TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 129-135<br />
<br />
THIẾT KẾ VECTOR MANG CẤU TRÚC RNAi<br />
CHỨA VÙNG GEN COAT PROTEIN CỦA VIRUS SMV VÀ BYMV<br />
Lò Thị Mai Thu1, Phạm Thanh Tùng2, Lê Văn Sơn2,<br />
Chu Hoàng Hà2, Chu Hoàng Mậu3*<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Tây Bắc<br />
Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam<br />
3<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên; *mauchdhtn@gmail.com<br />
2<br />
<br />
TÓM TẮT: SMV và BYMV là hai loại virus điển hình gây bệnh khảm lá ở đậu tương, hiện nay, trong<br />
ngành sản xuất đậu tương mới dừng lại ở các biện pháp phòng mà chưa có thuốc trị hai loại virus này.<br />
RNAi được xem là một kỹ thuật hiện đại và hữu hiệu chống lại các bệnh do virus gây ra ở thực vật, tính<br />
hiệu quả của kỹ thuật RNAi thể hiện ở việc tạo cây trồng kháng virus bằng cách chuyển các gen có nguồn<br />
gốc từ chính virus gây bệnh. Với mục đích cải thiện khả năng kháng virus SMV và BYMV của cây đậu<br />
tương Việt Nam bằng kỹ thuật chuyển gen, trong nghiên cứu này chúng tôi trình bày kết quả thiết kế<br />
vector chuyển gen (pGWSMV-BYMV-CPi) mang cấu trúc RNAi-CPi của SMV và BYMV. Đoạn CPi là<br />
trình tự bảo thủ của gen CP ở SMV và BYMV có kích thước 573 bp. Tạo được dòng vi khuẩn A.<br />
umefaciens mang cấu trúc pGWSMV-BYMV-CPi sử dụng để lây nhiễm vào mô tổn thương nách lá mầm<br />
nhằm tạo các dòng cây đậu tương chuyển gen kháng virus SMV và BYMV.<br />
Từ khóa: Bệnh khảm lá, BYMV, đậu tương, gen CP, SMV.<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Kết quả điều tra về bệnh trên cây trồng ở<br />
Việt Nam đã xác định được 20 loại bệnh hại,<br />
trong đó, các bệnh do nhiễm virus đã gây tổn<br />
thất lớn cho năng suất đậu tương và hiện nay<br />
vẫn chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả các<br />
bệnh do virus. Đậu tương là một trong số các<br />
cây trồng dễ bị nhiễm nhiều loại virus, như bệnh<br />
khảm (soybean mosaic virus-SMV), bệnh khảm<br />
vàng (bean yellow mosaic virus-BYMV), bệnh<br />
xoăn lá và một số bệnh virus trên lá khác. Vì<br />
vậy, nghiên cứu tạo cây đậu tương kháng virus<br />
phục vụ công tác chọn tạo giống đậu tương sạch<br />
bệnh là rất cần thiết.<br />
SMV và BYMV thuộc chi Potyvirus, họ<br />
Potyviridae. Hệ gen của SMV và BYMV bao<br />
gồm các gen trên sợi RNA (+). Bệnh khảm lá<br />
do SMV và BYMV là một trong những bệnh<br />
virus điển hình nhất ở đậu tương, làm giảm<br />
năng suất và chất lượng của hạt đậu tương.<br />
SMV và BYMV lan truyền do rệp làm môi giới<br />
và sự lan truyền từ cây bệnh sang cây khoẻ do<br />
rệp ở ngoài đồng vẫn là chủ yếu. Hiện nay trong<br />
ngành sản xuất đậu tương mới dừng ở các biện<br />
pháp phòng mà chưa có thuốc trị hai loại virus<br />
này. Đó là chọn lọc cây sạch bệnh để làm giống,<br />
vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, thu<br />
<br />
dọn tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng và diệt trừ<br />
côn trùng truyền bệnh. Các biện pháp truyền<br />
thống thường phức tạp, tốn thời gian, hiệu quả<br />
không cao và kém bền vững. RNAi được xem là<br />
một kỹ thuật hiện đại và hữu hiệu chống lại các<br />
bệnh do virus gây ra ở thực vật. Tính hiệu quả<br />
của kỹ thuật RNAi trong việc tạo cây trồng<br />
kháng virus bằng cách chuyển các gen có nguồn<br />
gốc từ chính virus gây bệnh [1, 2, 3] và khẳng<br />
định sự kết hợp với kỹ thuật chuyển gen là biện<br />
pháp công nghệ sinh học có hiệu quả trong việc<br />
cải thiện và tăng cương khả năng kháng virus ở<br />
cây trồng [12]. Trong bài báo này, chúng tôi<br />
trình bày kết quả thiết kế cấu trúc vector RNAi<br />
mang đoạn gen coat protein (CP) của SMV và<br />
BYMV nhằm phục vụ tạo cây đậu tương<br />
chuyển gen kháng virus.<br />
VẬT LIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Vật liệu<br />
Vùng gen CPi của SMV và BYMV có ký<br />
hiệu SMV-BYMV-CPi với kích thước 573<br />
nucleotide được thiết kế bao gồm đoạn bảo thủ<br />
của gen CP ở SMV và BYMV dựa trên phân<br />
tích đoạn gen CP của SMV và BYMV đã phân<br />
lập và các trình tự được công bố trên Gen Bank.<br />
129<br />
<br />
Lo Thi Mai Thu et al.<br />
<br />
Cặp mồi SMV-CPi-F/BYMV-CPi-R cho<br />
PCR nhân bản đoạn CPi được thiết kế có trình<br />
tự: SMV-CPi-F: 5’- caccgcagcagaagcttaca -3’<br />
và BYMV-CPi-R: 5’- atgttccgaaccccaagcaa -3’.<br />
Vector chuyển gen pK7GWIWG2(II), bộ kit<br />
nhân dòng pENTRTM Directional TOPO®<br />
Cloning Kit (Invitrogen), bộ kit thực hiện phản<br />
ứng Gateway Gateway® LR ClonaseTM II.<br />
Chủng vi khuẩn E. coli One Shot® TOP 10<br />
(Invitrogen), E. coli DH5α và chủng<br />
A. tumefaciens CV58C1 mang plasmid gây độc<br />
pGV2660.<br />
Thiết kế vector chuyển gen thực vật mang<br />
cấu trúc RNAi<br />
Kỹ thuật Gateway (Invitrogen, Karlsruhe,<br />
Germany) được sử dụng để tạo cấu trúc RNAi<br />
dựa trên nguyên lý trao đổi chéo đặc hiệu vị trí<br />
của phage λ.<br />
Thiết kế vector chuyển gen thực vật mang<br />
cấu trúc RNAi được thực hiện theo mô tả của<br />
Karimi et al. (2002) [5] (hình 1).<br />
<br />
Sản phẩm PCR được tinh sạch bằng<br />
GeneJET PCR Purification Kit của hãng<br />
Thermo Scientific. Sau khi tinh sạch, đoạn gen<br />
CPi tiếp tục được dòng hóa vào vector<br />
pENTRY/D để tạo ra dòng entry pENTR/D<br />
mang CPi (kí hiệu pEN-CPi) có chứa các vị trí<br />
tái tổ hợp attL. Đây là vị trí sẽ tái tổ hợp với<br />
attR trên pK7WIWG2(II) khi có sự xúc tác của<br />
enzyme đặc hiệu. Tiếp đó phản ứng LR (phản<br />
ứng xảy ra sự tái tổ hợp giữa các vị trí attL và<br />
attR được xúc tác bởi enzyme LR ClonaseTMII)<br />
được thực hiện giữa vector pEN-CPi với vector<br />
nhận destination pK7WIWG2(II). Kết quả sẽ<br />
tạo được vector nhị thể biểu hiện ở thực vật<br />
mang cấu trúc RNAi với hai vị trí chèn đoạn<br />
gen đưa vào theo chiều sene và antiense được<br />
ngăn cách bởi một đoạn intron dưới sự điều<br />
khiển của promoter CaMV35S (ký hiệu:<br />
pGWSMV-BYMV-CPi). Cấu trúc pGWSMVBYMV-CPi được dòng hóa trong tế bào E. coli<br />
DH5α. Chọn lọc các khuẩn lạc dương tính trên<br />
môi trường LB bổ sung các kháng sinh<br />
streptomycin 40 mg/l, Spectinomycin 100 mg/l<br />
và Chloramphenicol 50 mg/l. Sau khi chọn<br />
dòng trong tế bào E. coli bởi phản ứng colonyPCR trực tiếp từ khuẩn lạc. Tách chiết plasmid<br />
pGWSMV-BYMV-CPi và cấu trúc pGWSMVBYMV-CPi được biến nạp vào tế bào A.<br />
tumefaciens chủng CV58C1 pGV2260 bằng<br />
phương pháp xung điện. Trước khi biến nạp<br />
vector tái tổ hợp pGWSMV-BYMV-CPi vào tế<br />
bào A. tumefaciens CV58C1 mang plasmid gây<br />
độc pGV2260 bằng phương pháp xung điện, tế<br />
bào này được làm cho khả biến theo Sambrook<br />
et al. (1998) [8].<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ mô tả các bước thiết kế vector<br />
mang cấu trúc RNAi bằng kỹ thuật Gateway<br />
Để thiết kế cấu trúc RNAi mang đoạn CPi<br />
của SMV và BYMV (SMV-BYMV-CPi), đầu<br />
tiên đoạn CPi được nhân lên bằng phản ứng<br />
PCR với thành phần phản ứng gồm: 2,5 µl pfu<br />
Buffer with MgSO4 10X, 0,5 µl taq Pfu, 2,5 µl<br />
dNTPs, 0,5 µl mồi mỗi loại (SMV-CPiF/BYMV-CPi-R), 0,5 µl mẫu plasmid và 17<br />
H2O2. Chu kỳ nhiệt của PCR là: 95oC/3 phút; 30<br />
chu kỳ (95oC/30 giây, 54oC/30 giây, 72oC/1phút<br />
30 giây); 72oC/7 phút; mẫu được giữ ở 4oC.<br />
130<br />
<br />
Khuếch đại vùng CPi thuộc gen CP của SMV<br />
và BYMV<br />
Hệ gen của SMV và BYMV là RNA sợi<br />
đơn và sự ức chế RNA ngoại lai bằng cơ chế<br />
RNAi chỉ xảy ra khi có sự tương đồng cao giữa<br />
các siRNA và gen đích (RNA của virus). Mặt<br />
khác, hiệu quả kháng virus của cây chuyển gen<br />
phụ thuộc rất nhiều vào vai trò và chức năng<br />
gen của virus cần phân hủy, vì vậy lựa chọn<br />
vùng gen nào để thiết kế cấu trúc RNAi được<br />
cho là khâu quan trọng đưa đến sự thành công<br />
kỹ thuật RNAi. Căn cứ vào trình tự gen CP<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 129-135<br />
<br />
phân lập được từ một số dòng virus SMV tại<br />
Sơn La và các thông tin về trình tự gen CP,<br />
trình tự amino acid suy diễn của gen CP phân<br />
lập từ SMV và BYMV đã công bố trên Ngân<br />
hàng gen quốc tế, sử dụng BLAST trong NCBI<br />
vùng bảo thủ của gen CP ở SMV và BYMV đã<br />
được xác định. Vùng cấu trúc RNAi (CPi) đã<br />
được lựa chọn, thiết kế và tổng hợp nhân tạo<br />
làm nguyên liệu để thiết kế vector mang cấu<br />
trúc RNAi.<br />
Khuếch đại vùng CPi từ đoạn gen nhân tạo<br />
bằng PCR với cặp mồi SMV-CPi-F/BYMVCPi-R và sản phẩm được điện di trên gel<br />
agarose 1%, kết quả thu được đoạn CPi có kích<br />
thước như thiết kế là 0,573 kb (hình 2).<br />
Vùng SMV-BYMV-CPi được thiết kế bao<br />
gồm trình tự thuộc vùng bảo thủ gen CP của cả<br />
hai loài virus SMV và BYMV. Trình tự đoạn<br />
SMV-BYMV-CPi gồm 573 nucleotide được<br />
trình bày ở hình 3.<br />
<br />
M<br />
<br />
CPi<br />
<br />
1,0 kb<br />
0,5 kb<br />
<br />
0,573 kb<br />
<br />
Hình 2. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR vùng<br />
CPi của SMV và BYMV<br />
M. thang DNA 1 kb; CPi.trình tự vùng bảo thủ<br />
CPi khuếch đại từ đoạn CP nhân tạo.<br />
<br />
Hình 3. Trình tự đoạn SMV-BYMV-CPi của virus SMV và BYMV<br />
Tạo dòng vector chuyển gen pGWSMVBYMV-CPi trong tế bào E. coli DH5α và tạo<br />
chủng vi khuẩn A. Tumefaciens mang cấu trúc<br />
RNAi<br />
Sản phẩm PCR CPi được làm sạch bằng Kit<br />
<br />
GeneJET PCR Purification của hãng Thermo<br />
Scientific và được gắn vào vector pENTR theo<br />
bộ Kit pENTR™/D-TOPO® tạo plasmid tái tổ<br />
hợp có mang vùng CPi pENSMV-BYMV-CPi<br />
và biến nạp vào E. coli One Shop® TOP 10.<br />
<br />
131<br />
<br />
Lo Thi Mai Thu et al.<br />
<br />
Kiểm tra khuẩn lạc bằng colony-PCR với cặp<br />
mồi đặc hiệu SMV-CPi-F/BYMV-CPi-R, kết<br />
quả thu được thể hiện ở hình 3A. Lựa chọn một<br />
dòng khuẩn lạc dương tính với phản ứng<br />
colony-PCR, nuôi và tách chiết plasmid phục vụ<br />
M<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
cho việc đọc trình tự và thí nghiệm tiếp theo.<br />
Kết quả xác định trình tự chứng tỏ đoạn gen<br />
quan tâm CPi đã được nhân dòng, ghép nối<br />
thành công tạo vector tái tổ hợp pENSMVBYMV-CPi (hình 4B).<br />
1<br />
1<br />
<br />
2<br />
2<br />
<br />
2 kb<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
M<br />
M<br />
<br />
3 kb<br />
2 kb<br />
<br />
0,5 kb<br />
<br />
Hình 4. A. Hình ảnh điện di sản phẩm colony-PCR từ khuẩn lạc (M. thang DNA chuẩn 1 kb; 1, 2, 3,<br />
4: vùng CPi khuếch đại từ khuẩn lạc); B. Hình ảnh điện di sản phẩm tách plasmid pENSMVBYMV-CPi (M. thang DNA 1kb; 1-2: plasmid tách từ hai dòng khuẩn lạc)<br />
Plasmid pENSMV-BYMV-CPi tiếp tục<br />
tham gia phản ứng LR với pK7GWIWG2(II) để<br />
tạo vector chuyển gen nhị thể mang CPi<br />
(pGWSMV-BYMV-CPi) và dòng hóa vào tế<br />
bào khả biến E. coli DH5α. Để chọn được dòng<br />
khuẩn lạc mong muốn, phản ứng colony-PCR<br />
đã được thực hiện.<br />
Kết quả colony-PCR đã thu được các dòng<br />
<br />
khuẩn lạc dương tính mang vector pGWSMVBYMV-CPi với các đoạn gen lặp lại đảo chiều<br />
được ngăn cách bởi một đoạn intron ở giữa dưới<br />
sự điều khiển của promoter CaMV35S (Hình 5).<br />
Cấu trúc này sẽ tạo ra dạng kẹp tóc RNA sau<br />
khi được chuyển vào cây trồng và sẽ khởi sự cơ<br />
chế RNAi để kháng lại các RNA của virus<br />
ngoại lai có trình tự tương đồng.<br />
<br />
X baI<br />
<br />
Hình 5. Sơ đồ cấu trúc pGW/gene: P35S, Promoter CaMV35S; att1 và attB2, các vị trí tái tổ hợp<br />
trong phản ứng LR; LB, left T-DNA border; RB, right T-DNA border; T35S, terminator 35S; Kan,<br />
gen kháng kanamycin; CmR, gen kháng chloramphenicol; Gene, vị trí các đoạn gen chèn vào; vị trí<br />
cắt giới hạn của các enzyme tương ứng; T35R, P35SF2, Fi, Ri: vị trí bám mồi tương ứng.<br />
Những dòng khuẩn lạc dương tính với phản<br />
ứng colony-PCR được sử dụng tách chiết<br />
plasmid tái tổ hợp pGWSMV-BYMV-CPi. Sau<br />
khi tách chiết vector mang cấu trúc pGWSMV132<br />
<br />
BYMV-CPi được biến nạp vào tế bào vi khuẩn<br />
A. tumefaciens và tiếp tục chọn dòng bằng phản<br />
ứng colony-PCR với cặp mồi<br />
SMV-CPiF/BYMV-CPi-R, kết quả được thể hiện ở hình 6.<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 129-135<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
M<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
5kb<br />
2kb<br />
0,5kb<br />
<br />
Hình 6. Hình ảnh điện di sản phẩm colony-PCR trực tiếp từ khuẩn lạc A. tumefaciens<br />
M. Thang DNA chuẩn 1kb; 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10: Sản phẩm PCR của 10 dòng khuẩn lạc.<br />
Kết quả ở hình 6 cho thấy, một băng DNA<br />
có kích thước lớn hơn 0,5 kb đúng bằng kích<br />
thước của đoạn SMV-BYMV-CPi. Những dòng<br />
A. tumefaciens sau khi kiểm tra được lưu giữ<br />
trong glycerol ở -84oC để phục vụ chuyển gen<br />
tạo cây đậu tương kháng virus sau này.<br />
Trong nghiên cứu này, cấu trúc RNAi có<br />
chứa trình tự gen của virus lặp lại đảo chiều<br />
thường được sử dụng để chuyển vào cây và sẽ<br />
được biểu hiện thành RNA sợi đôi dạng kẹp tóc<br />
(hairpin RNA, hpRNA) trong cây chuyển gen từ<br />
đó kích thích cơ chế RNAi hoạt động khi có sự<br />
xâm nhập của virus vào cây. Người ta đã nhận<br />
thấy rằng khi vùng đệm của hpRNA được lặp<br />
lại với một trình tự intron (ihpRNA) thì kết quả<br />
ihpRNA tạo ra sự câm gen là cao nhất [9, 10].<br />
Kenny et al. (2007) [6] đã tạo ra được một dòng<br />
cây đậu chuyển gen kháng virus BGMV (bean<br />
golden mosaic virus) với tính kháng lên đến<br />
93%. Lim et al. (2007) [7] nghiên cứu chuyển<br />
gen HC-pro vào cây đậu tương đã nhận thấy<br />
rằng, cây chuyển gen khi bị lây nhiễm SMV sau<br />
2 tuần triệu chứng nhiễm bệnh khảm lá do SMV<br />
biến mất và lượng SMV đã giảm đáng kể, tuy<br />
nhiên HC-Pro của SMV đã gây biến đổi hình<br />
thái lá và giảm sự tạo hạt ở các cây đậu tương<br />
chuyển gen. Nhìn chung, hầu hết các cây<br />
chuyển gen làm chậm sự tích lũy virus và làm<br />
chậm hoặc giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Tuy<br />
nhiên, tính kháng bệnh của cây trồng còn phụ<br />
thuộc nhiều vào chức năng và vị trí gen chuyển.<br />
Ở Việt Nam, thành công đầu tiên tạo cây<br />
thuốc lá chuyển gen kháng CMV (cucumber<br />
mosaic virus) và TMV (tobacco mosaic virus)<br />
bằng kỹ thuật RNAi. Những dòng thuốc lá<br />
chuyển đoạn gen ghép nối mang đồng thời gen<br />
<br />
CP của TMV và CMV đã cho thấy hiệu quả<br />
kháng lên tới 60% đối với hai chủng virus này.<br />
Các cây biểu hiện khả năng kháng cao sau 3 lần<br />
lây nhiễm đồng thời 2 chủng virus đã cho thấy<br />
khả năng kháng bệnh được duy trì cho thế hệ<br />
sau [11]. Tiếp đến thành công ở đu đủ kháng<br />
bệnh đốm vòng do virus PRSV (papaya ringspot<br />
virus) [4, 13]. Tuy nhiên, các nhóm tác giả cũng<br />
thấy rằng tỷ lệ kháng bệnh của các dòng cây<br />
chuyển gen phụ thuộc nhiều vào đoạn gen được<br />
lựa chọn để thiết kế vector. Bệnh khảm lá đậu<br />
tương do SMV và BYMV có triệu trứng khó<br />
phân biệt, cây đậu tương có thể chỉ bị nhiễm<br />
một loại virus SMV hoặc BYMV và cũng có thể<br />
nhiễm đồng thời cả hai loại virus này. Chính vì<br />
vậy chúng tôi thiết kế vector mang vùng bảo thủ<br />
của gen CP của cả hai loài virus SMV và<br />
BYMV với mong muốn tạo cây đậu tương<br />
chuyển gen kháng được cả hai loài virus này.<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Đã thiết kế thành công vector chuyển gen<br />
(pGWSMV-BYMV-CPi) mang cấu trúc RNAiCPi. Đoạn CPi là trình tự bảo thủ của gen CP ở<br />
SMV và BYMV được thiết kế có kích thước<br />
573bp. Tạo được dòng vi khuẩn A. tumefaciens<br />
mang cấu trúc pGWSMV-BYMV-CPi sử dụng<br />
để lây nhiễm vào mô tổn thương nách lá mầm<br />
nhằm tạo các dòng cây đậu tương chuyển gen<br />
kháng SMV và BYMV.<br />
Lời cảm ơn: Nghiên cứu được hoàn thành có<br />
sử dụng thiết bị Phòng ADN&Ứng dụng,<br />
Phòng thí nghiệm Trọng điểm về công nghệ<br />
gen, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm<br />
Khoa học và Công nghệ Việt Nam và thuộc nội<br />
dung của đề tài Khoa học-Công nghệ cấp Bộ<br />
133<br />
<br />