intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb)

Chia sẻ: Dfsfds Fsdfdsf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

69
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb) .Thổ phục linh là vị thuốc quen thuộc, đa tác dụng. Đó là thân rễ cây Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb), còn gọi là củ Khúc khắc có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh can, vị nó có tác dụng lợi thấp, giải độc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb)

  1. Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb)
  2. Thổ phục linh là vị thuốc quen thuộc, đa tác dụng. Đó là thân rễ cây Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb), còn gọi là củ Khúc khắc có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh can, vị nó có tác dụng lợi thấp, giải độc. Gần đây, một số cơ sở nghiên cứu y học cổ truyền (YHCT) của Trung Quốc đã có những bài thuốc dùng Thổ phục linh là chính để chữa nhiều bệnh đạt hiệu quả tốt.
  3. Thổ phục linh chữa viêm tĩnh mạch nông huyết khối Đây là loại viêm cấp tính tĩnh mạch nông ở tay chân, không gây mủ, có kèm theo cục máu đông nội mạch thứ pháp. Chữa trị chủ yếu bằng Thổ phục linh, mỗi ngày một thang 20-30g sắc nước uống một lần. Đồng thời, tuỳ tình hình bệnh mà phối hợp thêm bài thuốc khác. Nếu ở giai đoạn cấp tính sưng đỏ nhiều thì phải thanh nhiệt lợi thấp, hoà dinh lương huyết bằng bài thuốc Ngũ vị tiêu độc ẩm gồm Kim ngân hoa, Dã cúc hoa, Bồ công anh, Tử hoa địa đinh, Tử bối thiên quỳ và bài Tam diệu hoàn gia giảm gồm Hoàng bá, Thương truật, Ngưu tất. Nếu người bệnh đau nhiều thì ngoài Thổ phục linh, uống thêm Chích nhũ hương, Chích một dược để hoạt huyết khư ứ, hành khí thư cân. Nếu bệnh đã lâu ngày, chỗ đau có đường cứng nổi lên, trên da xuất hiện mảng sắc tố màu nâu thì thêm Tam lăng, Nga truật để phá huyết, phá khí giảm đau, tán ứ tán kết. Ngoài việc dùng Thổ phục linh sắc uống, hàng ngày trước khi đi ngủ, lấy 50-100g Thổ phục linh thêm 500ml nước, sắc còn 100-200ml, dùng gạc tẩm nước thuốc ấm, đắp 30 phút, đồng thời chú ý nằm nghỉ, gác cao chỗ đau, tránh đứng lâu, ngồi lâu.
  4. Theo quan điểm YHCT, viêm tĩnh mạch huyết khối nông thuộc phạm trù “mạch tý”, “hoàng thu ung”, phần lớn do ngoại tà thấp nhiệt xâm nhập, làm cho khí huyết ứ trệ, mạch lạc trệ tắc không thông, chữa trị bằng cách thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết thông lạc giảm đau. Nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh Thổ phục linh có tác dụng kháng ngưng tụ tiểu cầu, giảm bớt tính đông máu tăng cao, giảm độ nhớt của máu, ngăn ngừa hình thành huyết khối tĩnh mạch, đồng thời cải thiện vi tuần hoàn, chống viêm, tiêu sưng. Do đó mà Thổ phục linh chữa được viêm tĩnh mạch huyết khối nông. Thổ phục linh chữa đau bụng kinh Bài thuốc: Thổ phục linh 30g, Thương truật 15g, Tiểu hồi hương 10g, Đương qui 10g, Xuyên khung 10g, Ngũ linh chi 10g, Xích thược 10g, Một dược 10g, ích mẫu thảo 15g, sắc nước uống trước kỳ kinh 3 ngày, uống liên tiếp 7 thang. Thường sau 4 kỳ kinh thì khỏi. Theo YHCT, hàn thấp tà nhập bào cung, gây khí huyết ứ trệ. Thổ phục linh có tác dụng trừ thấp, phối hợp với Thương truật, Tiểu hồi hương ôn kinh tán hàn, cùng
  5. các vị thuốc hoạt huyết trục ứ phá trệ, toàn bài thuốc có tác dụng khư thấp, tán hàn, hoạt huyết mà khỏi đau bụng kinh. Thổ phục linh chữa u nang buồng trứng Bài thuốc: Thổ phục linh 30g, Hoàng bá 15g, Hạ khô thảo 15g, Bào sơn xuyên giáp 10g, Hải tảo 15g, Mẫu lệ 30g, Hương phụ 15g, Đương qui 15g, Đan sâm 15g, Trạch tả 190g, Ngưu tất 10g. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần. Theo YHCT, u nang buồng trứng thuộc phạm trù “chứng tích”, do phụ nữ bụng dưới can kinh khí trệ, thấp nhiệt uẩn kết, khí trệ huyết ứ, thuỷ ẩm đình tụ mà sinh ra. Trong bài thuốc, Thổ phục linh, Xuyên sơn giáp, Hạ khô thảo, Hoàng bá có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp giải độc; Hải tảo, Mẫu lệ có tác dụng nhuyễn kiên tán kết; Hương phụ lý khí giải uất; Đương qui, Đan sâm hoạt huyết hoá ứ; Trạch tả trợ giúp Thổ phục linh lợi thuỷ tiêu tích; Ngưu tất vừa hoạt huyết, vừa dẫn các thuốc đi xuống, toàn bài thuốc phối hợp có tác dụng giải độc, hoạt huyết, hoá ứ, lợi thuỷ tiêu tích, do đó mà khỏi được bệnh. Thổ phục linh trị bệnh ngoài da trẻ em
  6. Trị rôm mùa hè: Lấy 30g Thổ phục linh, sắc lấy nước, để ấm, lấy khăn sạch thấm nước thuốc bôi lên chỗ rôm, mỗi ngày 3 - 5 lần. Lại lấy lượng nước thuốc vừa đủ, thêm vào nước uống mà tắm, mỗi ngày một lần, liên tục 3 - 5 ngày. Trị eczema: Nghiền Thổ phục linh thành bột mịn, đắp lên chỗ đau, mỗi ngày 3-5 lần, liên tục 5 ngày. Theo YHCT, trẻ em là “thuần dương chi thể”, ý nói ở trẻ em dương khí thịnh, hoả nhiệt nội uẩn phát tán ra ngoài. Cho nên, bệnh ngoài da ở trẻ em thường là do tà độc thấp nhiệt kết ở da. Thổ phục linh trị được bệnh do có tác dụng giải độc, lợi thấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2