VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 188-192<br />
<br />
THIẾT KẾ BÀI HỌC THEO VÒNG QUY NẠP CÁC HỌC PHẦN CƠ SỞ KĨ THUẬT<br />
CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGÀNH CƠ KHÍ<br />
Trần Văn Việt - Nghiên cứu sinh Viện Sư phạm kĩ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
Ngày nhận bài: 13/03/2018; ngày sửa chữa: 08/05/2018; ngày duyệt đăng: 12/05/2018.<br />
Abstract: This article introduces teaching technology and learner-centered teaching methods as<br />
well as application of information technology in teaching. Also, the article focuses on inductive<br />
learning method in teaching technical engineering bases. Moreover, in the article, author illustrates<br />
application of information technology and methodology in the designing lesson plans for modules<br />
of mechanical bases for students majoring in engineering through inductive cycle.<br />
Keywords: Lesson design, inductive cycle, methodology experience, participatory approach,<br />
mechanics, technical bases.<br />
1. Mở đầu<br />
Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin và<br />
những tiến bộ của lí luận dạy học đã hỗ trợ cho giảng<br />
viên (GV) thiết kế ra nhiều phương tiện dạy học đa dạng<br />
và phù hợp với phương pháp dạy học khác nhau cho từng<br />
nội dung giảng dạy (bài giảng điện tử, phần mềm<br />
PowerPoint, GeoGebra...). Công nghệ thông tin tạo ra<br />
một môi trường học tập mang tính tương tác cao thay thế<br />
phương pháp truyền thống “thầy đọc, trò chép”, qua đó,<br />
người học có thể trải nghiệm khám phá, tìm tòi kiến thức.<br />
Phần mềm thiết kế được sử dụng trong xây dựng các<br />
phần mềm học tập giúp mô phỏng lại bản chất của vấn đề,<br />
thông qua đó, GV có thể cho sinh viên (SV) trải nghiệm<br />
sau đó đặt các câu hỏi gợi mở, dẫn dắt người học khám<br />
phá, tìm tòi kiến thức mới. Phần mềm GeoGebra hoặc<br />
Cabri3D là những phần mềm mã nguồn mở, sử dụng đơn<br />
giản nên GV và SV có thể sử dụng một cách thuận tiện.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người học<br />
Phương pháp tiếp cận có sự tham gia là một tập hợp<br />
nhiều phương pháp và kĩ năng để khuyến khích người<br />
học tham gia thông qua việc lấy người học làm trung tâm<br />
và tạo cơ hội để người học tương tác với nhau trong quá<br />
trình học.<br />
Đặc điểm: - Khuyến khích người học chia sẻ kinh<br />
nghiệm, kiến thức và tính sáng tạo của người học; - Tạo<br />
bầu không khí hợp tác, vui vẻ và thân thiện giữa các<br />
thành viên trong lớp học; - Có 4 cấp độ tham gia: Cấp độ<br />
1: GV nói cho SV nghe; Cấp độ 2: GV trao đổi với SV;<br />
Cấp độ 3: Để cho SV nói với nhau; Cấp độ 4: SV cùng<br />
làm và tự khám phá.<br />
Ý nghĩa: - Huy động được nhiều kiến thức của người<br />
học; - Đúc rút được kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau;<br />
- Giúp người học tham gia vào các hoạt động, nội dung bài<br />
<br />
học dẫn đến kết quả người học sẽ nhớ lâu nhờ quá trình học<br />
tập được trao đổi, chia sẻ, phân tích hay trải nghiệm.<br />
Cách thức tổ chức dạy học: - Sử dụng các hình thức<br />
hoạt động theo nhóm, động não, quan sát thực tế, trải<br />
nghiệm, tổng hợp và các phương pháp khác; - GV cần sử<br />
dụng linh hoạt cả 4 cấp độ tham gia này để phát huy tối<br />
đa khả năng học của người học.<br />
2.2. Học qua trải nghiệm<br />
Học tập qua trải nghiệm là một cách học chú trọng<br />
việc thực hành, trải nghiệm. Quan niệm việc học là quá<br />
trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế,<br />
dựa trên những đánh giá, phân tích những kinh nghiệm,<br />
kiến thức sẵn có. Học thuyết này gắn liền với David Kolb<br />
(1939) và các nhà tâm lí học, giáo dục học như John<br />
Dewey, Kurt Lewin, Jean Piaget, Lev Vygotsky,<br />
William James, Carl Jung, Paulo Freire, Carl Rogers và<br />
Mary Parker Follett mà theo đó là chỉ có cách học dựa<br />
trên tự khám phá bản thân hoặc tự lĩnh hội thì mới giúp<br />
con người thay đổi căn bản hành vi của mình, bản chất<br />
của nó chính là sự trải nghiệm.<br />
Đặc điểm: Người học sẵn sàng tham gia vào các trải<br />
nghiệm; suy ngẫm về các trải nghiệm (của mình và người<br />
khác); phân tích vấn đề để khái quát hóa trải nghiệm; tìm<br />
cách áp dụng vào thực tế những ý tưởng được rút ra từ<br />
trải nghiệm.<br />
Các bước học qua trải nghiệm: Năm 1970, tiến sĩ<br />
David Kolb đã công bố mô hình “học thông qua trải<br />
nghiệm”, nhằm khái quát hóa chu kì học tập (xem mô<br />
hình trang bên).<br />
Bước 1: Trải nghiệm. Mục tiêu: Giúp SV được nghe,<br />
nhìn, cảm nhận, nhớ lại những hoàn cảnh, tình huống, kinh<br />
nghiệm,... liên quan đến những điều cần học. Người học<br />
khám phá ra những thông tin mới nhờ tham gia vào một<br />
hoạt động. Nói cách khác bước này bắt đầu từ một hoạt<br />
động. Các hoạt động thường dùng là đưa ra câu hỏi thảo<br />
<br />
188<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 188-192<br />
<br />
Mô hình học thông qua trải nghiệm của David Kolb [1]<br />
luận nhóm; bài tập cho nhóm; sắm vai; thực hành một kĩ<br />
năng; trò chơi, truyện kể, kịch; thăm thực địa. GV tổ chức<br />
các hoạt động bằng cách giới thiệu mục đích, hướng dẫn<br />
rõ ràng các quy định của hoạt động, nên yêu cầu thời gian<br />
và quan sát cách SV tiến hành hoạt động. Nếu là hoạt động<br />
tiến hành theo nhóm nhỏ thì phải chắc rằng SV đã hiểu rõ<br />
công việc mà nhóm phải làm và biết cách tổ chức nhóm<br />
(bầu nhóm trưởng, thư kí, người trình bày)...<br />
Bước 2: Phân tích. Mục tiêu: Giúp SV phân tích hoạt<br />
động trải nghiệm vừa diễn ra. Họ hiểu được nguyên<br />
nhân, hậu quả của vấn đề, cảm xúc của bản thân hoặc<br />
của các nhân vật trong trải nghiệm. Người học rút ra<br />
những kinh nghiệm dưới dạng suy nghĩ, cảm xúc... nói<br />
chung những điều quan trọng mà họ học được sau khi<br />
trải qua một hoạt động. Hoạt động thường dùng: thảo<br />
luận nhóm nhỏ, nhóm lớn; trình bày cá nhân, theo nhóm.<br />
GV giúp SV phản ánh những gì đã xảy ra trong bước 1<br />
và nó có liên quan như thế nào đến bài học. Cần chắc<br />
rằng các kinh nghiệm của SV đều được xem xét. Một<br />
cách hiệu quả giúp SV phản ánh kinh nghiệm là nêu câu<br />
hỏi về những gì đã xảy ra trong hoạt động như: Điều<br />
gì/chuyện gì đã xảy ra? Bạn cảm thấy như thế nào khi...?<br />
Có ai cảm thấy khác với ý kiến trên đây không? Bạn<br />
đồng ý/không đồng ý về những gì vừa được phát biểu?<br />
Bạn có nhận ra rằng...?<br />
Bước 3: Rút ra bài học. Mục tiêu: Trong bước này,<br />
SV suy ra những kết quả thảo luận trong bước 2 để xác<br />
định xem bài học nào được rút ra. Những hoạt động<br />
thường áp dụng như: thảo luận nhóm lớn để tổng hợp;<br />
thuyết trình tóm tắt ý chính. Vai trò GV có phần giống<br />
như người dạy trong phương pháp dạy học truyền thống,<br />
do đó GV cần am hiểu chủ đề đang hướng dẫn và có<br />
nguồn tham khảo đáng tin cậy. Điều này không có nghĩa<br />
là người hướng dẫn phải chủ động trả lời tất cả câu hỏi<br />
được nêu ra mà nên hướng dẫn để SV tự tìm ra câu trả<br />
<br />
lời bằng cách: cung cấp nội dung tóm tắt cho SV; hướng<br />
dẫn SV tới nội dung cần xây dựng bằng các câu hỏi như:<br />
Bạn học được điều gì từ những kinh nghiệm trên? Theo<br />
bạn thì điều đó có ý nghĩa gì? Có thể rút ra nguyên tắc<br />
nào từ kinh nghiệm trên? Những điều này có quan hệ với<br />
nhau như thế nào? Những vấn đề chính mà chúng ta có<br />
thể thấy là gì? Những bài học nào cần được rút ra?<br />
Bước 4: Áp dụng. Mục tiêu: Giúp SV thấy bài học có<br />
ý nghĩa - điều mới vừa học phải có liên hệ đến cuộc<br />
sống/công việc của SV. Ở bước này, người học cần có<br />
dịp liên hệ bài học với cuộc sống thường ngày. Các cách<br />
thường dùng là: SV thực hành kĩ năng; lập chương trình<br />
hành động cụ thể; thực hiện những nội dung của bài học.<br />
Vai trò của GV là đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn<br />
giúp SV thực hành nâng cao kĩ năng. Những câu hỏi<br />
thường được dùng như: Điều gì làm bạn tâm đắc nhất?<br />
Khó khăn nhất khi bạn áp dụng vào thực tế là gì? Bạn sẽ<br />
áp dụng vào thực tế như thế nào? Bạn có gặp khó khăn<br />
gì khi áp dụng những điều mới học.<br />
2.3. Vòng quy nạp<br />
Tích luỹ sự kiện<br />
Trải nghiệm/Thực<br />
hành/Thử sai<br />
(thực tế hoặc trong<br />
môi trường ảo)<br />
<br />
Trừu xuất<br />
Khái quát hoá từng<br />
sự kiện<br />
<br />
Áp dụng/<br />
Thử nghiệm<br />
<br />
Trừu xuất<br />
Khái quát hoá lí<br />
thuyết hoàn chỉnh<br />
<br />
Biểu đồ Vòng quy nạp<br />
Bước 1: Tích luỹ sự kiện. Mục tiêu: Giúp SV được<br />
nghe, nhìn, cảm nhận, nhớ lại những hoàn cảnh, tình<br />
huống, kinh nghiệm và đặc biệt nhờ có phương tiện giúp<br />
SV thực hành, thử sai (thực tế hoặc trong môi trường<br />
ảo)... liên quan đến những điều cần học. Người học khám<br />
phá ra những thông tin mới nhờ tham gia vào một hoạt<br />
động. Nói cách khác, bước này bắt đầu từ một hoạt động.<br />
Các hoạt động thường dùng là: đưa ra câu hỏi thảo luận<br />
nhóm; bài tập cho nhóm; sắm vai; trò chơi, truyện kể,<br />
kịch; thăm thực địa; thực hành, thử sai (trong môi trường<br />
ảo). GV tổ chức các hoạt động bằng cách giới thiệu mục<br />
tiêu, hướng dẫn rõ ràng các quy định của hoạt động, nội<br />
dung thực hành (thử sai) nên yêu cầu thời gian và quan<br />
<br />
189<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 188-192<br />
<br />
sát cách SV tiến hành hoạt động. Nếu là hoạt động tiến<br />
hành theo nhóm nhỏ thì phải chắc rằng SV đã hiểu rõ<br />
công việc mà nhóm phải làm và biết cách tổ chức nhóm:<br />
bầu nhóm trưởng, thư kí, người trình bày...<br />
Bước 2: Trừu xuất (khái quát hoá cho từng sự kiện).<br />
Mục tiêu: SV suy ra những kết quả thảo luận, thực hành,<br />
thử sai trong bước 1 để xác định xem khái niệm, bài học<br />
nào được rút ra. Những hoạt động thường áp dụng: thảo<br />
luận nhóm lớn để tổng hợp; thuyết trình tóm tắt ý chính.<br />
Vai trò GV có phần giống như người dạy trong phương<br />
pháp dạy học truyền thống, do đó, GV cần am hiểu chủ<br />
đề, kết quả đang hướng dẫn và có nguồn tham khảo đáng<br />
tin cậy. Điều này không có nghĩa là người hướng dẫn<br />
phải chủ động trả lời tất cả câu hỏi được nêu ra mà nên<br />
hướng dẫn để SV tự tìm ra câu trả lời bằng cách cung cấp<br />
nội dung tóm tắt cho SV; hướng dẫn SV tới nội dung cần<br />
xây dựng bằng các câu hỏi.<br />
Bước 3: Trừu xuất (khái quát hoá lí thuyết hoàn<br />
chỉnh). Mục tiêu: SV đưa ra kết quả hoàn chỉnh của thảo<br />
luận, thực hành hoặc thử sai trong bước 1 để xác định<br />
xem khái niệm, bài học nào được rút ra. Vai trò GV là<br />
người đưa ra kết luận và phát biểu các kết luận đó thành<br />
các định nghĩa, khái niệm, bài học kinh nghiệm hoặc nội<br />
dung cần giảng dạy.<br />
Bước 4: Áp dụng/Thử nghiệm. Mục tiêu: Để giúp SV<br />
thấy bài học có ý nghĩa thì điều vừa học phải có liên hệ<br />
đến cuộc sống/công việc của SV. Người học cần có dịp<br />
liên hệ bài học với cuộc sống thường ngày. Các cách<br />
thường dùng là: SV thực hành kĩ năng; lập chương trình<br />
hành động cụ thể; thực hiện những nội dung của bài học.<br />
Vai trò GV dẫn là đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn<br />
giúp SV thực hành nâng cao kĩ năng. Những câu hỏi<br />
thường được dùng như: Điều gì làm bạn tâm đắc nhất?<br />
Khó khăn nhất khi bạn áp dụng vào thực tế là gì? Bạn sẽ<br />
áp dụng vào thực tế như thế nào? Bạn có gặp khó khăn<br />
gì khi áp dụng những điều mới học.<br />
2.4. Thiết kế bài học theo vòng quy nạp một số nội dung<br />
trong các học phần Cơ sở kĩ thuật ngành Cơ khí<br />
2.4.1. Giảng dạy phần vẽ hình học<br />
Nội dung cần giảng dạy: Dựng đường thẳng song<br />
song, đường thẳng vuông góc, dựng và chia góc; Chia<br />
đều đoạn thẳng, chia đều đường tròn; Vẽ nối tiếp; Vẽ một<br />
số đường cong hình học.<br />
Kịch bản sư phạm:<br />
- Với cách dạy truyền thống: + Công tác chuẩn bị<br />
trước khi giảng dạy: soạn giáo án, đề cương bài giảng;<br />
biên soạn các bộ câu hỏi; giáo trình và tài liệu tham khảo;<br />
+ Giảng dạy: GV thường giảng dạy theo hướng diễn<br />
dịch, dùng lời nói (hoặc tranh, ảnh) thuyết trình, diễn<br />
giảng về cách dựng đường thẳng song song, đường thẳng<br />
<br />
vuông góc, dựng và chia góc; cách chia đều đoạn thẳng,<br />
chia đều đường tròn... qua đó, người học tiếp thu kiến<br />
thức một cách thụ động và hạn chế khả năng sáng tạo của<br />
người học; GV phải dành rất nhiều thời gian để dựng<br />
hình trên bảng, giải thích dẫn đến chất lượng của đào tạo<br />
không đạt được kết quả cao. Với cách dạy này, GV phải<br />
dành nhiều thời gian cho phần dựng hình trên bảng hoặc<br />
trên giấy.<br />
- Giảng dạy theo vòng quy nạp: + Công tác chuẩn bị<br />
trước khi giảng dạy: soạn giáo án, đề cương bài giảng;<br />
giáo trình và tài liệu tham khảo; dùng phần mềm<br />
Microsoft PowerPoint xây dựng bài giảng điện tử trên cơ<br />
sở nội dung của giáo án và đề cương bài giảng đã soạn ở<br />
bước trên; phần mềm GeoGebra, Cabri3D hoặc dụng cụ<br />
vẽ; giấy các khổ A2, A3, A4; + Giảng dạy theo vòng quy<br />
nạp: Bước 1: Trải nghiệm: Đưa ra câu hỏi thảo luận<br />
nhóm; bài tập cho nhóm; thực hành; thảo luận nhóm nhỏ;<br />
trình bày cá nhân, theo nhóm. Bước 2: Khái quát hoá cho<br />
từng sự kiện: Thảo luận nhóm lớn để tổng hợp; thuyết<br />
trình tóm tắt ý chính. Bước 3: Khái quát hoá lí thuyết<br />
hoàn chỉnh: Thuyết trình, trình bày, phát biểu các kết quả<br />
thu được. Bước 4: Áp dụng: SV thực hành kĩ năng; lập<br />
chương trình hành động cụ thể; thực hiện những nội dung<br />
của bài học.<br />
Gợi ý sư phạm:<br />
<br />
190<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Hoạt động<br />
của GV<br />
<br />
Hoạt động<br />
của SV<br />
<br />
- Chia nhóm.<br />
- Đưa ra yêu cầu.<br />
- Đặt câu hỏi.<br />
- Thực hành kĩ năng dựng<br />
đường thẳng song song,<br />
Dựng<br />
đường thẳng vuông góc,<br />
đường thẳng dựng và chia góc trên giấy<br />
song song,<br />
A3 hoặc trên phần mềm<br />
đường thẳng GeoGebra.<br />
vuông góc,<br />
- Tổ chức thảo luận nhóm<br />
dựng và<br />
nhỏ.<br />
chia góc.<br />
- Gọi SV trình bày.<br />
- Tổ chức thảo luận lớn để<br />
tổng hợp.<br />
- Đưa ra nội dung của bài<br />
học.<br />
<br />
- Nghe.<br />
- Quan sát.<br />
- Tương tác trực<br />
tiếp với phần<br />
mềm GeoGebra<br />
hoặc trên giấy A3.<br />
- Thực hành trên<br />
phần mềm.<br />
- Nghe.<br />
- Suy nghĩ.<br />
- Đưa ra câu trả<br />
lời.<br />
- Nghe.<br />
- Ghi bài.<br />
<br />
- Chia đều<br />
đoạn thẳng,<br />
chia đều<br />
đường tròn.<br />
- Vẽ nối<br />
tiếp.<br />
- Vẽ một số<br />
đường cong<br />
hình học.<br />
<br />
- Nghe.<br />
- Quan sát.<br />
- Tương tác trực<br />
tiếp với phần<br />
mềm GeoGebra<br />
hoặc trên giấy A3.<br />
- Thực hành trên<br />
phần mềm.<br />
<br />
- Chia nhóm.<br />
- Đưa ra yêu cầu.<br />
- Đặt câu hỏi.<br />
- Thực hành các kĩ năng<br />
chia đều đoạn thẳng, chia<br />
đều đường tròn; Vẽ nối<br />
tiếp; Vẽ một số đường<br />
cong hình học trên giấy A3<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 188-192<br />
hoặc trên phần mềm<br />
GeoGebra.<br />
- Tổ chức thảo luận nhóm<br />
nhỏ.<br />
- Gọi SV trình bày.<br />
- Tổ chức thảo luận lớn để<br />
tổng hợp.<br />
- Đưa ra nội dung của bài<br />
học.<br />
<br />
- Nghe.<br />
- Suy nghĩ.<br />
- Đưa ra câu trả<br />
lời.<br />
- Nghe.<br />
- Ghi bài.<br />
<br />
- Hình<br />
chiếu của<br />
khối hình<br />
học.<br />
<br />
2.4.2. Giảng dạy phần hình chiếu vuông góc<br />
Nội dung cần giảng dạy: Các phép chiếu - Hình chiếu<br />
của đường thẳng và mặt phẳng - Hình chiếu của khối<br />
hình học.<br />
Kịch bản sư phạm:<br />
- Với cách dạy truyền thống (chưa ứng dụng công nghệ<br />
thông tin): + Công tác chuẩn bị trước khi giảng dạy: soạn<br />
giáo án, đề cương bài giảng; giáo trình và tài liệu tham khảo.<br />
Giảng dạy: GV thường giảng dạy theo hướng diễn dịch,<br />
dùng lời nói (hoặc tranh, ảnh) thuyết trình, diễn giảng về các<br />
phép chiếu, hình chiếu của đường thẳng và mặt phẳng, hình<br />
chiếu của khối hình học qua đó người học tiếp thu kiến thức<br />
một cách thụ động và hạn chế khả năng sáng tạo của người<br />
học, GV phải dành rất nhiều thời gian để thuyết trình, giải<br />
thích dẫn đến chất lượng của đào tạo không đạt được kết<br />
quả cao. Cách dạy này GV phải dành nhiều thời gian cho<br />
phần dựng hình trên bảng hoặc trên giấy.<br />
- Giảng dạy theo vòng quy nạp: + Công tác chuẩn bị<br />
trước khi giảng dạy: soạn giáo án, đề cương bài giảng;<br />
biên soạn các bộ câu hỏi; giáo trình và tài liệu tham khảo;<br />
dùng phần mềm Microsoft PowerPoint xây dựng bài<br />
giảng điện tử trên cở sở nội dung của giáo án và đề cương<br />
bài giảng đã soạn ở bước trên; phần mềm GeoGebra hoặc<br />
Cabri3D; + Giảng dạy theo vòng quy nạp: Bước 1: Trải<br />
nghiệm: đưa ra câu hỏi thảo luận nhóm; bài tập cho<br />
nhóm; thực hành; thảo luận nhóm nhỏ; trình bày cá nhân,<br />
theo nhóm. Bước 2: Khái quát hoá cho từng sự kiện: thảo<br />
luận nhóm lớn để tổng hợp; thuyết trình tóm tắt ý chính.<br />
Bước 3: Khái quát hoá lí thuyết hoàn chỉnh: thuyết trình,<br />
trình bày, phát biểu các kết quả thu được. Bước 4: Áp<br />
dụng: SV thực hành kĩ năng; lập chương trình hành động<br />
cụ thể; thực hiện những nội dung của bài học.<br />
Gợi ý sư phạm:<br />
Nội dung<br />
- Các phép<br />
chiếu.<br />
- Hình<br />
chiếu của<br />
đường<br />
thẳng và<br />
mặt phẳng.<br />
<br />
Hoạt động<br />
của GV<br />
- Chia nhóm.<br />
- Đưa ra yêu cầu.<br />
- Đặt câu hỏi.<br />
- Thực hành trên phần<br />
mềm GeoGebra về các<br />
phép chiếu; hình chiếu<br />
<br />
Hoạt động<br />
của SV<br />
- Nghe.<br />
- Quan sát.<br />
- Tương tác trực tiếp<br />
với phần mềm<br />
GeoGebra hoặc trên<br />
giấy A3.<br />
<br />
của đường thẳng và mặt<br />
phẳng; hình chiếu của<br />
khối hình học.<br />
- Tổ chức thảo luận<br />
nhóm nhỏ.<br />
- Gọi SV trình bày.<br />
- Tổ chức thảo luận lớn<br />
để tổng hợp.<br />
- Đưa ra nội dung của bài<br />
học.<br />
<br />
- Thực hành trên<br />
phần mềm.<br />
- Nghe.<br />
- Suy nghĩ.<br />
- Đưa ra câu trả lời.<br />
- Nghe.<br />
- Ghi bài.<br />
<br />
2.4.3. Giảng dạy phần Liên kết (trong môn học Cơ kĩ<br />
thuật)<br />
Nội dung cần giảng dạy: Liên kết tựa - Liên kết dây<br />
mềm, thẳng và không dãn - Liên kết bản lề - Liên kết gối<br />
- Liên kết gối cầu - Liên kết ngàm - Liên kết thanh.<br />
Kịch bản sư phạm:<br />
- Với cách dạy truyền thống (chưa ứng dụng công<br />
nghệ thông tin): + Công tác chuẩn bị trước khi giảng dạy:<br />
soạn giáo án, đề cương bài giảng; giáo trình và tài liệu<br />
tham khảo; + Giảng dạy: GV thường giảng theo hướng<br />
diễn dịch, dùng lời nói (hoặc tranh, ảnh) thuyết trình, diễn<br />
giảng về: Liên kết tựa - Liên kết dây mềm, thẳng và<br />
không dãn - Liên kết bản lề - Liên kết gối - Liên kết gối<br />
cầu - Liên kết ngàm - Liên kết thanh. Qua đó, người học<br />
tiếp thu kiến thức một cách thụ động và hạn chế khả năng<br />
sáng tạo của người học, GV phải dành rất nhiều thời gian<br />
để thuyết trình, giải thích dẫn đến chất lượng đào tạo<br />
không đạt được kết quả cao.<br />
- Giảng dạy theo vòng quy nạp: + Công tác chuẩn bị<br />
trước khi giảng dạy: soạn giáo án, đề cương bài giảng;<br />
biên soạn các bộ câu hỏi; giáo trình và tài liệu tham khảo;<br />
dùng phần mềm Microsoft PowerPoint xây dựng bài<br />
giảng điện tử trên cở sở nội dung của giáo án và đề cương<br />
bài giảng đã soạn ở bước trên; phần mềm GeoGebra hoặc<br />
Cabri3D; + Giảng dạy theo vòng quy nạp: Bước 1: Trải<br />
nghiệm: Đưa vật thật quan sát; mô phỏng các liên kết trên<br />
phần mềm. Ví dụ: hình ảnh mô phỏng liên kết ngàm<br />
(xem hình); đưa ra câu hỏi thảo luận nhóm; bài tập cho<br />
nhóm; thực hành ảo các biến dạng của liên kết; thảo luận<br />
nhóm nhỏ; trình bày cá nhân, theo nhóm. Bước 2: Khái<br />
quát hoá cho từng sự kiện: thảo luận nhóm lớn để tổng<br />
hợp; thuyết trình tóm tắt ý chính. Bước 3: Khái quát hoá<br />
lí thuyết hoàn chỉnh: thuyết trình, trình bày, phát biểu các<br />
kết quả thu được. Bước 4: Áp dụng: SV thực hành kĩ<br />
năng; lập chương trình hành động cụ thể; thực hiện<br />
những nội dung của bài học.<br />
<br />
Hình ảnh mô phỏng liên kết ngàm<br />
<br />
191<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 188-192<br />
<br />
Gợi ý sư phạm:<br />
Nội dung<br />
<br />
Hoạt động<br />
của GV<br />
<br />
Hoạt động<br />
của SV<br />
<br />
- Liên kết tựa.<br />
- Liên kết dây<br />
mềm, thẳng và<br />
không dãn.<br />
- Liên kết bản<br />
lề.<br />
- Liên kết gối.<br />
- Liên kết gối<br />
cầu.<br />
- Liên kết<br />
ngàm.<br />
- Liên kết<br />
thanh.<br />
<br />
- Đưa vật thật quan<br />
sát; Mô phỏng các<br />
liên kết trên phần<br />
mềm.<br />
- Chia nhóm.<br />
- Đưa ra yêu cầu.<br />
- Đặt câu hỏi.<br />
- Tổ chức thảo luận<br />
nhóm nhỏ.<br />
- Gọi SV trình bày.<br />
- Tổ chức thảo luận<br />
lớn để tổng hợp.<br />
- Đưa ra nội dung<br />
của bài học.<br />
<br />
- Quan sát.<br />
- Nghe.<br />
- Tương tác trực<br />
tiếp với phần mềm<br />
GeoGebra.<br />
- Thực hành trên<br />
phần mềm.<br />
- Nghe.<br />
- Suy nghĩ.<br />
- Đưa ra câu trả lời.<br />
- Nghe.<br />
- Ghi bài.<br />
<br />
[5] Vũ Thị Lan (2014). Dạy học dựa vào nghiên cứu<br />
trường hợp ở đại học. NXB Bách khoa.<br />
[6] Nicola Whitton (2010). Learning with Digital<br />
Games. Routledge, NY.<br />
[7] Trần Văn Việt (2016). Ứng dụng mô phỏng, công<br />
nghệ mô phỏng dạy học các học phần Cơ sở kĩ thuật<br />
ngành cơ khí theo hướng quy nạp. Tạp chí Thiết bị<br />
giáo dục, số 130, tr 1-3.<br />
[8] Trần Văn Việt (2016). Thiết kế bài giảng dạy học<br />
theo hướng quy nạp một số nội dung trong môn Vẽ<br />
kĩ thuật ở các trường cao đăng kĩ thuật. Tạp chí<br />
Thiết bị giáo dục, số đặc biệt tháng 11, tr 20-23.<br />
[9] Nguyễn Xuân Lạc (2015). Công nghệ dạy học tương<br />
tác ảo. Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 122, tr 1-3; số<br />
123, tr 1-3.<br />
<br />
Cách dạy và học nói trên sẽ phát huy được tính tích<br />
cực, chủ động, kích thích tính tò mò, khám phá, tìm tòi<br />
và khả năng sáng tạo thông qua những trải nghiệm của<br />
người học nhờ đó chất lượng đào tạo được nâng cao. Nhờ<br />
có ứng dụng của công nghệ thông tin mà SV có thể tương<br />
tác trực tiếp trên máy tính (phần mềm GeoGebra hoặc<br />
Cabri3D) và có khả năng sáng tạo thêm các bài tập ngoài<br />
để mở rộng kiến thức.<br />
3. Kết luận<br />
Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và những<br />
tiến bộ của lí luận dạy học (đặc biệt là lí luận dạy học quy<br />
nạp) mà quá trình dạy các học phần cơ sở kĩ thuật có<br />
nhiều lựa chọn phương pháp dạy học để đạt hiệu quả hơn.<br />
Một trong những ứng dụng đó là xây dựng bài giảng điện<br />
tử, ứng dụng phần mềm GeoGebra hoặc Cabri3D để<br />
giảng dạy các học phần cơ sở kĩ thuật bằng phương pháp<br />
quy nạp (theo vòng quy nạp) qua đó từng bước nâng cao<br />
chất lượng đào tạo.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Kolb, David A. (1984). Experiential Learning:<br />
Experience as the Source of Learning and<br />
Development. Prentice - Hall, Inc., Englewood<br />
Cliffs, New Jersey.<br />
[2] Trần Khánh Đức (2010). Giáo dục và phát triển<br />
nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. NXB Giáo dục<br />
Việt Nam.<br />
[3] Nguyễn Xuân Lạc (2017). Nhập môn Lí luận và công<br />
nghệ dạy học hiện đại. NXB Giáo dục Việt Nam.<br />
[4] Nguyễn Văn Bảy (2015). Dạy học trải nghiệm và<br />
vận dụng trong đào tạo nghề điện dân dụng cho lực<br />
lượng lao động nông thôn. Luận án Tiến sĩ, Trường<br />
Đại học Sư phạm Hà Nội.<br />
<br />
DẠY HỌC CA KHÚC MANG ÂM HƯỞNG...<br />
(Tiếp theo trang 214)<br />
Đàn phím điện tử với những tính năng phong phú về<br />
tiết điệu và âm sắc, đã trở thành công cụ đệm hát rất hiệu<br />
quả và đóng vai trò không thể thiếu cho sự sống động của<br />
tác phẩm. Vì vậy, khai thác tính năng của đàn ứng dụng<br />
đệm hát những ca khúc mang âm hưởng dân ca sẽ khá<br />
thiết thực và hiệu quả. Bè đệm của đàn phím điện tử sẽ<br />
góp phần để các ca khúc mang âm hưởng dân ca Thanh<br />
Hóa đến được với công chúng nhanh hơn, hiệu quả hơn,<br />
qua đó thúc đẩy việc dạy và học các ca khúc này ngày<br />
càng hiệu quả.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Ngô Thị Việt Anh (2013). Biên soạn phần đệm hát<br />
cho trung học cơ sở (Dùng bộ đệm tự động) ứng<br />
dụng trong dạy và học đàn phím điện tử ở Trường<br />
Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Nghiên<br />
cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Sư<br />
phạm Nghệ thuật Trung ương.<br />
[2] Đoàn Phương Hải (2011). Phương pháp soạn đệm<br />
trên đàn Organ. Đề tài nghiên cứu khoa học, Học<br />
viện Âm nhạc Huế.<br />
[3] Nguyễn Thụy Loan (2005). Giáo trình Âm nhạc cổ<br />
truyền. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[4] Phạm Phúc Minh (1994). Tìm hiểu dân ca Việt Nam.<br />
NXB Âm nhạc.<br />
[5] Lê Anh Tuấn (2011). Điệu thức 5 âm trong dân ca<br />
người Việt. Luận án Tiến sĩ, Học viện Âm nhạc<br />
Quốc gia Việt Nam.<br />
<br />
192<br />
<br />