Thiết kế tình huống dạy học hình chữ nhật, hình vuông nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 3
lượt xem 4
download
Bài viết "Thiết kế tình huống dạy học hình chữ nhật, hình vuông nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 3" trình bày lại một số đặc điểm của dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học. Từ đó đề xuất cách thiết kế tình huống dạy học cho một bài học cụ thể trong chương trình Toán bậc Tiểu học theo định hướng này nhằm giúp người đọc có cái nhìn rõ hơn về dạy học phát triển năng lực trong môn Toán. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thiết kế tình huống dạy học hình chữ nhật, hình vuông nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 3
- THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 3 Dương Thanh Huyền1 1. Khoa Sư phạm. Email: huyendt@tdmu.edu.vn, TÓM TẮT Bài viết trình bày lại một số đặc điểm của dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học. Từ đó đề xuất cách thiết kế tình huống dạy học cho một bài học cụ thể trong chương trình Toán bậc Tiểu học theo định hướng này nhằm giúp người đọc có cái nhìn rõ hơn về dạy học phát triển năng lực trong môn Toán. Từ khóa: dạy học định hướng phát triển năng lực, hình chữ nhật, hình vuông. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xu hướng phát triển của xã hội ngày nay đặt ra nhiệm vụ cho nền giáo dục nước ta không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng một cách máy móc mà còn phải giúp học sinh có khả năng vận dụng linh hoạt chúng nhằm giải quyết vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Giúp học sinh không chỉ phát triển các năng lực chuyên môn, năng lực giao tiếp và hợp tác mà còn biết tổng hợp các kiến thức, kĩ năng đã biết để tự hình thành, tìm tòi kiến thức, kĩ năng mới khi cần thiết, từ đó hình thành được năng lực tự học tập suốt đời. Ở trường phổ thông, môn Toán đóng một vai trò rất quan trọng, đây là một môn học không thể thiếu trong các nền Giáo dục trên Thế giới và có nhiều đóng góp quan trọng trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Khi xây dựng chương trình Giáo dục phổ thông 2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn không phải đào tạo ra các nhà Toán học, những con người giải toán thành thạo, mà mong muốn giúp học sinh thông qua việc học môn Toán hình thành được các năng lực toán học cho bản thân. Do đó, bên cạnh việc cung cấp các kiến thức, kĩ năng toán học cơ bản cho học sinh, người dạy còn phải tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, thực hành, vận dụng toán học vào thực tiễn, giải quyết được các tình huống phát sinh trong chính cuộc sống, nghề nghiệp của học sinh sau này. Hình học là một phân môn có nhiều ứng dụng trong thực tiễn của Toán học, đặc biệt việc xác định được hình dạng của các vật là một năng lực không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người. Trong đó, hình chữ nhật và hình vuông là 2 trong các loại hình phẳng dễ dàng tìm thấy ở khắp nơi xung quanh chúng ta. Chính vì vậy, bài viết dưới đây bên cạnh việc trình bày lại các đặc điểm của dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học, sẽ thiết kế 1 tình huống dạy học bài Hình chữ nhật – Hình vuông nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 3. 2. NỘI DUNG 2.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm năng lực. Theo Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014): 740
- “Năng lực là khả năng thực hiện thành công và có trách nhiệm các nhiệm vụ, giải quyết các vấn đề trong các tình huống xác định cũng như trong các tình huống thay đổi trên cơ sở huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí khác như động cơ, ý chí, quan niệm, giá trị…, suy nghĩ thấu đáo và sự sẵn sàng hành động.” (Bernd Meier và nvc., 2014) Theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018, năng lực được hiểu là:“thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Ngoài ra Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018 cũng đưa ra bộ 5 phẩm chất và 10 năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh với các yêu cầu cần đạt được thay đổi phù hợp với từng bậc học. Cụ thể: - 5 phẩm chất gồm: nhân ái, yêu nước, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; - 3 năng lực chung gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; - 7 năng lực đặc thù gồm: năng lực toán học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực tin học, năng lực khoa học, năng lực công nghệ. Trong đó, năng lực chung là năng lực được hình thành và phát triển qua tất cả các môn học, năng lực đặc thù được hình thành và phát triển qua các môn học cụ thể như Toán học, Tiếng Việt, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Vẽ,… Bên cạnh đó, Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán 2018 cũng đề cập đến 5 thành phần năng lực cụ thể của năng lực toán học: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, năng lực giải quyết vấn đề toán học. Và đối với bậc học Tiểu học, yêu cầu cần đạt của năng lực toán học được đề nghị chỉ ở mức đơn giản để phù hợp với quá trình phát triển tâm sinh lí, nhận thức ở trẻ, tạo nền tảng cho học sinh phát triển các năng lực này ở các bậc học tiếp theo. Như vậy, có thể hiểu dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là dạy học thông qua hoạt động và bằng hoạt động. Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh được tự tìm tòi, trải nghiệm với sự hứng thú, đam mê, tinh thần trách nhiệm nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng, niềm tin và đặc biệt là khả năng vận dụng vào thực tiễn thông qua các hoạt động được xây dựng trong một môi trường khuyến khích sự tương tác tích cực giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên. 2.2. Đặc điểm của dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực Theo Đỗ Đức Thái (2020), dạy học môn Toán theo theo định hướng phát triển năng lực nhấn mạnh các đặc điểm sau: “- Năng lực Toán học không chỉ bao hàm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn cả động cơ, thái độ, hứng thú và niềm tin trong học toán. Muốn có năng lực toán học học sinh phải rèn luyện, thực hành, trải nghiệm trong học tập môn Toán. - Nhấn mạnh đến kết quả đầu ra, dựa trên những gì người học làm được (có tính đến khả năng thực tế của học sinh). Khuyến khích người học tìm tòi, khám phá tri thức toán học và vận dụng vào thực tiễn. Đích cuối cùng cần đạt là phải hình thành được năng lực học tập môn Toán ở học sinh. 741
- - Nhấn mạnh đến cách học, yếu tố tự học của người học. Giáo viên là người hướng dẫn và thiết kế, còn học sinh phải tự xây dựng kiến thức và hiểu biết toán học của riêng mình. - Xây dựng môi trường dạy học tương tác tích cực. Phối hợp các hoạt động của học sinh giữa các cá nhân, cặp đôi, nhóm hoặc hoạt động chung của cả lớp và hoạt động tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học môn Toán. - Khuyến khích việc học ứng dụng công nghệ, thiết bị dạy học môn Toán (đặc biệt là ứng dụng công nghệ và thiết bị dạy học hiện đại) nhằm tối ưu hóa việc phát huy năng lực của người học.” (Đỗ Đức Thái, đtđ., nha., tnb., đđb., hml. và tnn., 2020) 2.3. Thiết kế tình huống dạy học Hình chữ nhật – Hình vuông lớp 3 nhằm phát triển năng lực cho học sinh Trong bài viết này, tôi đề xuất một ví dụ minh họa cho việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học thông qua bài “Hình chữ nhật. Hình vuông” thuộc chương trình Toán lớp 3. 2.3.1. Tình huống dạy học Hình chữ nhật – Hình vuông lớp 3 nhằm phát triển năng lực cho học sinh Yêu cầu cần đạt: a. Năng lực Toán học - Nêu được đặc điểm về cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông. - Chọn ra được hình vuông, hình chữ nhật trong các hình cho sẵn và tìm ra được các vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật trong thực tiễn thông qua việc kiểm tra đặc điểm cạnh, góc của hình/vật. - Sử dụng được thước thẳng, êke hay các vật dụng thay thế phù hợp để đo độ dài các cạnh và kiểm tra các góc của hình vuông, hình chữ nhật. b. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: tự tìm được đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật thông qua hoạt động mua khung cửa sổ. - Giao tiếp và hợp tác: hỗ trợ và hợp tác với các thành viên trong nhóm để mua được khung cửa sổ đúng yêu cầu và tìm được nhiều vật có dạnh hình vuông, hình chữ nhật nhất có thể, cũng như ghi lại được số đo các cạnh của chúng trong thời gian quy định. c. Phẩm chất: - Trách nhiệm: tất cả các thành viên đều tham gia, giúp đỡ các thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ mua khung cửa sổ, tìm các vật có dạng hình chữ nhật, hình vuông trong lớp học. - Trung thực: ghi đúng và chính xác kết quả, các ý kiến của từng thành viên khi tham gia các hoạt động nhóm. Chuẩn bị của giáo viên: - Bộ ô cửa sổ: 742
- - Bộ khung cửa sổ: - Phiếu học tập số 1: Họ và tên: Bài 1. a. Chọn ra hình vuông trong số các hình sau, giải thích rõ vì sao cho đó là hình vuông: b. Chọn ra hình chữ nhật trong số các hình sau, giải thích rõ vì sao cho đó là hình chữ nhật: Họ và tên học sinh đánh giá: Nhận xét, đánh giá: - Phiếu học tập số 2: Tổ: Yêu cầu: tìm các vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật có trong lớp học. Nêu rõ độ dài cạnh của các vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật tìm được. Thời gian: 5 phút. STT Tên thành viên Nhiệm vụ 1 Tên, hình dạng và số đo các cạnh của các vật tìm được: 2 Tên, hình dạng và số đo các cạnh của các vật tìm được: 3 Tên, hình dạng và số đo các cạnh của các vật tìm được: … Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động mở đầu (2 phút): Mục tiêu: Ôn lại cho học sinh hình dạng của hình vuông, hình chữ nhật. - Yêu cầu học sinh chọn ra ô cửa sổ có dạng hình vuông và hình chữ nhật trong số các ô cửa sổ cho sẵn trên bảng. 743
- - Giáo viên nhận xét và đánh giá. Hoạt động hình thành kiến thức mới (22 phút): Mục tiêu: học sinh tự tìm ra được đặc điểm về cạnh, góc của hình vuông, hình chữ nhật. - Giáo viên đưa ra tình huống cho học sinh: Một ngôi nhà vừa xây xong, các ô cửa sổ trong nhà đều có hình dạng như trên bảng. + Yêu cầu học sinh mua các khung cửa sổ về để lắp vừa vào các ô cửa sổ trong ngôi nhà trên. Các khung cửa sổ ở ngoài tiệm có như sau: + Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bộ khung cửa sổ giống nhau (như hình trên). Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong vòng 15 phút và ghi vào giấy ý kiến của từng thành viên trong nhóm. Chốt lại cách giải quyết nhóm lựa chọn và ghi rõ lí do vì sao chọn khung cửa sổ đó. Lưu ý: Chỉ cho phép chọn tối đa 2 lần đối với mỗi ô cửa sổ. Nếu cần phải thay đổi khung cửa, cần ghi rõ trong bài của nhóm là đổi khung cửa sổ nào, vì sao phải đổi. - Sau phần trình bày của các nhóm, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra đặc điểm giúp chọn được khung cửa sổ hình vuông, hình chữ nhật vừa với ô cửa sổ trong nhà. (7 phút) - Giáo viên nhận xét, đánh giá và hệ thống lại đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật: + Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh có độ dài bằng nhau. + Hình chữ nhật có 4 góc vuông và có 2 cạnh dài có độ dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn có độ dài bằng nhau. + Độ dài cạnh dài của hình chữ nhật gọi là chiều dài, độ dài cạnh ngắn của hình chữ nhật gọi là cạnh ngắn. - Yêu cầu học sinh kiểm tra và chọn lại các khung cửa sổ có hình dạng là hình chữ nhật, hình vuông. Giải thích rõ vì sao chọn như vậy. Lưu ý: ở hoạt động này học sinh chỉ cần chọn được các khung cửa sổ là hình vuông, hình chữ nhật và không cần vừa với ô cửa sổ trong nhà. Hoạt động luyện tập – thực hành (16 phút): 1. (8 phút) Hoạt động cá nhân: tìm hình vuông, hình chữ nhật trong các hình cho trước - Giáo viên phát phiếu học tập 1 cho học sinh làm. 744
- a. Chọn ra hình vuông trong số các hình sau, giải thích rõ vì sao cho đó là hình vuông: b. Chọn ra hình chữ nhật trong số các hình sau, giải thích rõ vì sao cho đó là hình chữ nhật: - Yêu cầu học sinh trình bày kết quả bài làm. - Giáo viên nhận xét, chốt đáp án và cho học sinh đổi chéo phiếu học tập để đánh giá theo. 2. (8 phút) Thi đua theo tổ: tìm các vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật trong thực tiễn - Yêu cầu mỗi tổ tự tìm các vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật có trong lớp học. Nêu rõ độ dài cạnh của các vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật tìm được. Tổ nào tìm được chính xác và nhiều vật nhất trong thời gian 5 phút sẽ là tổ chiến thắng. - Ghi kết quả tìm được vào phiếu học tập số 2. - Yêu cầu các tổ trình bày kết quả và cho cả lớp tiến hành kiểm tra, nhận xét, đánh giá. - Công bố tổ thắng cuộc thi, phát phần thưởng. Lưu ý về cách chuẩn bị bộ khung cửa sổ: các khung cửa sổ được chuẩn bị cần phải có đủ các kích thước lớn/nhỏ hơn ô cửa sổ không nhiều và góc của một số khung cửa sổ có số đo chỉ gần bằng 90°. Điều này rất quan trọng vì sẽ tạo điều kiện buộc học sinh không thể chỉ quan sát bằng mắt mà phải thay đổi chiến lược chọn khung cửa sổ. Tạo cơ sở để học sinh nghĩ đến kiểm tra cạnh và góc của hình. 2.3.2. Phân tích tình huống dạy học Với tình huống dạy học như trên, giáo viên không chỉ giúp học sinh phát triển được năng lực toán học, mà còn tạo cơ hội giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức, kĩ năng toán học và phát huy được sự tích cực, năng lực tự học, khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh. Cụ thể tình huống dạy học trên đã giúp phát triển được các biểu hiện của các năng lực chung, năng lực toán học như sau: - Năng lực tư duy và lập luận toán học: Trong tình huống dạy học trên, với việc cho học sinh xác định trước hình dạng của ô cửa sổ hình chữ nhật, hình vuông và sau đó yêu cầu học sinh tìm mua khung cửa sổ vừa với các ô cửa sổ đó, giáo viên giúp học sinh phát triển được khả năng quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và sự khác biệt trong các khung cửa sổ khi so sánh với ô cửa sổ có sẵn. Từ đó, giúp học sinh biết phải tập trung vào đặc điểm nào để mua được khung cửa sổ như yêu cầu. Đồng thời với các yêu cầu phải giải thích cho sự lựa chọn khi mua sắm, hay câu trả lời của mình ở bài tập 1 giáo viên đã tạo cơ hội để học sinh phát triển được khả năng nêu lí lẽ trước khi đi đến kết luận. 745
- - Năng lực mô hình hóa toán học của học sinh được phát triển thông qua hoạt động mua khung cửa sổ. Từ một vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống hằng ngày, mua khung cửa sổ, học sinh xác định được mô hình toán học để giải quyết vấn đề này. Đó là học sinh sẽ phải xác định được hình dạng, kích thước của ô cửa sổ để đi mua khung cửa sổ vừa với nó. Trong trường hợp này là mua khung cửa sổ hình chữ nhật, hình vuông. - Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc nghe hiểu yêu cầu của giáo viên, đọc hiểu, tóm tắt được các nội dung trọng tâm của tình huống. Từ đó tìm cách giải quyết vấn đề và sử dụng ngôn ngữ toán học kết hợp ngôn ngữ thông thường nêu ra giải pháp, ý tưởng của nhóm khi lập luận, giải quyết vấn đề mua khung cửa sổ, hay trả lời cho các câu hỏi của giáo viên đưa ra. - Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán được giáo viên tạo cơ hội phát triển cho học sinh qua hai hoạt động mua khung cửa sổ và tìm vật thật. Trong hoạt động mua khung cửa sổ, học sinh được tự do lựa chọn công cụ, phương tiện thích hợp để kiểm tra độ dài của các cạnh ở các khung cửa sổ và ô cửa sổ trong quá trình mua sắm của nhóm. Ở hoạt động tìm các vật thật có dạng hình chữ nhật, hình vuông học sinh phát huy được năng lực sử dụng thước thẳng để đo độ dài cạnh các vật mà mình tìm được. - Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hoạt động mua khung cửa sổ giúp học sinh nhận ra ích lợi của các kiến thức, kĩ năng toán học đã được học, cách vận dụng vào giải quyết tình huống nào trong thực tiễn mà không phải chỉ có máy móc giải các bài tập toán. Cụ thể thông qua việc huy động kiến thức, kĩ năng toán học đã học (dùng êke kiểm tra góc vuông, góc không vuông; đo độ dài đoạn thẳng cho trước) học sinh thành công giải quyết vấn đề có thể gặp ngoài cuộc sống (mua 1 món đồ vật về treo trên tường mà không thể ướm thử vì vật cần mua ở ngoài cửa tiệm) bằng cách xác định hình dạng, kích cỡ chính xác của vật định mua và nơi sẽ treo vật. Từ đó, học sinh tự khám phá ra cách nhận biết hình vuông, hình chữ nhật một cách chính xác thông qua đặc điểm về cạnh, góc của hình mà không chỉ quan sát hình dạng của chúng. Quá trình hình thành khả năng tự học cho học sinh là một quá trình lâu dài, không dễ dàng nhưng với những tiết học được thiết kế như trên sẽ là những bước đầu tiên, đặt cơ sở cho khả năng tự học, tự quan sát, tìm tòi kiến thức mới từ các kiến thức cũ cho học sinh. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Qua 2 hoạt động nhóm, mua khung cửa sổ và tìm vật thật có dạng hình chữ nhật, hình vuông, giúp học sinh nhận ra mục đích của việc hợp tác và để hoàn thành được yêu cầu của giáo viên học sinh cũng cần lựa chọn một thái độ làm việc nhóm tích cực. Chẳng hạn ở hoạt động mua khung cửa sổ, đây là một hoạt động mới lạ đối với học sinh lớp 3, vì vậy các em cần có sự giúp đỡ từ người khác để tìm kiếm được giải pháp phù hợp trong thời gian 15 phút. Hay ở hoạt động theo tổ để tìm được nhiều vật có dạng hình chữ nhật, hình vuông nhất chỉ trong thời gian 5 phút, đòi hỏi các học sinh phải hỗ trợ và cùng giúp đỡ, tham gia vào hoạt động của tổ. Đây là một năng lực rất quan trọng và luôn được đòi hỏi trong các hoạt động xã hội, ngành nghề ngày nay. 3. KẾT LUẬN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là xu hướng của các nền giáo dục hiện nay. Định hướng này nhấn mạnh vào khả năng vận dụng, tổng hợp kiến thức, kĩ năng vào giải quyết thành công các vấn đề với một thái độ tích cực, tự tin, có trách nhiệm đặc biệt là các 746
- vấn đề thực tiễn. Bài viết đã thiết kế tình huống dạy học nội dung Hình chữ nhật - Hình vuông trong môn Toán lớp 3 theo định hướng này. Thông qua đó tác giả hi vọng người đọc sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về việc xây dựng một tình huống dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, từ đó giúp người đọc có thể tự xây dựng được các tình huống dạy học cho riêng mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể ban hành kèm thông tư ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông – Chương trình môn Toán ban hành kèm thông tư ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018. 3. Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường (2014). Lí luận dạy học hiện đại - cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 4. Vũ Quốc Chung (2020). Thiết kế bài soạn môn Toán phát triển năng lực học sinh Tiểu học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 5. Hà Huy Khoái, Lê Anh Vinh, Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường và Bùi Bá Mạnh (2021). Toán lớp 3 tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 6. Đỗ Đức Thái, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Hoài Anh, Trần Ngọc Bích, Đỗ Đức Bình, Hoàng Mai Lê và Trần Thúy Ngà (2020). Dạy học phát triển năng lực môn Toán Tiểu học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 747
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vận dụng các quan điểm hiện đại của lý luận dạy học trong việc thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá
11 p | 1362 | 490
-
Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông
12 p | 180 | 36
-
Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh: Thực trạng và thiết kế một số tình huống dạy học ở lớp 8
5 p | 245 | 14
-
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào thiết kế chủ đề dạy học tích hợp cho hoạt động ngoại khóa môn mỹ thuật ở bậc trung học cơ sở
10 p | 142 | 5
-
Thiết kế các tình huống học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội bằng phần mềm Vyond
4 p | 78 | 5
-
Thiết kế tình huống dạy học khái niệm “Hai vectơ bằng nhau” (Hình học 10) theo hướng phát triển năng lực tư duy
5 p | 27 | 5
-
Thiết kế tình huống dạy học kiến thức Hình học lớp 11 thông qua hoạt động trải nghiệm bài học STEM
3 p | 13 | 4
-
Thiết kế tình huống dạy học khái niệm “Hàm số mũ” (Giải tích 12) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh
5 p | 10 | 4
-
Tích hợp giáo dục tài chính trong dạy học chủ đề “Số thập phân” (Toán 6)
5 p | 16 | 4
-
Thiết kế chương trình dạy học môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp - lớp 10
16 p | 27 | 4
-
Xây dựng quy trình hướng dẫn sinh viên thiết kế các tình huống dạy học môn toán ở tiểu học theo hướng tăng cường hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức cho học sinh
7 p | 38 | 4
-
Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán và các lợi ích của máy tính cầm tay
8 p | 105 | 4
-
Thiết kế tình huống xuất phát trong dạy Học hóa học theo phương pháp bàn tay nặn bột nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở
13 p | 23 | 3
-
Câu chuyện đời thực như là tình huống trong giáo dục khởi nghiệp ở trường đại học - Tổng quan tài liệu và gợi ý về thiết kế tình huống dạy học
15 p | 11 | 3
-
Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề Giới hạn theo hướng phát triển tư duy bậc cao cho học sinh trung học phổ thông
6 p | 32 | 3
-
Thiết kế tình huống dạy học vận dụng định lý cosin và định lý sin giải bài tập phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh
3 p | 12 | 2
-
Nghiên cứu trường hợp trong đào tạo giáo viên tiểu học - Đào tạo nghiệp vụ sư phạm: Phần 1
81 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn