Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
THIẾT KẾ MÃ HÓA TRƯỚC VÀ SAN BẰNG CẢI THIỆN<br />
CHẤT LƯỢNG CHO CÁC KÊNH MIMO ISI<br />
Bùi Quốc Doanh*, Phạm Thanh Hiệp, Tạ Chí Hiếu<br />
Tóm tắt: Các sơ đồ mã hóa trước và san bằng tối ưu kết hợp đã được áp dụng<br />
nhiều vào các hệ thống đa đầu vào – đa đầu ra (MIMO: Multi-Input Multi-Output)<br />
và chứng tỏ được khả năng nâng cao hiệu quả trong truyền dẫn. Trong bài báo này,<br />
một thiết kế tối ưu kết hợp bộ mã hóa trước và san bằng cho kênh MIMO ISI được<br />
đề xuất. Nhờ vào việc phân chia độ dư một cách hợp lý hơn trong quá trình truyền<br />
dẫn, nên đã giảm được tỷ lệ lỗi bít (BER: Bit Error Rate) đồng thời nâng cao chất<br />
lượng hệ thống so với các sơ đồ cùng loại đã được công bố.<br />
Từ khóa: Mã hóa trước; San bằng; Hệ thống MIMO ISI.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong truyền thông vô tuyến băng rộng, các hệ thống truyền dẫn theo khối rất phù hợp<br />
cho truyền dẫn tốc độ cao hay truyền dẫn trên các kênh có pha đinh chọn lọc theo tần số,<br />
bởi vì các hệ thống này thường sử dụng các khoảng bảo vệ để chống lại nhiễu giữa các<br />
khối (IBI: Inter-block interference) như trong các tài liệu [1-4]. Trong các tài liệu [5-7],<br />
các nghiên cứu đã cho thấy các kỹ thuật mã hóa trước và san bằng tối ưu kết hợp có<br />
khả năng cải thiện rõ rệt chất lượng của hệ thống.<br />
Trong các tài liệu [5, 8], người ta thực hiện chèn các ký tự 0 hoặc sử dụng tiền tố vòng<br />
(CP: Cyclic Prefix) như trong tài liệu [4] để làm khoảng bảo vệ nhằm loại bỏ nhiễu giữa<br />
các symbol (ISI: Intersymbol Intereference), nhưng việc này khiến cho hiệu quả phổ của<br />
hệ thống giảm xuống do một phần năng lượng của kênh bị mất đi khi loại bỏ khoảng bảo<br />
vệ ở phía thu. Do vậy, để cải thiện tỷ lệ bit lỗi của hệ thống cần phải bổ sung thêm một độ<br />
dư nhất định như đã đề cập trong tài liệu [9], tuy nhiên điều này lại làm giảm tốc độ truyền<br />
dẫn của hệ thống. Độ dư ở đây thông thường được hiểu là độ dài khoảng bảo vệ như trong<br />
các tài liệu [10], [11] và được định nghĩa là khoảng chênh lệch giữa độ dài của vectơ<br />
symbol đầu vào so với độ dài của vectơ symbol phát hoặc thu.<br />
Trong bài báo này, chúng tôi dựa trên các giải pháp trong các tài liệu [8] và [10] để đề<br />
xuất một phương pháp sử dụng độ dư một cách hợp lý hơn, cho phép giảm được tổn hao<br />
năng lượng của kênh, nhờ đó đạt được tỷ lệ BER tốt hơn và tăng chất lượng truyền dẫn.<br />
Phần tiếp theo của bài báo được tổ chức như sau: mục 2 sẽ miêu tả mô hình hệ thống, mục<br />
3 trình bày các kết quả tính toán mô phỏng và bài báo được kết luận trong mục 4. Ở đây,<br />
các ký tự in đậm được dùng cho các ma trận và vectơ, tập các số phức được ký hiệu bằng<br />
, các toán tử ()T và () H được hiểu là các toán tử chuyển vị và toán tử Hec-mit của các<br />
ma trận tương ứng.<br />
2. MÔ HÌNH HỆ THỐNG<br />
Ta xét mô hình hệ thống truyền dẫn trên kênh MIMO ISI như thể hiện trên Hình 1.a gồm<br />
bộ mã hóa trước (precoder) ở phía phát và bộ san bằng (equalizer) ở phía thu. Kênh MIMO<br />
ISI được giả thiết có T đầu vào ( T ăng ten phát), R đầu ra ( R ăng ten thu). Ở đây, giả<br />
thiết rằng các kênh giữa mỗi cặp ăng ten phát và thu là kênh pha đinh chọn lọc theo tần số,<br />
có đáp ứng xung hữu hạn (FIR: Finite Impulse Response) với bậc L , các thành phần đáp<br />
ứng xung của kênh được chứa trong các ma trận Η[0],..., Η L là các ma trận phức,<br />
H l T×R<br />
với l 0,..., L. Với luồng symbol đầu vào là s n và tín hiệu thu được lấy<br />
mẫu ở đầu ra kênh là y n , các vectơ symbol trong Hình 1.b được định nghĩa như sau:<br />
<br />
<br />
30 B. Q. Doanh, P. T. Hiệp, T. C. Hiếu, “Thiết kế mã hóa trước … cho các kênh MIMO ISI.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
s i s iN ,...,s iN+N-1<br />
T<br />
<br />
<br />
<br />
x i x(iPT ),..., x(iPT+PT-1) <br />
T<br />
<br />
<br />
<br />
y i y(iPR ),..., y(iPR+PR-1)<br />
T<br />
<br />
<br />
<br />
sˆ i s( ˆ iN+N 1) <br />
T<br />
ˆ iN ),...,s(<br />
v i v(iPR ),..., v(iPR+PR 1) <br />
T<br />
<br />
<br />
<br />
Trong đó v i là vectơ các mẫu tạp âm. Với giả thiết tạp âm có phân bố Gauss, với<br />
trung bình 0 và phương sai 1.<br />
T R<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Equalizer<br />
Precoder<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
S<br />
s[n] S P <br />
P sˆ[ n]<br />
<br />
<br />
<br />
P S P S<br />
N PT PR N<br />
<br />
a)<br />
v[i]<br />
<br />
s[i] x[i] r[i] y[i] sˆ[i ]<br />
s[n]<br />
S P sˆ[ n]<br />
F H(z) + G<br />
P S<br />
N PT PR PR N<br />
<br />
b)<br />
Hình 1. Mô hình hệ thống mã hóa trước và san bằng cho kênh MIMO ISI.<br />
a) Sơ đồ khối hệ thống tổng quát; b) Mô hình hệ thống tương đương với ma trận kênh<br />
Hình 1.a thể hiện sơ đồ khối mã hóa trước và san bằng tổng quát cho kênh MIMO ISI.<br />
Luồng symbol đầu vào s[n] đi qua bộ chuyển đổi nối tiếp - song song (S/P: Serial to<br />
Parallel) được chuyển thành các vectơ symbol s i với độ dài mỗi vectơ là N . Bộ mã<br />
hóa trước sẽ tạo ra các vectơ symbol x i có kích thước PT 1 , các vectơ này sau đó lại<br />
được chia thành P vectơ, mỗi vectơ có độ dài là T và được truyền qua kênh MIMO. Ở đầu<br />
ra kênh, các vectơ với độ dài là R chứa các mẫu symbol thu được sẽ được xếp chồng lại<br />
thành vectơ y i có kích thước là PR 1 và được đưa đến bộ san bằng. Ở đầu ra bộ san<br />
bằng nhận được các vectơ sˆ i với độ dài là N , sau đó đi qua bộ chuyển đổi song song -<br />
nối tiếp (P/S: Parallel to Serial) ta sẽ thu được luồng symbol đầu ra sˆ[ n] .<br />
Theo tài liệu [8], khi P L thì các khối symbol đầu ra sˆ i được tính theo phương<br />
trình sau:<br />
sˆ[i] GH0Fs[i] GH1Fs[i 1] Gv[i]. (1)<br />
Trong đó, F là bộ mã hóa trước, G <br />
PT x N<br />
là bộ san bằng, các mẫu tạp âm N x PR<br />
<br />
<br />
v[i ] có chiều dài là PR và H 0 , H1 là các ma trận đều có kích thước PR x PT được cho<br />
bởi các phương trình:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 31<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
H 0 0 0 0 <br />
<br />
H 0 0 0 <br />
H0 H L , (2)<br />
<br />
0 <br />
0<br />
H L H 0<br />
<br />
0 H L H 1 <br />
<br />
0 <br />
H1 0 H L . (3)<br />
<br />
<br />
0 0 0 <br />
<br />
Như đã đề cập ở trên, đối với hệ thống truyền dẫn trên kênh MIMO ISI như Hình 1 với<br />
giả thiết PT N LT , ( N LT ), nhiễu IBI được đặc trưng bởi thành phần<br />
GH1Fs[i 1] trong phương trình (1) và có thể được loại bỏ bằng một trong hai phương<br />
pháp là chèn LT hàng cuối cùng gồm toàn ký tự 0 (còn được gọi là phương pháp TZ -<br />
Trailing zero) vào bộ mã hóa trước hoặc chèn LR cột đầu tiên gồm toàn ký tự 0 (còn gọi<br />
là phương pháp LZ - Leading zero) vào bộ san bằng (trường hợp LZ vừa nêu cũng chính là<br />
phương pháp để loại bỏ CP).<br />
Xét trường hợp TZ, ta có LT hàng cuối cùng gồm toàn ký tự 0 được chèn vào bộ mã<br />
hóa trước F .<br />
F <br />
F 0 , (4)<br />
0 LT x N <br />
N N<br />
ở đây, ma trận mã hóa trước F0 sẽ được thiết kế tối ưu kết hợp với ma trận san<br />
bằng G theo tiêu chí cưỡng bức về không (ZF: Zero-Forcing) hoặc sai số bình phương<br />
trung bình nhỏ nhất (MMSE: Minimum Mean Square Error).<br />
Khi đã loại bỏ được nhiễu IBI, phương trình (1) có thể được viết lại như sau:<br />
sˆ[i] G 0 HF0s[i] G 0 v[i]. (5)<br />
<br />
Trong đó H chứa N cột đầu tiên của H0 và G 0 G .<br />
H 0 0 0 <br />
<br />
<br />
H L 0 (6)<br />
H ,<br />
0 H 0 <br />
<br />
<br />
0 0 H L <br />
<br />
với điều kiện ràng buộc công suất phát bằng P0 , bộ mã hóa trước và san bằng theo tiêu chí<br />
MMSE [8], được cho bởi các phương trình sau:<br />
<br />
<br />
<br />
32 B. Q. Doanh, P. T. Hiệp, T. C. Hiếu, “Thiết kế mã hóa trước … cho các kênh MIMO ISI.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
F0 VΦf U H , (7)<br />
G0 R ss F0H HH (Rvv HF0R ss F0H H H )1 (8)<br />
<br />
ở đây, U và V là các ma trận Unita được tính thông qua các phân tích EVD (EVD:<br />
Eigenvualue decompositions)<br />
R ss UΔUH , (9)<br />
1<br />
HH Rvv H VΛV H (10)<br />
<br />
với Δ và Λ là các ma trận đường chéo với các giá trị không âm 0 , và Φf là một ma<br />
trận đường chéo mà các phần tử trên đường chéo chính của nó được tính theo tiêu chí<br />
MMSE.<br />
k<br />
P0 ii1<br />
2 1<br />
jj i 1<br />
jj1jj1 , (11)<br />
jj jj<br />
k<br />
<br />
<br />
i 1<br />
1/2 1/2<br />
ii ii<br />
<br />
với jj , jj lần lượt là các phần tử trên đường chéo chính thứ j của Λ và Δ , k là số<br />
2<br />
lượng các phần tử của jj thỏa mãn điều kiện jj 0 . R ss là ma trận hiệp phương sai<br />
của tín hiệu vào, R vv là ma trận hiệp phương sai của tạp âm.<br />
Việc sử dụng các khoảng bảo vệ hay chính là độ dư của cả hệ thống cho phép khử hoàn<br />
toàn nhiễu IBI (Tích GH1F 0 ). Tuy nhiên, việc này sẽ làm mất đi LT cột cuối cùng<br />
của ma trận H0 (đối với trường hợp TZ) hoặc làm mất đi LR hàng đầu tiên của ma trận<br />
H0 (đối với trường hợp LZ hoặc CP) dẫn đến một phần năng lượng kênh bị mất đi. Bên<br />
cạnh đó, ta thấy rằng thông thường khi truyền dẫn trên các kênh MIMO thì một kênh<br />
MIMO sẽ được biến đổi thành một số kênh con song song và độc lập với nhau, khi đó do<br />
tỷ số tín hiệu trên tạp âm (SNR: Signal to noise ratio) trên các kênh con này là khác nhau<br />
và vì vậy BER của cả hệ thống sẽ bị chi phối rất mạnh bởi BER trên các kênh con có SNR<br />
thấp. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm sao tận dụng được năng lượng kênh trong ma<br />
trận H0 và đồng thời loại bỏ đi một số kênh con có SNR quá thấp như trong tài liệu [12],<br />
nhưng vẫn đảm bảo chất lượng truyền dẫn cho toàn bộ hệ thống.<br />
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi kết hợp các ý tưởng trong các tài liệu [8], [10] và<br />
đề xuất một phương pháp thiết kế bộ mã hóa trước và san bằng tối ưu mà có thể giảm<br />
được tổn hao trong ma trận H0 hay nói cách khác là giảm tiêu hao năng lượng của kênh,<br />
đồng thời vẫn có thể loại bỏ đi một số kênh con với giá trị riêng quá thấp để tránh gây ảnh<br />
hưởng đến BER của hệ thống. Hay nói cách khác là cải thiện chất lượng hệ thống so với<br />
chất lượng của thiết kế được đề xuất trong tài liệu [8]. Thiết kế này dựa trên các giải pháp<br />
trong tài liệu [8], nhưng khoảng bảo vệ bây giờ được chia sẻ giữa máy phát và máy thu.<br />
Cụ thể là, thay vì chèn LT hàng cuối cùng gồm toàn ký tự 0 vào bộ mã hóa trước ở bên<br />
LT <br />
máy phát, ta chỉ chèn KT hàng cuối cùng gồm toàn ký tự 0, còn ở bên máy thu<br />
2 <br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 33<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
chèn thêm ( L K ) R cột đầu tiên gồm toàn ký tự 0 vào bộ san bằng G . Do đó, bộ mã<br />
hóa trước và san bằng bây giờ có cấu trúc lần lượt như sau:<br />
F <br />
F 0 , (12)<br />
0 KT N <br />
G 0 N ( L K ) R G 0 (13)<br />
<br />
P K T N N P L K R<br />
ở đây, F0 và G 0 được thiết kế theo tiêu chí MMSE như trong<br />
tài liệu [7] và được cho bởi các phương trình sau:<br />
F0 VΦf , (14)<br />
G 0 Φg V H H H R -1vv (15)<br />
trong đó, V là ma trận Unita được tính thông qua các phép phân tích EVD như sau:<br />
1<br />
HH Rvv H VΛV H (16)<br />
và Φf , Φg là các ma trận đường chéo mà các phần tử trên đường chéo chính của nó<br />
được tính theo tiêu chí MMSE [7] và lần lượt được cho bởi các phương trình sau:<br />
k<br />
P0 ii1<br />
2 1<br />
f,jj i 1<br />
jj1 , (17)<br />
jj<br />
k<br />
<br />
<br />
i 1<br />
1/2<br />
ii<br />
<br />
<br />
k 1/2 k 1/2 <br />
2<br />
<br />
ii <br />
2 i 1 ii<br />
1 1<br />
g , jj k<br />
jj <br />
1/2 i 1<br />
k<br />
jj jj (18)<br />
P0 ii1 P 1 <br />
0 <br />
<br />
i 1 i 1<br />
ii<br />
<br />
<br />
ở đây, jj là phần tử đường chéo chính thứ j của Λ và k là số lượng các phần tử của<br />
2 2<br />
f,jj và g, jj thỏa mãn điều kiện f,jj 0 , g,jj 0 .<br />
Theo thiết kế bộ mã hóa trước và san bằng tối ưu tương ứng với (14 ) và (15), khi loại<br />
bỏ nhiễu IBI thì phương trình (1) có thể được viết lại như sau:<br />
ˆ s[i] G v[i],<br />
sˆ[i] G 0 HF (19)<br />
0 0<br />
<br />
ˆ<br />
với H ( P L K ) R( P K )T<br />
, được cho bởi phương trình sau:<br />
H L K H 0 0 0 <br />
<br />
<br />
ˆ H L<br />
0 <br />
H . (20)<br />
0 H 0 <br />
<br />
<br />
0 0 H L H K <br />
và v[i] là vectơ các mẫu tạp âm có chiều dài P L K R .<br />
<br />
<br />
34 B. Q. Doanh, P. T. Hiệp, T. C. Hiếu, “Thiết kế mã hóa trước … cho các kênh MIMO ISI.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
H0<br />
<br />
Tổn hao<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổn hao<br />
H Tổn hao ˆ<br />
H<br />
(a) bởi TZ (b) (c)<br />
<br />
Hình 2. So sánh tổn hao trong H0 theo 2 phương pháp.<br />
<br />
Hình 2 so sánh tổn hao năng lượng kênh của ma trận H0 trong phương pháp đề xuất<br />
với tổn hao trong phương pháp TZ hoặc LZ như trong tài liệu [8]. Từ phương trình (6),<br />
chúng ta thấy rằng trong trường hợp TZ như đã phân tích ở phần trên thì PT N cột cuối<br />
cùng của ma trận H0 bị loại bỏ bởi bộ mã hóa trước, dẫn đến giảm năng lượng kênh và<br />
được miêu tả trong phần tam giác có gạch chéo như minh họa ở Hình 2.a. Khi khoảng bảo<br />
vệ được chia sẻ cả hai bên máy phát và máy thu, L K R hàng đầu tiên của H0 bị loại<br />
bỏ bởi bộ san bằng và KT cột cuối cùng của H0 bị loại bỏ bởi bộ mã hóa trước. Tổn hao<br />
năng lượng của H0 bây giờ được miêu tả bằng hai hình tam giác có gạch chéo như minh<br />
họa ở Hình 2.b. Ở đây, tam giác góc trên bên trái tương ứng với tổn hao năng lượng kênh<br />
do bộ san bằng và tam giác tại góc phía dưới bên phải tương ứng với tổn hao năng lượng<br />
kênh do bộ mã hóa trước. Nếu ta dịch tam giác tại góc trên bên trái sát với tam giác góc<br />
phía dưới bên phải như miêu tả ở Hình 2.c và so sánh tổn hao năng lượng kênh trong hai<br />
trường hợp, thì ta thấy rằng tổn hao năng lượng của H0 theo phương pháp đề xuất là nhỏ<br />
hơn so với tổn hao năng lượng kênh của trường hợp TZ và các thành phần của H0 nằm<br />
ˆ sẽ góp phần làm cho SNR tăng lên do<br />
trong hình chữ nhật màu xám được giữ lại trong H<br />
bản chất của phép phân tích EVD là thường làm tập trung phần lớn năng lượng của kênh<br />
vào một số giá trị riêng lớn nhất.<br />
Ở đây, các bộ mã hóa trước và san bằng tối ưu được thiết kế theo tiêu chí MMSE như<br />
trong tài liệu [7] và được tính theo các biểu thức (14), (15) với ma trận H được thay thế<br />
ˆ và R được thay đổi lại kích thước phù hợp.<br />
bằng ma trận H vv<br />
<br />
3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG<br />
Để đánh giá và so sánh chất lượng của thiết kế được đề xuất ở đây với chất lượng của<br />
sơ đồ trong tài liệu [8], ta tiến hành mô phỏng theo mô hình kênh MIMO ISI dựa trên mô<br />
hình kênh trong nhà của Saleh-Valenzuella được đề xuất trong tài liệu [13]. Trước hết,<br />
chúng tôi thực hiện mô phỏng với các trường hợp 2 ăng ten phát và 2 ăng ten thu<br />
(2Tx2Rx), 3 ăng ten phát và 3 ăng ten thu (3Tx3Rx) và 4 ăng ten phát và 4 ăng ten thu<br />
(4Tx4Rx). Bậc của đáp ứng xung kênh L 11 , độ dài vectơ symbol phát<br />
PT 48.4 192 , độ dài của các vectơ symbol đầu vào là N 148 , dạng điều chế sử<br />
dụng là 4QAM.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 35<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Tỷ lệ bit lỗi của sơ đồ TZ và sơ đồ cải tiến khi thay đổi số lượng ăng ten phát và<br />
ăng ten thu.<br />
Từ kết quả mô phỏng trên Hình 3 ta thấy rằng, nếu tăng đều số lượng ăng ten phát và<br />
ăng ten thu thì BER trên các sơ đồ cải tiến và chưa cải tiến cũng tăng theo, điều đó thể<br />
hiện thuật toán phân bổ công suất trên các kênh con là khác nhau khi tăng số lượng các<br />
kênh con trong điều kiện giới hạn công suất phát là hoàn toàn chính xác. Ngoài ra tỷ lệ lỗi<br />
bít của hai sơ đồ cải tiến và chưa cải tiến (sơ đồ TZ) cũng được thể hiện trên hình này.<br />
Đối với trường hợp 2Tx2Rx, tại mức BER bằng 10-4, sơ đồ cải tiến đạt được một độ lợi<br />
khoảng 2,5 dB so với sơ đồ chưa cải tiến. Để đánh giá sâu hơn hiệu quả của sơ đồ đề xuất<br />
chúng tôi thực hiện tăng lần lượt số lượng ăng ten phát - thu lên 3Tx3Rx và 4Tx4Rx. Kết<br />
quả mô phỏng cho thấy rằng sơ đồ đề xuất vẫn đạt được một độ lợi tốt hơn so với sơ đồ<br />
ban đầu trong tài liệu [8] là khoảng 3 dB.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Tỷ lệ bit lỗi của sơ đồ TZ và sơ đồ cải tiến<br />
khi thay đổi bậc đáp ứng xung của kênh.<br />
Kế tiếp, chúng tôi thực hiện đánh giá chất lượng của sơ đồ đề xuất thông qua việc cố<br />
định số lượng ăng ten phát - ăng ten thu (4Tx4Rx), độ dài véctơ symbol phát, độ dài véctơ<br />
symbol đầu vào và dạng điều chế nhưng thay đổi bậc của đáp ứng xung kênh lần lượt là<br />
L=8, L=11 và L=14. Kết quả mô phỏng được thể hiện trên Hình 4. Từ hình này, ta thấy<br />
rằng khi tăng bậc của đáp ứng xung thì tỉ lệ BER cũng giảm theo và độ lợi phân tập tại<br />
<br />
<br />
36 B. Q. Doanh, P. T. Hiệp, T. C. Hiếu, “Thiết kế mã hóa trước … cho các kênh MIMO ISI.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
mức BER bằng 4.10-3 giữa sơ đồ cải tiến và sơ đồ chưa cải tiến đạt được mức công suất<br />
khoảng 3 dB.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Tỷ lệ bit lỗi của sơ đồ TZ và sơ đồ cải tiến khi thay đổi dạng điều chế.<br />
Cuối cùng, chúng tôi thực hiện đánh giá chất lượng của hai sơ đồ thông qua việc thay<br />
đổi bậc và dạng điều chế lần lượt là 4QAM, BPSK và 8PSK. Ở đây, số lượng ăng ten phát<br />
- ăng ten thu (4Tx4Rx), độ dài véctơ symbol phát, độ dài véctơ symbol đầu vào không<br />
thay đổi. Từ kết quả mô phỏng trên Hình 5, có thể nhận thấy rằng độ lợi phân tập tại mức<br />
BER bằng 3.10-2 khi sử dụng dạng điều chế 8PSK và tại mức BER bằng 4.10-3 khi sử dụng<br />
dạng điều chế 4QAM và BPSK của sơ đồ đề xuất vẫn đạt được mức công suất tốt hơn so<br />
với sơ đồ trước đó lần lượt khoảng 2,5 dB và 3 dB.<br />
Như vậy, mặc dù có thay đổi các tham số khác nhau để đánh giá chất lượng của hệ<br />
thống thì việc phân chia sử dụng độ dư một cách hợp lý như đã đề xuất đã giúp tránh được<br />
một phần năng lượng kênh bị mất đồng thời cũng giúp loại bỏ được các kênh con có giá trị<br />
riêng quá thấp, dẫn đến chất lượng của hệ thống được cải thiện rõ rệt.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Trong bài báo này, chúng tôi đã phân tích các đặc điểm của sơ đồ sử dụng bộ mã hóa<br />
trước và san bằng được đề xuất trong tài liệu [8], trên cơ sở đó đã đề xuất một phương<br />
pháp cải tiến để nâng cao chất lượng của sơ đồ. Qua phân tích, có thể thấy rằng việc sử<br />
dụng độ dư một cách hợp lý đã làm tăng được các giá trị riêng lớn nhờ tính chất tập trung<br />
năng lượng vào một số phần tử lớn nhất của thuật toán EVD đồng thời cho phép loại bớt<br />
các kênh con có SNR quá thấp, do đó công suất phát được phân bổ tập trung hơn cho các<br />
kênh còn lại, cùng với việc thiết kế tối ưu ma trận phát và ma trận thu đã làm tăng chất<br />
lượng truyền dẫn so với sơ đồ được trình bày trong tài liệu [8].<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. R. v. Nee and R. Prasad, OFDM for wireless multimedia communications. Artech<br />
House, Inc., 2000.<br />
[2]. D. Falconer, S. L. Ariyavisitakul, A. Benyamin-Seeyar, and B. Eidson, "Frequency<br />
domain equalization for single-carrier broadband wireless systems," IEEE<br />
Communications Magazine, vol. 40, no. 4, pp. 58-66, 2002.<br />
[3]. Z. Wang, X. Ma, and G. B. Giannakis, "OFDM or single-carrier block<br />
transmissions?," IEEE Transactions on Communications, vol. 52, no. 3, pp. 380-394,<br />
2004.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 37<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
[4]. Z. Wang and G. B. Giannakis, "Wireless multicarrier communications where fourier<br />
meets shannon, department of ece," University of Minnesota, Minneapolis MN, pp. 1-<br />
21, 2000.<br />
[5]. A. Scaglione, P. Stoica, S. Barbarossa, G. B. Giannakis, and H. Sampath, "Optimal<br />
designs for space-time linear precoders and decoders," IEEE Transactions on Signal<br />
Processing, vol. 50, no. 5, pp. 1051-1064, 2002.<br />
[6]. F. Xu, T. N. Davidson, J.-K. Zhang, and K. M. Wong, "Design of block transceivers<br />
with decision feedback detection," IEEE Transactions on Signal Processing, vol. 54,<br />
no. 3, pp. 965-978, 2006.<br />
[7]. H. Sampath, P. Stoica, and A. Paulraj, "Generalized linear precoder and decoder<br />
design for MIMO channels using the weighted MMSE criterion," IEEE Transactions<br />
on Communications, vol. 49, no. 12, pp. 2198-2206, 2001.<br />
[8]. A. Scaglione, G. B. Giannakis, and S. Barbarossa, "Redundant filterbank precoders<br />
and equalizers. I. Unification and optimal designs," IEEE Transactions on Signal<br />
Processing, vol. 47, no. 7, pp. 1988-2006, 1999.<br />
[9]. K. Takeda, H. Tomeba, and F. Adachi, "Single-carrier transmission with joint<br />
Tomlinson-Harashima precoding and frequency-domain equalization," in The 3rd<br />
IEEE VTS Asia Pacific Wireless Communications Symposium (APWCS2006), 2006,<br />
pp. 262-266.<br />
[10].Y.-P. Lin and S.-M. Phoong, "Minimum-redundancy ISI-free FIR filterbank<br />
transceivers," in Wavelet Applications in Signal and Image Processing VIII, 2000,<br />
vol. 4119, pp. 745-756: International Society for Optics and Photonics.<br />
[11].W. A. Martins and P. S. R. Diniz, "Block-based transceivers with minimum<br />
redundancy," IEEE Transactions on Signal Processing, vol. 58, no. 3, pp. 1321-1333,<br />
2010.<br />
[12].A. Scaglione, S. Barbarossa, and G. B. Giannakis, "Filterbank transceivers optimizing<br />
information rate in block transmissions over dispersive channels," IEEE Transactions<br />
on Information Theory, vol. 45, no. 3, pp. 1019-1032, 1999.<br />
[13].A. A. Saleh and R. Valenzuela, "A statistical model for indoor multipath<br />
propagation," IEEE Journal on selected areas in communications, vol. 5, no. 2, pp.<br />
128-137, 1987.<br />
ABSTRACT<br />
A DESIGN OF PRECODING AND EQUALIZATION WITH IMPROVED<br />
PERFORMANCE FOR ISI MIMO CHANNELS<br />
Joint optimum precoding and equalization schemes have been applied<br />
extensively for MIMO systems and proven to improve transmission efficiency. In<br />
this paper, we propose a design for joint precoding and equalization for ISI MIMO<br />
channels. Thanks to more share use of redundancy in during the transmission, thus<br />
the proposed scheme can reduce bit error rate (BER) and improve when comparing<br />
performance with that of previous scheme.<br />
Keywords: Precoding; Equalization; ISI MIMO systems.<br />
<br />
Nhận bài ngày 24 tháng 7 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 14 tháng 9 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 11 tháng 12 năm 2018<br />
Địa chỉ: Học viện Kỹ thuật quân sự.<br />
*<br />
Email: buiquocdoanh@tcu.edu.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
38 B. Q. Doanh, P. T. Hiệp, T. C. Hiếu, “Thiết kế mã hóa trước … cho các kênh MIMO ISI.”<br />