intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiếu Lâm Nam Sơn

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

346
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biểu tượng môn phái: Núi và đòn Song chỉ thu châu Thiếu Lâm Nam Sơn (少林南山 武 派, Thiếu Lâm Nam Sơn Võ phái, Shaolin Nangsan Wupai) là một môn võ cổ truyền bắt nguồn từ Trung Quốc. Môn phái Thiếu Lâm Nam Sơn có từ lâu đời trong quá trình giai lão được hình thành từ những bài võ lưu truyền được gìn giữ, truyền bá từ đời này sang đời khác, đã có nhiều sáng tạo phát triển từ đó hình thành nhiều hệ phái, chi phái. Thiếu Lâm Nam Sơn cũng nằm trong hệ phái, chi phái...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiếu Lâm Nam Sơn

  1. Thiếu Lâm Nam Sơn Biểu tượng môn phái: Núi và đòn Song chỉ thu châu Thiếu Lâm Nam Sơn (少林南山 武 派, Thiếu Lâm Nam Sơn Võ phái, Shaolin Nangsan Wupai) là một môn võ cổ truyền bắt nguồn từ Trung Quốc. Môn phái Thiếu Lâm Nam Sơn có từ lâu đời trong quá trình giai lão được hình thành từ những bài võ lưu truyền được gìn giữ, truyền bá từ đời này sang đời khác, đã có nhiều sáng tạo phát triển từ đó hình thành nhiều hệ phái, chi phái. Thiếu Lâm Nam Sơn cũng nằm trong hệ phái, chi phái đó. Thiếu Lâm Nam Sơn thuộc trực hệ Bắc phái.
  2. Mục lục [ẩn] 1 Lược sử phát triển môn phái  1.1 Người đã đem võ thuật truyền bá cho đời o 1.2 Truyền nhân của môn phái Thiếu Lâm Nam Sơn o 1.3 Sự phát triển của môn phái hiện nay o 2 Quy định - Luật lệ  2.1 7 điều tâm niệm môn sinh o 2.2 Bí quyết thành công trong võ thuật o 3 Ý nghĩa về đai  4 Liên kết ngoài  [sửa] Lược sử phát triển môn phái [sửa] Người đã đem võ thuật truyền bá cho đời Theo dòng lịch sử cách đây 1500 năm về trước ở núi phía Nam Trung Hoa có môn phái Thiếu Lâm Nam Sơn đã truyền bá ở đó.
  3. Vào đầu thế kỷ thứ VII sau công nguyên, có vị thiền sư tu sĩ dòng Phật giáo đến Việt Nam, kể từ đó môn phái Thiếu Lâm Nam Sơn đã được vị tu sĩ truyền theo dòng Phật giáo đến Việt Nam. Tổ sư của môn phái là ngài Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma. [sửa] Truyền nhân của môn phái Thiếu Lâm Nam Sơn Truyền nhân của môn phái là cố đại lão võ sư Trương Cảnh, là người đã có công thay đổi, chấn chỉnh đem lại tinh hoa cho môn phái. Những tinh túy của võ học được truyền từ đời này sang đời khác. Hiện nay, đứng đầu môn phái là các Lão võ sư như: 1. Lão võ sư Huỳnh Như Thạnh  2. Lão võ sư Trần Đình Trúc  3. Lão võ sư Hồ Văn Việt  4. Lão võ sư Nguyễn Dung  5. Lão võ sư Trương Như Tịnh  6. Lão võ sư Trần Đức Tăng  7. Lão võ sư Trần Đình Quốc.  Và hiện nay người dẫn dắt môn phái phát triển như hiện nay là võ sư Lê Văn Đủ.
  4. Các lão võ sư đã nhiều năm nghiên cứu võ thuật để phát triển võ thuật của môn phái, truyền lại cho các thế hệ học trò, đệ tử để sau này truyền bá võ thuật trên khắp mọi nơi. [sửa] Sự phát triển của môn phái hiện nay Hiện nay môn phái Thiếu Lâm Nam Sơn đang trên con đường phát triển về số lượng và chất lượng. Đã tham gia nhiều giải, hội thi võ thuật cổ truyền của các đơn vị cấp Tỉnh và toàn quốc do các võ sinh của các đơn vị tham gia giải. [sửa] Quy định - Luật lệ [sửa] 7 điều tâm niệm môn sinh 1. Quyết tâm rèn luyện võ thuật, trau dồi sức khỏe để phụng sự  Tổ quốc. 2. Tôn trọng Thầy và các bậc sư huynh. Xem đồng môn như ruột  thịt. 3. Kính già, yêu trẻ, giúp đỡ người hoạn nạn.  4. Không khoe khoang, tự phụ, chỉ dùng vũ lực khi buộc phải tự  vệ. 5. Không cờ bạc, rượu chè, nghiện hút.  6. Không tham dự vào những việc làm bất chính. 
  5. 7. Khi buộc phải tự vệ thì không lùi bước trước đối thủ.  [sửa] Bí quyết thành công trong võ thuật 1. Phải thường xuyên tập luyện quyền - thế mỗi ngày.  2. Phải tập những đòn căn bản một cách kỹ càng, chính xác,  nhuần nhuyễn. Vì chính những đòn này sẽ đưa đến sự khéo léo trong chiến đấu cũng như lúc đi một bài quyền. 3. Phải biết dùng sức và di chuyển đúng cách, khi ra đòn phải  NHANH - MẠNH - CHÍNH XÁC để đạt được kết quả mong muốn. 4. Phải luyện mắt, nó phải được báo động luôn và luôn nhìn  thẳng vào mắt đối phương. 5. Phải thở điều hòa bằng mũi lúc luyện tập cũng như lúc chiến  đấu. Khí phải dồn vào Đan điền, miệng ngậm kín, tinh thần ổn định tự tin. [sửa] Ý nghĩa về đai Võ cổ truyền lấy nguyên lý Âm Dương, Ngũ Hành tương sinh, tương khắc để giải thích tác dụng tấn công, phòng thủ, phản đòn, biến thế của các chiêu thức quyền. Tức lấy lý luận tương sinh để nói lên dịch sinh biến hóa nối nhau của các chiêu thức quyền, lấy tương khắc để nói lên chiêu thức quyền chế ước lẫn nhau.
  6. Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Thuỷ sinh Mộc. Mộc sinh Hỏa, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. Đem Ngũ Hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của Ngũ Hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra. Quan hệ tương sinh của Ngũ Hành là kim loại bị đốt cháy thành thể lỏng là nước (Thủy ứng với Màu Đen). Nước là thành phần không thể thiếu để nuôi cây, sinh ra gỗ (Mộc ứng với Màu Xanh). Gỗ đốt cháy thành lửa (Hỏa: ứng với Màu Đỏ). Lửa thiêu mọi vật thành than tro biến ra đất (Thổ ứng với Màu Vàng). Đất sinh ra các thể kim loại (Kim ứng với Màu Trắng). Do vậy, theo ý nghĩa của Ngũ Hành tương sinh, thứ tự màu đai Võ cổ truyền Việt Nam là Đen, Xanh, Đỏ, Vàng, Trắng. Tuy nhiên hiện nay thứ tự đai của môn phái Thiếu Lâm Nam Sơn là Đen, Xanh, Vàng, Đỏ, Trắng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0