TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br />
<br />
<br />
<br />
THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HẠN CHẾ DÒNG NGẮN<br />
MẠCH KIỂU MÁY BIẾN ÁP<br />
AN AUTOMATIC FAULT CURRENT LIMITING DEVICE OF<br />
TRANSFORMER TYPE<br />
<br />
LÊ THÀNH BẮC<br />
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo trình bày về thiết bị tự động hạn chế dòng điện ngắn mạch trong lưới điện<br />
phân phối với cấu trúc cơ bản gồm máy biến áp và tụ điện mắc song song. Các<br />
kết quả nhận được cho thấy rằng khi thay đổi quan hệ giữa trở kháng tụ điện và<br />
máy biến áp sẽ cho phép đảm bảo bất kỳ mức hạn chế yêu cầu nào đối với dòng<br />
ngắn mạch trong lưới điện.<br />
ABSTRACT<br />
This paper presents an automatic fault current limiting device for power<br />
distribution systems. Basic components of the device are a transformer connected<br />
in parallel with a capacitor. The study results show that when the ratio of<br />
transformer impedance and capacitive impedance is changing, it will allow for<br />
limiting any fault current in the power system.<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống tiêu thu năng lượng điện ở nước ta<br />
hiện nay đã và đang dẫn đến làm tăng công suất ngắn mạch trong lưới phân phối<br />
và làm xấu thêm điều kiện làm việc của các thiết bị điện trong chế độ sự cố (tăng<br />
đáng kể dòng đến máy ngắt và máy biến áp lực). Điều đó đưa đến các yêu cầu cao<br />
hơn trong quan hệ điện - động lực học cũng như đối với độ bền nhiệt của mỗi phần<br />
tử thiết bị điện trong hệ thống năng lượng. Đồng thời nó cũng dẫn đến yêu cầu<br />
tăng độ tin cậy đối với các phương pháp chuyển mạch của các thiết bị điện đóng<br />
cắt. Theo dự báo ở Việt Nam trong các lưới phân phối cấp 22 kV thì đầu ra ở<br />
nhiều trạm biến áp 110/22 kV dòng điện ngắn mạch xác lập trong hệ thống sau<br />
trạm có thể tăng hơn đáng kể so với giá trị dòng cắt định mức của máy ngắt và<br />
dòng điện ngắn mạch tính toán của các máy biến áp lực. Nhằm để hạn chế dòng<br />
điện ngắn mạch trong các trường hợp sự cố, hiện nay trên thế giới đang sử dụng<br />
một số phương pháp khác nhau để giải quyết nhiệm vụ này gồm: 1) Nâng cấp các<br />
thiết bị đóng cắt hiện tại hoặc nâng cấp điện áp lưới; 2) Thay đổi cấu trúc lưới như:<br />
tách lưới, tách thanh cái hay áp dụng các biện pháp cắt liên động [2], hai phương<br />
án này đều đưa đến việc thay thế nhiều thiết bị hoặc phải xây dựng thêm một số<br />
đường dây truyền tải để tăng độ đảm bảo đối với mỗi máy phát; 3) Sử dụng thiết bị<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br />
<br />
<br />
tự động hạn chế dòng điện ngắn mạch với vật liệu siêu dẫn [3], loại này thiết bị có<br />
cấu trúc là các vật liệu siêu dẫn khi đạt tới giá trị xác định của dòng ngắn mạch sẽ<br />
dẫn đến trạng thái tăng nhanh tổng trở thiết bị so với trạng thái dòng định mức<br />
(cần có thiết bị làm lạnh kèm theo); 4) Sử dụng thiết bị hạn chế dòng điện ngắn<br />
mạch có dạng van bán dẫn kết hợp với điện kháng; 5) Chế tạo và sử dụng các thiết<br />
bị chuyển mạch công suất kiểu mới tác động cực nhanh.<br />
Trong các phương án thiết bị vừa nêu đều có chung một số nhược điểm là:<br />
sơ đồ điều khiển phức tạp, giá thành cao, độ tin cậy thấp.<br />
Bài báo này đưa ra một cấu trúc mới của thiết bị tự động hạn chế dòng<br />
(HCD) với thành phần cơ bản là máy biến áp (BA). Cuộn dây sơ cấp của máy biến<br />
áp được nối vào đường dây song song với tụ điện và cuộn dây thứ cấp nối tới một<br />
công tắc phóng điện (xem hình.1).<br />
С<br />
<br />
<br />
BA<br />
<br />
CT<br />
Hình 1. Sơ đồ một pha nối bộ hạn chế dòng vào đường dây.<br />
Trong chế độ làm việc định mức của đường dây (lưới phân phối) cuộn dây thứ<br />
cấp của biến áp hở mạch nên không tồn tại dòng điện, bởi vậy từ thông toàn bộ sẽ<br />
mắc vòng trong mạch dẫn từ và đồng thời mắc vòng qua toàn bộ các cuộn dây [1].<br />
Lúc này dòng điện trong cuộn dây lưới là rất nhỏ và trở kháng của biến áp lúc này<br />
rất lớn (trở kháng của máy biến áp không tải). Dòng điện qua tụ điện lớn hơn<br />
nhiều lần dòng điện qua cuộn dây sơ cấp của biến áp, giá trị này xác định dòng<br />
điện qua bộ HCD. Tụ điện ở đây được lựa chọn với điều kiện, khi mà dòng điện<br />
trên đường dây định mức thì sụt điện áp trên bộ HCD bằng khoảng 5% giá trị điện<br />
áp pha định mức của đường dây.<br />
2. Nguyên lý tác động của bộ HCD<br />
Ngắn mạch cuộn dây thứ cấp của biến áp BA khi xảy ra ngắn mạch trong<br />
lưới điện (do công tắc chân không CT phóng điện) dẫn đến tăng từ thông bị đẩy ra<br />
từ trụ giữa vào vùng khoảng cách giữa các cuộn dây [1]. Lúc này trở kháng của<br />
biến áp tự động giảm nhanh (giảm khoảng 2 lần so với giá trị khi làm việc bình<br />
thường) và trở nên ngang bằng với trở kháng của tụ điện. Khi nối song song biến<br />
áp với tụ điện (xem hình.2) điều này dẫn đến tăng rất nhanh trở kháng của bộ<br />
HCD.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br />
<br />
<br />
<br />
С<br />
<br />
<br />
LBA<br />
<br />
Hình.2. Sơ đồ thay thế bộ HCD khi xảy ra ngắn mạch trong lưới điện<br />
Thật vậy, lúc này trở kháng của HCD được xác định theo quan hệ:<br />
X X 1<br />
X HCD С BA (1)<br />
X С -X BA 1<br />
ωС<br />
ω L BA<br />
Ở đây X С và С - trở kháng và điện dung tụ điện của bộ HCD; XBA và<br />
L BA - trở kháng và điện cảm danh định máy biến áp BA của bộ HCD; ω -tần số góc<br />
của dòng điện áp lưới. Từ biểu thức (1) ta thấy rằng khi thay đổi quan hệ giữa trở<br />
kháng cảm của máy biến áp BA với trở kháng dung của tụ điện thì có thể nhận<br />
được giá trị trở kháng yêu cầu bất kỳ nào đó của bộ hạn chế dòng ngắn mạch HCD<br />
1<br />
từ đến hoặc từ ω LBA đến . Để hạn chế trị số của dòng điện ngắn<br />
ωС<br />
mạch trong các lưới điện thì bộ hạn chế dòng được điều khiển với phạm vi thay<br />
đổi cần thiết của trở kháng XBA . Khi có lắp đặt bộ hạn chế dòng ngắn mạch trong<br />
hệ thống điện thì dòng điện ngắn mạch 3 pha được xác định với quan hệ sau:<br />
Uф.2 Uф.2<br />
I n.m (2)<br />
X HT X HCD X ωL BA<br />
1 ω2 LBA С<br />
T<br />
<br />
<br />
Và giá trị điện áp trên bộ hạn chế dòng được xác định:<br />
Uф.2<br />
U HCD In.m X HCD = (3)<br />
X<br />
1 T<br />
X HCD<br />
Ở đây: XHT - trở kháng của hệ thống điện đến điểm đặt bộ HCD; X Т - trở<br />
kháng của máy biến áp đầu nguồn; X HCD - trở kháng tương đương được thiết lập<br />
của HCD sau khi xảy ra ngắn mạch.<br />
Sau khi cắt dòng điện ngắn mạch dẫn đến làm giảm nhanh giá trị của điện<br />
áp trên bộ hạn chế dòng và cũng dẫn đến giảm nhanh dòng điện qua công tắc<br />
phóng điện (phóng điện chân không) đồng thời tự động phục hồi lại trở kháng ban<br />
đầu của bộ HCD.<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br />
<br />
<br />
3. Ví dụ tính toán<br />
Ta xem xét phương án khi cần hạn chế dòng điện ngắn mạch trong lưới<br />
điện phân phối có máy biến áp nguồn công suất 40 MVA, điện áp 110/22 kV cùng<br />
các thông số trên sơ đồ thay thế hình 3 (giả sử máy ngắt hiện có dòng cắt định mức<br />
10 kA). Trong chế độ làm việc với tải định mức của máy biến áp thì dòng điện ở<br />
lưới 22 kV là:<br />
Sdm 40000<br />
I2dm 1050А<br />
3 U2dm 3 22<br />
<br />
T U2<br />
U1<br />
MC<br />
<br />
<br />
<br />
Sdm 40000 kVA<br />
КT 110 kV/22 kV<br />
Un % 10,5%<br />
Pn 200 kw<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ một pha khi ngắn mạch gần trong lưới điện 22 kV<br />
khi không có bộ hạn chế dòng ngắn mạch (HCD).<br />
Trên hình 3 thì: U1 – điện áp dây phía sơ cấp máy biến áp nguồn; U2 – điện<br />
áp dây trên thanh cái đầu ra của máy biến áp nguồn.<br />
Tổng trở của máy biến áp nguồn khi tính tương ứng quy về thứ cấp:<br />
U % U2dm 10,5 22000<br />
zT n 1, 27 <br />
3 Idm 100 3 1050<br />
Điện trở tác dụng của máy biến áp nguồn quy về thứ cấp là:<br />
Pn 200000<br />
RT 0, 06 <br />
3 I2dm 3 10502<br />
2<br />
<br />
<br />
Trở kháng cảm của máy biến áp tương ứng quy về thứ cấp:<br />
X T = z T2 -R T2 1, 27 2 0, 062 1, 27 <br />
Ở đây thì Sdm - là công suất định mức của máy biến áp nguồn; U n % - điện<br />
áp ngắn mạch phần trăm của máy biến áp nguồn; U1dm và U 2dm - điện áp dây sơ và<br />
thứ cấp định mức của máy biến áp nguồn; Pn - công suất ngắn mạch của máy biến<br />
áp nguồn.<br />
<br />
<br />
13<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br />
<br />
<br />
Khi không có bộ HCD thì trị dòng ngắn mạch một pha bằng:<br />
U2dm 22 103<br />
In.m.0 10 kA<br />
3 zT 3 1, 27<br />
Và dòng điện ngắn mạch xung kích [5] bằng:<br />
0,01<br />
<br />
In.m.xk (1 e Tа<br />
) 2 In.m.0 27 kA<br />
Trong đó hằng số thời gian suy giảm của thành phần dòng không tuần hoàn<br />
được tạo ra bằng:<br />
XT 1,27<br />
Ta 0,067 s<br />
ω RT 100 0,06<br />
Với trị số dòng ngắn mạch như trên thì máy ngắt đang lắp đặt không đảm<br />
bảo độ tin cậy làm việc, cần thiết phải thay thế máy ngắt mới hoặc tìm cách hạn<br />
chế dòng ngắn mạch xuống dưới 80 % dòng cắt định mức của máy ngắt. Nếu như<br />
lắp đặt bộ hạn chế dòng trên đường dây (xem hình.3), thì cần thiết phải lựa chọn<br />
các thông số của bộ HCD như thế nào đó để bộ HCD không gây ảnh hưởng xấu<br />
trong chế độ làm việc bình thường của đường dây truyền tải..<br />
<br />
U1 T MC С<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sdm 40000 kVA<br />
BA<br />
КT 110 kV/22 kV<br />
Un % 10,5%<br />
Pn 200 kw UCT<br />
Hình.3. Sơ đồ một pha khi ngắn mạch<br />
trong lưới điện có lắp bộ hạn chế dòng HCD.<br />
Trong chế độ làm việc bình thường thì dòng điện chính chỉ chảy qua điện<br />
dung của bộ HCD, trong cuộn dây lưới của biến áp BA thì thực tế dòng điện<br />
không chảy qua, bởi vì trong cuộn thứ cấp của biến áp BA đã hở mạch nên trở<br />
kháng của nó vô cùng lớn. Bởi vậy HCD không có ảnh hưởng gì đến chế độ làm<br />
việc định mức của đường dây truyền tải, ngược lại tụ mắc nối tiếp sẽ đóng vai trò<br />
như tụ bù dọc làm giảm trở kháng đường dây, cải thiện thêm chế độ làm việc của<br />
lưới. Sụt điện áp trên tụ điện trong chế độ làm việc bình thường vào khoảng 5%<br />
giá trị của điện áp Uф, khi này thì giá trị của điện dung được tính như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br />
<br />
<br />
<br />
Idm 1050 3<br />
С 0,0053 F<br />
0,05 Uф ω 0,05 22 103 ω<br />
Công tắc chân không với điện áp phóng điện trong khoảng cách chân<br />
không của nó Uphóng. ngang với khoảng 3 kV. Như vậy thì trong chế độ làm việc<br />
bình thường của đường dây truyền tải thì công tắc chân không này không làm việc,<br />
biên độ của điện áp định mức trên khoảng cách phóng điện cần phải nhỏ hơn điện<br />
áp xuyên thủng, trong trường hợp này nhận:<br />
UCT.dm 1,5 kV<br />
Bởi vậy đến thời điểm ngắn mạch thì xung điện áp trên khe hở phóng điện<br />
(trên cuộn dây điều khiển) tạo ra bằng 1,5 kV và khi đạt đến điện áp xuyên thủng<br />
trên công tắc chân không sau thời điểm ngắn mạch thì cuộn dây thứ cấp của biến<br />
áp BA lúc này bị ngắn mạch và tương ứng điện áp trên chúng giảm nhanh về 0.<br />
Khi ở đây sẽ nhanh chóng giảm trở kháng của biến áp BA và làm tăng<br />
nhanh chóng trở kháng của bộ hạn chế dòng ngắn mạch XHCD.<br />
Khi lắp đặt bộ HCD thì giá trị của dòng điện ngắn mạch:<br />
U2dm U2dm<br />
In.m.HCD (4)<br />
3 (R T +R HCD )2 (XТ XHCD )2 3 XТ XHCD<br />
Và mức hạn chế dòng ngắn mạch là:<br />
In.m.HCD XТ<br />
β (5)<br />
In.m.0 XТ XHCD<br />
XT<br />
Hay: XHCD= -XT<br />
β<br />
Đối với mỗi phương án khi cần mức hạn chế dòng điện ngắn mạch khác<br />
nhau có thể tính toán giá trị của trở kháng bộ hạn chế dòng X HCD tương ứng với<br />
trở kháng cảm của biến áp BA là XBA khi ngắn mạch cuộn thứ cấp với quan hệ<br />
X BA<br />
(xem bảng 1).<br />
Xс<br />
Khi đòi hỏi tăng cao mức hạn chế dòng điện ngắn mạch thì điện áp cực đại<br />
trên tụ điện sẽ rất lớn (xem bảng 1), điều đó đòi hỏi tăng cao điện áp định mức của<br />
tụ điện khi thiết kế và sẽ làm tăng giá thành bộ HCD. Bởi vậy hợp lý hơn sẽ là<br />
chọn bộ HCD để mức hạn chế dòng ngắn mạch tương đối nhỏ ( β cỡ 0,7 đến 0,8),<br />
khi đó giảm bớt mức tăng cao của điện áp trên tụ.<br />
Các kết quả nhận được trong bảng 1 chứng tỏ rằng tương ứng với sự lựa<br />
chọn quan hệ trở kháng nối song song của tụ điện và biến áp BA có thể bảo đảm<br />
mức hạn chế dòng điện ngắn mạch cần thiết bất kỳ trong lưới điện phân phối.<br />
<br />
<br />
15<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br />
<br />
<br />
Nhưng mức hạn chế của dòng ngắn mạch càng lớn thì càng làm tăng lớn hơn điện<br />
áp trên bộ hạn chế dòng được lắp đặt.<br />
Bảng 1. Sự phụ thuộc của trở kháng và sụt áp trên bộ HCD vào mức hạn chế dòng<br />
Mức hạn chế dòng ngắn mạch ( β ) 0 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9<br />
Trở kháng của bộ hạn chế dòng<br />
∞ 5,08 2,96 1,91 1,27 0,85 0,54 0,32 0,14<br />
(HCD)- XHCD [ ]<br />
Trở kháng của biến áp XBA [ ] 0,6 0,537 0,499 0,457 0,407 0,352 0,284 0,209 0,114<br />
X BA<br />
Quan hệ tỷ số 1 0,895 0,832 0,762 0,678 0,587 0,473 0,348 0,189<br />
Xс<br />
Điện áp cực đại trên HCD Uс.max<br />
22,0 10,16 8,88 7,64 6,35 5,1 3,78 2,56 1,26<br />
[kV]<br />
<br />
4. Kết luận<br />
Thiết bị hạn chế dòng ngắn mạch vừa trình bày có cấu trúc đơn giản, trên cơ<br />
sở nguyên lý máy biến áp với độ tin cậy làm việc cao, bảo đảm hạn chế dòng điện<br />
ngắn mạch trong lưới điện một cách hiệu quả. Trong chế độ làm việc bình thường<br />
thì bộ hạn chế dòng loại này có vai trò như tụ bù dọc làm tăng thêm độ tin cậy làm<br />
việc của lưới điện. Đồng thời cho thấy rằng có thể thiết kế thiết bị hạn chế dòng<br />
ngắn mạch cho phép bảo đảm với bất kỳ mức hạn chế dòng ngắn mạch yêu cầu<br />
nào với cấp điện áp lưới bất kỳ. Tuy nhiên khi mức hạn chế dòng ngắn mạch càng<br />
lớn thì sẽ làm tăng điện áp trên thiết bị hạn chế dòng và dẫn đến làm tăng giá thành<br />
của nó. Nghiên cứu thiết kế, sản xuất và lắp đặt thiết bị hạn chế dòng ngắn mạch<br />
vừa nêu vào hệ thống điện nước ta hoàn toàn là phương án khả thi và thực sự là<br />
yêu cầu cần thiết để bảo đảm độ tin cậy và kinh tế trong hệ thống phân phối điện<br />
hiện nay.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Lê Thành Bắc, Lê Kim Hùng, Alexandrop G. N., Nghiên cứu đặc tính từ trường của<br />
các máy biến áp công suất lớn, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số<br />
1 năm 2008.<br />
[2] Yang Jie, Chen Xi Ying, Shao Jian Xiong, Analysis of Short Circuit Current Level of<br />
Three Gorges Hydroelectric Power Plant And Limiting Measures, Design Institute of<br />
Yangtze River Resource Commission, Wuhan 430010 China, Power System<br />
Technology, 1997 №: 7.<br />
[3] Vladimir Sokolovsky, Victor Meerovich, Istvan Vajda et al. Superconducting FCL:<br />
design and application. IEEE Trans. Application Superconduct, 2003, 13 (6): 2112-<br />
2115.<br />
[4] Александров Г.Н., Смоловик С.В, Переходные процессы в сетях с резонансным<br />
токоограничивающим устройством, Электричество PAH, 2002, № 1.<br />
[5] Крючков И.П., Неклепаев Б.Н., Старшинов В.А., Пираторов М.В., Гусев Ю.П.,<br />
Пойдо А.И., Жуков В.В., Монаков В.К., Кузнецов Ю.П., Расчет коротких<br />
замыканий и выбор электрооборудования, Учеб. Пособие для студ. высш. учеб.<br />
Заведений, М., Издательский центр «Академия», 2005 г.<br />
<br />
<br />
16<br />