Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TRONG BỐI CẢNH<br />
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Nguyễn Minh Đạt*<br />
<br />
Hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ hàng hóa và dịch vụ có vai trò ngày càng lớn trong<br />
việc thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao mức sống dân cư. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc<br />
tế hiện nay, với việc mở cửa thị trường bán lẻ nội địa cho nước ngoài, cuộc cạnh tranh của các<br />
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam ngày càng sôi động và sẽ có ảnh hưởng<br />
không nhỏ tới tình hình lưu thông, phân phối hàng hóa. Điều này đòi hỏi việc quản lý nhà nước đối<br />
với các doanh nghiệp bán lẻ phải được đổi mới để phù hợp với tình hình.<br />
Bài viết này phân tích những biến động của thị trường bán lẻ hiện đại trong bối cảnh Việt<br />
Nam hội nhập ngày càng sâu rộng và đưa ra một số giải pháp khuyến nghị về công tác quản lý nhà<br />
nước đối với thị trường bán lẻ.<br />
Từ khóa: thị trường bán lẻ hiện đại, hội nhập kinh tế quóc tế, hàng hóa và dịch vụ<br />
<br />
MODERN RETAIL MARKET IN THE CONTEXT OF THE INTERNATIONAL<br />
ECONOMIC INTEGRATION<br />
ABSTRACT<br />
Wholesale and retail service distribution systems have a growing role in promoting<br />
economic development and improve living standards. In the context of the international economic<br />
integration, with the opening of the domestic retail market to foreign countries, the competitiveness of<br />
businesses operation in retail sector in Vietnam are more exciting and will have a significant impact<br />
on circulation and distribution of commodity. This requires state management of retail businesses<br />
must renovate to suit the situation. This article will analyse the dynamics of modern retail market in<br />
Vietnam context of deeper integration and give some solutions and recommendations for the state<br />
management of the retail market<br />
Keyword:modern retail market, international economic integration, goods and services.<br />
<br />
* Giảng viên Khoa Quản Trị, trường Đại Học Luật TP. HCM. NCS. Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam<br />
<br />
30<br />
<br />
Thị trường bán lẻ . . .<br />
<br />
1. CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG<br />
BÁN LẺ VIỆT NAM CHO CÁC ĐỐI TÁC<br />
NƯỚC NGOÀI TRONG QUÁ TRÌNH<br />
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ<br />
Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam tăng<br />
cường hội nhập kinh tế với thế giới bằng<br />
cách ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do<br />
(FTA) song phương và khu vực như Hiệp định<br />
thương mại Việt Nam – Mỹ (2000), Hiệp định<br />
khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN<br />
– Trung Quốc (2002), FTA ASEAN – Hàn<br />
Quốc (2005), gia nhập WTO (2007), FTA<br />
ASEAN – Nhật Bản (2008), FTA ASEAN Ấn Độ (2009), FTA ASEAN – Úc – Niu Di lân<br />
(2009), FTA Việt Nam – Chi lê (2011). Việt<br />
Nam cũng xúc tiến ký các hiệp định thương<br />
mại tầm cao như Hiệp định thương mại xuyên<br />
Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương<br />
mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).<br />
Đặc biệt từ khi là thành viên chính thức<br />
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),<br />
Việt Nam đã cam kết lộ trình mở cửa thị<br />
trường bán lẻ trong nước như sau1:<br />
yy Từ tháng 1/2007, các nhà đầu tư nước<br />
ngoài đã được phép thành lập các công ty<br />
liên doanh phân phối hàng hóa, trong đó phía<br />
nước ngoài được phép chiếm giữ 49% số vốn.<br />
yy Từ 01/01/2008: cho phép liên doanh không<br />
hạn chế góp vốn từ phía nước ngoài.<br />
yy Từ 01/01/2009: cho phép thành lập<br />
doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài.<br />
Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ<br />
sở thứ nhất) chỉ được xem xét tùy theo từng<br />
trường hợp cụ thể.<br />
yyTừ 01/01/2010: các doanh nghiệp đầu<br />
tư nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ<br />
bán buôn, bán lẻ tất cả các mặt hàng sản<br />
xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp<br />
vào Việt Nam.<br />
<br />
yy Bắt đầu từ tháng 1/2015, thị trường bán<br />
lẻ Việt Nam được mở cửa hoàn toàn.<br />
Như vậy, trong khuôn khổ WTO hiện bao<br />
gồm 161 nước thành viên, thị trường bán lẻ<br />
của Việt Nam đã mở hoàn toàn. Với những<br />
FTA đã ký kết hoặc đang đàm phán để ký<br />
kết, trong đó có những đối tác đặc biệt mạnh<br />
về bán lẻ như Hoa Kỳ, Canada (trong TPP)<br />
hay EU (trong FTA Việt Nam - EU), thì dù<br />
các FTA này có mức độ tự do hóa rất mạnh<br />
trong llĩnh vực dịch vụ thì cam kết mở cửa thị<br />
trường bán lẻ cũng không thay đổi gì nhiều so<br />
với hiện nay2.<br />
2. NHỮNG BIẾN ĐỘNG THỊ<br />
TRƯỜNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI<br />
Doanh số thị trường bán lẻ Việt Nam năm<br />
2014 là 2.223,9 nghìn tỷ đồng và năm 2015<br />
là 2.469,9 ngàn tỷ đồng. Năm 2015 so với<br />
2014 doanh số bán lẻ tăng 10,6%, trong đó<br />
có một số ngành hàng tăng cao hơn mức bình<br />
quân như đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia<br />
đình tăng 15%; lương thực, thực phẩm tăng<br />
14.8%; hàng may mặc tăng 13.3%; vật phẩm<br />
văn hoá, giáo dục tăng 12.4%. Tốc độ tăng<br />
trưởng doanh số bán lẻ đạt 7,3% bình quân<br />
hàng năm trong giai đoạn 2010-2015. Tại thời<br />
điểm 31/12/2015, cả nước có 8.568 chợ, 762<br />
siêu thị, 139 trung tâm thương mại3. Theo quy<br />
hoạch của Bộ Công thương, đến năm 2020,<br />
cả nước có khoảng 1.200 -1.300 siêu thị, tăng<br />
1,7 lần so với hiện nay. Số trung tâm thương<br />
mại và trung tâm mua sắm cũng tăng ở mức<br />
tương tự. Tỷ trọng bán lẻ qua mạng lưới siêu<br />
thị, trung tâm thương mại sẽ chiếm 45% tổng<br />
mức bán lẻ hàng hóa xã hội4.<br />
Khi Việt Nam tăng cường hội nhập, thị<br />
trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam biến<br />
2 http://www.thesaigontimes.vn/119906/Mo-cua-thi-truong-banle-cho-nuoc-ngoai-Viet-Nam-da-cam-ket-nhung-gi.html<br />
3 Niên giám thống kê năm 2014. Trang 501-509.<br />
4 http://www.apc.com.vn/vi-vn/tin-tuc/tin-tuc-bao-chi/224-hangloat-dai-gia-ban-le-nuoc-ngoai-o-at-vao-viet-nam<br />
<br />
1 http://www.trungtamwto.vn/wto/cam-ket-mo-cua-thi-truongdich-vu-phan-phoi<br />
<br />
31<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
động như thế nào? Với quy mô tương đương<br />
khoảng trên 100 tỷ USD và tốc độ tăng hàng<br />
năm khá cao, thị trường bán lẻ Việt Nam khi<br />
được mở cửa trở thành đối tượng hấp dẫn<br />
đối với nhiều doanh nghiệp thương mại nước<br />
ngoài. Đặc biệt là với thị hiếu của tầng lớp<br />
khách hàng trung lưu và cao cấp, trong khi<br />
hình thức bán hàng cũng như chất lượng sản<br />
phẩm đang ở mức thấp như Việt Nam, thì việc<br />
sở hữu thị phần bán lẻ còn là cơ hội tốt cho<br />
các doanh nghiệp nước ngoài đưa sản phẩm<br />
từ nhà sản xuất nước ngoài tới tay người tiêu<br />
dùng Việt Nam. Có thể nói vắn tắt tình hình<br />
hiện đang diễn ra: Doanh nghiệp nước ngoài<br />
ùa vào chiếm lĩnh thị phần trong thị trường<br />
bán lẻ hiện đại trong khi đó doanh nghiệp<br />
trong nước có chuẩn bị nhưng ứng phó chậm<br />
và năng lực cạnh tranh trong hình thức kinh<br />
doanh bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm<br />
thương mại, các cửa hàng tiện lợi, thương mại<br />
điện tử) còn yếu kém. Cuộc cạnh tranh mở<br />
rộng thị phần ngày càng gay gắt, sẽ không chỉ<br />
là cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước<br />
và ngoài nước mà còn là sự cạnh tranh ngay<br />
cả giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài<br />
nước với nhau để chiếm giữ thị phần.<br />
Trong khoảng 10 năm gần đây, nhiều “đại<br />
gia” bán lẻ thế giới đã ào ạt tràn vào Việt Nam<br />
để chiếm lĩnh thị trường. Năm 2015, có tổng<br />
cộng 525 thương vụ mua bán sáp nhập (M&A)<br />
lớn có giá trị trên 4,3 tỷ USD, tăng 40% so<br />
với năm 2014. Những vụ mua bán, sáp nhập<br />
đó mở đường cho sự đổ bộ của những tập<br />
đoàn lớn ngành bán lẻ nước ngoài đến từ Thái<br />
Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc vào thị trường bán<br />
lẻ Việt Nam. Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) đã<br />
mua 30% cổ phần của Fivimart và 49% của<br />
Citimart. Tập đoàn Berli Jucker (Thái Lan) đã<br />
mua toàn bộ 19 trung tâm phân phối và danh<br />
mục bất động sản có liên quan của Công ty<br />
Metro Cash & Carry Việt Nam. Lotte (Hàn<br />
<br />
Quốc) nắm sở hữu 70% cổ phần Trung tâm<br />
thương mại Diamond plaza. Central Group<br />
(Thái Lan) mua lại Big C Việt Nam từ tay<br />
tập đoàn Casino (Pháp) với giá trị hơn một<br />
tỷ USD. Cho đến hiện tại, miếng bánh bán lẻ<br />
đã bị các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước<br />
ngoài chiếm lĩnh một phần lớn do họ có lợi<br />
thế về vốn, trình độ kỹ thuật, công nghệ, chiến<br />
lược bán hàng, quảng cáo, tiếp thị. Số lượng<br />
nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường<br />
bán lẻ đang gia tăng, chiếm 40% trong hơn<br />
700 siêu thị và trung tâm thương mại trên<br />
khắp cả nước. Với xu thế như hiện nay thì đến<br />
năm 2020 hầu hết thị trường bán lẻ hiện đại<br />
Việt Nam sẽ có thể nằm trong tay các doanh<br />
nghiệp nước ngoài.<br />
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong<br />
lĩnh vực bán buôn bán lẻ, kể từ sau khi gia<br />
nhập WTO và mở cửa thị trường bán lẻ, hệ<br />
thống chuỗi bán lẻ của các doanh nghiệp Việt<br />
Nam tuy đã phát triển nhưng mang nặng tính<br />
tự phát, thiếu ổn định, thiếu quy hoạch cụ thể<br />
và chưa bền vững rất dễ bị tổn thương mỗi khi<br />
có biến động khách quan bên ngoài.<br />
Điều khó khăn nhất của các doanh nghiệp<br />
Việt Nam trong thị trường bán lẻ hiện nay là<br />
thiếu vốn đầu tư cho việc mở rộng và phát<br />
triển mạng lưới thị trường bán lẻ hiện đại. Các<br />
doanh nghiệp thương mại cũng thiếu vốn để<br />
có thể tạo lập được mối quan hệ lâu dài giữa<br />
cơ sở sản xuất và doanh nghiệp thương mại –<br />
điều mà các thương lái tư nhân vẫn có thể làm<br />
được khi kết nối giao thương với hàng trăm,<br />
hàng nghìn hộ sản xuất nhỏ.<br />
Thị trường bán lẻ hiện đại của các doanh<br />
nghiệp Việt Nam đang đứng trước nguy cơ<br />
không chỉ mất thị phần phân phối bán lẻ,<br />
mà còn mất cơ hội bán hàng Việt, trong khi<br />
hàng nước ngoài tràn vào qua các kênh doanh<br />
nghiệp thương mại nước ngoài.Hàng hóa của<br />
các nhà sản xuất Việt Nam ngày càng giảm<br />
32<br />
<br />
Thị trường bán lẻ . . .<br />
<br />
trên kệ hàng tại các điểm bán lẻ, cơ hội bán<br />
được hàng của doanh nghiệp Việt Nam cũng<br />
giảm sút.<br />
Ngoài ra, trong khi các doanh nghiệp FDI<br />
với doanh số rất cao ở thị trường Việt Nam<br />
luôn “xây dựng và liên tục củng cố các yếu<br />
tố nền tảng” thì đa số các doanh nghiệp trong<br />
nước lại luôn tìm cách đảm bảo doanh số ngắn<br />
hạn, ít (hoặc không có) đầu tư nguồn lực để<br />
xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống1.<br />
3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI<br />
THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TRONG BỐI<br />
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ<br />
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế<br />
hiện nay, có 2 luồng ý kiến:<br />
1. Để lĩnh vực bán lẻ hiện đại hoàn toàn do<br />
thị trường điều tiết, nhà nước không cần can<br />
thiệp để các doanh nghiệp tự “bơi”. Doanh<br />
nghiệp nào đủ “sức khỏe” sẽ tồn tại.<br />
2. Cần có bàn tay can thiệp của Nhà nước<br />
giúp cho các doanh nghiệp trong nước phát<br />
triển. Nhưng nhà nước can thiệp như thế nào<br />
để có thể giúp cho các doanh nghiệp trong<br />
nước và nước ngoài đều phát triển, đóng góp<br />
to lớn cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện<br />
đại hóa của Việt Nam lại là một vấn đề đau<br />
đầu các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định<br />
chính sách.<br />
Sự kết hợp giữa “bàn tay hữu hình” của<br />
Nhà nước và “bàn tay vô hình” của cơ chế thị<br />
trường trong việc điều tiết thị trường bán lẻ<br />
là rất khó khăn. Hàng hóa và dịch vụ có tính<br />
thị trường thông thường nhất, nhưng không<br />
thể buông hoàn toàn cho “bàn tay vô hình”<br />
của thị trường điều chỉnh. Vẫn cần phải có<br />
“bàn tay hữu hình” của Nhà nước, một mặt để<br />
hạn chế các mặt tiêu cực, mặt trái của kinh tế<br />
thị trường nhằm đảm bảo một số nhu cầu tiêu<br />
<br />
dùng thiết yếu nhất của dân cư, mặt khác để<br />
đảm bảo định hướng của sự phát triển2. Thế<br />
nhưng, vai trò của nhà nước trong việc quản<br />
lý, điều tiết các doanh nghiệp trong nước và<br />
nước ngoài bán lẻ hiện đại ở Việt Nam hãy<br />
còn quá yếu và thiếu, còn có quá nhiều lúng<br />
túng khi xảy ra cơn sốt giá. Nhà nước một mặt<br />
chưa quản lý tốt thị trường bán lẻ, không có<br />
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước<br />
giữ và mở rộng thị phần, mặt khác lại đẩy<br />
nhanh tiến độ mở cửa thị trường bán lẻ so với<br />
cam kết.<br />
Làm thế nào để có thể dung hòa thu hút<br />
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tư<br />
vào thị trường bán lẻ cũng như giúp được<br />
các doanh nghiệp Việt Nam trụ vững trên thị<br />
trường nước nhà và tất cả các loại hình doanh<br />
nghiệp này có thể cùng giúp Việt Nam phát<br />
triển và hội nhập sâu hơn là bài toán đau đầu<br />
các nhà quản lý.<br />
Trước tiên, nhà nước cần có quy hoạch<br />
tổng thể, đồng bộ thị trường bán lẻ của Việt<br />
Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển.<br />
Cần có định hướng phát triển thị trường hàng<br />
hóa bán lẻ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030<br />
hòa với định hướng phát triển kinh tế - xã hội<br />
chung của cả nước.<br />
Nhà nước cần quy hoạch vùng, quy hoạch<br />
nơi kinh doanh của các cơ sở bán lẻ lớn của<br />
các doanh nghiệp cả trong nước và nước<br />
ngoài; chứ không để phát triển tự phát theo<br />
yêu cầu của doanh nghiệp. Chính điều này sẽ<br />
có tác dụng tạo điều kiện để các doanh nghiệp<br />
Việt Nam có thể thích ứng và phát triển; mặt<br />
khác làm cho thị trường bán lẻ hiện đại phát<br />
triển cân đối và ổn định.<br />
Vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức,<br />
quản lý hệ thống phân phối bán lẻ của Việt<br />
<br />
1 http://lsa.com.vn/vn/News-detail.<br />
aspx?pg=News&id=96&name=CUOC-CHIEN-KHOC-LIET-CANH-TRANH-BAN-LE<br />
<br />
2 Phương Nam: Nhận diện quy mô thương mại bán lẻ 2012:<br />
Những tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, Thời báo Kinh tế<br />
Việt Nam, Kinh tế Việt Nam 2012-2013<br />
<br />
33<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
Nam còn nhiều hạn chế do thiếu chiến lược<br />
và quy hoạch cơ sở hạ tầng, để phát triển hệ<br />
thống phân phối bán lẻ. Chậm ban hành hoặc<br />
còn thiếu các chính sách và giải pháp để phát<br />
triển phương thức kinh doanh bán lẻ hiện<br />
đại như: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng<br />
chuyên doanh, nhượng quyền thương mại.<br />
Hiện nay, đối với các doanh nghiệp FDI<br />
trong lĩnh vực bán lẻ, Việt Nam chưa có một<br />
hệ thống tổ chức hoàn chỉnh cũng như chưa<br />
có các quy định cụ thể và chuyên biệt về quản<br />
lý các doanh nghiệp có vốn FDI sau khi được<br />
cấp giấy phép đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư<br />
là cơ quan chủ quản trong quản lý nhà nước<br />
về đầu tư nước ngoài, nhưng thực sự chưa<br />
đủ khả năng theo dõi toàn bộ hoạt động đầu<br />
tư mà chỉ theo dõi được trong giai đoạn cấp<br />
giấy phép đầu tư. Nhà nước vẫn ôm đồm và<br />
can thiệp trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất kinh<br />
doanh, song lại buông nhẹ những chức năng<br />
vô cùng quan trọng như quy hoạch, hỗ trợ,<br />
khuyến khích, giám sát và kiểm tra.<br />
Việc Nhà nước vẫn chưa tìm được phương<br />
thức quản lý tài chính đối với các doanh<br />
nghiệp có vốn FDI, làm cho hiệu quả quản lý<br />
của Nhà nước đối với hoạt động tài chính của<br />
các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực thương<br />
mại còn yếu. Quản lý của Việt Nam chưa chặt<br />
chẽ để cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước<br />
ngoài lợi dụng kẽ hở và chuyển giá trốn thuế,<br />
gây thất thoát tiền thuế nhà nước. Khi doanh<br />
nghiệp nước ngoài chuyển giá, về mặt lợi<br />
ích quốc gia Việt Nam không được gì cả khi<br />
không thu được thuế thu nhập doanh nghiệp.<br />
Những nhà quản lý kinh tế luôn hiểu rằng<br />
nếu thua lỗ thì không ai có thể liên tục mở<br />
rộng sản xuất. Thế nhưng điều vô lý hiện hữu<br />
là khi thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư<br />
nước ngoài liên tục khai báo lỗ mà vẫn tiếp<br />
tục xin mở rộng kinh doanh, các nhà quản lý<br />
<br />
vẫn cho phép. Như vậy là quản lý nhà nước<br />
không đơn thuần là lỏng lẻo mà dường như<br />
còn có những điều phi lý không thể giải thích<br />
bằng các nguyên lý kinh tế đơn thuần.<br />
Hoạt động quản lý của các cơ quan nhà<br />
nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong<br />
nước chưa đảm bảo mục đích giữ thị phần<br />
bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước trong<br />
khuôn khổ thực hiện các cam kết hội nhập đã<br />
ký kết.<br />
Chẳng hạn theo cam kết WTO, trước<br />
khi các doanh nghiệp ngoại mở cơ sở bán lẻ<br />
phải xác định nhu cầu kinh tế cần thiết của<br />
địa điểm đó, nếu đảm bảo mới cấp phép (quy<br />
định ENT). Khi mở điểm kinh doanh mới thì<br />
phải căn cứ vào nhu cầu kinh tế của vùng đó<br />
(bao nhiêu dân thì cần một điểm bán)1. Tuy<br />
nhiên, đến nay vẫn chưa có “khung ENT” ở<br />
cấp độ toàn quốc và mỗi tỉnh thành lại hướng<br />
dẫn áp dụng ENT một kiểu, khiến các nhà bán<br />
lẻ trong nước hầu như không được bảo vệ như<br />
tinh thần đàm phán WTO. Trường hợp Big C<br />
Hoàng Văn Thụ mở sau đã làm ảnh hưởng rất<br />
lớn đến Maximart Cộng Hòa là một ví dụ2.<br />
Thậm chí nhà đầu tư ngoại núp bóng các<br />
trung tâm thương mại nội địa để mở mạng<br />
lưới mà không bị bất cứ rào cản nào từ cơ<br />
quan nhà nước.<br />
Đặc biệt, theo thông tư 34/2013 của Bộ<br />
Công thương, các nhà bán lẻ nước ngoài<br />
không được phân phối các mặt hàng như gạo,<br />
đường mía, thuốc lá, xì gà... Nhưng thực tế<br />
hàng loạt siêu thị ngoại như Lotte, Big C,<br />
Circle K, Metro... đều đang bày bán công khai<br />
các mặt hàng này mà không hề bị nhắc nhở,<br />
xử phạt3.<br />
1 Quy tắc Kiểm tra nhu cầu kinh tế - Economic Needs Test (ENT)<br />
đối với việc thành lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu<br />
tư nước ngoài tại Việt Nam<br />
2 http://lsa.com.vn/vn/News-detail.<br />
aspx?pg=News&id=99&name=Viet-Nam-dang-danh-mat-thitruong-ban-le<br />
3 http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/833238/thi-truong-banle-viet-nam-mat-bo-van-chua-lo-lam-chuong<br />
<br />
34<br />
<br />