Thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp trong bối cảnh hội nhập: Nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 1
download
Nghiên cứu này xem xét thực trạng thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp trong bối cảnh hội nhập: Nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP: NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN ATTRACTING BUSINESS INVESTMENTS INTO INDUSTRY SECTORS IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION: A STUDY IN THAI NGUYEN PROVINCE ThS. Lê Thị Yến, ThS. Nguyễn Vân Thịnh, ThS. Đặng Phi Trường Đại học Kinh tế và QTKD- ĐH Thái Nguyên Email: lethiyenktdt@gmail.com TÓM TẮT Mô hình khu công nghiệp được xây dựng thành công tại rất nhiều quốc gia phát triển trên thế giới nhằm thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia. Học tập kinh nghiệm của các nước đi trước, Việt Nam đã xây dựng mô hình khu công nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu đó, một trong những địa phương trong cả nước thực hiện xây dựng mô hình khu công nghiệp và đạt được những kết quả nhất định là tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu này xem xét thực trạng thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với các khu công nghiệp của các tỉnh lân cận trong vùng. Từ khóa: Thu hút vốn, doanh nghiệp, khu công nghiệp ABSTRACT Industrial models have been successfully built in many developed countries in the world in order to attract investments and promote the national economy. From the experience of successful countries, Vietnam has built such industrial models so as to obtain those targets, Thai Nguyen is one of the provinces in the whole country implementing the construction of industrial model and has initially got certain achievements. This study considered the reality of investment attraction of enterprises into industrial zones; analyzed factors affecting the process of attracting investments in the current context of integration. The authors, thereby, suggest some solutions to enable investment attraction of enterprises, promote the competitiveness of industrial zones in Thai Nguyen province in comparison with those of neighboring provinces in the region. Key words: investment attraction, enterprises, industrial zones 1. Giới thiệu Mô hình khu công nghiệp được xây dựng tại các địa phương với mục tiêu góp phần thu hút vốn đầu tư vào địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội, cùng với xu hướng chung của cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng sáu khu công nghiệp tập trung, bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Các khu công nghiệp cũng giống như các hàng hóa dịch vụ khác, nhà sản xuất cung cấp dịch vụ và mong muốn tìm được khách hàng, sản phẩm của các khu công nghiệp là phần diện tích đất mà các khu công nghiệp cho các doanh nghiệp thuê để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên làm sao để có thể thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp khi các địa phương có đặc điểm tương đồng nhau, các địa phương lân cận gần như đều có khu công nghiệp, làm thế nào để tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên so với các địa phương khác? Để từ đó có thể thu hút được nhiều nhất lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp. Nghiên cứu này được thực hiện hiện nhằm xem xét thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, những trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải khi đầu tư vào các khu công nghiệp trên 170
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Tại Việt Nam, theo tinh thần Nghị định 36-CP về quy chế khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN), khu công nghệ cao (KCNC) được Chính phủ ban hành ngày 24/4/1997 thì khái niệm về KCN đã được đề cập như sau: “KCN là khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất”. Trên thế giới, mô hình khu công nghiệp được hình thành như một kênh hữu hiệu cho việc thu hút vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các vấn đề liên quan đến khu công nghiệp đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Một số nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tác động của khu công nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia như nghiên cứu của Blomstrom và cộng sự (1998), nghiên cứu này đã chỉ ra cả tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Những doanh nghiệp này đang hoạt động tại các khu công nghiệp) tới việc phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã đưa ra những gợi ý chính sách nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp nói riêng cũng như vào quốc gia đó nói chung. Cùng với hướng nghiên cứu đó, một số nghiên cứu được thực hiện hướng vào ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa tới sinh kế của người dân bị mất đất, nghiên cứu này đã được tác giả thực hiện nhằm đánh giá mức độ hài lòng của người dân về cơ sở hạ tầng khi các khu công nghiệp được xây dựng, tác động của việc phát triển cơ sở hạ tầng đó đến đời sống của người dân (Saumik Paul và cộng sự (2013)). Một số nghiên cứu khác trên thế giới lại tập trung theo hướng làm thế nào để phát triển khu công nghiệp theo hướng các khu công nghiệp xanh như nghiên cứu của: Popescu và cộng sự (2008), Lambert và cộng sự (2002). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Niên giám thống kê của các cấp, các báo cáo về tình hình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên... Số liệu sơ cấp được thu thập qua quá trình phỏng vấn các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được phỏng vấn là những doanh nghiệp đã, đang và sẽ có nhu cầu đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh. 95 doanh nghiệp được tác giả lựa chọn cho nghiên cứu. 2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu +) Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp SCN(đã cho thuê) * Tỷ lệ đất lấp đầy diện tích đất 100 công nghiệp (%) = Tổng STN 171
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Trong đó: SCN (đã cho thuê): Là phần diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp đã cho thuê STN: Là tổng diện tích đất tự nhiên của khu công nghiệp. Tỷ lệ này phản ánh tính hiệu quả của việc khai thác sử dụng đất có ích trên tổng diện tích đất công nghiệp được cấp phép theo dự án của khu công nghiệp. +) Chỉ tiêu về tỷ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất công nghiệp đã cho thuê Tỷ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) diện tích đất công nghiệp đã cho = thuê Tổng diện tích đất công nghiệp đã (tỷ đồng/ha) cho thuê (ha) Chỉ tiêu này dùng để đánh giá, so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích công nghiệp đã cho thuê giữa các khu công nghiệp với nhau. +) Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đầu tư đăng ký Đồng thời, trong nghiên cứu nhóm tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh đối chiếu và diễn dịch kết quả để thực hiện nghiên cứu 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp ( KCN) tỉnh Thái Nguyên Ta có bảng số liệu sau về tình hình thu hút vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên tính đến hết năm 2014: Bảng 1: Tỷ lệ lấp đầy diện tích mặt bằng KCN Thái Nguyên Diện tích đất cho Diện tích đất theo Tỷ lệ đất chưa STT Tên KCN thuê/Diện tích đất quy hoạch (ha) thuê (%) CN của KCN (ha) 1 KCN Sông Công 1 220 72/154 53,24 Đang làm thủ tục và trình phê duyệt dự án 2 KCN Sông Công 2 250 hạ tầng 3 KCN Nam Phổ Yên 200 55/120 54,16 KCN Tây Phổ Yên (Hay 4 200 200/200 0,0 KCN Yên Bình) 5 KCN Quyết Thắng 200 Đang vận động và thu hút đầu tư 6 KCN Điềm Thuỵ 350 115/210 45,23 Tổng 1420 442/592 25,33 (Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên) 172
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Trong 06 khu công nghiệp đã được quy hoạch chi tiết thì có 04 KCN đã đi vào hoạt động, 02 KCN đang ở trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và vận động thu hút chủ đầu tư hạ tầng. Trong đó, 2 KCN Tây Phổ Yên và Điểm Thụy đang có kết quả thu hút đầu tư mạnh mẽ nhất hiện nay, 04 KCN còn lại là Sông Công I, Sông Công II, Nam Phổ Yên và Quyết Thắng cũng được xem là có nhiều triển vọng bởi cơ bản các KCN này đều được quy hoạch trên cơ sở có những lợi thế so sánh tốt. Tính đến hết 2014 các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 117 dự án (45 dự án FDI và 72 dự án trong nước) với tổng vốn đăng ký là 3,979 tỷ USD và gần 11.000 tỷ đồng, 01 Doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện tại KCN Yên Bình. Trong số 117 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào các KCN, đến thời điểm cuối năm 2014 đã có 44 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất, đạt doanh số xuất khẩu khoảng 10 tỷ USD và doanh thu tiêu thụ nội địa ước đạt 6.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 3 vạn lao động với thu nhập bình quân của người lao động đạt 5,5 triệu đồng/người/tháng, nộp ngân sách ước đạt 200 tỷ đồng. Bảng 2: Kết quả thu hút vốn đầu tư và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Bên cạnh những kết quả đạt được về số lượng dự án, vốn đăng ký đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, có những hạn chế trong việc thu hút vốn dòng vốn đầu tư, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp còn tương đối thấp ( Khoảng chưa đến 50%), tỷ trọng vốn đăng ký trên vốn thực hiện thấp, trung bình trung khoảng 50% trong đó KCN Tây phổ Yên đạt tỷ lệ cao nhất (66,75%), các khu công nghiệp khác tương đối thấp chỉ khoảng hơn 30% như khu công nghiệp Sông Công 1, Nam phổ Yên. Thêm vào đó, các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, lượng vốn đầu tư tương đối thấp. 3.2. Những trở ngại khi đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dưới góc nhìn của doanh nghiệp Doanh nghiệp là những chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình đầu tư. Vì vậy những đánh giá của doanh nghiệp sẽ là nguồn thông tin quý giá để tìm ra những nguyên nhân của vấn đề kém hiệu quả trong việc thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp. Nghiên cứu đã phỏng vấn 95 doanh nghiệp để xem xét những trở ngại mà doanh nghiệp nhận định khi quyết định có hay không đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên 173
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Bảng 3: Đánh giá của các doanh nghiệp về những trở ngại khi đầu tư vào KCN tỉnh Thái Nguyên (ĐVT: Doanh nghiệp) Chỉ tiêu Số lượng 1. Hệ thống hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp còn kém về chất lượng: hệ 38 thống đường giao thông vào các khu công nghiệp 2. Ngành công nghiệp hỗ trợ kém phát triển 39 3. Chưa có tổ chức cụ thể cho các doanh nghiệp để có thể có thể kết nối giữa nhà 34 đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước 4. Quy hoạch các KCN còn chưa tập trung, khó khăn trong việc kết hợp với các 15 doanh nghiệp có ngành công nghiệp hỗ trợ, trong sản xuất kinh doanh 5. Chất lượng lao động chất lượng kém, không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của 45 công việc 6. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khi đầu tư vào các KCN của tỉnh còn thấp 25 hơn so với các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc.... 7. Quy hoạch không phù hợp 10 8. Thủ tục hành chính còn rườm rà, đội ngũ cán bộ làm công tác này còn hạn chế 27 về trình độ và tư duy ( Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Trở ngại lớn nhất khiến cho các doanh nghiệp không tiếp tục đầu tư hoặc không đầu tư vào các KCN của tỉnh Thái Nguyên là sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ và chất lượng lao động trong các khu công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp sau khi công nhân về nghỉ tết nguyên đán, họ không quay trở lại KCN, doanh nghiệp không đủ lao động để tiếp tục sản xuất, thêm vào đó, chất lượng lao động không thực sự tốt, lao động chưa được đào tạo bài bản, công nhân kỹ thuật chưa qua các lớp đào tạo cơ bản. Thêm vào đó, hệ tầng giao thông trong và ngoài khu công nghiệp cũng có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp, doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn để có thể di chuyển vào các khu công nghiệp vào những thời điểm thời tiết không thực sự thuận lợi, bên cạnh đó, thủ tục hành chính khi làm thủ tục chuẩn bị đầu tư với doanh nghiệp còn rườm rà, gây mất thời gian cho doanh nghiệp. 4. Kết luận 4.1. Tăng cường liên kết trong khu công nghiệp *) Mục tiêu của giải pháp: Nhằm giải quyết một số khó khăn cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Cụ thể, việc tăng cường liên kết trong các khu công nghiệp có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu những chi phí phát sinh liên quan đến tìm kiếm đối tác kinh doanh ( trong cùng lĩnh vực), có thể tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm... 174
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Với các doanh nghiệp cần tìm kiếm đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, việc tăng cường liên kết trong các doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp tìm kiếm đối tác cung cấp sản phẩm đầu vào cho quá trình sản xuất Có thể mở rộng thị trường đầu ra cho các sản phẩm của doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể liên kết tạo ra cung cấp chuỗi sản phẩm cho các doanh nghiệp khác. 4.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động làm việc tại các Khu công nghiệp * Mục tiêu của giải pháp: Nâng cao chất lượng lao động tại các Khu công nghiệp. * Nội dung của giải pháp: + Đa dạng hoá các loại hình đào tạo + Tăng cường quản lý nhà nước về các hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp nói riêng. + Cần có chính sách phát triển và thu hút nguồn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ cao từ nơi khác đến để chủ động đáp ứng nhu cầu lao động phục vụ cho các KCN. 4.3. Giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế: “ Một cửa, tại chỗ” * Mục tiêu của giải pháp: Giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn khi đầu tư vào các KCN của tỉnh. * Nội dung của giải pháp: + Tiếp tục thực hiện cơ chế phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý (BQL) các KCN của tỉnh, tạo điều kiện cho cơ quan này thực hiện triệt để cơ chế: “ Một cửa, tại chỗ”. + Cần áp dụng thí điểm và mở rộng mô hình: “Cổng giao tiếp đầu tư” để các nhà đầu tư có thể dễ dàng truy cập nhằm tìm hiểu các thủ tục hành chính cũng như nộp hồ sơ xin cấp phép đầu tư qua cổng thông tin này. 4.4. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Cần có định hướng rõ ràng cho các doanh nghiệp, có quy hoạch cụ thể và có chính sách phát triển chung cho ngành. Xác định phát triển công nghiệp phụ trợ là yếu tố có vai trò quan trọng trong thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư tại các khu công nghiệp. 4.5. Phát triển đồng bộ trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp * Mục tiêu giải pháp: Giải quyết bài toán: “Hệ thống hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp còn kém về chất lượng”. * Nội dung của giải pháp: + Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại… + Sớm xây dựng bổ sung quy hoạch nhà ở cho công nhân tại KCN- giúp các doanh nghiệp giải quyết bài toán nhà ở cho công nhân. 4.6. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp của tỉnh * Mục tiêu giải pháp: Tăng cường thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp thông qua quảng bá hình ảnh, giới thiệu… về khu công nghiệp. * Nội dung của giải pháp: 175
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 + Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung Ương cũng như địa phương, tổ chức các buổi tọa đàm… nhằm giới thiệu về tiềm năng đầu tư, môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư… của Thái Nguyên tới các doanh nghiệp. + Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư một cách toàn diện, hướng vào những đối tác truyền thống. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo tình hình hoạt động của các Doanh Nghiệp tại KCN tỉnh Thái Nguyên [2] Chính phủ- Nghị định 36/1997/NĐ – CP về quy chế Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao [3] Blomstrom và cộng sự, (1998), Multinational Corporations and Spillovers, Journal of Economic Surveys Vol. 12, Iss.3, 247-277 [4] Lambert và cộng sự, (2002), Eco-industrial parks: stimulating sustainable development in mixed industrial parks, Technovation 22, 471- 484 [5] Popescu và ctv, (2008), Eco-industrial parks – an opportunity for the developing countries. [6] Saumik Paul & cộng sự (2013), The livelihood effects of industrialization on displaced households: Evidence from Falta special economic zone, West Bengal, Discussion Paper No13, Centre for European Economic Research. 176
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cách tiếp cận Marketing trong thu hút FDI
29 p | 542 | 210
-
Môi trường đầu tư quốc tế, những giải pháp để hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm gia tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
11 p | 761 | 203
-
Tìm hiểu về vốn đầu tư nước ngoài
12 p | 251 | 83
-
Cách thức tiếp cận Marketing trong thu hút FDI
96 p | 122 | 19
-
Tự do hóa đầu tư
7 p | 121 | 13
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại Việt Nam
16 p | 12 | 9
-
Thực trạng thu hút vốn FDI vào bất động sản tại TP Hồ Chí Minh từ sau khi gia nhập WTO đến nay - Dự báo và khuyến nghị
16 p | 102 | 7
-
Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản
4 p | 15 | 7
-
Khả năng chuyển dịch vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
285 p | 34 | 7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Một nghiên cứu khám phá
18 p | 22 | 6
-
Thực trạng và giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Phần 2
154 p | 6 | 4
-
Giải pháp nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương
10 p | 13 | 4
-
Đầu tư của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho CHDCND Lào
4 p | 9 | 3
-
Tác động của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến chuyển dịch dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
10 p | 35 | 2
-
Rào cản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Nam Trung Bộ
14 p | 34 | 2
-
Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên
9 p | 36 | 2
-
Giải pháp phát triển doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
3 p | 31 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn