intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông tin - Giáo dục - Truyền thông về dân số - kế hoạch hóa gia đình

Chia sẻ: Nguyen Kieu Tam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

209
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài học: Trình bày được các nội dung và các bước giáo dục sức khỏe về dân số - kế hoạch hóa gia đình, thiết kế được công cụ GDSK, tổ chức được một buổi TT-DS, hướng dẫn được cho cộng tác viên về PP TT-DS có hiệu quả và nhận thức được tầm quan trọng của việc TT-GDSK về dân số - kế hoạch hóa gia đình. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông tin - Giáo dục - Truyền thông về dân số - kế hoạch hóa gia đình

  1. Bài 7: THÔNG TIN ­ GIÁO DỤC ­ TRUYỀN THÔNG  VỀ DS­ KHHGĐ HÀNH CHÍNH:  ­ Đối tượng: Bác sĩ YHDP ­ Số tiết:     2 LT/  2  TH ­ Địa điểm giảng dạy: Giảng đường MỤC TIÊU BÀI HỌC:  Sau khi học xong, học viên có khả năng:  1. Trình bày được các nội dung và các bước GDSK về DS­KHHGĐ 2. Thiết kế được công cụ GDSK 3. Tổ chức được một buổi TT­DS 4. Hướng dẫn được cho cộng tác viên về PP TT­DS có hiệu quả 5. Nhận thức được tầm quan trọng của việc TT­GDSK về DS­KHHGĐ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ LƯỢNG GIÁ. * Mở đầu: (5ph) Các nội dung Thời  Phương pháp Hoạt động Phương pháp  lượn lượng giá dạy và học của học viên  g và giảng viên 1.Các khái niệm về  15ph Thuyết trình  Ghi chép, trả lời  Qua trả lời của  truyền DS­KHHGĐ 1.1.Thông tin dân số phát vấn câu hỏi sinh viên 1.2.Giáo dục dân số 1.3.Truyền thông dân số 2.Các nội dung/chương  15ph Thuyết trình  Ghi chép, trả lời  Qua trả lời của  trình GDSK về DS­KHHGĐ 2.1.Mục đích của giáo dục dân số   phát vấn câu hỏi sinh viên ­ kế hoạch hoá gia đình: 2.2.Khái niệm về KHHGĐ: 2.3.Các nội dung cần giáo dục về 
  2. dân số ­ kế hoạch hoá gia đình: 3.Cách phát triển bài giáo  15ph Thuyết trình  Ghi chép, trả lời  Qua trả lời của  dục truyền thông DS­ phát vấn câu hỏi sinh viên KHHGĐ phù hợp với văn  hóa địa phương. 4.Cách tiến hành một  50ph Thuyết trình  Ghi chép, trả lời  Qua trả lời của  buổi TT DS­KHHGĐ 4.1.Kỹ năng dẫn dắt một  phát vấn câu hỏi sinh viên cuộc thảo luận nhóm 4.2.Kỹ năng sử dụng tranh  ảnh, vật mẫu 4.3.Kỹ năng thăm hộ gia  đình  4.4.Kỹ năng tiến hành buổi   nói chuyện sức khoẻ: 4.5.Kỹ năng đóng vai 4.6.Kỹ năng tư vấn 5.Thực hành 100p Thực hiện theo  Qua hoạt động  Các kỹ năng TT DS­ KHHGĐ h các bước của  của từng nhóm  từng kỹ năng sinh viên
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO:  1. Giáo trình Dân số học, NXB thống kê, HN 1997; chủ biên: GS. Phùng Thế Trường. 2. Dân số học (dành cho các lớp bồi dưỡng cán bộ  dân số  2 tháng) năm 2004, Trung   tâm dân số, Đại học kinh tế Quốc dân, GS. TS Tống Văn Đường . 3. Giáo trình Dân số và phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, HN 2007; đồng chủ  biên: GS.TS Tống Văn Đường, TS.Nguyễn Nam Phương. 4.   Giáo trình Dân số  học (năm 2008), Viện Dân số  và các vấn đề  xã hội; PGS.TS  Nguyễn Thị Thiềng, Ths. Lưu Bích Ngọc. 5. Tài liệu nâng cao kiến thức dân số, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, HN 2002 6. Tổng quan các kết quả  nghiên cứu về  chất lượng dân số   ở  Việt Nam đến năm  2006, Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em, năm 2007. 7. Dân số ­ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Học viện Quân y, Nhà xuất bản y học, Hà  Nội năm 2003. 8. Trang Web của Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn 9.  Giáo trình Dân số học 2 tháng ­2009, UNFPA­ Viện Dân số và các vấn đề xã hội,   Đại học Kinh tế quốc dân. 10. Tống   Văn   Đường   “Giáo   trình   Dân   số   học”,   Hà   Nội:   Đại   học   Kinh   tế   Quốc  dân,1998. 11. Vũ   Quý   Nhân,   “Sổ   tay   Dân   số   học”,   Hà   Nội:   Uỷ   ban   Quốc   gia   Dân   số   –   KHHGĐ,1991. 12. Asha A. Bhende & Tara Kanitkar,  “Principles of Population Studies” , Bombay:  Himalaya Publishing House, 1996. 13. Population Division of the Department of Economic and Social Affairs of the United  Nations Secretariat, “World Population Prospects”, The 2000 Revision; and “World  Urbanization Prospects”, The 2001 Revision; New York: United Nations. 14. United   Nations   Fund,   “Population   and   Development   Strategies”   and   “Population,  Poverty and Environment”, New York: United Nations , 2002. 
  4. Bài 7: THÔNG TIN ­ GIÁO DỤC ­ TRUYỀN THÔNG  VỀ DS­ KHHGĐ MỤC TIÊU 1. Trình bày được các nội dung và các bước GDSK về DS­KHHGĐ 2. Thiết kế được công cụ GDSK 3. Tổ chức được một buổi TT­DS 4. Hướng dẫn được cho cộng tác viên về PP TT­DS có hiệu quả 5. Nhận thức được tầm quan trọng của việc TT­GDSK về DS­KHHGĐ NỘI DUNG CHÍNH 1. Các khái niệm về truyền DS­KHHGĐ Thông tin­ giáo dục ttruyền thông (TGT) là các khái niệm được sử dụng rộng rãi   trong lĩnh  vực Dân số­ Kế hoạch hoá gia đình (DS­ KHHGĐ ). Phân biệt rõ ràng khái niệm và định nghĩa cụ thể từng nhóm trong cụm từ này là   cần thiết để hiểu rõ nội dung của từng phần trong cum từ. Từ đó có thể sử dụng một   cách hiệu quả  công tác truyền thông vận động, để  đạt được mục tiêu của chương   trình DS ­ KHHGĐ. 1.1. Thông tin dân số Là tất cả những tin tức có liên quan đến quy mô, cơ cấu dân số và sự biến động   của chúng. Đồng thời, các thông tin còn   là quá trình đưa tin tức đó đến với người   nhận ( các nhà chính sách, các nhà quản lý, công chúng...). Với định nghĩa như  trên,   những số liệu về  sinh, chết, người đến, đi, về số phụ nữ, về số phụ nữ đang ở trong  độ tuổi sinh đẻ và thái độ của họ về KHHGĐ... là những thông tin dân số. Cán bộ y tế  cơ sở vừa là người thu thập, vừa là người sử lý các thông tin dân số. 1.2. Giáo dục dân số  Là một chương trình nhằm cung cấp cho người học những tri thức về mối quan   hệ  giữa dân số  và môi trường, chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng   đồng trên cơ sở hình thành hành vi đúng đắn đối với các vấn đề sinh đẻ có kế hoạch,   quy mô gia đình hợp lý, hiểu biết và tự giác chấp hành các chủ trương chính sách quốc   gia về dân số. Cần lưu ý các điểm sau:  Vấn đề dân số, quan hệ Dân số ­ Môi trường ­ Chất lượng cuộc sống trong Giáo   dục dân số được xét ở mức cá nhân ­ gia đình cho đến tầm cỡ quốc gia, quốc tế Giáo dục dân số là vấn đề của mọi quốc gia, không chỉ riêng những nước nghèo  mà cả những nước giàu. Giáo dục dân số không chỉ cho những người ở độ tuổi sinh đẻ  trong nhà trường   mà là vấn đề của tất cả mọi người Giáo dục dân số là một lĩnh vực tri thức tổng hợp, liên ngành.
  5. 1.3. Truyền thông dân số  Là một qúa  trình liên tục chia sẻ  thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ  năng thuộc lĩnh vực Dân số  – Kế  hoạch hoá gia đình tạo sự  hiểu biết lẫn nhau giữa   bên truyền và bên nhận để dẫn tới những thay đổi trong nhận thức và hành động.          Với định nghĩa này, truyền thông không diễn ra trong chốc lát mà kéo dài về mặt  thời gian. Quá trình đó diễn ra giưã 2  bên: bên truyền và bên nhận. Cả hai chia sẻ cho   nhau về thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm vàkỹ năng; quá trình đó phải được tạo  được sự thay đổi ở người nhận chẳng những kiến thức mà còn là hành động Các đặc trưng trên là những mặt, những khâu có quan hệ  chặt chẽ với nhau bởi  vì: Có thông tin đầy đủ kịp thời và có hệ thống thì mới có kiến thức Có kiến thức đúng đắn đầy đủ thì mới xác định được thái độ đúng Có thái độ đúng thì mới có tình cảm đúng, vì thái độ là biểu hiện của lý, còn tình  cảm là biểu hiện của tình Có thông tin kiến thức, thái độ, tình cảm đúng đắn thì mới có sự  vận dụng một   cách tự giác, từ đó mới tạo ra kỹ năng          Định nghĩa này cũng đặt ra một yêu cầu phải tạo được sự  thay đổi trong nhận   thức và hành động.          Qua định nghĩa nêu trên ta thấy rằng truyền thông khác với thông tin. Nếu như  thông tin chỉ cần diễn ra một lần nữa bên truyền và bên nhận còn với truyền thông thì  đó là một yêu cầu bắt buộc. Thông tin chỉ  hạn chế  trong thông tin và kiến thức, còn   truyền thông thì mở  rộng thì mở  rộng cả  thái độ  và tình cảm, kỹ  năng. Thông tin chỉ  đòi hỏi người ta phải tăng kiến thức, còn truyền thông thì đòi hỏi về  nhận thức và   hành động. Mô hình truyền thông.  Tìm hiểu về  truyền thông DS/KHHGĐ thông qua việc  nghiên cứu  mô hình truyền thông và các thành phần của nó. Mô hình này là một công   cụ để chúng ta tìm hiểu rõ hơn và tự  do vận dụng đúng đắn hơn những gì mà lý luận   đã nêu trên. Mô hình truyền thông này có thể  được trình bày dưới dạng hình vẽ  sau  đây:          THÔNG      Hiệu  Nguồ Người  ĐIỆP Quả nhận n   (M) ( R) ( E)      (S ) Phản hồi (F)
  6.                                               Mô hình truyền thông Trên mô hình này:  S: Là nguồn truyền            M: thông điệp truyền thông R: Là nơi nhận                   F: Phản hồi C: Là kênh truyền thông    E: Hiệu quả Mô hình truyền thông phản ánh một cách khái quát quá trình truyền thông. Từ  nguồn truyền (người truyền thông) phát đi nội dung truyền thông (thông điệp) tới  người nhận. Người nhận những hiểu biết và hành động đó mới được hình thành, tức   là đạt được một hiệu quả nào đó. Từ người nhận với hiệu quả đạt được sẽ có thông   tin phản hồi trở về đường truyền.  Như  vậy có thể  thấy rằng muốn quá trình truyền thông đạt được hiệu quả  cao,  thì người truyền thông (hoặc nguồn truyền) phải xem xét đối tượng truyền thông là ai  (nơi nhận), họ cần được truyền thông về  vấn đề  gì về  nhận thức và hành động (nội   dung) với yêu cầu chuyển biến nhận thức và hành động mới (hiệu quả) thông qua  những kênh và phương tiện truyền thông tôt nhất (kênh truyền thông) và bằng cách   nắm được những phản ứng của đối tượng trước những nội dung truyền tới họ (kênh   phản hồi). Như vậy có thể gọi phương tiện truyền thông bằng những câu vắn tắt sau: Ai Nguồn truyền S Nói gì Thông điệp  M Cho ai  Người nhận R E Nhằm mục đích gì Hiệu quả C Bằng con đường nào F Kênh Làm thế nào để biết Phản hồi
  7. Các yếu tố  tạo nên qúa trình truyền thông nói trên đều là phần tử  của mô hình.  Các phần tử của mô hình  truyền thông đều quan trọng và gắn bó mật thiết với nhau.   Thiếu bất kì phần tử nào thì quá trình truyền thông sẽ không diễn ra, hoặc nếu diễn ra   thì không hiệu quả. Song các phần tử ấy, thì đối tượng là quan trọng nhất. Đối tượng  truyền thông DS/KHHGĐ lại càng phức tạp bởi lẽ hành vi sinh sản chỉ là một hành vi  sinh sản không chỉ  là một hành vi sinh học mà còn là một hành vi chịu  tác động của  yếu tố  tình cảm, tâm lý, văn hoá, kinh tế  và xã hội. Mỗi đối tượng, mặc dù cũng có   những nét chung, song nhưng lại có những điểm riêng biệt. Do đó, tìm hiểu và phân   tích đối tượng, từ đó hiểu rõ đối tượng, biết họ cần  gì, đến với họ bằng cách nào, ai   có thể đến với họ là rất quan trọng và cần thiết trong công việc truyền thông. 2. Các nội dung/chương trình GDSK về DS­KHHGĐ 2.1. Mục đích của giáo dục dân số ­ kế hoạch hoá gia đình: ­ Cung cấp cho người dân nhận thức và hiểu biết về các vấn đề dân số, đặc biết   là các vấn đề liên quan đến gia đình và cộng đồng ­ Làm cho người dân thấy rõ được trách nhiệm của mình đối với việc giải quyết   các vấn đề dân số, từ đó có thái độ đúng đối với dân số ­ kế hoạch hoá gia đình. ­ Giúp cho người dân có những quyết định và kế hoạch đúng đắn, từ đó thay đổi   thói quen và tập quán của họ về: tuổi kết hôn, số con trong gia đình, khoảng cách giữa   các lần sinh... ­ Giúp người dân chọn đúng một biện pháp tránh thai và sử dụng đúng biện pháp   tránh thai đã chọn ­ Tăng tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai ­ Giảm tỷ lệ tăng dân số  ­ Góp phần tăng cường sức khoẻ  do đó giảm chi phí y tế, chi phí chương trình  KHHGĐ ­ Góp phần giảm tỷ  lệ  mang thai ngoài ý muốn và bệnh lây truyền qua đường  tình dục 2.2. Khái niệm về KHHGĐ: ­ Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì KHHGĐ bao gồm những   thực hành giúp cho các cá nhân hay các cặp vợ chồng để đạt được những mục tiêu sau  đây:  + Tránh được những trường hợp sinh không mong muốn  + Đạt được những trường hợp sinh theo ý muốn + Điều hoà khoảng cách giữa các lần sinh + Chủ động thời điểm sinh con cho phù hợp với tuổi của bố mẹ
  8. ­ KHHGĐ là chủ động quyết định số con của mình và khoảng cách giữa các lần  sinh thông qua việc áp dụng các biện pháp tránh thai để  có một gia đình ít con, khoẻ  mạnh, hạnh phúc và giàu có ­ KHHGĐ là quyền và trách nhiệm của mỗi người, mỗi cặp vợ chồng. Họ được  quyền tự  do lquyết định, những với ý thức trách nhiệm đầy đủ  về  số  con của mình  trên cơ sở những thông tin và những hiểu biết cần thiến để thực hiện 2.3. Các nội dung cần giáo dục về dân số ­ kế hoạch hoá gia đình: ­ Bùng nổ  dân số  và  ảnh hưởng của nó tới mọi vấn đề  trong xã hội: đất đai,  lương thực, việc làm, y tế, giáo dục và nguồn tài nguyên thiên nhiên ­ Mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con + Số con trong mỗi gia đình ít sẽ quyết định sự ổn định dân số và các vấn đề dân  số  + ít con mới có đủ điều kiện chăm sóc chúng phát triển toàn diện, trở thành công  dân có ích  + Muốn thực hiện mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con mọi người hãy thực hiện: kết   hôn muộn và sinh con muộn (nữ  22 tuổi, nam 25 tuổi); thực hiện kế  hoạch hoá gia   đình ­ 10 quyền của khách hàng + Quyền được thông tin + Quyền được tiếp cận dịch vụ và thông tin + Quyền tự do lựa chọn biện pháp tránh thai và từ chối hoặc chấm dứt biện pháp   tránh thai + Quyền được nhận dịch vụ an toàn + Quyền được đảm bảo bí mật + Quyền được đảm bào kín đáo + Quyền được thoải mái khi tiếp nhận dịch vụ + Quyền được tôn trọng + Quyền được tiếp tục nhận dịch vụ + Quyền được bày tỏ ý kiến
  9. 3. Cách phát triển bài giáo dục truyền thông DS­KHHGĐ phù hợp với văn  hóa địa phương. Để   phát   triển   giáo  dục   truyền   thông   DS­KHHGĐ   phù   hợp   với   văn  hóa   địa  phương chúng ta cần phải làm những việc sau: ­ Ưu tiên triển khai ở các vùng khó khăn, vùng đông dân số, vùng có mức sinh cao  dưới các hình thức như: các chi cục DS­KHHGĐ phối hợp truyền thông với Hội Phụ  nữ; Hội Nông dân xây dựng các câu lạc bộ; Đoàn Thanh niên và Sở  Giáo dục phát  động phong trào “Thanh niên dân số, sức khỏe, môi trường”, tổ chức các cuộc thi tìm   hiểu về  SKSS vị  thành niên, thanh niên, HIV/AIDS... ; Gặp mặt các già làng, trưởng  bản ­ những người có uy tín trong cộng đồng cư  dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa ­   tuyên truyền cho con cháu thực hiện tốt chính sách Dân số ­ KHHGĐ...  ­ Bên cạnh đó, các đài phát thanh ­ truyền hình, báo tỉnh, hội nhà báo, trung tâm   truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh đã xây dựng các chuyên mục, chuyên trang bằng   tiếng dân tộc để  tuyên truyền cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc   thiểu số  về  chăm sóc SKSS/KHHGĐ, tổ  chức các cuộc thi và xây dựng các mô hình  truyền thông tại địa bàn dân cư, góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng về  chương trình DS – KHHGĐ ­ Xây dựng đội ngũ chuyên trách và cộng tác viên DS­KHHGĐ thường xuyên tổ  chức các hoạt động truyền thông tại địa bàn dân cư như: thăm hộ gia đình, tư vấn trực  tiếp, tư  vấn nhóm nhỏ, nói chuyện chuyên đề, cấp phát các sản phẩm truyền thông,   chiếu video… ; triển khai mô hình truyền thông đặc thù với hình thức tổ chức câu lạc   bộ  “Gia đình hạnh phúc”, “Thanh niên với sức khỏe sinh sản”, triển khai chiến dịch,   tuyên truyền vận động DS­KHHGĐ... ­ Đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông cho phù hợp với từng đối tượng cụ  thể; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, vận động về DS ­ KHHGĐ như truyền thông   đại chúng, truyền thông trực tiếp của đội ngũ cán bộ tuyên truyền viên, đội ngũ cán bộ  chuyên trách dân số, cán bộ y tế và cộng tác viên dân số.  ­ Đa dạng hoá mô hình truyền thông cho phù hợp với điều kiện văn hóa xã hội  riêng của từng tỉnh từng dân tộc. Nhiều sản phẩm truyền thông, như  tờ  rơi, áp phích,   băng rôn, tranh lật, tranh gấp… được sản xuất từ trung ương và chuyển xuống tuyến   dưới, nhưng đáp  ứng được yêu cầu. Nội dung thông điệp, ngôn ngữ  nhiều khi cũng   phải phù hợp với văn hóa địa phương và đặc điểm các dân tộc.  ­ Năng lực chuyên môn và nguồn lực của tuyến dưới phải được tăng cường để  có thể điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù của địa phương.
  10. ­ Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền vận động thực hiện DS­KHHGĐ không chỉ  tập trung  ở  những nơi thuận lợi về  giao thông, có đầy đủ  phương tiện thông tin mà  còn ở những hộ dân sống ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,   vùng đặc biệt khó khăn phải được tuyên truyền vận động. ­ Tăng đầu tư  kinh phí của Trung  ương và địa phương dành cho công tác truyền  thông và  huy động được sự tham gia của cả cộng động hay xã hội hóa được công tác   DS­KHHGĐ. ­ Cần sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở đối với   công tác DS ­ KHHGĐ, sự  phối hợp chặt chẽ  của các cấp lãnh đạo sẽ  là một trong  những giải pháp thúc đẩy công tác DS ­ KHHGĐ để  đạt được kết quả  cao nhất.   Vàcũng cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, các cấp lãnh đạo, nổi  bật trong đó là sự  phối hợp nhịp nhàng của các hai lực lượng, đó là cán bộ  chuyên   trách dân số, các ban ngành đoàn thể  và cán bộ  y tế  cung cấp dịch vụ  DS­KHHGĐ,  chăm sóc sức khỏe sinh sản; đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên dân số. ­ Cuối cùng, trong công tác truyền thông, chúng ta cần quan tâm đến nguồn tin   phản hồi và coi đây là một thước đo thiết thực để đánh giá sự thành công của công tác  này. 4. Cách tiến hành một buổi TT DS­KHHGĐ Tiến hành một buổi Truyền thông về DS­KHHGĐ thường tập trung vào  một số các kỹ năng quan trọng sau: 4.1. Kỹ năng dẫn dắt một cuộc thảo luận nhóm 4.1.1. Thảo luận nhóm:   ­ Là sự trao đổi giữa những người có chung một mối quan tâm. Một nhóm có thể  lên tới 10 người, tốt nhất là khoảng 4­8 người. Nếu một nhóm quá đông sẽ  có những   người không tham gia thảo luận. 4.1.2. Chuẩn bị cho một cuộc thảo luận nhóm:  Sau khi đã chọn chủ đề cho mỗi thảo luận nhóm bạn phải: ­ Thu thập thông tin về các chủ đề sắp mang ra thảo luận. ­ Chuẩn bị thưòi gian và địa điểm yên tĩnh, thuận tiện đi lại để mọi người có thể  đến dự đông đủ. ­ Chuẩn bị một số câu hỏi cho buổi thảo luận. 4.1.3. Các bước tiến hành một buổi thảo luận nhóm: Nêu chủ đề sắp thảo luận Tìm hiểu kinh nghiệm của mọi người về vấn đề này: họ biết gì? họ đã  làm gì? kết quả ra sao? Họ cảm thấy như thế nào về chủ đề này? Hãy khen ngợi  những ý kiến hay. Không nên chê bai những gì mọi người làm chưa đúng. Tốt nhất  bạn hãy giúp đỡ để mọi người nhận ra những điều chưa tốt. Bổ sung thông tin cho đầy đủ và chính xác.
  11. Tìm hiểu xem mọi người có khó khăn gì không khi thực hiện theo lời  khuyên mới? Nếu có hãy cùng thảo luận để giải quuyết. Cuối cùng, hãy tóm tắt các điểm chính và cố đạt được cam kết của mọi  người thực hiện các lời khuyên. 4.1.4. Cách dẫn dắt một cuộc thảo luận nhóm: Tạo ra một bầu không khí cởi mở và thân mật để mọi người cảm thấy  thoải mái khi đưa ra ý kiến. Lấy ý kiến của tất cả các thành viên trong nhóm. Tôn trọng ý kiến của mọi người. Không tỏ ý chê bai hay làm cho người  phát biểu phải ngượng ngập về những ý kiến của họ. Yêu cầu từng người nói một để tất cả mọi người đều có thể nghe ý kiến  của nhau. 4.1.5. Những vấn đề hay gặp trong cuộc thảo luận nhóm và cách giải quyết: Một số thành viên im lặng hơn những người khác. Bạn cần cố gắng lôi  kéo những người ít nói vào cuộc thảo luận bằng cách: ­ Nhìn vào họ tỏ ý muốn mời họ phát biểu. ­ Mời những người này phát biểu nếu họ tỏ ra quan tâm. ­ Trực tiếp mời họ phát biểu. Một số người nói quá nhiều và thường xuyên. Bạn cần hạn chế những  người này để những thành viên khác có cơ hội phát biểu. Hãy cám ơn sự đóng góp  người này vào buổi thảo luận và mời một thành viên khác phát biểu. Ví dụ: ‘ Cám ơn  anh Hải đã phát biểu ý kiến. Trong nhóm ta còn ai có ý kiến khác không? Xin mời anh  Tùng’. 4.2. Kỹ năng sử dụng tranh ảnh, vật mẫu 4.2.1. Tranh lật: Một quyển tranh lật gồm có nhiều tranh đóng với nhau theo một trât tự nhất  định. Mặt trước là tranh, mặt sau có ghi một số gợi ý sử dụng tranh Tranh lật có nhiều chủ đề như vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh  dưỡng cho trẻ em và phụ nữ có thai, khi truyền thông chủ đề nào ta sử dụng tranh phù  hợp với chủ đề đó. Tranh lật sử dụng rất tốt trong khuyên bảo (tư vấn) hoặc thảo luận nhóm.  Khi thảo luận bạn không nên nói quá nhiều mà nên đặt các câu hỏi gợi để mọi người  thảo luận theo tranh. Một số lỗi cần tránh khi sử dụng tranh lật: sử dụng cho nhóm đông người 
  12. quá; sử dụng quá nhiều tranh trong một buổi GDSK. 4.2.2. Áp phích: Thường được treo ở những nơi đông người qua lại như trường học, nhà trẻ,  trạm xá, chợ, Uỷ ban nhân dân. Nên treo áp phích ngang tầm mắt người đọc và ở nơi  không bị mưa hắt và gió thổi bay. Nên thay áp phích thường xuyên để thu hút sự chú ý  của mọi người. 4.2.3. Tranh gấp, tờ rơi: Thường phát cho nhiều người tại các buổi mít tinh, cuộc họp để họ có thể mang  về nhà xem thêm. 4.2.4. Vật mẫu: Vật thật (gói Oresol, cây thuốc …) hay vật mô phỏng (mô hình) để cho mọi người  quan sát. 4.3. Kỹ năng thăm hộ gia đình  4.3.1. Mục đích của thăm hộ gia đình để GDSK: + Kiểm tra việc thực hiện các lời khuyên đã đưa ra trước đó. Ví dụ: + Trẻ em hay phụ nữ có thai đã tiêm phòng chưa? + Bệnh nhân có dùng thuốc và làm theo những lời khuyên của thầy thuốc hay  không? + Giúp gia đình học thêm một kỹ năng trong khả năng của họ. Ví dụ: ­ Cách nấu bột cho trẻ mới bắt đầu ăn sam ­ Cách pha dung dịch cho trẻ uống khi ỉa chảy. + Thu thập các thông tin cần thiết. Ví dụ:   ­ Điều tra số người trong một hộ gia đình, những ai vừa chuyển đến, chuyển đi. ­ Tìm hiểu các hành vị ứng xử của các thành viên trong gia đình cũng như người chủ  trong gia đình. Có thể tác động vào người chủ trì trong gia đình. ­ Thực hiện các công tác chăm sóc sức khoẻ khác như chăm sóc người ốm tại nhà, vận  động tiêm chủng và KHHGĐ. Thăm hộ gia đình còn giúp thường xuyên giữ mối quan hệ tốt với các gia đình 4.3.2. Các nguyên tắc khi đến thăm hộ gia đình: Tôn trọng các quy tắc xã giao và phong tục địa phương. Tạo không khí vui vẻ, cởi mở, tránh phê bình chỉ trích.  Không nên nói dài dòng những điều không cần thiết. Gia đình đó có thể  bận  nhiều việc khác. 4.3.3. Các bước trong thăm hộ gia đình: Chào hỏi, giới thiệu bản thân. Nêu mục đích của cuộc thăm. Quan sát và hỏi thăm sức khoẻ của mọi người trong gia đình: Bắt đầu từ người  già, bà mẹ, trẻ em. Chú ý phát hiện người ốm đau hoặc có vấn đề sức khoẻ. Kiểm tra việc thực hiện các lời khuyên được đưa ra trước đó.
  13. Quan sát và hỏi về các vấn đề vệ sinh như nước sạch, nhà vệ sinh. Tiến hành khuyên bảo nếu thấy cần thiết. Chào và cảm ơn gia đình; hẹn lần sau. 4.4. Kỹ năng tiến hành buổi nói chuyện sức khoẻ: 4.4.1.  Chọn chủ đề thích hợp:  Chủ đề phải thích hợp với người nghe: Đối với nhóm người: nên chọn chủ đề chung phù hợp với cả nhóm.  Ví dụ: nếu  nhóm người gồm cả nam giới, phụ nữ, người già, người trẻ thì có thể chọn các chủ  đề phòng bệnh tiêu hoá, vệ sinh gia đình, làng xóm, phòng chống sốt rét, bướu cổ, tệ  nạn xã hội… Tốt hơn là tổ chức một buổi nói chuyện cho nhóm người có đặc điểm  chung về tuổi, giới hoặc hoàn cảnh.  Ví dụ: Với nhóm phụ nữ ở tuổ sinh đẻ 15­49 tuổi: chủ đề có thể chọn là chăm sóc sức  khoẻ BMTE­KHHGĐ, làm mẹ an tàn, nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng Oresol… Với nhóm thanh thiếu niên và học sinh: chủ đề có thể chọn là sức khoẻ vị thành  niên, phòng chống nghiện hút, HIV/AIDS… Với nhóm người già: chủ đề có thể chọn là sức khoẻ người cao tuổi, thể dục  dưỡng sinh, phòng bệnh tim mạch và huyết áp … Đối với một cá nhân: cuộc nói chuyện sẽ giống như khyên bảo, tư vấn. Chọn chủ  đề mà cá nhân đó quan tâm, có thể là vấn đề riêng tư như tình trạng sức khoẻ cá nhân,  các băn khoăn thắc mắc về bệnh tật…Người nói chuyện cần biết trình độ học vấn,  tôn giáo , nhu cầu của người nghe. Chủ đề phải có tính thời sự, phù hợp với các ưu tiên. Ví dụ: Nếu trong địa phương đang có bệnh sốt xuất huyết hoặc dịch sốt rét thì phải tổ  chức nói chuyện ngay về chủ đề đó. Nếu ở địa phương có nhiều gia đình đông con hoặc nhiều trẻ em suy dinh dưỡng  thì phải ưu tiên cho các chủ đề này. 4.4.2.  Chuẩn bị cho một buổi nói chuyện:  Nội dung nói chuyện: người nói chuyện cần tìm hiểu rõ chủ đề muốn nói. Thí  dụ: lý do phải đặt vấn đề đó, tác hại của vấn đề, lợi ích của việc áp dụng hành vi sức  khoẻ mới, nên làm điều gì thiết thực, cụ thể. Chuẩn bị phương pháp và phương tiện: chuẩn bị sẵn sàng đề cương của bài nói  chuyện (lúc nào nói, lúc nào hỏi đáp hoặc yêu cầu thảo luận trao đổi ý kiến …) Sưu tầm các phương tiện phù hợp như áp phích, tranh lật, hình vẽ, vật mẫu để  minh hoạ khi nói chuyện. Chuẩn bị tổ chức, địa điểm, thời gian và thông báo trước cho người nghe. Thời 
  14. gian phải phù hợp, nên tránh gìơ lao động sản xuất, các dịp lễ hội và mùa vụ. 4.4.3.  Cách tiến hành buổi nói chuyện:  ­ Chào hỏi và tự giới thiệu thân thiện, lễ độ ­ Giới thiệu chủ đề, nói rõ lợi ích, tầm quan trọng và sự cần thiết. ­ Tìm hiểu xem mọi người đã làm gì về vấn đề này. Khen ngợi động viên  những điều tốt và đã làm được. ­ Nêu lên những điều chưa làm đúng và tác hại. ­ Tìm hiểu lý do chưa làm tốt. ­ Mô tả những điều nên làm, sử dụng tranh ảnh, vật mẫu nếu cần. ­ Thảo luận về khó khăn khi thực hiện những điều bạn khuyên và tìm ra  giải pháp. ­ Đưa ra những thí dụ cụ thể gần gũi với cộng đồng. ­ Sử dụng từ ngữ và câu nói đơn giản, dễ hiểu. ­ Nói rõ ràng, đủ to, dễ nghe. ­ Sử dụng hình vẽ, vật mẫu để minh hoạ. ­ Kiểm tra xem mọi người có hiểu đúng những điều bạn nói không và giải  đáp thắc mắc nếu có. ­ Nhấn mạnh những điểm quan trọng và chúc mọi người thành công. 4.5. Kỹ năng đóng vai 4.5.1. Khái niệm đóng vai: Là hình thức mô phỏng theo các tình huống và các vấn đề xảy ra trong đời sống  thực tế có liên quan tới TT­GDSK. Đây là một trong những phương pháp truyền thông  trực tiếp hay được sử dụng trong TT­GDSK. 4.5.2. Mục đích đóng vai: Giúp người quan sát thấy được rõ hơn: ­ Nguyên nhân của vấn đề cần được truyền thông trực tiếp ­ Cách giải quyết vấn đề  bằng truyền thông trực tiếp ­ Cách tăng cường quan hệ của người truyền thông với đối tượng  ­ Kinh nghiệm xử lý các tình huống trong truyền thông trực tiếp ­ Tính hiệu quả cao của phương pháp này trong TT­GDSK  4.5.3. Tổ chức đóng vai: Bước 1: Chuẩn bị trước kịch bản cho các vai đóng Bước 2: Chuẩn bị thời gian và địa điểm: đủ rộng, có đủ chỗ ngồi, thuận lợi để  quan sát… Bước 3: Tiến hành đóng vai: Số người tham gia đóng vai:  Có thể một hoặc nhiều người tuỳ theo nội dung và hình thức. Thường hay sử  dụng các hình thức sau:
  15. ­ 1 người: ví dụ: đóng vai người thuyết trình trước cuộc họp, hội nghị… ­ 2 người: ví dụ 1 cán bộ truyền thông và 1 đối tượng… ­ 4­5 người: ví dụ 1 cán bộ truyền thông và một hộ gia đình Thời gian đóng vai:  ­ Khoảng 10­40 phút cho trường hợp thuyết trình. ­ Khoảng 10­20 phút cho cuộc gặp mặt với cá nhân đối tượng hoặc hộ gia đình. Dừng đóng vai khi: ­ Người đóng vai đã giải quyết được vấn đề. ­ Người đóng vai nhận thấy mình nhầm lẫn, không giải quyết được vấn đề. ­ Không nhận được sự hưởng ứng của người quan sát. Bước 4: Thảo luận sau đóng vai khoảng 20­30 phút về các vai đóng, cảm nhận của  những người quan sát. 4.6. Kỹ năng tư vấn 4.6.1. Nguyên lý trong quá trình tư vấn: Đối xử với khách hàng thật tốt (quan trọng nhất): Người tư vấn cần phải lịch  sự, biểu lộ sự tôn trọng đối với tất cả đối tượng, tạo cho họ cảm giác tin tưởng.  Người tư vấn cần phải tỏ thái độ cho khách hàng thấy rằng họ có thể nói một cách  cởi mở, thậm chí cả những điều tế nhị. Thêm vào đó, phải đảm bảo rằng không  có  bất kỳ thông tin nào mà khách hàng nói ra sẽ được nói với những người khác. Sự tương tác: Người tư vấn thì lắng nghe và đáp ứng lại những nhu cầu của  khách hàng. Mỗi khách hàng là một con người khác nhau. Người tư vấn cần giúp đỡ  thông qua sự hiểu biết đến nhu cầu và tình trạng thực tế của khách hàng. Do đó cần  phải khuyến khích khách hàng nói chuyện và đặt câu hỏi. Kết nối thông tin với khách hàng: Lắng nghe khách hàng, người tư vấn có thể  biết được thông tin khách hàng cần là gì. Tương tự, từng giai đoạn cụ thể của khách  hàng gợi ý thông tin gì có thể là quan trọng nhất. Người tư vấn cần cung cấp những  thông tin chính xác theo ngôn ngữ mà khách hàng có thể hiểu được. Những thông tin  ứng dụng cho cá nhân sẽ là cầu nối lấp khoảng trống giữa kiến thức của người cung  cấp dịch vụ và hiểu biết của khách hàng. Tránh cung cấp quá nhiều thông tin: Quá nhiều thông tin thì gây ra tình trạng rất  khó nhớ được các thông tin quan trọng. Điều này gọi là “quá tải thông tin”. Mặt khác  khi dành thời gian quá nhiều cho việc cung cấp thông tin sẽ còn ít thời gian đẻ giành  cho thảo luận và để cho khách hàng đặt câu hỏi, những băn khoăn và ý kiến của họ.
  16. Cung cấp giải pháp khách hàng thích: người tư vấn giúp khách hàng tự lựa chọn  các giải pháp chăm sóc sức khoẻ cho họ. Nếu không  có các yếu tố gây hại, khách  hàng cần phải được nhận giải pháp chăm sóc sức khoẻ mà họ thích. Khi khách hàng  được quyền tự chọn, họ sẽ thực hiện giải pháp đó lâu hơn và hiệu quả hơn. Giúp khách hàng hiểu và nhớ hơn. Người tư vấn cho khách hàng xem xét một  số tài liệu, khuyến khích họ xem tài liệu và chỉ cho họ cách sử dụng tài liệu như thế  nào. Người tư vấn cũng có thể dùng tranh vẽ, tranh tuyên truyền hoặc tranh lật… để  giải thích cho khách hàng. Nếu có một số tài liệu thì có thể phát cho khách hàng mang  về nhà. Họ có thể chia sẻ tài liệu với những người khác. 4.6.2. Các bước của quá trỉnh tư vấn: ­ Chào đón khách hàng một cách thân mật, cởi mở và lễ độ ­ Hỏi về bản thân và nhu cầu của khách hàng về vấn đề chăm sóc sức khoẻ ­ Giới thiệu cho khách hàng các thông tin y tế,  biện pháp chăm sóc sức khoẻ  có thể đáp ứng được đối với khách hàng ­ Chỉ cho khách hàng cách chọn biện pháp chăm sóc sức khoẻ  sau khi đã có  đủ thông tin về các biện pháp này ­ Giải thích cặn kẽ cách thực hiện biện pháp chăm sóc sức khoẻ mà khách  hàng đã lựa chọn Hẹn khách hàng quay lại nếu trong quá trình thực hiện họ cần được tư vấn  thêm về biện pháp chăm sóc sức khoẻ mà họ đang thực hiện.
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO:  1. Giáo   trình   Dân   số   học,   NXB   thống   kê,   HN   1997;   chủ   biên:   GS.  Phùng   Thế  Trường. 2. Dân số học (dành cho các lớp bồi dưỡng cán bộ dân số 2 tháng) năm 2004, Trung  tâm dân số, Đại học kinh tế Quốc dân, GS. TS Tống Văn Đường . 3. Giáo trình Dân số  và phát triển, NXB Đại học Kinh tế  Quốc dân, HN 2007; đồng  chủ biên: GS.TS Tống Văn Đường, TS.Nguyễn Nam Phương. 4.  Giáo trình Dân số  học (năm 2008), Viện Dân số  và các vấn đề  xã hội; PGS.TS  Nguyễn Thị Thiềng, Ths. Lưu Bích Ngọc. 5. Tài liệu nâng cao kiến thức dân số, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, HN 2002 6. Tổng quan các kết quả  nghiên cứu về  chất lượng dân số   ở  Việt Nam đến năm   2006, Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em, năm 2007. 7. Dân số ­ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Học viện Quân y, Nhà xuất bản y học, Hà   Nội năm 2003. 8. Trang Web của Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn 9.  Giáo trình Dân số học 2 tháng ­2009, UNFPA­ Viện Dân số và các vấn đề xã hội,  Đại học Kinh tế quốc dân. 10. Tống   Văn  Đường   “Giáo   trình   Dân   số   học”,   Hà   Nội:   Đại  học   Kinh   tế   Quốc  dân,1998. 11. Vũ   Quý   Nhân,   “Sổ   tay   Dân   số   học”,   Hà   Nội:   Uỷ   ban   Quốc   gia   Dân   số   –  KHHGĐ,1991. 12. Asha A. Bhende & Tara Kanitkar,   “Principles of Population Studies” , Bombay:  Himalaya Publishing House, 1996. 13. Population   Division   of   the   Department   of   Economic   and   Social   Affairs   of   the  United Nations Secretariat, “World Population Prospects”, The 2000 Revision; and  “World Urbanization Prospects”, The 2001 Revision; New York: United Nations.
  18. 14. United Nations Fund, “Population and Development Strategies” and “Population,  Poverty and Environment”, New York: United Nations , 2002. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2