào năm 2001 và giai đoạn thứ ba từ khi bản Hiến pháp năm 2013 được ban hành đến nay. Giai đoạn mới mở đầu khi Quốc hội sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để phù hợp với thời kỳ phát triển mới. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, thu hút sự quan tâm sâu sắc và hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo đồng bào, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng trong cả hệ thống chính trị. Ngay từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được thành lập. Sau hơn 2 năm chuẩn bị, với quá trình làm việc công phu, nghiêm túc, khoa học và thật sự dân chủ, Quốc hội đã xem xét, quyết định thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Song hành với quá trình soạn thảo Hiến pháp và trên cơ sở Hiến pháp mới, Quốc hội đã và đang tiến hành sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản pháp luật phù hợp với bối cảnh và tình hình mới 15
- Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới cũng như lộ trình hội nhập quốc tế của nước ta; trong đó, tập trung vào các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền công dân, cải cách thể chế kinh tế, cải cách tư pháp. Trong lĩnh vực kinh tế, Quốc hội đã ban hành các luật như: Luật đất đai năm 2013, Luật đấu thầu năm 2013, Luật đầu tư công năm 2014, Luật phá sản năm 2014, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật đầu tư năm 2014, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh năm 2014... Những văn bản pháp luật này được kỳ vọng sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho quá trình cải cách thể chế kinh tế trong lâu dài và có tác động lớn đến quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đã được thực hiện ba năm qua. Để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, việc nghiên cứu thể chế pháp luật kinh tế các nước trên thế giới là cần thiết và bổ ích. Tuy nhiên, không có câu trả lời tuyệt đối về lựa chọn pháp luật theo hình mẫu quốc gia nào. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hệ thống pháp luật các nước ngày càng tiệm cận với nhau hơn; bản thân pháp luật cũng có tính kế thừa, tính đặc thù xã hội và văn hóa. Do vậy, việc nghiên cứu các quy phạm pháp luật các quốc gia khác chỉ mang tính chất tham khảo, học hỏi kinh nghiệm để từ đó đưa ra lựa chọn chính sách phù hợp cho Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu như vậy, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã huy động đội ngũ chuyên gia luật học am hiểu sâu và có nhiều kinh nghiệm để thực hiện nghiên cứu thể chế pháp luật kinh tế của một số quốc gia trên thế giới trong suốt hai năm (2014-2015) và phát hành cuốn sách “Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới”. Sáu quốc gia đã được lựa chọn nghiên cứu là: Hoa Kỳ, Úc (đại diện của hệ thống thông luật Ănglô-Xắcxông), Đức (đại diện của hệ thống dân luật Châu Âu lục địa), Hàn Quốc (quốc gia phát triển thành công của khu vực Châu Á), Malaysia (quốc gia phát triển ấn tượng khu vực Đông Nam Á) và Cộng hòa Liên bang Nga 16
- Chương I: Tổng quan về thể chế pháp luật kinh tế (quốc gia chuyển đổi). Đối với thể chế pháp luật kinh tế của mỗi quốc gia, các tác giả đã tìm hiểu và lựa chọn phân tích một số văn bản luật cơ bản, chính yếu trong các lĩnh vực pháp luật kinh tế cốt yếu, bao gồm: Những luật điều chỉnh hành vi của các chủ thể trên thị trường từ khi gia nhập thị trường, hoạt động trên thị trường tới khi rút lui khỏi thị trường. Nghiên cứu đã xem xét và đánh giá đặc trưng của các luật chủ yếu, trong một số trường hợp là các án lệ tiêu biểu điều chỉnh và tác động đến hành vi của các chủ thể trong thị trường tại các quốc gia trên, qua đó tác động đến sự phát triển một cách lành mạnh của thị trường. Những thiết chế quản lý và điều tiết thị trường: Trong các trường hợp được lựa chọn nghiên cứu, các thiết chế được hình thành và cơ bản được hoàn thiện để quản lý và điều tiết thị trường nhằm bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên. Nghiên cứu đã xem xét vai trò và vị trí của các thiết chế như cơ quan quản lý cạnh tranh, Ngân hàng trung ương, Ủy ban Chứng khoán, cơ quan thống kê, cơ quan bảo hiểm tiền gửi... đặc biệt là tính độc lập cũng như sự phối hợp giữa các thiết chế trong quản lý và điều tiết thị trường. Cuốn sách cũng đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị cho việc sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các luật nhằm góp phần đa dạng hóa pháp luật kinh tế và hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường tại Việt Nam trong thời gian tới. Với những phân tích mang tính giới thiệu, định hướng về thể chế pháp luật kinh tế của các quốc gia được lựa chọn nghiên cứu, cuốn sách nhằm giúp các đại biểu Quốc hội có thêm nguồn thông tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Cuốn sách này cũng sẽ được gửi đến các cơ quan nghiên cứu hoạch định chủ trương, chính sách và pháp luật để tham khảo; đồng thời, gợi mở hướng tìm hiểu, phân tích cho những nghiên cứu tiếp theo. 17
- Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới Thường trực Ủy ban Kinh tế chân thành cám ơn sự tài trợ của Dự án “Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam” và Bộ Ngoại giao và Thương mại Ôxtrâylia trong việc biên soạn và xuất bản cuốn sách này. Do hạn chế về thời gian, nguồn lực và do số lượng các văn bản pháp luật nghiên cứu là khá lớn nên công tác biên soạn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến góp ý chân tình của quý Đại biểu, quý Cơ quan để có thể biên soạn và xuất bản những ấn phẩm tốt hơn trong thời gian tới. THƯỜNG TRỰC ỦY BAN KINH TẾ 18
- Chương I: Tổng quan về thể chế pháp luật kinh tế Chương I TỔNG QUAN VỀ THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ I. QUAN NIỆM VỀ THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ “Thể chế” là một trong những đối tượng nghiên cứu chính của các ngành khoa học xã hội, bao gồm cả triết học, chính trị học, kinh tế học, nhân chủng học và xã hội học; từ đó, đã hình thành nên các trường phái lý thuyết khác nhau về chể chế. Thuật ngữ “thể chế” được sử dụng từ nhiều thập kỷ nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa có khái niệm thống nhất về “thể chế”. Có cách định nghĩa về thể chế bao gồm các luật lệ, cơ chế thực thi và các tổ chức1; thể chế là tập hợp các quy tắc chính thức và không chính thức điều chỉnh hành vi, ứng xử của con người2; các quy tắc này bao gồm các luật, quy định và hệ thống định chế thực thi các luật và quy định đó; và thể chế cũng bao gồm cả các nguyên tắc chính trị hay thể chế chính trị, là “thể chế” tạo ra các luật lệ nói trên; nó bao gồm cả các chuẩn mực văn hóa định hướng cách thức ứng xử của con người như niềm tin, đạo đức... Có định nghĩa khác về thể chế bao gồm các quy tắc và cách thức ứng xử, trong đó có các luật, còn các tổ chức là những thực thể mà ở đó các thành viên thống nhất trong hành động nhằm theo đuổi một mục đích chung3. Quỹ 1Roumeen Islam (ed.), Building Institutions for Markets, World Development Report 2002, Oxford Uni- versity Press, 2002. 2Ngân hàng Thế giới, Phát triển bền vững trong thế giới năng động: thay đổi thể chế, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống, (Sách tham khảo), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2003. 3Shahid Javed Burki and Guillermo Perry, eds, Beyond the Washington Consensus: Institutions Matter, Washington DC, World Bank, 1998. 19
- Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) định nghĩa thể chế là tập hợp các quy tắc, luật lệ (chính thức, phi chính thức, khách quan, chủ quan, kinh tế, chính trị hay văn hóa…) tạo thành khuôn khổ cho quan hệ và trao đổi của con người, tạo đòn bẩy khuyến khích, định hướng cho các thành viên của xã hội4. Tổ chức Hợp tác Phát triển quốc tế Thụy Điển (Sida) phân biệt khái niệm “thể chế” và “tổ chức”; thể chế được định nghĩa là các quy tắc hành vi điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều chỉnh các hành vi của các chủ thể trong mối quan hệ với các chủ thể khác, hình thành nên “luật chơi” mà ở đó, các chủ thể bao gồm các cá nhân và tổ chức, là “người chơi”5. Các nhà kinh tế học về thể chế (institutional economists) tại các nghiên cứu độc lập của mình cũng đã đưa ra các định nghĩa tương tự: thể chế là “hệ thống các yếu tố xã hội kết nối với nhau tạo nên quy tắc hành động chung, các yếu tố này là các yếu tố phi vật thể do con người tạo nên có tác động ngoại sinh đối với mỗi cá thể mà chúng tác động, bao gồm cả luật lệ, niềm tin, các nguyên tắc và các tổ chức”6; là “luật chơi”, là những áp đặt do con người đặt ra đối với các quan hệ giữa người và người, bao gồm các áp đặt chính thức (quy định, luật, điều lệ) và không chính thức (quy tắc ứng xử, quy tắc hành động bản thân tự áp dụng) và cơ chế thực thi7… Trong phạm vi nghiên cứu của Tài liệu này, các tác giả tập trung phân tích thể chế pháp luật kinh tế các quốc gia được lựa chọn, mà ở đó, thể chế pháp luật kinh tế được hiểu dưới góc độ bao gồm các quy định pháp luật kinh tế. Trong thập niên 1980, chịu sự ảnh hưởng của pháp luật từ các quốc gia thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, ở Việt Nam đã hình 4Dẫn theo Nguyễn Đình Cung, Đổi mới tư duy và thảo bỏ nút thắt thể chế để chuyển mạnh nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, Kỷ yếu Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2015, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, 2015. 5Sida, Supporting the Development of Institutions - Formal and Informal Rules: An Evaluation Theme Basic Concepts, 2005. 6Aner Grief, Institutions and the Path to the Modern Economy: Lessons from Medieval Trade, New York: Cambridge, 2006. 7Douglass C. North, Economic Performance Through Time, American Economic Review, 1994. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi
325 p | 476 | 165
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 1 - Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước
60 p | 1982 | 56
-
Ebook Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam và vai trò của nhà nước kiến tạo trong hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh
536 p | 90 | 38
-
Cơ quan bảo hiến ở một số nước trên thế giới
21 p | 180 | 21
-
Mô hình bộ máy quốc gia về nhân quyền ở một số nước và suy nghĩ về cơ chế bảo đảm quyền con người
26 p | 143 | 16
-
Thể chế phát triển nhanh - bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn mới (Phần 1)
316 p | 30 | 14
-
Thực hành dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền: Phần 2
179 p | 21 | 13
-
Tổng luận Chính sách đổi mới sáng tạo của một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam
53 p | 58 | 12
-
Thể chế phát triển nhanh - bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn mới (Phần 2)
342 p | 33 | 11
-
Cải cách thể chế kinh tế thị trường Việt Nam: Nhìn lại để bước tiếp
6 p | 110 | 10
-
Tiêu chí hạn chế quyền con người vì lý do trật tự công cộng trong pháp luật một số nước
7 p | 45 | 7
-
Một số vấn đề về nền kinh tế số: Thách thức và cơ hội với Việt Nam
10 p | 44 | 5
-
Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia khu vực ASEAN+3: Nghiên cứu trong điều kiện thể chế công
8 p | 13 | 5
-
Một số vấn đề về xu hướng phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế và các loại hình tổ chức kinh doanh ở Việt Nam
10 p | 83 | 4
-
Chế độ đối với nghị sỹ của một số nước trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam
8 p | 39 | 4
-
Học thuyết đúc kết từ lịch sử: Charter City của Paul Romer và ứng dụng chính sách
13 p | 70 | 2
-
Nhà nước bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra: Quy định của pháp luật một số nước và gợi mở cho Việt Nam
5 p | 22 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn