intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thư cho một họa sĩ già

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Võ Đình Mấy năm trước, dễ hơn chục năm trước, tôi có viết một loạt bài gọi chung là “Thư Cho Một Họa Sĩ Trẻ”. Hồi đó, tôi có người bạn nhỏ hơn đến gần ba chục tuổi, yêu văn học nghệ thuật, đặc biệt thích vẽ tranh. Tôi mượn cớ viết những thư đó (bắt chước nhà mỹ thuật học Anh cát lợi Herbert Read với cuốn Letter to A Young Painter của ông – Horizon Press, New York, 1962)– để chia sẻ một số kinh nghiệm bản thân trong đời cầm cọ. Năm 198..., tạp chí Làng Văn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thư cho một họa sĩ già

  1. Thư cho một họa sĩ già Võ Đình Mấy năm trước, dễ hơn chục năm trước, tôi có viết một loạt bài gọi chung là “Thư Cho Một Họa Sĩ Trẻ”. Hồi đó, tôi có người bạn nhỏ hơn đến gần ba chục tuổi, yêu văn học nghệ thuật, đặc biệt thích vẽ tranh. Tôi mượn cớ viết những thư đó (bắt chước nhà mỹ thuật học Anh cát lợi Herbert Read với cuốn Letter to A Young Painter của ông – Horizon Press, New York, 1962)– để chia sẻ một số kinh nghiệm bản thân trong đời cầm cọ. Năm 198..., tạp chí Làng Văn ở Gia nã đại gọi đùa tôi là “họa sĩ trẻ... lại”. Tôi thưởng thức hai chữ “trẻ... lại” dí dỏm đó tuy biết rằng một khi cái già nó đến với mình rồi có bao giờ nó bỏ mình đâu. Năm ngoái, qua Paris, gặp một bạn văn bảo nên tiếp tục loạt “Thư Cho Một Họa Sĩ Trẻ”. Phải một năm trôi qua mới thấy là “nên”. Bèn “tiếp tục”. Nhưng ngẫm lại, chưa chắc gì người trẻ họ cần được mình chia sẻ cho bằng người già. Trong giới cầm cọ hiện nay coi mòi người già đông đảo hơn người trẻ đó. Thời buổi này, đặc biệt ở hải ngoại, người trẻ thiếu gì cơ hội, dại gì mà lăn vào cái nghề được coi là “tàn mạt rách nát” (chữ của họa sĩ Khánh Trường). Cho nên có “Thư Cho Một Họa Sĩ Già” này.
  2. ...... Bác Th. kính yêu, Nghe tin Bác về hưu. Định nói “sướng nhé” nhưng thôi vì tôi biết với người như Bác “hưu” chỉ là chuyện trên giấy tờ. Đăng ký ở sở An sinh Xã hội để có được cái bảo hiểm sức khỏe rẻ mạt thôi chứ đời cầm bút cầm cọ có bao giờ biết đến chuyện hưu chuyện hiếc. Tôi nhớ lần trước qua thăm, Bác có cho xem cái giá vẽ cũ. Giá gỗ sồi, mua từ nửa thế kỷ trước bên Pháp; các thứ móc, ốc, nẹp toàn bằng đồng, thật chắc. Tôi thêm hai chữ “thật chắc” để Bác biết rằng tôi đặc biệt để ý đến những bộ phận bằng solid brass của cái giá vẽ cũ. Đồ mới sau này người ta đúc bằng nhôm, bằng nhựa, vừa thô lậu, vừa yếu xìu. Nhớ hơn nữa là chuyện Bác kể. Vác cái giá vẽ ấy về phòng trọ, dựng lên, gài vào tấm bố mới toanh còn thơm mùi toile de lin Belgique, rồi với những cây cọ tinh khôi Bác đã vẽ một bức... tự họa! Từ Rembrandt đến Delacroix cho đến Cézanne, Picasso, Modigliani, tự họa là việc không thể thiếu. Nhưng Bác không dấu diếm, cho biết rằng bức tự họa đó, Bác không bao giờ trưng bày, không cho ai xem, bởi vì nó quá “dở”. Bố cục, đường nét, màu sắc, tất cả đều xoàng, đều tồi, Bác bảo thế. Tôi vẫn biết Bác “khó”. Đâu biết, nửa thế kỷ trước, Bác đã “khó” với cả bản thân.
  3. Ấy thế mà rồi Bác cứ tiếp tục dùng cái giá vẽ ấy để trong mấy chục năm vẽ ra không biết bao nhiêu là tranh. Nhớ hồi mới ngoài hai mươi, Bác mơ ước mở một phòng tranh, một triển lãm cá nhân – exposition particulière/ one-man show... Mặc bộ đồ lớn, thắt cái cà vạt kẻng nhất, đứng ở ngưỡng cửa, tươi cười chào đón quan khách. Và thỏa mãn nhất là cái giây phút “nàng” xuất hiện với bố mẹ. Đẹp rụng rời. Thơm ngát. Một tay nâng nhẹ cùi chỏ người đẹp, đúng phép lịch sự, một tay hững hờ cầm cái ly sâm banh cao cổ, dìu “nàng” bước nhỏ xem tranh, chốc chốc lả lướt đi một lời bàn vừa cổ kính vừa hào hoa. Ôi, giấc mơ tuổi trẻ, giấc mơ “văn nghệ”... Cái ngày của phòng tranh ấy, rồi nó cũng đã đến, đã đi, và sau đó Bác cứ tà tà mấy chục cái triển lãm khắp nơi. Đã có nhiều bài báo, tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh, viết về Bác, đăng hình Bác, miệng ngậm ống vố, tay cầm cọ, nét đắm say trong đôi mắt ưu tư. Chao ôi,... “nhà nghề” quá sá. Bác đã vẽ, đã trưng bày, đã bán tranh, đã sống như một họa sĩ. Trong mấy chục năm. Và giờ đây, tuổi hưu nó đâm xầm vào Bác. Bác nghỉ hưu. Cái chữ “hưu”, tiếng Tàu, tiếng ta, nghe dễ chịu: nghỉ, thôi, ngưng. Tôi ngờ rằng Bác không ưa gì cái chữ Anh, chữ Pháp: retirement, retraite. Rút lui, thụt lùi. Tiềm tàng nỗi niềm thua thiệt, co cụm. Ngay cả ẩn nhẫn, yếm thế. Người khác về hưu loay hoay phác hoạch đời sống tuổi già: khám sức khỏe định kỳ, du lịch theo chương trình, có tổ chức, tí toáy tập lấy một công việc vừa giải trí vừa bổ ích (hobby) thì Bác vẫn ngày ngày cặm
  4. cụi với mấy cây cọ. Mấy cây cọ Bác dùng bao năm nay đã quá cùn, xơ như cái chổi cũ. Bác bảo: Vẽ đẹp không cần cọ mới. Nhớ lần Bác kể cho nghe Bác đã quyết tâm dấn thân vào con đường hội họa như thế nào. Đó là ngày Bác tình cờ được thấy tấm ảnh đen trắng lớn trong cuốn sách về tác phẩm của Georges Braque. Một phía phòng vẽ. Cửa sổ lớn, không màn, không sáo, ánh sáng xám nhạt tràn ngập lên cái bàn gỗ trơn. Trên bàn, một dãy lọ lớn đựng đầy cọ, thứ lọ thô lậu bằng đất nung rắc muối. Những cây cọ đứng dựa vào nhau, dài với dài, ngắn với ngắn, cây nào cũng cùn đến gần tới nẹp (ferrule). Cùn nhưng sạch sẽ, trang trọng, rõ ràng có bàn tay chăm chút săn sóc. Những cây cọ đứng trong những lọ đất thô đặt thành hàng trên mặt bàn gỗ chằng chịt dấu vết thời gian đã thôi thúc, dìu dắt Bác đi tới quyết định một đời. Bây giờ Bác cũng có những cây cọ cùn như Braque. Có khác gì chăng những năm chưa hưu là Bác cũng đã cho cái giá vẽ về “hưu” với Bác. Cái chevalet Pháp nó hay thật: nhờ những móc, ốc, nẹp bằng đồng đó mà nó có thể được xếp lại vô cùng gọn ghẽ. Bác không dùng giá vẽ nữa, nghĩa là không đứng mà vẽ nữa, như tuyệt đại đa số họa sĩ Tây phương cổ cũng như kim, Bác đã “hạ thổ”. Nghe kể Bác tự tay đóng một cái “bàn”, cao không tới gang tay, đặt cái thảm nhỏ trước “bàn”, ngồi xuống mà làm việc. Hỏi có phải Bác trở về phương Đông không thì Bác gắt: “Đông Tây gì! Đứng mỏi chân đấy thôi. Ngồi khỏe hơn đứng chứ. Muốn ngồi sao thì ngồi. Xếp bằng ăn cỗ cũng được mà chồm hổm chỏ hỏ kiểu nước lụt cũng xong. Bó gối như Yên Đổ Nguyễn
  5. Khuyến cũng hay mà quì hai gối chống hai tay... lối Nhật cũng... O.K. Đó là chưa kể đến chuyện ngồi lối kiết già kiếc giếc”. Tôi chịu Bác! ...... Bác đứng hay ngồi, cái quyền và cái thú là của Bác, tôi không dám xía vào. Chỉ xin thưa với Bác về đôi chút lấn cấn trong tôi thôi. Có hỏi Bác lần nào đó và bị Bác “xì” cho một cái dài ý rằng không thèm lưu tâm đến ba cái lẻ tẻ vô bổ. Tôi không có cách nào khác hơn là viết ra đây, xin Bác vài lời để chúng tôi, đồng nghiệp... già của Bác có cơ hội xét lại đôi điều. ...... Bác bảo Bác không trưng bày nữa: Sau mấy chục cái triển lãm Bác đã chán ngấy. Chuẩn bị tranh triếc, phòng ốc đâu vào đấy, gửi thiệp mời, đón tiếp quan khách, vân vân, Bác cho rằng đời Bác như vậy là quá đủ. Tôi thông cảm và chia sẻ với Bác những phiền hà, vất vả này. Nhưng không trưng bày, không cho ai xem, tại sao Bác vẫn tiếp tục vẽ? Không trưng bày, không cho ai xem, tức là không “rao hàng”, vậy nói cụ thể Bác xoay trở làm sao? Có thể nhu cầu của Bác ít hơn nhiều người khác nhưng ở cái xứ đồng tiền là vạn năng này, nói như chính người Mỹ nói: “You can’t live on air alone!” (Chỉ hít không khí mà thôi, sống sao nổi!”)
  6. Bác tiếp tục vẽ, ngày ngày vẫn vẽ, chẳng hay Bác vẽ cái gì? Hội họa là lãnh vực tạo hình, là nghệ thuật chỉ con mắt mới thấy được, “nói” ra e có điều bất cập, nhưng Bác cố thử xem sao. Tôi hứa sẽ rán hết sức hình dung con đường Bác đang lủi thủi một mình... Thôi, đã hỏi “vẽ cái gì” thì tôi cũng xin “thừa thắng xông lên” hỏi tiếp: Bác vẽ làm sao? Thuở trẻ dại, Bác đã từng học vẽ bằng cách dùng que than vẽ tượng đá cổ Hy lạp, dùng sơn dầu vẽ “cóp” những tranh Phục hưng... Sau bao năm luân lạc, Bác rời bỏ những khuôn phép ấy, Bác đã tìm kiếm không nguôi, và bây giờ Bác vẽ ra làm sao? Trời ơi, gửi Bác những câu hỏi này, lòng tôi không an. Mong Bác thương mà đừng mắng. Tiểu đệ bái bút, Đ. ...... Và sau đây là “Thư Từ Một Họa Sĩ Già”: Anh Đ. thân mến, Cái ông này bày đặt! “Tiểu đệ bái bút”! Làm gì mà ông trịnh trọng dữ vậy? Đã hỏi thì trả lời đây.
  7. Người ta, người bên văn đó, cứ khoe “ngứa” cái này “ngứa” cái nọ. Cứ làm như chỉ vì “ngứa” mới viết và chỉ có họ mới biết “ngứa”. Giới cầm cọ chúng mình cũng “ngứa” như ai vậy. Nói như mấy ông họa sĩ đất thần kinh: ngứa hung! Ngứa quá sức. Đã ngứa phải gãi. Nhưng có phải khi nào gãi cũng sướng đâu. Đau, rát, bật cả máu. Mà vẫn gãi. Cái vẽ lắm khi đau đớn lắm. Nhưng không vẽ chịu không được. Ông hỏi “vẽ mà không trưng bày, không cho ai xem, tại sao Bác tiếp tục vẽ?” Giản dị lắm ông ơi. Trưng bày là nghề. Vẽ là nghiệp. Bỏ nghề, được. Bỏ nghiệp, sức mấy. “Đã mang lấy nghiệp vào thân” mà. Tôi vẽ mà không cho ai xem chẳng phải vì ích kỷ hay khinh người đâu. Chỉ là vì cho xem tranh, trong một cuộc triển lãm hay tại nhà riêng, phiền toái lắm. Viết cuốn sách, bà con xa gần tặng một cuốn “lấy thảo”, còn lại nhà phát hành phổ biến, ai mua thì mua. Đọc hay không đọc, hiểu hay không hiểu, thích hay không thích, việc của độc giả mình chỉ đứng xa xa ghi nhận được gì thì ghi nhận thôi. Bức tranh, đâu có giản dị thế, ông cũng là người vẽ, ông biết chán. Dù sao, tôi cũng “hưu” rồi. Đã “hưu” thì ta có quyền (và bổn phận) gạt bỏ bớt những phiền hà của đời “nhà nghề” đi. Chỉ giữ lấy cái nghiệp thôi. Chạy trời không khỏi nắng! ......
  8. “Lấy gì mà sống” à? Những năm còn bán tranh, đóng thuế lợi tức nghề tự do (self-employment tax) dài dài nay nhà nước hoàn lại hàng tháng cho mình thôi. Chẳng xin xỏ ai cái gì cả. Mấy cuốn sách hồi nảo hồi nao, hai ba chục năm về trước, vậy mà vẫn đem lại lai rai tí quà: lâu lâu một cái chi phiếu ở đâu rớt xuống, coi như lộc Trời vậy. Mới hay cái cách làm việc của tư bản “thiếu nhân tính” nó hữu hiệu và công bằng. Chẳng cần biết nó thương hay nó ghét, cứ đến đúng ngày đúng tháng, là máy nó tự động tính toán, phun ra cái chi phiếu cho mình. Cái máy, nó thiếu “tình người” nhưng nó lương thiện. Nói thật với nhau chứ lỡ ra có đứa cà chớn nào đó ở nhà xuất bản cố tình không gửi tiền thì mình cũng chẳng biết vào đâu! Từ lâu tôi vẫn nghĩ rằng nhu cầu vật chất của mình ít hơn, thậm ít hơn là người ta cứ khăng khăng bảo rằng mình phải có. Ông có biết câu nói để đời của Henri Ford, vĩ nhân của tư bản Mỹ quốc, cha đẻ của chiếc Ford Model T, gần 100 năm về trước: “Bí quyết buôn bán thành công là làm sao cho người ta quay quắt muốn có những thứ mà thật ra người ta không cần tí nào”. Đó là ông Tây dạy dỗ. Còn ông Đông (phương) thì nhắc nhở: “Đời sống tinh thần nên ở trên mức trung bình; đời sống vật chất nên ở dưới mức trung bình”. May mắn thay ông Ford và ông Nguyễn (Hiến Lê) không sống cùng một nơi! Ở xứ Hiệp chủng quốc này có cái gọi là “poverty line”: Anh phải có lợi tức hàng năm trên mức đó anh mới không bị liệt vào “giới người nghèo”. Tưởng gì chứ hạn định như vậy thì tuyệt đại đa số nghệ sĩ (nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, điêu khắc gia, nhạc sĩ khúc tác, nhạc sĩ trình diễn,
  9. kịch sĩ, diễn viên...) nghèo mạt rệp là cái chắc. Đã có nhiều công trình nghiên cứu thăm dò trong địa hạt này, ông thừa biết. “Bác xoay trở làm sao?” Hà, hà, xoay trở làm sao hả? Thì từ lâu tôi đã bắt chước các cụ lẩm cẩm ngày xưa bên ta: Tri túc! Tri túc! Nói cụ thể: Có rất nhiều thứ người ta cho là cần lắm lắm, tôi chỉ thấy là cần sơ sơ, không có cũng được. Lại có những thứ người ta cho là cần sơ sơ, tôi, tôi đếch cần... Ngày xưa, bà cụ tôi hay thở dài: “Tạo ra bao nhiêu thì phiền não bấy nhiêu”. Nhỏ dại, nghe là nghe, không lưu tâm. Khôn lớn, mình cứ thắc mắc không rõ cái chữ “tạo” đó nghĩa là gì. Bây giờ thì tôi biết chắc: “tạo” này nghĩa là bày đặt đây, không phải tạo tác, sáng tạo, cấu tạo gì đâu. Nhện giăng mạng để bắt con này con kia. Người bày ra cho lắm rồi vướng vào mà chết. Hơn 30 năm trước, ông bạn đàn anh Doãn Quốc Sỹ có viết một câu để đời: “Ở thế giới thực dân cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn; ở thế giới thực dân tư bản, người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn”. Ông Doãn đã từ thế giới cộng sản qua đây với chúng ta ở thế giới tư bản mấy năm nay. Dám chắc lắm khi ông đã hả hê thấy rằng câu viết khi trẻ trung vậy mà chí lý quá đỗi. Có lần tôi nói với ổng: “Người ta muốn ‘mua rẻ’ mà anh cứng đầu không bán, anh chết! Chứ còn người ta ‘giam lỏng’ anh chỉ vì, hoặc anh tự nguyện chui đầu vào rọ, hoặc đã lỡ ở trong rọ, ăn phải bã rồi, anh chẳng muốn thoát ly”. Các giới sản xuất, thương mại, họ biết tỏng anh rồi. Ở xứ tự do, pháp luật minh định rõ ràng đâu là bổn phận, đâu là quyền lợi, không ai
  10. có quyền bắt anh phải thế này thế nọ một cách tùy tiện. Người ta chỉ được phép mời mọc, rủ rê, dụ khị thôi. Chịu hay không, tùy anh. Chỉ cần biết rằng cái gì cũng có cái giá của nó. ...... Đ. ơi, ông lại hỏi: “Chẳng hay Bác vẽ cái gì?” Nói ra e có người không vừa tai chứ tôi nghĩ rằng viết, dù không viết về cái gì đi nữa vẫn là viết cái gì. Dù chỉ viết cái chữ thôi, cái chữ vẫn là cái gì. Trong khi đó, vẽ là một động tác của thân xác trong không gian. Không nhất thiết vẽ cái gì mới là vẽ. Vẽ thôi. Như thở. Cần không khí cho cơ thể thì hít không khí vào và thả không khí ra. Nhưng hít vào và thả ra không phải là thở tuy rằng thở bao gồm hít vào và thả ra. Có sự phân biệt giữa hít vào thả ra như những động tác có ý thức, vì nhu cầu, và thở như một sự tuần hoàn tự động. Không ai hỏi “thở cái gì?” Vẽ cũng vậy. Có người vẽ cái này cái nọ. Tôi chỉ vẽ thôi. ...... Đ. à, ông quá quắt lắm đấy nhá. Hỏi “vẽ cái gì” còn được đi, chứ hỏi “vẽ làm sao” thì ông chơi khó tôi quá. Xem nào, tôi mới nói chuyện hít và thở. Có phải là chỉ khi nào ông ý thức rõ ràng cái thở của ông, ông mới thấy có hít vào và thả ra không? Còn thường tình, ông chỉ thở thôi, ông không để tâm là mình đang thở. Vẽ cũng vậy. Thuở còn rất trẻ, khi tôi vẽ bao nhiêu tâm trí dồn về cái tôi vẽ, và, dễ
  11. thôi, tôi cứ đi theo đúng nguyên tắc, những khuôn phép đã được học. Đến tuổi trung niên, khi vẽ tâm trí tôi lại dồn về bản thân tôi, tối đa. Cái tôi vẽ chỉ là cái cớ để tôi vẽ tôi. Một thứ tự họa phi chân dung! Bây giờ, “hưu” rồi, tôi chỉ vẽ thôi, bất cần biết đến cái tôi vẽ đã đành, mà ngay tâm tư bản thân tôi cũng mờ nhạt đi, mờ nhạt đến độ mất dạng. Thuở non dại, tôi ước ao được trưng bày ở chỗ thật “ngon”, bán tranh thật chạy, kiếm được bộn tiền, và có nhiều thì giờ để sáng tác mạnh hơn. Sau đó, thấm lẽ tương đối của danh lợi và nghệ thuật, tôi để cả tâm trí vào việc tìm kiếm, nắm bắt được một cái vẽ viên mãn. Bây giờ, đã “hưu”, “ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch”, vẽ là vẽ thôi. Không ước ao, không tìm kiếm, không đuổi bắt. Vẽ thôi. Anh Đ. ơi, trả lời vậy, được chưa? Thân,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2