intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Chia sẻ: Anhthao_1 Anhthao_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

162
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân và ảnh hưởng Thoái hóa cột sống thắt lưng không gây chết người, nhưng có tính chất dai dẳng gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn khó chịu, người bệnh bị hạn chế vận động vùng thắt lưng... 1. Những biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân và ảnh hưởng

  1. Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân và ảnh hưởng
  2. Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân và ảnh hưởng Thoái hóa cột sống thắt lưng không gây chết người, nhưng có tính chất dai dẳng gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn khó chịu, người bệnh bị hạn chế vận động vùng thắt lưng... 1. Những biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng: Phần lớn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là do những tổn thương của đĩa đệm gây nên. Tùy thuộc vào mức độ hư đĩa đệm mà có các biểu hiện như: - Đau lưng xuất hiện đột ngột sau chấn thương, vận động quá mức, hoặc sau khi bị mắc mưa, bị lạnh. - Đau ở phần cột sống thắt lưng, đau nhiều nên cúi không được, ngồi xuống không đứng lên ngay được. - Đau dữ dội, hoặc âm ỉ làm hạn chế vận động, đứng vẹo qua một bên. - Đau tăng xuất hiện khi vận động, thay đổi thời tiết, ho hay trở mình cũng đau. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều ở khớp và quanh khớp, kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống. - Kèm theo co cứng cơ cạnh cột sống.
  3. Ảnh minh họa 2. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng: - Sự lão hóa: là nguyên nhân chính, theo quy luật tự nhiên các tế bào sụn cột sống với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng sinh sản và tái tạo sụn sẽ giảm dần và hết hẳn, chất lượng sụn kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm. Bệnh thường xuất hiện muộn, thường ở người trên 60 tuổi, tiến triển chậm, tăng dần theo tuổi, mức độ không nặng. - Yếu tố cơ giới: là yếu tố thúc đẩy sự thoái hóa nhanh, thể hiện ở sự tăng bất thường lực nén trên một diện tích của mặt đĩa đệm cột sống, là yếu tố chủ yếu trong thoái hóa cột sống thứ phát, gồm: + Các dị dạng bẩm sinh làm gù vẹo cột sống, làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của cột sống.
  4. + Các biến dạng sau chấn thương, viêm, u làm thay đổi hình thái, tương quan của cột sống. + Sự tăng trọng tải: tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp. - Các yếu tố khác: + Di truyền: cơ địa già sớm. + Nội tiết: mãn kinh, tiểu đường, loãng xương, dùng thuốc corticoid. + Chuyển hóa: bệnh Goutte. 3. Điều trị và phòng ngừa: Không có thuốc điều trị quá trình thoái hóa, chỉ có thể điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng và phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa và hạn chế các tác động cơ giới quá mức lên cột sống. Dùng thuốc giảm đau và chống viêm không steroid (chỉ sử dụng khi thật cần thiết), phải tuân thủ theo y lệnh điều trị của bác sĩ. Một số phương pháp giúp làm giảm đau tại nhà: - Chườm ấm vùng đau bằng muối rang nóng hoặc bó thuốc (gồm: lá ngải cứu, lá ngũ trảo, lá lốt, gừng tươi giã nát xào với rượu) 1 - 2 lần/ngày.
  5. - Xoa bóp đơn giản, tập vận động nhẹ nhàng vùng cột sống thắt lưng. - Nằm nghỉ tại giường khi đau nhiều, nằm ngửa trên ván cứng, hai chân duỗi thẳng đầu kê gối thấp. - Dùng gậy, nạng khi đi lại nhằm mục đích làm giảm áp lực đè nặng lên bề mặt khớp. Phòng ngừa: - Chống các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt. - Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang, vác, đẩy, xách, nâng... - Chống béo phì bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp. - Kiểm tra sức khỏe định kỳ những người làm lao động nặng dễ bị thoái hóa khớp để phát hiện và điều trị sớm. - Chế độ ăn: trái cây, rau quả nhiều dinh dưỡng, giàu calci như: tôm, cua, cá biển...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2