intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông tư liên tịch số 03/1999/TTLT-BVGCP-BTM-BXD

Chia sẻ: Son Pham | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

71
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông tư liên tịch số 03/1999/TTLT-BVGCP-BTM-BXD về cơ chế kinh doanh và quản lý giá xi măng do Ban vật giá Chính phủ - Bộ Xây dựng - Bộ Thương mại ban hành

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông tư liên tịch số 03/1999/TTLT-BVGCP-BTM-BXD

  1. BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT BỘ THƯƠNG MẠI-BỘ XÂY NAM DỰNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** ******** Số: 03/1999/TTLT-BVGCP-BTM- Hà Nội , ngày 19 tháng 4 năm 1999 BXD THÔNG TƯ LIÊN TỊCH CỦA BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ-BỘ XÂY DỰNG-BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 03/1999/TTLT-BVGCP-BTM-BXD NGÀY 19 THÁNG 4 NĂM 1999 VỀ CƠ CHẾ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ GIÁ XI MĂNG Căn cứ Luật thương mại được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997. Căn cứ Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ quy định về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hoá dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. Căn cứ Quyết định số 137/HĐBT ngày 27/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về quản lý giá. Để ổn định thị trường và giá xi măng trên thị trường cả nước, phù hợp với tình hình hiện nay, Ban Vật giá Chính phủ - Bộ Xây dựng - Bộ Thương mại quy định cơ chế kinh doanh và quản lý giá xi măng như sau: I. CƠ CHẾ KINH DOANH XI MĂNG: 1. Xi măng là mặt hàng kinh doanh có điều kiện ở thị trường trong nước, vì vậy mọi thương nhân kinh doanh xi măng phải tuân theo các quy định tại Luật thương mại, Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ quy định về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hoá dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 11/1999/NĐ-CP. 2. Xi măng lưu thông trên thị trường phải đảm bảo chất lượng, có nhãn mác ghi rõ tên cơ sở, địa chỉ nơi sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng và trọng lượng hàng hoá. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận thương mại, buôn bán hàng lậu, hàng trái phép trong kinh doanh xi măng. 3. Nhà nước khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các thương nhân tìm thị trường và đối tác kinh doanh ở nước ngoài để xuất khẩu xi măng. Việc nhập khẩu Clinker, xi măng thực hiện theo quyết định của Chính phủ. II. CƠ CHẾ QUẢN LÝ GIÁ XI MĂNG
  2. 1. Giá giới hạn tối đa xi măng thông dụng tại thị trường chính: 1.1. Giá giới hạn tối đa xi măng bao PC30 theo TCVN 2682-1992 hoặc xi măng bao PCB 30 theo TCVN 6260-1997 (dưới đây gọi tắt là xi măng thông dụng) tại các thị trường chính do Nhà nước quy định. Mức giá này sẽ được điều chỉnh theo từng thời kỳ. 1.2. Thị trường chính do Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại quy định phù hợp trong từng thời kỳ. Trước mắt thị trường chính bao gồm: thành phố Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng. 1.3. Giá giới hạn tối đa xi măng thông dụng được áp dụng cho các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất và kinh doanh xi măng thuộc mọi thành phần kinh tế của Trung ương và địa phương trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả các Công ty Liên doanh). 2. Giá bán các loại xi măng trên thị trường. 2.1. Giá bán cụ thể xi măng thông dụng ở thị trường chính được quy định phù hợp với tình hình thị trường từng thời điểm, từng mùa vụ (mùa mưa, mùa xây dựng). Mức giá bán xi măng này không được vượt mức giá giới hạn tối đa do Nhà nước quy định. 2.2. Giá bán các loại xi măng khác (ngoài xi măng thông dụng) ở thị trường chính được quy định căn cứ vào giá bán xi măng thông dụng sao cho phù hợp với chất lượng và thị hiếu của người sử dụng. 2.3. Giá bán xi măng ở các thị trường khác (ngoài thị trường chính) được quy định trên cơ sở chi phí sản xuất, chi phí lưu thông hợp lý và được thị trường chấp nhận. 2.4. Giá bán xi măng tại nhà máy hoặc tại các điểm bán hàng ở các tỉnh, thành phố, được quy định theo các mức giá thích hợp (giá bán theo khối lượng, ưu đãi giảm giá cho khách hàng mua khối lượng lớn, giá bán theo loại phương tiện vận tải, giá bán nội bộ v.v...), trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế cho sản xuất, kinh doanh xi măng nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh, tiêu thụ xi măng đến các địa bàn xa. 2.5. Tất cả các đơn vị kinh doanh xi măng đều phải thực hiện việc niêm yết giá bán và bán theo đúng giá đã niêm yết. III. THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM 1. Ban vật giá Chính phủ: 1.1. Quy định giá giới hạn tối đa xi măng thông dụng trên cơ sở rà xét mặt bằng giá bán xi măng ở các thị trường chính và ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại. 1.2. Theo dõi diễn biến của thị trường và giá xi măng để có kiến nghị với Chính phủ các giải pháp xử lý cụ thể, thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá xi măng trên thị trường.
  3. 2. Bộ Xây dựng: 2.1. Tham gia với Ban Vật giá Chính phủ quy định giá giới hạn tối đa xi măng thông dụng và các thị trường chính. 2.2. Cùng các ngành liên quan dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng hàng năm trên phạm vi cả nước, từng khu vực và thông báo cho các địa phương, doanh nghiệp biết để tổ chức sản xuất, kinh doanh cho phù hợp. 2.3. Chỉ đạo việc phối hợp giữa Tổng công ty xi măng Việt Nam, Hiệp hội xi măng, các công ty sản xuất - kinh doanh xi măng thuộc các ngành, địa phương và liên doanh để làm nhiệm vụ bình ổn thị trường xi măng trên phạm vi cả nước. 3. Bộ Thương mại: 3.1. Tham gia với Ban vật giá Chính phủ quy định giới hạn tối đa xi măng thông dụng và các thị trường chính. 3.2. Phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ có liên quan để cân đối cung cầu xi măng trong cả nước và từng khu vực. 3.3. Phối hợp với các Bộ liên quan đề xuất với Chính phủ biện pháp điều hành xuất nhập khẩu xi măng, clinker trong từng giai đoạn. 3.4. Thực hiện chức năng quản lý thị trường xi măng trên toàn quốc, hướng dẫn thị trường và giá xuất nhập khẩu (nếu có). 4. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xi măng: 4.1. Tổng công ty xi măng Việt Nam: 4.1.1. Có trách nhiệm theo dõi tình hình cung cầu và diễn biến giá xi măng trên thị trường trong cả nước để xử lý kịp thời trong phạm vi quyền hạn hoặc báo cáo Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan xử lý nhằm ổn định thị trường xi măng. 4.1.2. Tổng công ty được quyết định: a- Các mức giá (hoặc khung giá) bán xi măng trên thị trường trong nước; các mức giá bán nội bộ (tại nhà máy, tại các điểm giao hàng ở các tỉnh, tại các kho v.v...) giữa các đơn vị thành viên và giá xuất khẩu (nếu có) đối với nguồn xi măng thuộc Tổng công ty quản lý. Nếu quy định khung giá thì phải có hướng dẫn để các Công ty quy định mức giá cụ thể cho phù hợp. Các mức giá (hoặc khung giá) bán xi măng thông dụng tại thị trường chính phải chịu khống chế bởi giá giới hạn tối đa Nhà nước quy định.
  4. b- Thực hiện mọi biện pháp thích hợp trong kinh doanh để đạt hiệu quả như: giao kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, quảng cáo, khuyến mại, v.v... 4.2. Các Công ty sản xuất, kinh doanh xi măng của địa phương, của các ngành khác và của Liên doanh: Được quyền tự quyết định giá bán xi măng của các Công ty. Riêng đối với xi măng thông dụng tại thị trường chính phải chịu khống chế bởi giá giới hạn tối đa Nhà nước quy định. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Bộ Xây dựng chủ trì cùng Ban vật giá Chính phủ, Bộ Thương mại tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức sản xuất, kinh doanh xi măng trong cả nước (kể cả các Công ty hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) về tình hình chấp hành các qui định trong Thông tư này. 2. Sở Thương mại chủ trì cùng với Sở Xây dựng, Sở Tài chính Vật giá và các cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh xi măng trên địa bàn tỉnh, thành phố về chấp hành cơ chế kinh doanh và quản lý giá xi măng, xử lý và uốn nắn những sai phạm trong phạm vi quyền hạn hoặc báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. 3. Mọi thương dân có tham ra sản xuất, kinh doanh xi măng trên toàn lãnh thổ Việt Nam phải chấp hành đúng các quy định tại Thông tư Liên tịch này, đồng thời có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các yêu cầu về tình hình và số liệu cần thiết để phục vụ công tác theo dõi, kiểm tra, kiểm soát. 4. Các quyết định về giá bán xi măng tại nhà máy và thị trường chính của các doanh nghiệp Trung ương, địa phương, Liên doanh phải gửi về Ban vật giá Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại để theo dõi chỉ đạo. Các quy định đã ban hành trước đây trái với Thông tư này đều hết hiệu lực thi hành. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc yêu cầu phản ánh kịp thời về Ban vật giá Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại để xem xét xử lý và sửa đổi cho phù hợp. Đặng Nghiêm Chính Lê Danh Vĩnh Lê Văn Tân (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0