YOMEDIA
ADSENSE
Thiết kế hoạt động giáo khoadạy ước bội
153
lượt xem 14
download
lượt xem 14
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO KHOA Nguyễn Duy Khanh, trường THCS Thanh Trù, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc – Sdd: 0915.068.451 I. Việc giao nhiệm vụ cho học sinh
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thiết kế hoạt động giáo khoadạy ước bội
- PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 6 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO KHOA Nguyễn Duy Khanh, trường THCS Thanh Trù, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc – Sdd: 0915.068.451 I. Việc giao nhiệm vụ cho học sinh phù hợp với những hiểu biết thực tế, những kiến thức đã học của học sinh để từ nhiệm vụ đó học sinh n ắm bắt đ ược ki ến th ức c ủa bài học sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của h ọc sinh. Trong quá trình dạy học, chúng tôi luôn có ý thức đổi mới phương pháp. Một hướng dạy học mà chúng tôi quan tâm và đã áp dụng là dạy học thông qua hoạt động giáo khoa vì h ướng d ạy h ọc này đáp ứng được yêu cầu mà chúng tôi nêu ra ban đầu. Qua nhi ều ti ết d ạy th ử nghi ệm t ại trường THCS Thanh Trù, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, tôi nhận th ấy h ọc sinh h ứng thú h ọc h ơn và cho kết quả thật tốt. Trong phạm vi bài báo này, tôi chỉ xin trình bày m ột số bài mà chúng tôi đã v ận dụng thành công hướng dạy học nói trên. II. Hoạt động giáo khoa là một nhiệm vụ học tập thoả mãn các điều kiện: (1) Phù hợp với chương trình; (2) Không được quá đơn giản, quá dễ dàng đến mức học sinh chỉ cần thực hiện trong một vài phút; nhưng ngược lại cũng không được quá khó đến mức học sinh phải suy nghĩ quá lâu hoặc không thể giải quyết được cho dù có hợp tác với những học sinh khác; (3) Được trình bày rõ ràng, dễ hiểu đối với mọi học sinh tham gia; (4) Nhiệm vụ này tự bản thân nó hoặc cùng với một số nhiệm vụ khác cũng thỏa mãn ba điều kiện trên phải tạo cho học sinh một trong các cơ hội sau: - Đi đến những phỏng đoán về kiến thức mới; - Đi đến kiến thức mới; - Hình thành biểu tượng hình ảnh về đối tượng sắp được học; - Hình thành kĩ năng mới; - Huy động những kiến thức đã được học để tổ chức lại những kiến thức này; - Huy động những kiến thức đã được học để vận dụng những kiến thức này vào đời sống thực tiễn.” Khi dạy bài “Ước chung và bội chung” - Toán 6, SGK, tập 1, trang 51 tôi đã thi ết kế và cho học sinh thực hiện các hoạt động giáo khoa hướng vào hai n ội dung chính: ước chung và bội chung. 1. Hoạt động giáo khoa đi đến định nghĩa ước chung của hai hay nhiều số. Hoạt động giáo khoa ƯỚC CHUNG được trình bày dưới đây, tôi thi ết k ế đ ể dạy học nội dung ước chung của 2 hay nhiều số. Mục đích c ủa ho ạt đ ộng giáo khoa này là giúp học sinh khám phá định nghĩa ước chung: “ Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó”. HOẠT ĐỘNG ƯỚC CHUNG a) Viết tập hợp các ước của 12 b) Viết tập hợp các ước của 18 c) Viết tập hợp ƯC(12, 18) gồm các số vừa là ước của 12, vừa là ước của 18 d) Các số thuộc tập hợp ƯC(12, 18) vừa tìm được ở trên gọi là ước chung của 12 và 18. Theo em, thế nào là ước chung của hai số, của ba số, của nhiều số. Kết quả đạt được ở hoạt động trên là 75% học sinh nêu được định nghĩa đúng v ề ước chung của hai hay nhiều số. Có 5/ 49 em chưa tìm đúng các ước của 12 và các ước của 18 nên không ch ọn ra được các số vừa là ước của 12, vừa là ước của 18 (chưa hoàn thiện bài làm). Có 8/49 em đã viết được tập hợp ƯC(12, 18) nhưng mới chỉ nêu được đ ịnh nghĩa ước chung c ủa hai số.
- 2. Hoạt động giáo khoa đi đến định nghĩa bội chung của hai hay nhiều số Hoạt động giáo khoa BỘI CHUNG được trình bày dưới đât, tôi thi ết kế để d ạy học nội dung bội chung của 2 hay nhiều số. Mục đích của hoạt động giáo khoa này là giúp học sinh khám phá định nghĩa bội chung: “Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó”. HOẠT ĐỘNG BỘI CHUNG a) Viết tập hợp các bội của 4 b) Viết tập hợp các bội của 6 c) Viết tập hợp BC(4, 6) gồm các số vừa là bội của 4, vừa là bội của 6 d) Các số thuộc tập hợp BC(4, 6) vừa tìm được ở trên gọi là bội chung của 4 và 6. Theo em, thế nào là bội chung của hai hay nhiều số. Kết quả đạt được ở hoạt động thứ hai là 85% học sinh nêu được định nghĩa đúng. Có 5/ 49 em chưa tìm đúng các bội của 4 và các bội của 6 nên không ch ọn ra đ ược các số vừa là bội của 4, vừa là bội c ủa 6 (ch ưa hoàn thi ện bài làm). 3/ 49 em đã vi ết đ ược tập hợp BC(4, 6) nhưng mới chỉ nêu được định nghĩa bội chung của hai số. Khi được giao các nhiệm vụ trên, hầu hết học sinh rất hứng thu, các em đều c ố gắng thi đua hoàn thành nhiệm vụ trước. Một số em mặc dù chưa đủ khả năng để phát biểu đúng định nghĩa ước chung và định nghĩa bội chung c ủa hai hay nhi ều s ố nh ưng các em đã rất cố gắng để diễn tả những hiểu biết c ủa mình v ề ước chung và b ội chung c ủa hai hay nhiều số. Khi dạy bài trên theo tiến trình như SGK hiện thời (không giao nhi ệm v ụ cho h ọc sinh thực hiện nhiệm vụ như trên) ở lớp khác, kết quả đạt được: c ả hai mục 1 và 2 có 55%(14/ 25) học sinh nêu đúng định nghĩa ngay sau khi học. 11/25 em không nêu được định nghĩa ước chung của hai số và định nghĩa bội chung của hai số. Kết quả còn cho thấy thật tốt hơn ở giờ học sau (giờ luyện tập sau bài ước chung và bội chung). Đối với các lớp được học giờ trước theo hướng giao nhiệm vụ như trên, hầu hết các em đã phát biểu đúng định nghĩa ước chung và đ ịnh nghĩa b ội chung c ủa hai hay nhiều số thì đều biết tìm ước chung và bội chung của hai số, ba số. Còn đ ối v ới l ớp không được học theo hướng giao nhiệm vụ như trên thì có nhi ều em phát bi ểu đúng đ ịnh nghĩa nhưng không tìm được ước chung và bội chung của hai số, của ba số. Tương tự như kết quả đạt được ở bài “Ước chung và bội chung” - Toán 6, chúng tôi cũng thu được kết quả thật tốt khi vận dụng hướng dạy trên vào dạy học bài : “§15. Tìm một số biết giá trị một phân số của nó” - SGK to¸n 6, tËp 2, trang 53. Để người đọc hình dung được cách dạy hoạt động giáo khoa mà chúng tôi thiết kế cho bài học này, trong một tiến trình bài học cụ thể, ở đây, chúng tôi xin nêu rõ vị trí của hoạt đông giáo khoa trong bài học. Khi dạy học bài này, chúng tôi đã thiết kế hoạt động giáo khoa với mục đích cho học sinh khám phá ra cách “tìm một số khi biết giá trị một phân số của số đó” và cho học sinh thực hiện hoạt động giáo khoa này trước, từ đó đi đến quy tắc và sau cùng là thực hiện luyện tập qua một ví dụ. Cụ thể hoạt động giáo khoa và cách tiến hành dạy học hoạt động giáo khoa này ở bài “§15. Tìm một số biết giá trị một phân số của nó” như thế nào, đã được chúng tôi trình bày ngay dưới đây. 1. Quy tắc HOẠT ĐỘNG TÌM SỐ Thời gian: 15 phút Hình thức: Làm việc nhóm 3 học sinh Phương tiện: bi (45 viên)
- (1) Chia 30 viên bi thành 2 phần bằng nhau Lấy thêm số bi bằng số bi trong mỗi phần Tính tổng số bi sau khi lấy thêm 30 viên bi là mấy phần của tổng số bi thu được 2 Tính 30: và so sánh kết quả với tổng số bi 3 (2) Lấy thêm số bi bằng 3 lần số bi trong mỗi phần Tính tổng số bi sau khi lấy thêm 30 viên bi là mấy phần của tổng số bi thu được 2 Tính 30: và so sánh kết quả với tổng số bi 5 (hết hoạt động) m m (m,n ∈ N*) Quy tắc: Muốn tìm một số biết của nó bằng a, ta tính a: n n 2 ?1. a) Tìm một số biết của nó bằng 14. 7 −2 2 b) Tìm một số biết 3 của nó bằng 5 3 ?2. Một bể chứa đầy nước, sau khi dùng hết 350 lít nước thì trong bể còn lại một lượng 13 nước bằng dung tích bể. Hỏi bể này chứa được bao nhiêu lít nước? 20 2. Ví dụ: 3 Tìm số học sinh của lớp 6A, biết số học sinh của lớp 6A là 27 bạn. 5 Giải: 3 3 Gọi số học sinh lớp 6A là x . Vì số học sinh của lớp 6A là 27 bạn nên của x 5 5 3 bằng 27. Ta có: x = 27: 5 5 x = 27 . 3 x = 45 III. Với những kết quả thử nghiệm của bản thân qua các ti ết dạy tại tr ường THCS Thanh Trù, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, tôi nhận thấy dạy học môn Toán ở tr ường THCS thông qua hoạt động giáo khoa thực sự phát huy được tính tích c ực, chủ động và sáng t ạo c ủa học sinh, giúp học sinh nhận thức bài học tốt hơn. Tài liệu tham khảo (1) Trương Thị Vinh Hạnh. Dạy học môn toán ở trường THPT thông qua hoạt động giáo khoa. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2008. (2) Tôn Thân; Vũ Hữu Bình - Phạm Gia Đức - Trần Luận. SGK Toán 6 tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục 2002. (3) Tôn Thân; Vũ Hữu Bình - Phạm Gia Đức - Trần Luận. Sách giáo viên Toán 6 tập 1 . Nhà xuất bản Giáo dục 2002.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn