Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
THIẾT KẾ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN XE Ô TÔ<br />
CHUYỂN ĐỘNG THEO QUỸ ĐẠO<br />
Nguyễn Ngọc Tuấn, Lê Khắc Thủy*<br />
Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, cấu trúc của hệ tự động điều khiển lái thiết bị di động<br />
dựa trên cơ sở kết hợp bộ điều khiển mờ (FLC) và điều khiển PID đã được thực hiện. Bộ điều<br />
khiển mờ thực hiện điều khiển khiển vòng ngoài, bộ điều khiển PID thực hiện điều khiển vòng<br />
trong. Trên cơ sở các điều kiện đường sá, yếu tố tác động bên ngoài, đặc điểm cấu trúc của<br />
xe để thực hiện điều khiển xe phỏng theo người lái xe. Sự kết hợp bộ điều khiển mờ và điều<br />
khiển PID ưu việt hơn trong bài toán điều khiển với điều kiện thiếu các cảm biến đo lường,<br />
khó bố trí thực hiện các phép đo các đại lượng vật lý đặc thù trên thiết bị di dộng. Kết quả<br />
mô phỏng cho thấy hiệu quả của phương pháp đề xuất.<br />
Từ khóa: Thiết bị di động không người lái, Hệ thống điều khiển thông minh, Hệ thống điều khiển mờ.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Ngày nay, sự phát triển của các thiết bị di động thông minh (Intelligent Transportation<br />
Systems-ITS) cho phép chúng ta nâng cao hiệu quả, tăng tính tiện lợi và an toàn trong quá<br />
trình sử dụng [1],[2]. Trong lĩnh vực nghiên cứu tự động lái xe với yêu cầu tốc độ thường<br />
xuyên thay đổi, trong các điều kiện đường sá khác nhau (đường nhựa, đường đất, đường<br />
băng – tuyết, đường đá hộc và các đường thử nghiệm mẫu xe ô tô đặc thù) [3]. Có hai<br />
hướng nghiên cứu chính để xây dựng các bộ tự động điều khiển lái: một là thiết kế hệ<br />
thống điều khiển thông minh lái phỏng theo lái xe của con người và hai là hướng thiết kế<br />
hệ thống điều khiển trên cơ sở mô hình động lực học của xe ứng dụng các lý thuyết điều<br />
khiển. Hướng thứ nhất không yêu cầu chính xác mô hình động học của xe. Trong khi đó,<br />
hướng thứ hai đòi hỏi sự chính xác mô hình động học của xe, vì vậy cần phải thực hiện<br />
nhận dạng chính xác các tham số mô hình. Công việc này không phải lúc nào cũng có thể<br />
thực hiện được, quan trọng hơn nữa phương pháp này yêu cầu phải sử dụng rất nhiều các<br />
cảm biến khác nhau và làm tăng sự phức tạp của hệ thống.<br />
Việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại cho phép thiết kế được những hệ<br />
thống điều khiển lái cho xe ở các loại đường sá khác nhau. Các hệ thống lái phỏng theo<br />
việc điều khiển xe của con người dựa trên điều khiển hiện đại, điều khiển mờ, mạng nơ<br />
ron đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu. Giáo sư Tsugawa và nhóm<br />
nghiên cứu đã nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển xe thông minh sử dụng (GPS) thu<br />
được nhiều kết quả đáng kể [4]. Cùng với đó một số nghiên cứu trong lĩnh vực xe ô tô tự<br />
động thông minh đã được đề cập trong các bài báo [5],[6]. Các công trình nghiên cứu<br />
trong lĩnh vực xe ô tô tự động thông minh [5],[6]. Đặc biệt trong công trình [7], Hessburg<br />
và Tomizuka sử dụng lý thuyết điều khiển mờ để thiết kế hệ thống điều khiển, và đã thực<br />
nghiệm trên xe Toyota Celica. Những kết quả trên đã minh chứng cho việc ứng dụng bộ<br />
điều khiển mờ để thiết kế các hệ thống lái thiết bị di động. Nghiên cứu [8] chỉ ra bộ điều<br />
khiển mờ là một giải pháp hữu hiệu để thực hiện thiết kế các hệ thống có tính phi tuyến<br />
lớn, làm việc trong điều kiện thiếu các cảm biến. Công trình nghiên cứu của Sugeno và<br />
Nishida [9] chỉ ra, bộ điều khiển mờ điều khiển hệ thống phi tuyến như trong quỹ đạo di<br />
chuyển của ô tô đã thu được thành công lớn.<br />
Trong nghiên cứu này, đưa ra cấu trúc của hệ tự động điều khiển lái thiết bị di động<br />
dựa trên sự kết hợp bộ điều khiển mờ và điều khiển PID. Trên cơ sở các đặc điểm, điều<br />
kiện đường sá, đặc điểm cấu trúc của xe để thực hiện điều khiển xe chuyển động theo quỹ<br />
đạo xác định.<br />
2. THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN XE Ô TÔ CHUYỂN ĐỘNG THEO QUỸ ĐẠO<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 37, 06 - 2015 75<br />
Kỹ thuật điều khiển &Điện tử<br />
<br />
2.1. Mô hình động học xe ô tô<br />
Động học của truyền động điều khiển lái ô tô được nghiên cứu từ những năm 1950.<br />
Năm 1956 Segel đưa ra mô hình lái ô tô với ba bậc tự do xem xét chuyển động gồm 2<br />
thành phần là chuyển động lăn và trượt, nếu chuyển động lăn bỏ qua thì mô hình động học<br />
ô tô được xem xét như mô hình xe đạp, đây là mô hình nghiên cứu thông dụng, chúng ta<br />
có thể tìm hiểu thêm [10,11,13]. Mô hình chuyển động được đưa ra như sau:<br />
f<br />
vr<br />
<br />
<br />
<br />
yf<br />
f f<br />
<br />
A A<br />
ff<br />
ff Mf<br />
l fs lf lf<br />
fw v vx<br />
v<br />
lw <br />
CG r r<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
vy<br />
CG<br />
vr<br />
lr lr r<br />
<br />
lrs<br />
B B<br />
fr fr<br />
Mr<br />
yr<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mô hình xe đạp: Đối với thiết bị di động, với chuyển động lái bánh trước:<br />
mô hình động học ngoài (a); mô hình ma sát trong (b).<br />
Trong đó: v - tốc độ xe, А và B ký hiệu điểm tiếp xúc với đường bánh trước, bánh sau<br />
tương ứng. – góc giữa hướng chuyển động mong muốn và hướng dọc thân xe AB. β -<br />
góc tạo bởi trục dọc thân xe và hướng chuyển động của xe, δf - góc đánh lái bánh xe trước,<br />
δr - góc hướng quay của bánh xe sau, vr - vận tốc đảo lái của xe. ff , fr lực tác dụng bánh<br />
trước và bánh sau vuông góc với hướng chuyển động của bánh xe. fw - lực gió tác động lên<br />
bề mặt khí động học xe và lw khoảng cách từ CG tới bề mặt khí động xe. lf, lr khoảng cách<br />
từ A và В tương ứng tới tâm của xe. lfs, lrs - khoảng cách từ cảm biến phía trước, cảm biến<br />
sau tương ứng tới tâm xe CG. yf, yr tương ứng là khoảng cách từ điểm quan sát trước và<br />
sau đến quỹ đạo di chuyển. αf, αr lần lượt là góc trượt của bánh trước và bánh sau, đại<br />
lượng này phụ thuộc góc lái, phụ thuộc vào đặc điểm lốp xe, áp suất lốp xe và chất lượng<br />
mặt đường.<br />
Sử dụng mô hình động học xe đạp hai bậc tự do. Mô hình chuyển động xe được mô tả<br />
như sau (mô hình Guldner, et al 1996)[12]:<br />
0 1 0 0 0 <br />
2c f 2c r 2c f l f 2c r lr y 2c f <br />
y <br />
y 0 <br />
mvx<br />
0 vx <br />
mvx y m <br />
d <br />
. <br />
dt 0 0 0 1 0 (1)<br />
<br />
<br />
2l f c f 2lr c r 2l f c f 2lr c r 2l f c f<br />
2 2 <br />
0 0 <br />
I z vx I z vx Iz <br />
Trong đó, vị trí di chuyển ngang y và góc hướng chuyển động của xe . Các tham số<br />
y, được xác định nhờ hệ thống định vị toàn cầu DGPS. Vận tốc chuyển động dọc thân<br />
<br />
<br />
76 N. N. Tuấn, L. K. Thủy, “Thiết kế hệ thống tự động điều khiển… theo quỹ đạo.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
xe ký hiệu là vx; vy - vận tốc di chuyển ngang xe; cαf, cαr - hệ số độ cứng giữa bánh và mặt<br />
đường cho cặp bánh trước, sau tương ứng, cặp tham số này phụ thuộc vào cấu trúc, đặc<br />
điểm của xe và đặc điểm chất lượng đường sá, m - khối lượng xe và Iz - mô men quán tính<br />
xe.<br />
2.2. Thiết kế bộ điều khiển<br />
2.2.1. Bộ điều khiển PID điều khiển lái xe<br />
Trong nghiên cứu này, giới hạn góc quay và tốc độ quay bánh xe trước được cho như<br />
sau. Góc quay giới hạn |φ(t)| < 45 độ, tốc độ quay giới hạn (t) < 20 độ/s. Sai lệch vị trí<br />
trong chế độ quá độ không quá 0,15m; trong chế độ xác lập không quá 0,02m. Để đảm bảo<br />
yêu cầu thỏa mái và dễ chịu của hành khách thì gia tốc chuyển động theo chiều ngang<br />
không quá 2 m/s và chiều dọc thân xe không quá 4m/s. Hệ thống điện trên xe sử dụng là<br />
điện ác quy 12V. Do đó động cơ chấp hành sử dụng là động cơ điện 1 chiều 12V điều<br />
khiển vô lăng, động cơ chấp hành gắn với trục vô lăng qua dẫn động bánh răng. Tốc độ và<br />
góc quay của động cơ được phản hồi qua encoder tuyệt đối. Hệ thống lắp ghép các thiết bị<br />
được bố trí như trong hình 2.<br />
Hệ thống điều khiển hoạt động phỏng theo sự điều khiển của con người. Việc quay vô<br />
lăng từ trái sang phải và ngược lại được thực hiện trong khoảng 6÷8 s, do vậy yêu cầu tốc<br />
độ động cơ chấp hành khoảng 24 v/phút. Giá trị mô men của động cơ chấp hành đảm bảo<br />
quay được hệ truyền động lái khi ô tô ở vị trí dừng (cả 4 bánh dừng so với mặt đất), giá trị<br />
tính toán yêu cầu là 5Nm, do đó, ta chọn động cơ chấp hành là động cơ điện một chiều có<br />
mô men là 7Nm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Mô hình ghép nối vật lý hệ thống truyền động điều khiển.<br />
Phương trình động học hệ truyền động lái hình 2 mô tả như sau:<br />
J b Fc sgn() ka a (2)<br />
Trong đó: θ - góc quay của trục lái, J - mô men quan tính của hệ thống lái, b - hệ số ma<br />
sát tốc độ, Fc - lực ma sát Coulomb, ka - hệ số tỉ lệ, τa - mô men tự cân bằng của hệ thống<br />
lái, τ - mô men xoắn truyền động.<br />
Từ mô hình truyền động của hệ thống, sơ đồ khối cấu trúc hệ thống truyền động lái cho<br />
xe ô tô có dạng như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ khối chức năng hệ thống điều khiển lái ô tô.<br />
Thực hiện nhận dạng tham số hệ hở sử dụng công cụ nhận dạng trong MatLab thu được<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 37, 06 - 2015 77<br />
Kỹ thuật điều khiển &Điện tử<br />
<br />
hàm truyền sau:<br />
0.8<br />
H (s) 2 (3)<br />
s 7.96 s 16.2<br />
Sử dụng phương pháp Ziegler–Nichols thu được tham số bộ PID như sau:<br />
K p 36.8; K I 104.4; K D 1.42<br />
2.2.2. Bộ điều khiển mờ điều khiển lái xe ô tô chuyển động theo quỹ đạo<br />
Bộ điều khiển mờ nhận tín hiệu từ các cảm biến DGPS, cảm biến góc đánh lái sau đó<br />
thực hiện xử lý thông tin, tính toán tín hiệu góc cần điều khiển lái vô lăng. Thông tin<br />
DGPS có tần số 10Hz, cảm biến góc tuyệt đối sử dụng là ATM90 SSI có tần số 100Hz, từ<br />
những thông tin này tính toán sai lệch vị trí xe và sai lệch góc hướng xe so với quỹ đạo<br />
chuyển động yêu cầu. Một bộ điều khiển mờ cơ bản (FIS) theo mô hình Mandani gồm ba<br />
thành phần chính: Khâu mờ hóa, khối suy luận mờ (thiết bị thực hiện luật hợp thành) và<br />
khâu giải mờ. Quá trình suy luận mờ dựa trên các biến ngôn ngữ, các tập mờ, các toán tử<br />
logic mờ và các luật hợp thành IF-THEN.<br />
Biến vào của bộ điều khiển mờ: sai lệch góc hướng của xe, sai lệch vị trí xe và vi<br />
phân sai lệch vị trí xe:<br />
Góc sai lệch góc hướng của xe: ∆φ = φm - φ<br />
Sai lệch vị trí xe: ∆l = lm - l<br />
Vi phân sai lệch vị trí của xe : d(∆l)/dt<br />
Biến đầu ra của bộ điều khiển: giá trị tuyệt đối của góc điều khiển<br />
Các biến ngôn ngữ của bộ mờ ký hiệu như sau: N- âm (Negative); Z- không<br />
(Zero); P-dương(Positive); với các ký hiệu bổ sung S (nhỏ, small), M – (trung bình,<br />
medium), B –(lớn, big). Ví dụ, NB- âm lớn; NM- âm trung bình; PL- dương lớn. Các hàm<br />
liên thuộc của các biến mờ được đưa ra như sau:<br />
d l<br />
( l) ( )<br />
dt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a)Hàm liên thuộc sai lệch vị trí xe b)Hàm liên thuộc vi phân sai lệch vị trí xe<br />
( ) ( )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c)Hàm liên thuộc sai lệch góc hướng xe d)Hàm liên thuộc góc điều khiển động cơ<br />
chấp hành<br />
Hình 4. Hàm liên thuộc của các biến bộ điều khiển mờ.<br />
Trong nghiên cứu này, bộ điều khiển mờ được thiết kế theo mô hình Mandani [14].<br />
Nguyên lý xây dựng bộ điều khiển mờ phỏng theo điều khiển của lái xe, bộ điều khiển bao<br />
hàm được các kinh nghiệm điều khiển xe. Các luật điều khiển đưa ra theo tư tưởng như<br />
sau:<br />
Nếu góc hướng điều khiển sai lệch sang phải, thì điều khiển ô tô lái sang trái.<br />
Nếu góc hướng điều khiển sai lệch sang trái, thì điều khiển ô tô lái sang phải.<br />
Ta quy ước hướng bên phải là hướng dương, hướng bên trái là hướng âm.<br />
If: sai lệch vị trí xe l là A1 và vi phân sai lệch vị trí xe d(∆l)/dt là B1 và góc<br />
hướng sai lệch là C1, thì góc điều khiển động cơ chấp hành d là D1.<br />
<br />
<br />
78 N. N. Tuấn, L. K. Thủy, “Thiết kế hệ thống tự động điều khiển… theo quỹ đạo.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Trong đó A1, B1,C1, D1 lần lượt là các biến ngôn ngữ của các hàm liên thuộc sai lệch<br />
vị trí xe, sai lệch vi phân vị trí xe và sai lệch góc hướng xe.<br />
Có rất nhiều phương pháp giải mờ [14], trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp<br />
trọng tâm vùng để tính toán góc điều khiển động cơ lái. Phương pháp này có khả năng<br />
giảm nhiễu, độ tin cậy cao, tính chính xác điều khiển và cải thiện tốc độ tính toán hệ<br />
thống. Công thức tính toán đưa ra như sau;<br />
n<br />
<br />
u<br />
u (ui ) du<br />
i 1 i (4)<br />
n<br />
i 1<br />
(ui )du<br />
Trong đó: u đại lượng đầu ra bộ điều khiển, ui biến ngôn ngữ hàm liên thuộc tín hiệu<br />
điều khiển động cơ lái và μ(ui) là hàm liên thuộc biến ngôn ngữ tương ứng.<br />
<br />
3. MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ<br />
3.1. Số liệu đầu vào<br />
Mô hình nghiên cứu xe ô tô với bộ tham số như sau:<br />
m = 1500(kg); Iz = 2500(Kg.m2); lf = 1.2(m); lr = 1.5(m); cf = 80000(N/rad);<br />
cr = 80000(N/rad).<br />
3.2. Xây dựng hệ thống điều khiển ô tô chuyển động theo quỹ đạo sử dụng MatLab<br />
simulink<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Sơ đồ mô phỏng hệ thống điều khiển ô tô chuyển động theo quỹ đạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Kết quả mô phỏng hệ điều khiển bám theo quỹ đạo xung sin.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 37, 06 - 2015 79<br />
Kỹ thuật điều khiển &Điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Kết quả mô phỏng hệ điều khiển bám theo quỹ đạo xung vuông.<br />
3.3. Kết quả mô phỏng và đánh giá<br />
Phân tích kết quả thu được trên hình vẽ 6 và 7 nhận thấy: Bộ điều khiển mờ và điều<br />
khiển PID thiết kế thực hiện điều khiển xe ô tô chuyển động đáp ứng các yêu cầu về chất<br />
lượng. Việc kết hợp bộ điều khiển mờ và điều khiển PID tạo ra hệ thống điều khiển thông<br />
minh, hệ thống có khả năng kháng nhiễu tốt. Hoạt động tốt trong điều kiện đối tượng điều<br />
khiển phi tuyến cao.<br />
Bộ điều khiển kết hợp PID và mờ hóa cho thấy có thể điều khiển ô tô chuyển động<br />
theo quỹ đạo biết trước hoạt động ổn định, chất lượng quá độ tốt, hệ thống đáp ứng nhanh,<br />
kết quả mô phỏng cho thấy thời gian yêu cầu để hệ thống bám được quỹ đạo 3,5s là hợp lý<br />
và phù hợp với thực tiễn lái xe. Sai số hệ thống nhỏ, kết quả mô phỏng cho thấy sai số<br />
bám vị trí của xe trên đường không quá 4cm. Hệ thống phản ứng tốt trong các điều kiện<br />
phức tạp của đường sá.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Trong nghiên cứu này, hệ thống tự động điều khiển lái xe theo quỹ đạo đã được thiết<br />
kế, trong đó đã kết hợp bộ điều khiển mờ và điều khiển PID để thực hiện điều khiển quay<br />
vô lăng xe. Bộ điều khiển mờ là bộ điều khiển cấp trên, thực hiện chức năng tính toán góc<br />
lái xe yêu cầu, góc lái xe này là đại lượng đầu vào để bộ điều khiển PID thực hiện điều<br />
khiển hệ thống truyền động điều khiển vô lăng sử dụng động cơ chấp hành một chiều kinh<br />
điển.Bộ điều khiển mờ thực hiện phỏng theo điều khiển của người lái xe, không cần phải<br />
nhận dạng tính toán các tham số mô hình động học phức tạp của xe ô tô. Bộ điều khiển mờ<br />
kết hợp được những kinh nghiệm của người lái xe.<br />
Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu DGPS và cảm biến góc quay tuyệt đối của trục vô<br />
lăng để tính toán các tham số chuyển động của xe ô tô. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống<br />
điều khiển lái chuyển động mềm mại đáp ứng tính năng thời gian thực tốt.<br />
Kết quả nghiên cứu thu được minh chứng hệ thống điều khiển tự động cho thiết bị di<br />
động nói chung, cho xe ô tô nói riêng trong lĩnh vực nghiên cứu thiết bị di động thông<br />
minh, sử dụng hệ thống định vị toàn cầu DGPS và cảm biến góc tuyệt đối đo góc lái vô<br />
lăng trên cơ sở lí thuyết điều khiển mờ và PID thiết kế bộ điều khiển lái theo quỹ đạo cho<br />
trước thu được kết quả tốt. Là cơ sở để tiếp tục phát triển hệ thống tự động điều khiển thiết<br />
bị di động trong điều kiện đường sá phức tạp, có nhiều chướng ngại vật.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. European Transport Policy for 2010, “Time to Decide”, White Paper, Luxembourg:<br />
Office for Official Publications of the Eur. Communities, L-2985, 2001.<br />
<br />
<br />
<br />
80 N. N. Tuấn, L. K. Thủy, “Thiết kế hệ thống tự động điều khiển… theo quỹ đạo.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[2]. Dr. Li Li& Dr. Fei-Yue Wang, “Advanced Motion Control and Sensing for Intelligent<br />
Vehicles”, 2007.<br />
[3]. J. E. Naranjo, C. González, J. Reviejo, R. García, and T. de Pedro, “Adaptive fuzzy<br />
control for inter-vehicle gap keeping,” Special Issue on Adaptive Cruise Control,<br />
IEEE Trans. Intell. Transp. Syst., vol. 4, no. 3, pp. 132–142, Sep. 2003.<br />
[4]. S. Kato, S. Tsugawa, K. Tokuda, T.Matsui, and H. Fujiri, “Vehicle control algorithms<br />
for cooperative driving with automated vehicles and intervehicle communications,”<br />
IEEE Trans. Intell. Transp. Syst., vol. 3, no. 3, pp. 155–161, Sep. 2002.<br />
[5]. R. Rajamani, H.-S. Tan, B. K. Law, and W.-B. Zhang, “Demonstration of integrated<br />
longitudinal and lateral control for the operation of automated vehicles in platoons,”<br />
IEEE Trans. Contr. Syst. Technol., vol. 8, no. 4, pp. 695–708, Jul. 2000.<br />
[6]. J. Farrell, H.-S. Tan, and Y. Yang, “Carrier phase GPS-aided INS based vehicle lateral<br />
control,” ASME J. Dyn. Syst. Meas. Control, vol. 125, No. 3, pp. 339–353, Sep. 2003.<br />
[7]. T. Hessburg and M. Tomizuka, “Fuzzy logic control for lateral vehicle guidance,”<br />
IEEE Control Syst., vol. 14, no. 4, pp. 55–63, Aug. 1994.<br />
[8]. J. M. Mendel, “Fuzzy logic systems for engineering: A tutorial,” Proc. IEEE, vol. 83,<br />
no. 3, pp. 345–377, Mar. 1995.<br />
[9]. M. Sugeno and M. Nishida, “Fuzzy control of a model car,” Fuzzy Sets Syst., vol.<br />
16, no. 2, pp. 103–113, Aug. 1985.<br />
[10].J. Ackermann, "Robust car steering by yaw rate control," Proceedings of the 29th<br />
IEEE Conference on Decision and Control, pp. 2033-2034, 1990.<br />
[11].D.-C. Liaw, H.-H. Chiang, and T.T. Lee, “A bifurcation study of vehicle's steering<br />
dynamics,” Proceedings of IEEE Intelligent Vehicles Symposium, pp. 388-393, 2005.<br />
[12]. Guldner, Tan , ”Analysis of automatic steering control for highway vehicles with<br />
look-down lateral reference system”, et al. 1996<br />
[13]. Rajesh Rajamani, ”Vehicle Dynamics and Control”,second edition, 2012.<br />
[14]. Егупова.Н.Д, “Методы робастного, нейро-нечеткого и адаптивного<br />
управления”, МГТУ,2002.<br />
ABSTRACT<br />
DESIGN OF THE AUTOMATIC CONTROL SYSTEM FOR CAR<br />
MOVING ON STRAJECTORY<br />
In this research, the control structure of steering automatic control system for<br />
unmanned autonomous vehicles, based on fuzzy logic (FL) and a proportional-integral-<br />
derivative (PID) controllers, is fulfilled. In which, fuzzy logic controller is designed in<br />
order to work as outer controller, while inner controller is based on PID algorithm. The<br />
control system, based on information of road situation, environment conditions, vehicles’<br />
dynamics, will drive automobiles automatically as performance of professional driver.<br />
The integration of FL and PID controllers showed many advantages for automotive<br />
control system in real vehicles where are not enough whole sensors and cannot arrange<br />
specific equipment to measure necessary physical parameters. The simulated results<br />
demonstrated the efficiency of proposed control method.<br />
Keywords: Unmanned autonomous vehicles, Inteligent control system, Fuzzy logic controller.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 13 tháng 03 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 23 tháng 03 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày12 tháng 06 năm 2015<br />
Địa chỉ: Khoa Kỹ thuật điều khiển - Học viện KTQS; *Email: lekhacthuy82@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 37, 06 - 2015 81<br />