intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

thông tin giáo dục sức khỏe - Các phương pháp gây miễn dịch

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

130
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các phương pháp gây miễn dịch 1. Miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động: 1.1. Miễn dịch chủ động: Miễn dịch chủ động được tạo thành bởi kháng nguyên của các vi sinh vật hoặc độc tố của chúng khi được sử dụng - đó chính là các vắc-xin. Sau khi tiêm đủ các mũi cơ bản, miễn dịch sẽ duy trì ở mức cao trong nhiều tháng, nhiều năm cho dù lượng kháng thể có thể giảm xuống nhưng cơ chế miễn dịch ở nhiều trường hợp vẫn rất nhạy cảm giúp cơ thể đáp ứng rất nhanh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: thông tin giáo dục sức khỏe - Các phương pháp gây miễn dịch

  1. Các phương pháp gây miễn dịch 1. Miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động: 1.1. Miễn dịch chủ động: Miễn dịch chủ động được tạo thành bởi kháng nguyên của các vi sinh vật hoặc độc tố của chúng khi được sử dụng - đó chính là các vắc-xin. Sau khi tiêm đủ các mũi cơ bản, miễn dịch sẽ duy trì ở mức cao trong nhiều tháng, nhiều năm cho dù lượng kháng thể có thể giảm xuống nhưng cơ chế miễn dịch ở nhiều trường hợp vẫn rất nhạy cảm giúp cơ thể đáp ứng rất nhanh khi tiếp xúc lại với mầm bệnh. Vắc-xin có thể được chế tạo từ vi khuẩn, virút hoặc độc tố của chúng, hoặc được tái tổ hợp từ các kháng nguyên đặc hiệu. 1.1.1. Các vắc-xin được chế tạo từ vi khuẩn gồm: Các vắc-xin vi khuẩn bất hoạt là vắc-xin chứa toàn bộ vi sinh vật đã bị bất  hoạt (ví dụ như: vắc-xin ho gà, vắc-xin thương hàn tiêm), hoặc chỉ chứa các kháng nguyên đặc hiệu của vi khuẩn (như vắc-xin chống phế cầu, não mô cầu và Hemophilus influenza týp b). Vắc-xin sống giảm độc lực: vắc-xin BCG, thương hàn uống 
  2. Vắc-xin được chế tạo từ độc tố của vi khuẩn đã được làm giảm độc lực:  vắc-xin bạch hầu, uốn ván. 1.1.2. Các vắc-xin được chế tạo từ virút bao gồm: Vắc-xin chứa toàn bộ virút (như vắc-xin bại liệt, vắc-xin chống viêm gan  A), hoặc các vắc-xin chứa các kháng nguyên đặc hiệu ( như vắc-xin cúm và viêm gan B). Vắc-xin virút sống giảm độc lực: vắc-xin sởi, quai bị, thuỷ đậu và bại liệt  (Sabin). Các vắc-xin này kích thích đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào tạo ra kháng thể lâu bền chỉ sau 1 liều dùng. Vắc-xin bail liệt uống (Sabin) đòi hỏi phải uống 3 liều để gây đáp ứng bảo vệ đối với cả 3 týp. Các vắc-xin tái tổ hợp: người ta lựa chọn các đoạn gen có tính quyết định  kháng nguyên cao, sau đó cấy vào các vi sinh vật có khả năng tăng sinh nhanh và nhiều để sản xuất các gen này, tạo ra vắc-xin tái tổ hợp có độ tinh khiết và tính sinh miễn dịch cao. Ví dụ: vắc-xin viên gan B tái tổ hợp. 1.2. Miễn dịch thụ động: Miễn dịch thụ động chống lại các tác nhân gây bệnh ở trẻ em thường do được người mẹ truyền sang nhưng miễn dịch này chỉ tồn tại trong vòng 6 tháng sau khi sinh.
  3. Miễn dịch thụ động nhân tạo có được do tiêm globulin miễn dịch lấy từ người hoặc các kháng huyết thanh dị loại (lấy từ loài vật khác). Tác dụng bảo vệ thường có tức thì nhưng liên quan đến liều lượng và thường chỉ kéo dài trong vài tuần, lâu nhất cũng chỉ được 5- 6 tháng với liều 5 ml. 2. Quy trình gây miễn dịch cơ bản: 2.1. Trước khi sử dụng vắc-xin cần tuân thủ quy trình sau: Thông báo chi tiết về các lợi ích khi sử dụng và nguy cơ khi không sử dụng  vắc-xin. Kiểm tra việc chuẩn bị đối phó với những phản ứng phụ tức thời xảy ra  (chống sốc phản vệ) Ðọc kỹ các thông tin về sản phẩm vắc-xin  Ðảm bảo chắc chắn vắc-xin còn hạn sử dụng  Cung cấp cho cha mẹ hoặc người đi kèm các câu hỏi trước khi sử dụng vắc-  xin Kiểm tra các chống chỉ định khi sử dụng vắc-xin.  Kiểm tra họ tên người được sử dụng vắc-xin.  Kiểm tra vắc-xin và đảm bảo vắc-xin vẫn được bảo quản tốt.  Sử dụng vắc-xin theo đúng kỹ thuật, đúng đối tượng.  2.2. Sau khi sử dụng vắc-xin cần làm ngay những việc sau:
  4. Nói cho cha mẹ hoặc người đi kèm về những phản ứng thông thường và  những phản ứng nặng cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế theo dõi sau khi tiêm vắc-xin. Ghi phiếu theo dõi tiêm chủng.  Hẹn thời gian tiêm lần sau.  2.3. Bảo quản vắc-xin: Vắc-xin không được bảo quản lạnh và vận chuyển đúng sẽ không có hiệu lực. Cần tuân theo các hướng dẫn về bảo quản vắc-xin. Quy luật chung là phải bảo quản các vắc-xin trong độ lạnh từ 2- 80C và không được làm đông băng. Một số vắc-xin (nhất là DPT, Hib, viêm gan B, viêm gan A) bị nhiệt độ quá lạnh làm mất hiệu lực. 2.4. Pha chế: Các vắc-xin đông khô sẽ được pha chế bởi các dung dịch pha loãng chuẩn và được sử dụng theo thời gian khuyến cáo. Vắc-xin đã pha chế cần được kiểm tra về màu sắc và độ trong để loại bỏ vắc-xin đã bị hỏng. 2.5. Cách sử dụng: Hầu hết các vắc-xin đều được tiêm bắp hoặc tiêm sâu dưới da, ngoại trừ vắc-xin tả, Sabin là uống và BCG tiêm trong da. Cần tuân thủ đúng kỹ thuật và nguyên tắc vô trùng khi thực hiện mũi tiêm.
  5. 3. Phản ứng tức thời đối với vắc-xin: Theo dõi sau khi tiêm vắc-xin để chắc chắn người được tiêm vẫn khoẻ mạnh và không có phản ứng. Thường phải theo dõi ít nhất 15 phút sau khi tiêm bởi vì hầu hết các tai biến nguy hiểm đến tính mạng thường xảy ra trong vòng 10 phút sau khi tiêm. Ở trẻ em, phản ứng nguy hiểm nhất là sốc phản vệ. Tỷ lệ có phản ứng này đối với DPT vào khoảng 1/ 50.000 liều, nhưng trên thực tế chỉ gặp 1- 3 trường hợp trên 1 triệu lượt tiêm. Báo cáo các phản ứng phụ của vắc-xin: Các vắc-xin thường được thử nghiệm về tính an toàn và hiệu lực trước khi sử dụng rộng rãi và đã được đánh giá trên thực địa. Mặc dù vậy, việc giám sát và báo cáo các phản ứng phụ vẫn rất cần thiết. Bất cứ phản ứng phụ nào của vắc-xin cũng cần được ghi nhận và báo cáo cho Trung tâm y tế dự phòng để Trung tâm báo cáo cho Văn phòng tiêm chủng mở rộng, các Viện khu vực và Vụ y tế dự phòng- Bộ Y tế. 4. Những nhóm nguy cơ đặc biệt: 4.1. Tiêm vắc-xin cho trẻ đã có phản ứng mạnh với lần tiêm trước: Ðối với những trẻ này, cần hết sức thận trọng cho những lần tiêm sau. Có thể các mũi tiêm chủng sau phải được tiêm trong bệnh viện để đứa trẻ được theo dõi tốt hơn và dễ xử trí các phản ứng khi xảy ra. 4.2. Tiêm vắc-xin cho những người có nguy cơ nhiễm khuẩn đặc biệt
  6. Những trường hợp bị mắc các bệnh như: hen phế quản, bệnh tim phổi mãn tính, bị cắt lách, bị hội chứng Down, bị nhiễm HIV hoặc trẻ đẻ thiếu tháng. Ðối với những trẻ này cần xem xét chỉ định tiêm một cách cẩn thận. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo không nên sử dụng các vắc-xin sống như BCG, bại liệt uống, sởi cho những trẻ bị nhiễm HIV. Những trẻ dẻ thiếu tháng cũng được tiêm chủng vào tháng thứ 2 sau đẻ. 4.3. Tiêm vắc-xin cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú: Các vắc-xin sống không nên dùng cho phụ nữ có thai vì theo lý thuyết, các vắc-xin này có thể có hại cho thai nhi. Chưa có bằng chứng nào về vắc-xin chống rubella có thể gây quái thai nhưng các tác giả đếu khuyên rằng chỉ nên có thai sau khi đã tiêm vắc-xin này được 2 tháng. 4.4. Tiêm vắc-xin cho trẻ đẻ thiếu tháng: Tiêm vắc-xin cho trẻ đẻ thiếu tháng cũng tương tự như tiêm cho trẻ đẻ đủ tháng vì đáp ứng miễn dịch ở những trẻ này vẫn đầy đủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2