intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thói quen có hại trong nhà vệ sinh

Chia sẻ: Thỏ Heo Xinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

43
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Nhà vệ sinh là chỗ nương náu của hàng triệu vi khuẩn độc hại gây nên các căn bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa và hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm khác. Những thói quen trong nhà vệ sinh dưới đây bạn nên loại bỏ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thói quen có hại trong nhà vệ sinh

  1. Nên chú ý đến những thói quen trong nhà vệ sinh. (Ảnh minh họa) Thói quen có hại trong nhà vệ sinh - Nhà vệ sinh là chỗ nương náu của hàng triệu vi khuẩn độc hại gây nên các căn bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa và hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm khác. Những thói quen trong nhà vệ sinh dưới đây bạn nên loại bỏ. 1. Cọ rửa nhà vệ sinh bằng xà phòng Rất nhiều nhà cho rằng, vệ sinh bồn cầu chỉ cần bằng xà phòng là đủ. Theo PGS.TS Đỗ Quang Huy (ĐH Quốc gia Hà Nội) thì nước lã và xà phòng không thể tẩy trôi các loại vi khuẩn, mà chỉ đẩy trôi các chất thô mắt thường thấy trên bề mặt. Nước rửa cũng chưa đảm bảo sạch vi khuẩn do các mảng bám, cặn bẩn và lưu cữu trong bể nước, két nước... là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, chưa kể nhiều loại vi khuẩn bám dính vào bề mặt thành bồn cầu. Bồn cầu là nơi hàng triệu vi khuẩn các chủng loại có thể gây nên các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa... Dù rửa sạch khi quan sát bằng mắt thường thì vẫn còn hơn 189 loài vi khuẩn sinh sống, ẩn
  2. chứa những hiểm họa khó lường nếu mọi người không nhận thức đúng. Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ khuyến cáo: Hướng dẫn trẻ Nhà vệ sinh, bồn cầu cần dùng các chất tẩy rửa đặc dụng để làm sạch ít Trẻ có thể đi vệ sinh một nhất một ngày hai lần vào sáng và mình từ 18 - 36 tháng tuổi, chiều tối. Rửa bồn cầu đúng là xịt nên tập cho trẻ đi vào nước chất rửa chuyên dụng lên mặt khoảng thời gian nhất định thành và sàn cầu, để ngâm 5 phút mới để tạo thói quen vệ sinh đánh rửa, xả sạch. Rửa nhà vệ sinh tốt. Có thể gọi thói quen xong cần rửa tay bằng xà phòng diệt này là "ngồi bô" khi trẻ có khuẩn, không nên dùng xà phòng giặt dấu hiệu đi vệ sinh. Sau đó để rửa vì không đảm bảo độ diệt trẻ sẽ dần nhận ra cảm giác khuẩn. đầy bụng và đòi đi vệ sinh. Kiểm soát tiểu tiện sẽ tốn 2. Đọc báo, hút thuốc khi đi đại tiện thời gian hơn kiểm soát việc đại tiện. Khen ngợi trẻ Vì những việc này sẽ khiến bạn phải khi trẻ làm tốt và nhẹ ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Trong khi nhàng động viên khi trẻ tư thế ngồi bệt này khiến cơ thể ở làm ướt quần. trạng thái căng thẳng, tăng nguy cơ bị trĩ, viêm ruột thừa. Theo nhiều nghiên cứu của các bác sĩ chuyên về bệnh trực tràng và đại tràng thì ngồi xổm (trên loại bồn cầu được thiết kế thấp) tốt cho sức khỏe hơn. Bởi đây là tư thế tự nhiên, thoải mái, thúc đẩy việc bài tiết nhanh, dễ dàng hơn. Nếu ngồi xổm khi đi đại tiện chỉ mất 1 - 2 phút, không mất khoảng 8-10 phút như ngồi bệt.
  3. Nên chú ý đến những thói quen trong nhà vệ sinh. (Ảnh minh họa) 3. Xả nước không đậy nắp Hành động này sẽ khiến vi khuẩn trong bồn cầu tản ra không khí, gây bệnh.
  4. 4. Há miệng khi tắm gội Bởi nước từ đầu vòi tắm hay bình nóng lạnh là nơi vi khuẩn gây bệnh ẩn náu, nếu há miệng, vi khuẩn sẽ theo nước đột nhập vào trong cơ thể. Vi khuẩn có thể được "bốc" lên cao 6m trong không khí rồi rơi xuống các đồ vật. Do đó, bạn không nên để bàn chải đánh răng ở trong ngăn kéo hoặc trong tủ, mà hãy để bàn chải đánh răng trên bồn rửa mặt. Bạn cũng không nên kéo rèm che phòng tắm vì chúng sẽ tạo ra môi trường ưa thích cho vi khuẩn. Sau khi tắm, gội nên kéo rèm ra, bật quạt thông gió để cho ánh sáng và không khí lưu thông. 5. Nhịn tiểu, nhịn tiêu Thói quen nhịn tiểu tiện nếu không "giải tỏa" kịp thời sẽ dẫn tới bệnh đau buốt khi đi tiểu, tiết rắt, nước tiểu đục, gây hại cho sức khỏe. Thói quen nhịn đi vệ sinh, hoặc chỉ đi khi không thể nhịn được sẽ gây bệnh. Đừng đợi "buồn" mới đi tiểu tiện vì trong nước tiểu có chất có thể xâm hại, phá hỏng tế bào bàng quang, thúc đẩy phát triển thành bệnh ung thư. Tốt nhất cách 1 giờ nên đi tiểu 1 lần sẽ tránh mắc bệnh cho bàng quang, giảm nguy cơ ung thư bàng quang. Thói quen nhịn đi đại tiện sẽ nhanh chóng gây bệnh táo bón bởi đại tràng thường xuyên rút bớt nước từ chất thải đường tiêu hóa nên để càng lâu, phân càng khô cứng và khó ra ngoài. Trẻ nhỏ thường cố rặn sẽ gây rách hậu môn, chảy máu và nhiễm trùng. Do đau nên trẻ càng ngại đi đại tiện nên càng cố trì hoãn, khiến táo bón càng nặng thêm (một số người lớn cũng lâm vào vòng luẩn quẩn này). Táo dễ dẫn đến bệnh trĩ. bón lâu Nhịn đại tiện còn ép cơ thể phải tiếp nhận lại những chất độc trong phân và nước tiểu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do vậy, nên tạo ra thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất là đi vào buổi sáng.
  5. 6. Để nhiều hóa mỹ phẩm trong nhà vệ sinh Độ ẩm và nhiệt độ trong nhà vệ sinh khá cao, có khi còn không có cửa sổ thông khí nên dễ gây ra ô nhiễm không khí. Vì vậy không nên để quá nhiều hóa mỹ phẩm trong nhà vệ sinh, các loại nước tẩy rửa nên cất riêng để tránh nhầm lẫn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2