Thị hoá ờ VN và Tp HCM nhanh hay chậm
lượt xem 48
download
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các báo cáo chính trị thường xuất hiện những cụm từ mang nội dung đại loại như "Việt Nam đang tiến hành đô thị hoá với một mức độ rất cao".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thị hoá ờ VN và Tp HCM nhanh hay chậm
- TTCN - Trong khoảng 10 năm trở lại đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, các báo cáo chính trị thường xuất hiện những cụm từ mang nội dung đại loại như “Việt Nam đang tiến hành đô thị hóa (ĐTH) với một mức độ rất cao” hoặc “tốc độ ĐTH của TP.HCM diễn ra với tốc độ chóng mặt và nhanh chưa từng thấy”. Thậm chí mỗi khi có một sự cố nào đó như tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, giá nhà đất tăng phi mã, nhà sập thì người ta thường có xu hướng đổ lỗi cho ĐTH nhanh quá. Thật sự có phải đúng như thế không? Xác định điều này cực kỳ quan trọng vì nó liên quan đến việc hoạch định đường lối chiến lược phát triển và chiến thuật hành động. Còn nhớ năm 1997, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của Trung Quốc là 13,5%. Một tốc độ tăng trưởng được coi là quá nóng đã gây ra nhiều hệ quả xấu về xã hội, ngay lập tức Trung Quốc đã hãm dần lại và điều chỉnh còn khoảng 9%. Mức độ ĐTH của VN Để hình dung, chúng tôi làm phép so sánh mức độ ĐTH của VN với Nhật Bản trong tiến trình lịch sử. Xin hiểu sự so sánh này không mang ý nghĩa chính trị hay văn hóa cũng như chỉ số về chất lượng sống mà chỉ đơn thuần là về thống kê học.
- Nhật Bản Việt Nam Dân số ĐT/Tổng Năm dân số tòan quốc 1868 8% 1920 23% 1925 25% 1940 39,6% 1950 42% 1970 48% 1985 68% 1990 91,7% 1995 93% Dân số ĐT/tổng Năm số dân toàn quốc 1931 7.5% 1936 7.9% 1955 11.0% 1975 21.5% 1981 18.6% 1982 19.2% 1985 19.3% 1989 19.7% 1996 21.0% 2002 23.5% 2010 33% 2050 50% Nhìn vào bảng thống kê này chúng ta nhận thấy mức độ ĐTH của VN hiện nay tương đương với Nhật vào thời điểm những năm 1920. Nếu tính ĐTH theo kiểu công nghiệp của Nhật bắt đầu từ thời kỳ * Nếu mức độ và tốc Minh Trị Duy Tân (1868) thì Nhật mất khoảng 50 năm để độ đô thị hóa quá cao đưa mức ĐTH lên đến 23% (1920, thời kỳ Taisho) bằng VN và quá nhanh dẫn đến năm 2002, còn chúng ta phải mất đến 144 năm (kể từ 1858 các diễn tiến xã hội giai đoạn bắt đầu của ĐTH công nghiệp khi Pháp xâm lược vượt ra khỏi tầm kiểm VN) để đạt được một tỉ lệ tương đương của Nhật 82 năm về soát của cơ quan công trước. quyền thì phải hãm bớt tốc độ lại. Một trong số những lý do quan trọng nhất làm cho ĐTH của VN bị chậm là do chiến tranh liên miên, nhưng cũng cần phải * Nếu mức độ và tốc lưu ý là nếu giai đoạn phát khởi ĐTH của Nhật vào giữa thế độ đô thị hóa thấp và chậm mà thực trạng xã hội bất ổn thì cần thiết phải xem lại cấu trúc và cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý.
- kỷ 19 là thời kỳ còn rất lạc hậu thì ĐTH của chúng ta về cơ bản lại tiến hành vào nửa sau của thế kỷ 20, lúc mà các thành tựu khoa học kỹ thuật đã phát triển như vũ bão (xem trong bảng thống kê cho thấy tiến trình ĐTH của VN chủ yếu từ sau năm 1975 khi mà chiến tranh đã cơ bản chấm dứt trên lãnh thổ VN). Theo tính toán của các nhà kinh tế, chúng ta cần phải mất ít nhất 40 năm là thời gian cần để đưa tỉ trọng nông nghiệp VN từ 70% xuống còn 50%. Với tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn như hiện nay (0,5% mỗi năm) thì đến khoảng giữa thế kỷ 21, hơn 50% dân cư VN vẫn là nông dân. Giả sử điều này thành hiện thực thì cũng chỉ tương đương với Nhật vào những năm 1940. Tuy nhiên, 50% là một tỉ lệ rất khó đạt được. Douglas Webster, chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB), trong báo cáo thường niên (viết ngày 2-7-2003) đã nhận định rằng 20 năm nữa VN rất khó có thể đạt được mức 40% bởi vì di dân về các đô thị lớn đã bắt đầu có sự bão hòa và cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ ít dần khi các thành phố hướng đến loại lao động kỹ thuật cao, sử dụng ít nhân công. Thêm nữa là việc phát triển các đô thị vừa và nhỏ (thị xã, thị trấn, hương trấn) chưa được chú ý nhiều ở VN. So với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, VN cũng vẫn là đất nước có tỉ lệ ĐTH vào loại thấp: Tốc độ ĐTH ở TP.HCM Bên đây là bảng thống kê chưa thật đầy đủ các mốc đánh dấu sự gia tăng dân số ở một số đô thị lớn của châu Á và của TP.HCM.
- Kuala Bankok Jakarta Seoul TPHCM lumpur 1960: 1961: 1960: 1960: 1960: 1.800.000 2.970.000 2.400.000 350.000 1.400.000 1986: 1971: 1970: 1970: 1970: 5.400.000 4.580.000 5.500.000 650.000 1.700.000 1990: 1981: 1980: 1980: 1980: 6.000.000 6.480.000 8.400.000 977.000 3.200.000 1999 1991: 1990: 1990: 1990: 7.500.000 8.220.000 10.600.000 1.400.000 4.100.000 2001: 2001: 1995 2000: 1995: 8.200.000 13.000.000 12.000.000 3.000.000 4.760.000 2000: 2000: 3.000.000 5.150.000 2002: 5.370.000 Bảng thống kê cho thấy trong quãng thời gian 40 năm từ 1960/1961 đến 2000/2001/2002 mức tăng dân số của thành phố như sau: Bangkok tăng dân số lên 4,6 lần; Jakarta tăng 4,4 lần; “Có một bí ẩn nào đó Seoul tăng 5,8 lần; Kuala Lumpur tăng 8,6 lần, còn đằng sau hiện tượng đô thị TP.HCM tăng 3,8 lần. Trung bình một năm Bangkok tăng hóa ở VN cho đến nay có lên 160.000 nhân khẩu, Jakarta tăng 250.000, Seoul tăng nhịp độ rất thấp? Chúng ta 290.000, Kuala Lumpur tăng 66.000, TP.HCM tăng 99.000 mới có 23% dân số ở đô người. thị. Di dân nông thôn - Nếu lấy khoảng thời gian 10 năm gần đây nhất từ thời nông thôn mạnh hơn di điểm 1990 (TP.HCM bắt đầu tăng tốc ĐTH sau đổi mới dân nông thôn - đô thị 1986) đến 2000 để so sánh thì chúng ta thấy: trong khi (dòng người di cư từ các TP.HCM tăng 1 triệu dân thì Kuala Lumpur tăng 1,6 triệu; tỉnh phía Bắc đến các tỉnh Seoul tăng 3,4 triệu, Jakarta tăng 4,7 triệu, Bangkok tăng thuộc Tây nguyên nhiều 2,2 triệu. hơn di cư vào các thành phố - chú thích tác giả bài Như thế, rõ ràng mức độ và tốc độ ĐTH của chúng ta trên viết). Và cùng với 26% số phạm vi toàn quốc là chậm so với các nước khác trên thế dân từ nông thôn vào đô giới và trong khu vực. Còn riêng ở hai thành phố lớn là Hà thị, lại có 10% chiều Nội và TP.HCM quả thật là ĐTH có nhanh hơn nếu so ngược lại - di dân từ đô thị sánh với chính bản thân chúng qua các thời điểm. Chẳng về nông thôn”. hạn từ năm 1955 Sài Gòn có 1.900.800 dân, đến 1984 tăng lên 3.389.000, tức là sau 30 năm tăng thêm 1.488.000 GS Đỗ Thái người. Đồng(Nghiên cứu con người và xã hội) Nhưng sau 17 năm từ 1985 đến 2002 dân số thành phố này tăng thêm gần 2 triệu người. Như vậy là hiện tại có nhanh hơn so với quá khứ, tuy
- vẫn là chậm so với bên ngoài. Ngoài ra có một yếu tố khác nữa đưa đến cảm giác là chúng ta tiến hành ĐTH rất nhanh, đó là việc bành trướng qui mô không gian đô thị rất nhanh về các hướng (đô thị hóa theo chiều rộng) ở cả hai thành phố Hà Nội và TP.HCM. Chính hiện tượng mở rộng đô thị tự phát, sự xuất hiện liên tục những khu nhà mới, con đường mới và kể cả sự lộn xộn về nhà đất ở các quận, huyện vùng ven như quận 7, 9, 12, huyện Hóc Môn, Bình Chánh khiến chúng ta có cảm nhận là thành phố đang “lớn lên từng ngày” “liên tục bùng nổ” cực kỳ nhanh. Thật sự đó là một diễn biến tâm lý của người sản xuất nhỏ bị choáng ngợp trước sự thay đổi bên ngoài mà chưa được chuẩn bị kỹ về tinh thần nên dễ đưa đến ngộ nhận. Kết quả nghiên cứu này cho chúng ta thấy điều gì? 1. Tăng tốc ĐTH là điều rất cần thiết, nó chứng tỏ được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia hay một khu vực theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nhưng nếu sự chuyển dịch từ lao động nông nghiệp dựa trên cơ sở từ thủ công sang lao động công nghiệp thô mà chủ yếu là làm thuê, gia công, phải bỏ ra vốn lớn, tốn nhiều sức lao động, chiếm dụng mặt bằng lớn, nhưng năng suất và hiệu quả mang lại thấp và các hoạt động tạp vụ đơn giản khác thì sự chuyển dịch này ít có ý nghĩa cho phát triển. Do vậy, khi đẩy nhanh qui mô ĐTH thì phải đặc biệt chú trọng đến chất lượng của lực lượng lao động và phân bổ nguồn nhân lực, nếu không sẽ xảy ra tình trạng số lượng người không làm nông nghiệp tăng lên, nhưng đó chỉ là nguồn bổ sung cho đội quân thất nghiệp khổng lồ và tạo ra sức ép khủng khiếp cho các đô thị. Chỉ cần một cơn “động đất” như 1-7-1997 (khủng hoảng tài chính châu Á) thì lập tức hàng triệu người lao đao vì không có chuyên môn nên khả năng chuyển đổi nghề nghiệp thấp. Trong trường hợp này, tốc độ ĐTH càng nhanh thì tai họa lại càng lớn. 2. Mức độ ĐTH của một quốc gia hay một khu vực tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố (tiềm lực kinh tế, nguồn nhân lực, tài nguyên khoáng sản, quan hệ quốc tế) và trong đó trình độ quản lý là một yếu tố cần được tính đến. Qui mô, tốc độ, nhịp độ phải tương hợp với trình độ quản lý. Nếu không kiểm soát được diễn tiến trong khi ĐTH quá nhanh sẽ rơi vào tình trạng rối loạn. TS NGUYỄN MINH HÒA
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
9 p | 393 | 134
-
Ôn tập Luật Ngân Hàng
7 p | 443 | 96
-
Giáo trình An toàn lao động và môi trường công nghiệp - Chương 6
7 p | 156 | 44
-
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN
41 p | 83 | 13
-
Phân vùng trong chiến lược đô thị hóa gắn với phát triển bền vững đến năm 2025, tầm nhìn 2050
3 p | 218 | 6
-
Đề thi kết thúc học phần môn Đạo đức kinh doanh và VHDN - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (Đề 2)
7 p | 135 | 4
-
Đồng bộ hóa luật tư hiện nay trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường: Sự cần thiết và định hướng
6 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn