Bạn yêu cầu con nhặt tờ giấy trên sàn nhà nhưng thay vì thực hiện, bé vẫn mải mê ngước lên xem hoạt hình hoặc chạy nhanh sang phòng khác. Nguyên nhân là vì ở độ tuổi lên 2, bé bắt đầu phát triển độc lập và phớt lờ là một phần của quá trình đó. Nhưng điều này thường khiến cha mẹ buồn lòng, bực bội.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Thích phớt lờ ở tuổi lên 2
- Thích phớt lờ ở tuổi lên 2
Bạn yêu cầu con nhặt tờ giấy trên sàn nhà nhưng thay vì thực hiện, bé
vẫn mải mê ngước lên xem hoạt hình hoặc chạy nhanh sang phòng khác.
Nguyên nhân là vì ở độ tuổi lên 2, bé bắt đầu phát triển độc lập và phớt
lờ là một phần của quá trình đó. Nhưng điều này thường khiến cha mẹ
buồn lòng, bực bội.
Những gợi ý sau giúp bạn khắc phục tình trạng khó chịu này ở bé, tổng
hợp từ Babycentre:
Yêu cầu đơn giản và cụ thể
Bạn không nên nói: “Dọn phòng của con đi” vì điều này là khó hiểu với
bé lên 2. “Đặt giày của con lên giá nhé” là yêu cầu thực tế hơn. Tương
tự, thay vì “hô hoán”: “Sắp đến giờ cơm”, bạn hãy đề nghị con đi rửa tay
và ngồi vào bàn ăn. Cả bạn và bé đều không bực bội và cáu kỉnh vì mẹ
con đã hiểu ý nhau.
- Bé chưa hiểu hết nghĩa của từ dọn dẹp; vì thế, bé không chịu xếp gọn đồ
chơi vào giỏ, trừ khi bạn phải nói dối: “Các bạn búp bê thích ngủ cùng
nhau lắm. Con xếp các bạn vào đây nào”.
Xé nhỏ ‘mệnh lệnh’
Bé tỏ vẻ phớt lờ có thể do không hiểu yêu cầu của mẹ. Ở độ tuổi lên 2,
bé thích những lời hướng dẫn theo từng bước: bước 1, bước 2, bước 3…
Chẳng hạn: “Con lên tầng và tìm dép” hoặc “Đến đây nào con và ngồi
cạnh mẹ”…
Hành động thay lời nói
- Nếu bạn yêu cầu con cởi mũ trên đầu nhưng bé từ chối, bạn có thể lại
gần bé và thực hiện điều này. Nếu bạn nhắc con tránh xa vùng có nước
nóng nhưng bé cứ lờ đi, bạn cần ngay lập tức nhấc bé ra khỏi chỗ đó.
Động viên bé
Bé hai tuổi rất thích làm cha mẹ vui; vì thế, hãy khuyến khích để bé thực
hiện theo mong ước của bạn. Chẳng hạn, “Mẹ rất vui vì con cất giày
nhanh” hoặc “Con ngoan lắm”… Bạn cũng có thể chỉ cho con ý nghĩa
của hành động tốt, như: “Khi con xếp đồ chơi vào giỏ, con sẽ không bị
ngã vì vấp phải đồ chơi” (tránh nói: “Nếu con xếp đồ chơi vào giỏ…).
Dùng từ thay thế cho từ 'không'
Nhiều bé thích phớt lờ vì đã quá nhàm chán với từ “không” ở cha mẹ.
Bạn có thể tìm từ thế chỗ cho từ “không” mà vẫn không làm thay đổi ý
nghĩa; chằng hạn, thay vì quát con: “Không được đá bóng vào bếp”, thử
nói: “Con chơi bóng ngoài sân nhé”. Thay vì bực bội: “Không ăn kẹo
- nữa”, bạn hãy nói: “Con ăn táo hay ăn chuối nhé” hoặc “Con sẽ ăn kẹo
vào lúc khác”.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần nói “có” thường xuyên hơn nói “không”,
khuyến khích con thay vì cấm đoán. Nếu bé thích chạy nhảy, bạn cần tạo
không gian an toàn và thoải mái cho con. Hãy để bé được phát triển độc
lập nhưng luôn trong giới hạn an toàn.
Cho bé lời cảnh báo
Thử tưởng tượng bạn đang xem dở bộ phim hay hoặc nói một cuộc điện
thoại thú vị mà bỗng dưng có sự cố. Tương tự, bé cũng không thích cảm
giác đột ngột bị mẹ làm gián đoạn trò chơi yêu thích. Thử nói với con:
“5 phút nữa là đến giờ về, con chuẩn bị đứng dậy nhé”. Dù mới 2 tuổi
nhưng các bé cũng khó chịu nếu bị mẹ cướp đồ chơi khỏi tay hoặc kéo
tay bắt đi về.
- Lưu ý: Nếu bạn lo lắng vì dường như bé luôn phớt lờ lời cha mẹ, bạn
cần đưa con đi khám. Nó có thể do bé kém thính giác hoặc chậm phát
triển…