thông tin giáo dục sức khỏe - Vi rút đường ruột ở trẻ em và cách phòng bệnh
lượt xem 15
download
Vi rút đường ruột ở trẻ em và cách phòng bệnh Enterovirus là gì, lan truyền ra sao? Enterovirus là một loại virút đường ruột gồm nhiều nhóm và týp khác nhau. Virút vào cơ thể qua đường tiêu hóa và khu trú ở trong phân và hầu họng Virút lây truyền theo đường phân – miệng nhưng cũng có thể bị lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp. Nhóm tuổi nào có nguy cơ bị nhiễm cao nhất? Tuổi nguy cơ mắc bệnh là dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi. Người lớn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: thông tin giáo dục sức khỏe - Vi rút đường ruột ở trẻ em và cách phòng bệnh
- Vi rút đường ruột ở trẻ em và cách phòng bệnh Enterovirus là gì, lan truyền ra sao? Enterovirus là một loại virút đường ruột gồm nhiều nhóm và týp khác nhau. Virút vào cơ thể qua đường tiêu hóa và khu trú ở trong phân và hầu họng Virút lây truyền theo đường phân – miệng nhưng cũng có thể bị lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp. Nhóm tuổi nào có nguy cơ bị nhiễm cao nhất? Tuổi nguy cơ mắc bệnh là dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi. Người lớn cũng có thể nhiễm bệnh. Phụ nữ mang thai cần tránh bị nhiễm để ngừa lây nhiễm cho trẻ sơ sinh. Bệnh nhân có biểu hiện ra sao khi bị nhiễm enterovirus?
- Đa số các trường hợp nhiễm có biểu hiện nhẹ và tự hồi phục mà không cần phải điều trị. Một số ít các trường hợp khác có biến chứng thần kinh như viêm não, viêm màng não hoặc bại liệt . Các trường hợp có biểu hiện nhẹ, thì triệu chứng có thể gặp của bệnh là sốt, phát ban, tiêu chảy, viêm họng và nổi mụn nước ở trong miệng, lòng bàn tay, chân, và vùng mông. Trường hợp có biến chứng thần kinh thì có thể gặp những triệu chứng như mê sảng, lơ mơ, co giật, hôn mê, yếu liệt chân tay, khó thở. Thời gian nhiễm bệnh là bao lâu và có mắc bệnh trở lại không? Bệnh thường kéo dài khoãng 7-10 ngày. Sau khi khỏi, bệnh nhân còn miễn dịch một thời gian ngắn với typ đã nhiễm bệnh, và miễn dịch cả với một số typ khác trong nhóm Enterovirus. Người nhiễm có hể lây truyền bệnh trong thời gian nào Vi rút khi vào cơ thể người ủ bệnh ở họng và phân trong vài ngày trước khi có triệu chứng bệnh. Nói chung thời kỳ lây nhiễm cao nhất là trong tuần lễ đầu tiên. Vi rút có thể tìm thấy trong nước bọt, đàm tiết trong 3-4 tuần và trong phân của người bệnh trong 6-8 tuần. Hiện nay đã có thuốc điều trị và vắc xin phòng ngừa loại virút này chưa Hiện nay trên thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng chưa có loại vắc xin nào phòng ngừa loại vi rút này.
- Làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm Enterovirus ? Tăng cường miễn dịch cho cơ thể: Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục điều đặn và uống nước đủ Vệ sinh cá nhân tốt: Cắt móng tay thương xuyên, rửa tay sạch bằng xà bông trước và khi ăn, sau khi đi tiêu. Người lớn khi đi làm về, nên rửa tay sạch và thay quần áo sạch trước khi lại gần trẻ. Hãy che miệng và mũi lại khi ho hoặc hắt hơi. Tránh dùng chung vật dụng ăn uống và vật dụng vệ sinh cá nhân khác giữa các thành viên trong gia đình. Vệ sinh môi trường tốt: Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ và thông thoáng, lau sạch các đồ chơi của trẻ. Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm: tránh đến những chổ đông người tụ tập và tránh tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh. Học sinh bị bệnh nên nghỉ học ở nhà để tránh lây nhiễm cho người khác. Nếu phát hiện thấy bệnh với biểu hiện giống như cảm sốt, viêm họng hoặc phát ban thì đến bác sĩ khám ngay. Những điều gì bệnh nhân và gia đình cần nên biết ? Cần đưa gấp bệnh nhân đến y tế nếu thấy các biểu hiện nguy hiểm như: mê sảng, lơ mơ, co giật, hôn mê, yếu liệt chân tay, khó thở, sốt liên tục hay từng hồi.
- Tránh tình trạng nhiễm phân, nước bọt và chất dịch nhày của bệnh nhân. Nếu bị nhiễm phải rửa tay ngay lập tức. Uống nhiều nước, nghĩ ngơi và tránh đến các nơi đông người. Nếu trong nhà có người thứ hai mắc bệnh thì phải hết sức cẩn thận vì họ có thể bị nhiễm một lượng vi rút rất cao dể phát triển biến chứng nguy hiểm Không được tiếp xúc với phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Học sinh nên nghỉ học ở nhà và nghỉ ngơi. Nhà trường cần làm gì? Giữ trường lớp sạch sẽ và thông thoáng Phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Tăng cường việc giáo dục về vệ sinh và cách phòng bệnh Nhà vệ sinh và khăn giấy lau tay cần bảo đảm đầy đủ Các trẻ bệnh phải được khám y tế và phải nghỉ học. Rửa tay sạch trong phòng bệnh.
- Chúng ta đang bước vào giữa mùa khô nắng nóng kéo dài, một số nơi nguồn nước cạn dần v khô kiệt, tình hình bệnh đường ruột xảy ra và có chiều hướng gia tăng, tại thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận từ cuối tháng 1 đến nay (15/04/2003), đã chỉ trong vòng khoảng 10 tuần lễ đã có đến 12 trẻ ở lứa dưới 3 tuổi nhập viện với triệu chứng Sốt, tiêu chảy rồi suy hô hấp, trụy mạch rồi tử vong nhanh trong vòng 2-3 ngày, mà hiện nay các bác sĩ gọi đó là Hội chứng Viêm Não cấp và đang nghi do một loại Siêu vi trùng xâm nhập cơ thể trẻ bằng đường tiêu hóa (entero virus). Hàng ngày ai trong chúng ta cũng thường rửa tay cho mình cũng như cho trẻ ít nhất một lần và chỉ thường rửa tay khi tay dơ, hay sau khi đi vệ sinh, sau khi làm thức ăn hay làm cá... Thường thì đối với mọi người rửa tay chủ yếu là để rửa sạch vết bẩn trên tay, làm hết mùi hôi, tanh của thịt cá, dầu mỡ hơn là để loại bỏ đi những loại vi trùng, siêu vi trùng có khả năng gây bệnh cho ta khi mầm bệnh từ bàn tay vào cơ thể qua đường miệng, mũi khi ta vô tình đưa tay quẹt lên mũi hoặc cầm nắm thức ăn đồ chơi bằng tay bẩn rồi đưa lên miệng. Những loại vi khuẩn và siêu vi khuẩn này có thể gây nên những bệnh hết sức nguy hiểm cho chúng ta và nhất là trẻ em như là bệnh Tiêu chảy, thổ tả, thương hàn, kiết lỵ, cảm cúm, Hội chứng viêm não cấp và cả SARS!!! Biện pháp Ðơn giản nhất, dễ làm và hiệu quả nhất để ngăn ngừa các loại vi trùng nguy hiễm xâm nhập cơ thể mà các chuyên gia y tế khuyến nghị là RỬA TAY. Theo như các nghiên cứu khoa học thì rửa tay có thể làm giảm đến 10 lần số lượt
- mắc tiêu chảy và phòng tránh được cả hội chứng Nảo cấp do siêu vi trùng gây bệnh đường ruột (entero virus). Tuy nhiên hàng ngày bạn đã rửa tay đúng cách chưa, rửa tay sạch chưa? (hình bàn tay) Theo khảo sát của các chuyên gia thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới thì khi rửa tay chúng ta thường hay bỏ sót ở lòng bàn tay là: đầu các ngón tay trỏ, ngón giữa, ngón áp út; khe giữa các ngón cái - trỏ, khe giữa các ngón giữa - áp út, khe giữa ngón áp út - út. Vùng thường hay bỏ sót của lưng bàn bay là lưng ngón cái và các móng tay. (xem hình) Ðể rửa tay thật sạch, bạn nên: Rửa tay thường xuyên (nhiều làn trong ngày) cho bạn và rửa tay cho trẻ: Rửa bằng xà phòng (nếu là xà phòng tiệt trùng như Lifebouy, Safegard,...) Rửa thật kỹ các đầu ngón tay, móng tay và các kẽ ngón tay (nhất là các đầu ngón và móng là nơi dễ dàng tiếp xúc, chứa các mầm bệnh). Xả sạch lại bằng nước sạch (dưới vòi nước là tốt nhất) (nước sạch là nước máy, hay là nước đã lắng phèn đã khử trùng bằng thuốc khử trùng (chloramine).
- Thực hiện rửa tay đúng như trên bạn sẽ phòng tránh được các bệnh đường ruột nguy hiểm cho mình và cho trẻ trong mùa hè này. Chúc các bạn và các cháu luôn sạch sẽ vệ sinh và khỏe mạnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MỤC ĐÍCH CỦA GIÁO DỤC SỨC KHỎE QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI HÀNH VI SỨC KHOẺ
23 p | 906 | 102
-
Khoa học hành vi và giáo dục sức khoẻ part 6
14 p | 220 | 49
-
Câu hỏi minh họa môn Truyền thông và giáo dục sức khỏe
15 p | 252 | 42
-
thông tin giáo dục sức khỏe - HIV-AIDS AISD LÀ GÌ
11 p | 219 | 33
-
Cẩm nang giáo dục và nâng cao sức khỏe: Phần 1
70 p | 174 | 33
-
Thông tin - Giáo dục - Truyền thông về dân số - kế hoạch hóa gia đình
18 p | 204 | 15
-
thông tin giáo dục sức khỏe - SARS - Hiểu biết và phòng bệnh
13 p | 211 | 14
-
thông tin giáo dục sức khỏe - Vài điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm ngừa
6 p | 146 | 13
-
Đánh giá thực trạng và những yếu tố liên quan đến hoạt động phòng truyền thông giáo dục sức khỏe các trạm y tế tỉnh Bắc Ninh, năm 2011
12 p | 38 | 7
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và Giáo dục sức khỏe (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
76 p | 32 | 6
-
Tư vấn trong chăm sóc sức khỏe: Thông tin giáo dục
68 p | 48 | 6
-
thông tin giáo dục sức khỏe - Dại
6 p | 102 | 6
-
Bài giảng Góc giáo dục sức khỏe
23 p | 56 | 5
-
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
14 p | 62 | 5
-
Huy động kinh phí cho hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe
4 p | 34 | 5
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
91 p | 14 | 5
-
Sự đáp ứng nhu cầu về thông tin giáo dục sức khỏe xuất viện ở bệnh nhân sau phẫu thuật
7 p | 10 | 3
-
Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2 tại trạm y tế xã, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình năm 2019
5 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn