intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

12
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sử dụng mô hình ARDL để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo (CBCT) của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2019. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tác động tích cực của cơ sở hạ tầng tới FDI ngành CBCT cả trong ngắn và dài hạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại Việt Nam

  1. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 303 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRONG LĨNH VỰC CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM Nguyễn Sỹ Nhất - Lê Hà Trang Học viện Ngân hàng Tóm tắt Bài viết sử dụng mô hình ARDL để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo (CBCT) của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2019. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tác động tích cực của cơ sở hạ tầng tới FDI ngành CBCT cả trong ngắn và dài hạn. Tuy nhiên, quy mô thị trường và tỷ lệ thất nghiệp lại là hai yếu tố ảnh hưởng xấu đến FDI ngành CBCT trong ngắn hạn. Ngoài ra tác động của độ mở cử thị trường đối với việc thu hút FDI trong ngành công nghiệp này là không rõ ràng. Những kết quả thực nghiệm trên cũng giúp nhóm tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam để tiếp tục gia tăng dòng vốn FDI vào lĩnh vực CBCT trong những giai đoạn tiếp theo. Từ khóa: Các yếu tố ảnh hưởng, FDI, chế biến chế tạo, Việt Nam THE DETERMINANTS OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT (FDI) INFLOW IN MANUFACTURING SECTOR OF VIETNAM Abstract The paper uses the ARDL model to investigate the determinants of FDI inflow in manufacturing sector of Vietnam during a period 2000 - 2019. The empirical result shows a positive impact of infrastructure on FDI in manufacturing sector in the short and long-term. However, market size and unemployment rate are two factors that negatively affect FDI in this industry in the short-term. In addition, the relationship between market openness and FDI in manufacturing industry is unclear. From the above results, some policy suggestions are made to continue to attract FDI inflows into the manufacturing sector in Vietnam in the future. Keywords: Determinants, FDI, manufacturing, Vietnam
  2. 304 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA 1. Đặt vấn đề Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn được coi là một động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tầm quan trọng của dòng vốn ngoại này đối với con đường phát triển kinh tế- xã hội bền vững ngày càng được khẳng định, đặc biệt là tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và đưa ra những kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vẫn chưa thể rõ ràng và thống nhất tuyệt đối mà phải phù hợp với từng bối cảnh, phạm vi và từng thời kỳ khác nhau. Kể từ khi công cuộc đổi mới được khởi xướng, mục tiêu định hướng “Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa” được ưu tiên hàng đầu, dòng vốn FDI đã dồn ồ ạt vào lĩnh vực chế biến chế tạo (CBCT) trong thời gian qua. Hình 1 cho thấy dòng vốn FDI của ngành CBCT chiếm tỷ lệ tương đối cao theo đà tăng trưởng tổng nguồn vốn FDI tại Việt Nam. Hình 1. So sánh vốn FDI của ngành CBCT và nền kinh tế giai đoạn 2008 - 2019 2019 25196 2018 19378 2017 16189 2016 16936 2015 16428 2014 15505 2013 17141 2012 11701 2011 7798 2010 5979 2009 3937 2008 6532 Triệu USD 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 Ngành chế biến,chế tạổ Tổng vốn FDI tổàn nền kinh tế Nguồn: Tổng cực thống kê Hình 2 tiếp tục cho thấy sự nổi bật hơn hẳn của ngành công nghiệp CBCT so với các ngành khác trong việc thu hút nguồn vốn FDI trong thời điểm hiện tại.
  3. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 305 Hình 2. Cơ cấu dòng vốn FDI theo các lĩnh vực năm 2020 Bán buôn và bán lẻ, sửấ chữấ ô 3% tô, mô tô, xe máy Công nghiệp chế biến,chế tạổ 38% Chuyên môn,khổấ học và công nghệ 49% Xây dựng Kinh dổấnh bất động sản 7% 2% 1% Các lĩnh vực khác Nguồn: Bộ KH&ĐT Xét về đối tác đầu tư, công nghiệp CBCT của Việt Nam thu hút chủ yếu các đối tác đến từ các quốc gia lân cận và không quá xa tính khoảng cách theo biên giới đường biển (Bảng 1). Trong tương lai, Việt Nam cần phải mở rộng số lượng đối tác đến từ nhiều quốc gia khác nhau để đa dạng hóa nguồn vốn FDI và mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Hơn thế, lợi ích dài hạn là cải thiện chuyển giao công nghệ cho khối doanh nghiệp nội địa từ các quốc gia tiên phong về khoa học công nghệ. Xét về địa điểm đầu tư, ngành công nghiệp CBCT cũng như mọi ngành khác vẫn luôn được đầu tư tại các khu công nghiệp lớn, các vùng kinh tế trọng điểm theo quy hoạch, nhằm để doanh nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhất. Bảng 1. Xếp hạng quốc gia đầu tư ngành công nghiệp CBCT tại Việt Nam, 2019 Hạng Quốc gia FDI đăng ký ( triệu USD) 1 Hong Kong (Trung Quốc) 7.636,54 2 Hàn Quốc 4.678,73 3 Trung Quốc 3.346,03 4 Nhật Bản 2.679,44 5 Singapore 1.609,28 6 Đài Bắc, Trung Quốc 1.540,04 Nguồn: Investment Map, Cục ĐTNN – Bộ KH&ĐT
  4. 306 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Nhờ động lực từ dòng vốn ngoại, nền công nghiệp nước ta đang được nâng cao trình độ công nghệ, cải thiện năng lực sản xuất và gia tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại là nền tảng cho sự phát triển đất nước, vì vậy việc thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp CBCT là vô cùng quan trọng. Chính vì những lý do trên, việc thực hiện những nghiên cứu nhằm tìm hiểu những yếu tố chính thúc đẩy FDI vào khu vực ngành nghề này là một yêu cầu cấp thiết. Mục tiêu của bài viết nhằm xác định các yếu tố thu hút FDI vào ngành công nghiệp CBCT tại Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2019, từ đó đề xuất những gợi ý chính sách để tiếp tục gia tăng dòng vốn FDI trong lĩnh vực này ở những giai đoạn tiếp theo. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu nước ngoài Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến FDI là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu từ trước tới nay vì FDI luôn là một trong những động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển. Chantha (2016) sử dụng mô hình tự động hồi quy chuỗi thời gian để kiểm định mối quan hệ giữa FDI vào Campuchia giai đoạn 1993 - 2014 với các biến GDP, độ mở thương mại, lực lương lao động, và dự trữ ngoại hối. Thông qua phương pháp tự hồi quy phân phối độ trễ ARDL, bài viết đưa ra những kết luận khách quan theo từng góc độ như lực lượng lao động có tác động tích cực đến FDI trong ngắn hạn, sau đó, lại là ảnh hưởng tiêu cực đến FDI trong dài hạn nếu chất lượng lao động không cao hơn. Campuchia là quốc gia láng giềng, có nhiều điểm tương đồng về môi trường kinh doanh và trình độ tăng trưởng kinh tế với Việt Nam, do đó đây là một nghiên cứu có tính tham khảo cao. Bên cạnh hàng loạt những nghiên cứu về các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI chung của từng quốc gia, các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng đã có mối quan tâm nhất định đối với riêng FDI vào lĩnh vực CBCT, vì đa số các quốc gia phát triển đều hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa. Zulkarnain và Roslan (1993) sử dụng mô hình hồi quy đa biến với 2 phương trình theo các biến phụ thuộc lần lượt là “mức tổng tài sản cổ phần của nước ngoài” và “mức đầu tư tài sản cố định của nước ngoài” tại ngành công nghiệp CBCT của Malaysia giai đoạn 1966 – 1988. Hai tác giả kết luận rằng lạm phát dường như không phải là một yếu tố quyết định đáng kể đối với FDI của ngành này tại Malaysia, các yếu tố còn lại như tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tỷ lệ sản xuất/GNP, lãi suất, tổng tài sản hệ thống ngân hàng, chi tiêu chính phủ, dự trữ ngoại hối, lợi nhuận công ty kỳ trước đều là đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến FDI và cuối cùng khuyến nghị các chính sách ưu đãi thu hút FDI vào ngành CBCT. Adejumo (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và giá trị gia tăng ngành công nghiệp CBCT tại Nigeria giai đoạn 1970 -2009. Bài viết áp dụng mô hình ARDLvà kết quả cho rằng về dài hạn, FDI đã có tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp CBCT tại Nigeria. Mô hình cụ thể bao gồm: Giá trị gia tăng của ngành là biến phụ thuộc, “Tỷ lệ tăng trưởng năng suất, độ mở thương mại, nguồn lao động, vốn đầu tư trực tiếp
  5. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 307 nước ngoài” là biến độc lập. Tuy nhiên trong mô hình này, tác giả thu về các kết quả khác nhau khi trong dài hạn, 𝑅 2 = 71%, giải thích được khá nhiều sự biến động của biến phụ thuộc, đối với ngắn hạn 𝑅 2 chỉ có giá trị 34%. Dựa vào công trình nghiên cứu, ta cũng có thể học hỏi mô hình và xem xét các yếu tố tác động đến công nghiệp CBCT tại Việt Nam. Rastogi và Sawhney (2014) phân chia ngành CBCT tại Ấn Độ theo công nghiệp nặng ô nhiễm và công nghiệp nhẹ ít ô nhiễm, và phân tích chúng trong những thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn được ước tính dưới mô hình thực nghiệm với các biến là như nhau, đó là lượng lao động, quy mô thị trường, tỷ lệ tăng trưởng ngành, tiêu thụ năng lượng. Cuối cùng, tác giả nhận thấy cường độ vốn và tỷ lệ tăng trưởng ngành là 2 yếu tố thu hút FDI của các ngành công nghiệp nhẹ ít ô nhiễm, còn cường độ vốn và quy mô thị trường là các yếu tố thu hút FDI của ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Bigsten và Gebreeyesus (2007) nghiên cứu các yếu tố quyết định đến gia tăng doanh nghiệp CBCT tại Ethiopia. Nhóm tác giả đã sử dụng song song 2 phương pháp hồi quy định lượng: OLS và GMM cùng với dữ liệu cấp công ty dựa trên điều tra số lượng giai đoạn đoạn 1996 – 2003 nhằm mục đích xác định quan hệ giữa tăng trưởng doanh nghiệp và các thộc tính của công ty như quy mô, độ tuổi, năng suất. Kết luận cho rằng: năng suất lao động, cường độ vốn ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng doanh nghiệp, quy mô tỷ lệ nghịch với tăng trưởng của công ty. Tuy đây chỉ là những nhận định tầm vi mô về tăng trưởng của các doanh nghiệp CBCT, nhưng các yếu tố này cũng là một phần trong cân nhắc của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) để đánh giá khả năng phát triển doanh nghiệp khi đầu tư trực tiếp tại Ethiopia. 2.2. Nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành kiểm định các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào trong nước. Trần Kim Cương (2015) sử dụng phương pháp ước lượng OLS cho biến phụ thuộc tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người với biến độc lập vốn FDI cùng các nhân tố vĩ mô. Kết quả cho rằng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài biến động cùng chiều với các nhân tố vĩ mô, nói cách khác, nền kinh tế ổn định càng cao thì càng nhận được vốn dầu tư nước ngoài nhiều hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là công trình nghiên cứu tổng quan cho cả nền kinh tế, chúng ta không thể chắc chắn cùng là kết luận cho từng ngành nghề. Đặc biệt là bối cảnh thị trường toàn cầu đang biến động tiếp diễn mạnh với xu hướng mới, thời kỳ mới. Việc ứng dụng các mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu những mối quan hệ kinh tế - xã hội ngày càng được phổ biến hiện nay, vì chúng ta có thể phân tích và đánh giá lời giải bằng những con số cụ thể hóa. Đỗ Thị Vân Trang và cộng sự (2020) ứng dụng mô hình ARDL để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố trong cả ngắn hạn và dài hạn. Kết quả chỉ ra các biến GDP, độ mở thương mại, lãi suất, và tỷ lệ thất nghiệp có tác động tích cực tới FDI trong dài hạn, bên cạnh đó, FDI cũng chịu tác động tích cực từ dòng FDI từ thời kỳ trước trong ngắn hạn. Từ những kết quả đó, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị cho chính sách vĩ mô nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tương lai. Nhưng đây cũng lại là một công trình nghiên cứu thu hút vốn FDI vào nền kinh tế Việt Nam, không riêng biệt cho từng ngành
  6. 308 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA đặc thù để bắt đúng nhịp xu hướng hiện nay. Trong khi ngành công nghiệp CBCT đang đứng đầu các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm qua. Tương tự, bằng phương pháp ước lượng GMM với dữ liệu giai đoạn 2005 – 2015, Sử Đình Thành và cộng sự (2019) đã cho thấy vai trò quan trọng của thể chế và độ mở kinh tế đối với FDI trong nhiệm vụ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm tác giả vẫn chưa thể gợi ý các chính sách, chiến lược cho từng ngành nghề, lĩnh vực trong điều kiện bối cảnh mới. Lê Văn Thắng và Nguyễn Lưu Bảo Đoan (2017) sử dụng mô hình Durbin không gian để phân tích yếu tố ảnh hưởng đến FDI của các tỉnh thành Việt Nam giai đoạn 2011-2014. Nghiên cứu với mục tiêu đánh giá và xem xét khái quát những yếu tố tương quan trong không gian địa lý giữa các tỉnh thành cả nước, cụ thể là quy mô thị trường, chất lượng lao động, khu công nghiệp có tác động đến đầu tư trực tiếp nước và có tính chất xúc tác lan tỏa khỏi ranh giới địa phương. Mặc dù bài viết đã phân chia FDI vào Việt Nam theo khu vực tỉnh thành nhưng nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại ở dòng vốn FDI nói chung chứ chưa phân tách theo ngành nghề, lĩnh vực. tác giả vẫn chưa chỉ ra rõ lợi thế từng ngành nghề theo các biến trên. Hơn nữa, số liệu thu thập chỉ trong giai đoạn 2011-2014, một khoảng thời gian tương đối ngắn và chưa mang tính cập nhật. Như vậy, dù những nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến FDI đã được quan tam từ rất lâu nhưng kết luận vẫn có thể thay đổi và có những hướng gợi mở mới tùy thuộc vào từng bối cảnh cụ thể. Đặc biệt, cho dù FDI vào ngành CBCT đã xuất hiện trong nhiều nghiên cứu nước ngoài nhưng lại thiếu những minh chứng thực nghiệm đối với vấn đề này tại Việt Nam. Dựa trên lỗ hổng này, nhóm tác giả quyết định thực hiện một nghiên cứu nhằm kiểm định một số nhân tố ảnh hưởng chính tới thu hút FDI vào lĩnh vực CBCT tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2019. 3. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến FDI vào ngành CBCT 3.1. Quy mô thị truờng Quy mô thị trường là chỉ tiêu nói lên sức tiêu thụ sản phẩm của thị trường nội địa, thể hiện rõ nét sự biến động về nhu cầu của người tiêu dùng trên mọi mặt hàng. Theo lý thuyết về quy mô thị trường, lượng FDI chảy vào một quốc gia có thể phụ thuộc vào quy mô thị trường, điển hình là trường hợp FDI thay thế nhập khẩu. Ngay khi mức tăng trưởng quy mô thị trường tại một quốc gia đảm bảo tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô, thì quốc gia đó sẽ trở thành mục tiêu tiềm năng cho dòng vốn FDI. Balassa (1966) chỉ ra rằng một thị trường đủ lớn sẽ cho phép chuyên môn hóa các yếu tố sản xuất, qua đó giúp tối thiểu hóa chi phí. Mối quan hệ giữa FDI và sản lượng đầu ra có thể được rút ra từ mô hình kinh tế tân cổ điển về đầu tư nội địa, phổ biến nhất là mô hình của Jorgenson (1963). Tuy vậy, không có cơ sở lý thuyết rõ ràng cho việc sử dụng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một ngành là thước đo biểu diễn quy mô sản lượng đầu ra của ngành đó, mở rộng hơn là GDP thực toàn nền kinh
  7. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 309 tế hoặc tỷ lệ tăng trưởng của chính nó. Tuy nhiên biến số GDP vẫn được sử dụng trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm về FDI. Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng GDP trong mô hình đều cho thấy GDP là một yếu tố quyết định đến FDI (Wang & Swain, 1995; Love & Lage-Hidalgo, 2000). Đối với FDI ngành CBCT, nhận định phổ biến cũng là quy mô thị trường có tác động tích cực đến FDI nói chung, cũng như FDI vào ngành CBCT nói riêng (Moore, 1993; Tsen, 2005; Lim, 2001). Mặt khác, một số nghiên cứu lại đưa tới kết luận trái chiều về mối quan hệ này. Yang và cộng sự (2000) đã thất bại trong việc tìm ra mối liên hệ giữa dòng FDI và sự thay đổi đồng thời hoặc sau đó của GDP tại Australia. Thậm chí, quy mô thị trường có thể tác động tiêu cực đến FDI khu vực sản xuất (Yakubu & Mikhail, 2019). Agarwal (1980) đưa ra một số lý giải về hiện tương này như sau: Quy mô thị trưởng ảnh hưởng tới FDI phục vụ sản xuất hàng hóa tiêu dùng tại nước nhận đầu tư chứ không ảnh hưởng tới FDI phục vụ xuất khẩu. Trong thực tế do nguyên nhân thống kê, rất khó để phân biệt các loại hình FDI. Thêm vào đó, số liệu về đầu ra (GDP và các thước đo liên quan) thường có sai số lớn, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, quyết định về FDI của một doanh nghiệp dường như chịu tác động từ nhiều yếu tố khác. Tại Việt Nam, gần như tất cả các học giả đều có đồng quan điểm rằng quy mô thị trường là yếu tố hấp dẫn dòng vốn FDI, theo số liệu khảo sát, giá trị và tốc độ tăng trưởng GDP đều tăng dần theo nguồn vốn khu vực FDI trong ngành CBCT. Điều này khẳng định tính tin cậy cho giả thuyết “quy mô thị trường càng lớn thì càng thu hút thêm nhiều vốn FDI vào ngành CBCT”. 3.2. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực được đánh giá là một nhân tố quan trọng trong thu hút FDI, với kinh nghiệm quốc tế từ Trung Quốc – một đất nước tỷ dân, phần lớn FDI tập trung vào ngành thâm dụng lao động như thiết bị điện tử viễn thông, hàng dệt may, quần áo và các sản phẩm khác (Chuang & Hsu, 2004). Điều đó chứng minh vấn đề thất nghiệp chưa hẳn là mối lo ngại sâu sắc, vì chúng có thể tạo lập sức hút đối với các nhà ĐTNN trong ngành CBCT. Trong khi, chi phí nhân công thấp là một lợi thế cạnh tranh thu hút FDI ngành CBCT của Việt Nam so với Trung Quốc (Tonby và cộng sự, 2014). Giả thuyết “lực lượng lao động dồi dào, môi trường đầu tư càng trở nên hấp dẫn hơn” được đặt ra bên cạnh một số hoài nghi như FDI được thu hút vào các quốc gia có nhân lực học vấn cao hơn (Fonseca & Llamosa-Rosas, 2018). Mặc dù, vấn đề về chất lượng lao động đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn, nhưng với ngành công nghiệp CBCT, điều này chưa được kiểm định một cách rõ ràng.
  8. 310 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA 3.3. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là một khái niệm trừu tượng, bao quát khá nhiều các chỉ tiêu xã hội, và có thể đo lường bằng nhiều chỉ số khác nhau. Cho dù cơ sở hạ tầng không có biến tổng thể đại diện nhưng từ những nghiên cứu hiện có, chúng ta có kết luận rằng cơ sở hạ tầng là một trong những chất xúc tác chính cho dòng vốn FDI (Mollick và cộng sự, 2006). Do yếu tố giao thông vận tải hiện đại tạo điều kiện giảm chi phí trao đổi thương mại cũng như các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa, ngành CBCT thường được đầu tư theo chiều dọc, nên vấn đề lưu chuyển hàng trong nước và quốc tế trở nên cực kỳ quan trọng. Chi phí vận tải có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê với tổng vốn FDI vào ngành CBCT (Daniels & Von der Ruhr, 2014). 3.4. Độ mở cửa thị trường Khả năng tiếp cận thị trường ở cấp độ khu vực và toàn cầu của một quốc gia là một yếu tố kinh tế quan trọng để thu hút FDI, sự gia tăng trong dòng vốn FDI thường đồng nghĩa với môi trường hiệp định thương mại và thuế quan đang tạo thuận lợi tối ưu cho các doanh nghiệp. Chen & Fu (2015) cho rằng mức độ mở cửa thương mại của Rwanda là lợi thế hấp dẫn nguồn vốn FDI vào ngành CBCT. Trong khi ở Malaysia, chỉ số mở cửa cao lại dẫn đến làm giảm FDI của lĩnh vực CBCT (Karim và cộng sự 2003). Về mặt lý thuyết, độ mở có liên quan tích cực với FDI theo chiều dọc và tiêu cực với FDI theo chiều ngang. FDI theo chiều dọc chủ yếu được thúc đẩy bởi động cơ giảm cả chi phí thương mại và vận tải, trong khi FDI theo chiều ngang được thực hiện khi các rào cản thương mại làm gia tăng chi phí của hoạt động thương mại quốc tế. Tại Việt Nam, FDI theo chiều dọc là hình thức phổ biến trong ngành công nghiệp CBCT, vì vậy tác giả kỳ vọng độ mở thương mại có quan hệ cùng chiều với dòng vốn FDI ngành CBCT. 4. Phương pháp nghiên cứu Như trong phần tổng quan nghiên cứu, việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến FDI thường sử dụng các mô hình OLS, ARDL, GMM, hay mô hình Durbin không gian. Tuy nhiên, phân tích tác động của các yếu tố tới biến phụ thuộc bất kỳ theo dữ liệu chuỗi thời gian, mô hình ARDL là công cụ hữu hiệu nhất. Bởi vì nó là sự kết hợp giữa mô hình vector tự hồi quy (VAR) và mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), được xem như mô hình đủ độ linh động và tin cậy cho kết quả phân tích các chuỗi thời gian đa biến. Ngoài ra, ARDL cũng là mô hình cho phép xác định tác động của các biến độc lập ngược lại với biến phụ thuộc (Pesaran & Shin, 1995). Còn đối với các mô hình khác như OLS, chúng ta cần phải giả định dữ liệu có tính dừng, đồng nghĩa là biến phụ thuộc chỉ chịu ảnh hưởng của các yếu tố của hiện tại và kết quả hồi quy phản ánh ngay lập tức. Trong khi mức độ ảnh hưởng của các biến luôn luôn biến động , thậm chí là sự thay đổi của các biến độc lập mới qua từng thời điểm. Điều này chứng minh rõ ràng tính cần thiết của các biến trễ, hiện diện trong mô hình ARDL.
  9. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 311 Mô hình ARDL biểu diễn dưới dạng tổng quát: 𝑌𝑡 = ∁ + 𝛼1 𝑌𝑡−1 + 𝛼2 𝑌𝑡−2 + ⋯ + 𝛼 𝑛 𝑌𝑡−𝑛 + 𝛽0 𝑋 𝑡 + 𝛽1 𝑋 𝑡−1 + ⋯ + 𝛽 𝑚 𝑋 𝑡−𝑚 + 𝜀 𝑡 (1) Trong đó Y là biến phụ thuộc, X là biến độc lập, n và m lần lượt là độ trễ của Y; X. 𝑌𝑡 và 𝑋 𝑡 là các biến dừng, 𝜀 𝑡 là phần nhiễu trắng. Mô hình ARDL tiếp cận các biến từ tổng quát đến chi tiết, nó có khả năng giải quyết các vấn đề khuyết tật trong kinh tế lượng như hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay đổi. Do đó ARDL được sử dụng rất phổ biến so với các mô hình khác. Kết quả mô hình có thể ước lượng các tham số tương quan trong ngắn hạn và dài hạn chỉ thông qua một phương trình duy nhất. Ưu điểm lớn nhất khi sử dụng mô hình này trong phân tích dữ liệu là không yêu cầu lượng quan sát mẫu lớn, cụ thể mô hình có thể chạy và đảm bảo độ tin cậy chỉ từ 20 quan sát. Ngoài ra, các biến độc lập có thể khác nhau ở bậc tích hợp và độ trễ để phù hợp tối ưu theo từng biến trong mô hình. Bài viết này sử dụng mô hình ARDL để nghiên cứu các yếu tố tác động đến FDI trong ngành công nghiệp CBCT tại Việt Nam với số liệu thu thập trong giai đoạn 2000 – 2019. Mô hình nghiên cứu được viết dưới dạng: 𝑞1 𝑞2 𝑞3 𝐿𝑁𝐹𝐷𝐼 𝑡 = ∁ + ∑ 𝑖=1 𝛼1,𝑖 𝐿𝑁𝐹𝐷𝐼 𝑡−𝑖 + ∑ 𝑗=1 𝛽1,𝑗 𝐿𝑁𝐺𝐷𝑃 𝑡−𝑗 + ∑ 𝑚=1 𝛽2,𝑚 𝐿𝑁𝑈𝑁𝐸 𝑡−𝑚 + ∑ 𝑞𝑛=1 𝛽3,𝑛 𝐿𝑁𝑂𝑃𝐸𝑁 𝑡−𝑛 + ∑ 𝑞5 𝛽4,𝑘 𝐿𝑁𝐼𝑁𝐹 𝑡−𝑘 + 𝜀 𝑡 (2) 4 𝑘=1 Bảng 2. Tóm tắt các biến trong mô hình Biến Viết Đơn vị Nguồn số liệu Giả thuyết tắt chiều tác động FDI FDI ngành CBCT FDI Triệu USD Trademap- Cục (+) ĐTNN, Bộ KH&ĐT Tỷ lệ tăng trưởng GDP GDP % WB (+) Tỷ lệ thất nghiệp UNE % WB (+) Độ mở thị trường OPEN % WB (+/-) Lưu lượng cảng container INF Triệu WB (+) (đại diện cơ sở hạ tầng) container 5. Mô tả số liệu và kết quả nghiên cứu 5.1. Mô tả số liệu Bảng 3 mô tả thống kê các biến sử dụng trong mô hình. Theo tiêu chuẩn Jarque- Bera, p- value > α = 0,05 đồng nghĩa với việc tất cả các biến đều có phân phối chuẩn. Bài viết kiểm định tính dừng thông qua ADF, kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test). Kết quả kiểm định tính dừng cho thấy mô hình chỉ có các biến LNUNE và LNINF là chuỗi dừng hoặc tích hợp ở bậc I(0), LNFDI, LNGDP, LNOPEN dừng tại bậc I(1). Điều kiện tính dừng của số liệu thời
  10. 312 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA gian đã được đáp ứng, vừa có chuỗi dừng tại I(0) và I(1). Ngoài lựa chọn độ trễ cho biến chính, các biến LNGDP, LNINF, LNOPEN, LNUNE lần lượt là 2, 2, 0, 0 để xây dựng mô hình hiệu quả nhất phù hợp với kết quả tự động hồi quy. Kiểm định đồng liên kết thông qua kiểm định đường bao (Bound Test) cho thấy các biến có mối quan hệ dài hạn. Kết quả chi tiết của kiểm định tính dừng, lựa chọn độ trễ và Bound test được để trong phần Phụ lục. Bảng 3. Mô tả số liệu LNFDI LNGDP LNINF LNOPEN LNUNE Mean 8.563777 1.862216 1.577794 5.024682 0.804808 Median 8.740271 1.878519 1.728687 5.039902 0.781613 Maximum 10.13444 2.020222 2.614325 5.349010 1.064711 Minimum 6.745447 1.656321 0.121332 4.713217 0.587787 Std. Dev. 1.181122 0.108515 0.818460 0.196673 0.119364 Skewness -0.305632 -0.450141 -0.379406 0.037388 0.911330 Kurtosis 1.605669 2.207372 1.837943 2.032675 3.627957 Jarque-Bera 1.931503 1.198973 1.605142 0.784424 3.097018 Probability 0.380697 0.549094 0.448175 0.675561 0.212565 Sum 171.2755 37.24432 31.55588 100.4936 16.09616 Nguồn: Tác giả tự tính toán 5.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Mô hình ARDL(1,2,2,0,0) với độ trễ tương ứng của các biến LNFDI, LNGDP, LNINF, LNOPEN, LNUNE đã thu được kết quả hồi quy tại Bảng 4, cụ thể ý nghĩa của các hệ số như sau: Tốc độ tăng trưởng GDP của giai đoạn 2 năm trước có tác động cùng chiều với vốn FDI trong ngành ở hiện tại, tỷ lệ tăng trưởng GDP tăng 1% thì vốn FDI của ngành tăng 1,31%. Chỉ tiêu cơ sở hạ tầng của hiện tại có tác động tích cực ngay lập tức đến với vốn FDI trong ngành CBCT. Cơ sở hạ tầng cũng là yếu tố tác động mạnh nhất đến FDI tại ngành CBCT. Tuy nhiên, độ trễ 2 năm trước thì chúng lại có tác động tiêu cực đến hiện tại. Độ mở thị trường và tỷ lệ thất nghiệp đều có sự biến động trái chiều so với vốn FDI trong ngành khi hệ số đều mang dấu âm.
  11. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 313 Bảng 4. Kết quả hồi quy của mô hình ARDL Biến Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t Xác suất LNFDI(-1) -0,1165 0,2195 -0,5310 0,6098 LNGDP -0,3725 0,8745 -0,4260 0,6813 LNGDP(-1) -0,4095 0,8703 -0,4705 0,6505 LNGDP(-2) 1,3135* 0,6398 2,0528 0,0742 LNINF 3,3962*** 0,8451 4,0185 0,0038 LNINF(-1) -0,0140 0,6302 -0,0222 0,9828 LNINF(-2) -1,1523* 0,5185 -2,2223 0,0570 LNOPEN -1,2925 1,6752 -0,7715 0,4625 LNUNE -1,6345** 0,5825 -2,8059 0,0230 C 12,4263* 6,2488 1,9885 0,0820 R-squared 0,989382 Adjusted R-squared 0,977436 F-statistic 82,82482 Prob(F-statistic) 0,000001 Ghi chú: ***, **, * tương ứng mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% Nguồn: Tác giả tự tính toán Sau khi kiểm định mô hình, bài viết tiếp tục xem xét kỹ tác động và mối quan hệ của các yếu tố đến vốn FDI trong ngành trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả hồi quy trong dài hạn tại Bảng 5 cho thấy hệ số của LNOPEN và biến LNUNE mang dấu âm, đồng nghĩa với tác động tiêu cực đến FDI vào ngành CBCT tại Việt Nam trong dài hạn. Chỉ có biến LNGDP và LNINF là các yếu tố tác động tích cực đến vốn FDI của ngành. Hệ số co giãn của biến LNGDP là 0,47, đồng nghĩa là trong dài hạn , tốc độ tăng trưởng GDP tăng 1% dẫn đến vốn FDI ngành tăng 0,47%, nhưng không có ý nghĩa thống kê (0,66>10%). Tuy nhiên, chiều tác động đúng với giả thuyết cũng như kết quả của các công trình nghiên cứu chung về FDI từ trước tới nay. Động cơ đầu tư là tìm kiếm được thêm thu nhập, tối đa hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư, nên họ luôn bước tìm đến các thị trường tiềm năng, có quy mô đủ lớn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP càng cao, nguồn cung và cầu trên thị trường tiêu dùng càng nhiều hơn, chính điều đó đã kéo theo sự gia tăng của FDI trong ngành CBCT. Ngoài sự tác động theo chiều GDP – FDI, thì vốn FDI trong ngành CBCT cũng là yếu tố quan trọng trong nguồn lực kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng GDP.
  12. 314 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Bảng 5. Kết quả hồi quy mô hình ARDL trong dài hạn Biến Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t Xác suất LNGDP 0,4759 1,0735 0,4433 0,6693 LNINF 1,9970*** 0,4541 4,3969 0,0023 LNOPEN -1,1576 1,5653 -0,7395 0,4807 LNUNE -1,4639** 0,5633 -2,5987 0,0317 EC= LNFDI – (0,4759*LNGDP +1,9971*LNINF – 1,1576*LNOPEN – 1,4639*LNUNE) Ghi chú: ***, ** tương ứng mức ý nghĩa 1%, 5% Nguồn: Tác giả tự tính toán Lưu lượng cảng container là một trong những chỉ tiêu đại diện cho yếu tố cơ sở hạ tầng, nó thể hiện được điều kiện kho bãi cũng như mạng lưới giao thông tạo thuận lợi cho việc sản xuất và buôn bán trong kinh doanh. Số lượng container và cảng được tăng lên qua từng quý, từng năm, cho thấy hoạt động sản xuất và thương mại quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam ngày càng sôi nổi. Mạng lưới giao thông và kho bãi được cải thiện, chi phí vận tải và lưu kho được giảm thiểu. Chúng đều là những căn cứ hàng đầu vô cùng hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Hệ số co giãn của biến này trong mô hình mang dấu dương, 𝛽 = 1,99 nghĩa là lưu lượng cảng container tăng 1% thì vốn FDI tăng 1,99%. Đối với biến độ mở thị trường, kết quả của mô hình cho kết quả khác với nhiều nghiên cứu trước đây sử dụng dòng vốn FDI tổng. Theo bảng , độ mở thị trường biến động ngược chiều với vốn FDI ngành CBCT trong dài hạn, tuy nhiên, kết luận không đảm bảo độ chính xác do p – value =0,48>10%, nhưng có thể lập luận như sau: Ban đầu các nhà ĐTNN rót vốn vào ngành công nghiệp CBCT, trong dài hạn, vốn đầu tư đăng ký sẽ được chững lại khi chúng có thể được tái đầu tư tại Việt Nam. Mặt khác, mục đích đầu tư đang hướng về thị trường tiêu thụ nội địa, nhà ĐTNN e ngại môi trường cạnh tranh gắt gỏng do độ mở ngày càng sâu rộng. Sự tác động tiêu cực của LNOPEN đến LNFDI hiện lên rõ ràng. FDI ngành CBCT vẫn hướng tới lực lượng lao động hùng hậu của Việt Nam. Đa số các dự án là đầu tư về khâu sản xuất kinh doanh đơn giản như thủ công, lắp ráp và không yêu cầu cao về trình độ của người lao động. Nói cách khác, các nhà ĐTNN vẫn quan tâm thiên về lượng hơn về chất, nên tỷ lệ thất nghiệp có thể coi là môt chỉ số hợp lý đại diện quy mô nguồn nhân lực. Tỷ lệ thất nghiệp có hệ số 𝛽 = -1,46, tỉ lệ nghịch với sự biến động của FDI ngành công nghiệp CBCT trong dài hạn. Vốn FDI luôn đi kèm với chuyển giao công nghệ, bắt buộc nguồn nhân lực phải có chất lượng cao dù lĩnh vực chỉ là gia công, lắp ráp. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đại diện cho quy mô và không phản ánh rõ được chất lượng nguồn nhân lực, nhưng ngược lại hạn chế chất lượng lao động gây áp lực lớn trong chuyện giải quyết việc làm, là yếu tố cấu thành phần nào lên tỷ lệ thất nghiệp. Trong khi sử dụng máy móc và công nghệ là thiết
  13. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 315 yếu của tương lai, các nhà ĐTNN vẫn căn cứ chỉ tiêu dễ tìm này để đánh giá môi trường lao động. Biến LNUNE ảnh hưởng tiêu cực đến sức hút nguồn vốn FDI của ngành. Bảng 6. Kết quả hồi quy mô hình ARDL trong ngắn hạn (ECM) Biến Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t Xác suất C 12,4263*** 1,6217 7,6621 0,0001 D(LNGDP) -0,3725 0,3362 -1,1079 0,3001 D(LNGDP(-1)) -1,3135** 0,4491 -2,9247 0,0192 D(LNINF) 3,3962*** 0,4175 8,1337 0,0000 D(LNINF(-1)) 1,1523** 0,3527 3,2663 0,0114 CointEq(-1)* -1,1165*** 0,1453 -7,6831 0,0001 R-squared 0,8791 Adjusted R-squared 0,8287 F-statistic 17,4586 Prob(F-statistic) 0,000039 Ghi chú: ***, ** tương ứng mức ý nghĩa 1%, 5% Nguồn: Tác giả tự tính toán Trong ngắn hạn, các yếu tố trong mô hình giải thích được đến 82,87% sự biến động của biến phụ thuộc FDI, còn 17,13% sự thay đổi là phụ thuộc vào các yếu tố khác (Bảng 6). Lúc này, vốn FDI của ngành CBCT không chịu sự tác động của chính nó trong năm trước. FDI trong ngành CBCT này chỉ chịu sự tác động từ tỷ lệ tăng trưởng GDP và lưu lượng cảng container. Sai phân bậc 1- D(LNGDP) hay ở cả độ trễ 1 năm - D(LNGDP(-1)) đều có hệ số âm, biểu thị tốc độ tăng trưởng GDP tăng dẫn đến vốn FDI giảm trong ngắn hạn. Ngược lại, lưu lượng cảng container khẳng định vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng trong thu hút vốn FDI khi sự biến động của lưu lượng container ở cả hiện tại và năm trước đều kéo theo sự biến động cùng chiều với FDI của ngành. 6. Kết luận và hàm ý chính sách Kết quả thực nghiệm của mô hình cho ta thấy tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp CBCT. Chúng tác động tích cực đến FDI theo biến đại diện “ Lưu lượng cảng container”, với hệ số góc dương trong ngắn hạn và dài hạn lần lượt là 3,39 và 1,99. Điều này nhấn mạnh mức độ ảnh hưởng của yếu tố giảm đi trong tương lai, với một quốc gia mới đang phát triển như Việt Nam, các nhà ĐTNN chỉ quan tâm nhiều trong ngắn hạn so với độ dài của các dự án. Vì cải thiện hạ tầng là điều thiết yếu hiển nhiên trong quá trình phát triển, sau khoảng thời gian đủ lớn, hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp đạt đến mức ổn định, nhà ĐTNN sẽ không lo ngại nhiều về yếu tố này. Biến độc lập “Tỷ lệ tăng trưởng GDP”, quy mô thị trường tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI ngành CBCT tại ngắn hạn, cụ thể là tình hình năm trước tăng 1% làm giảm 1,31%
  14. 316 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA lượng vốn FDI của năm sau. Tuy nhiên, chiều ảnh hưởng có chuyển biến tích cực trong dài hạn, yếu tố này ngày càng trở nên quan trọng với các nhà ĐTNN. Do mục tiêu đầu tư FDI đang dần thiên về phục vụ thị trường nội địa, cùng với điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ thất nghiệp lại là một yếu tố ảnh hưởng xấu đến FDI ngành CBCT, nó làm giảm lập tức 1,63% dòng vốn hiện tại. Mức độ tác động sẽ được kéo xuống còn 1,46% trong dài hạn. Có vẻ như các nhà ĐTNN sẽ không chú tâm nhiều đến quy mô nguồn nhân lực, do số lượng nhân sự cần tuyển dụng được giảm thiểu khi công việc chân tay đang dần được thay thế bằng máy móc. Hay họ đã nghiên cứu thực trạng môi trường lao động của Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp không nói lên trình độ thực sự của người lao động. Tại nước ta, người thất nghiệp có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ trọng cao gấp 3 lần so người chưa được đào tạo. Các dự án đầu tư vẫn đang chủ yếu thuộc về các ngành thâm dụng lao động, do chi phí giá rẻ mà công nhân làm việc có cả tay nghề thấp lẫn trình độ cao. Nhưng để thu hút FDI hiệu quả hơn theo hướng về các dự án công nghệ cao, đồng thời khắc phục tác động tiêu cực của vấn đề thất nghiệp, ta cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chung. Hệ số LNOPEN (-1,29) là âm được cho là tiêu cực đối với FDI, với mức độ giảm xuống (-1,15) trong dài hạn. Nhưng tác động đó vẫn mập mờ, bởi hệ số không có ý nghĩa thống kê (p- value>0,05). Tuy nhiên, sự chuyển biến vẫn đúng theo khuynh hướng của các yếu tố khác, trong khi các biến có quan hệ đồng liên kết. Độ mở thị trường sâu rộng khiến môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các nhà ĐTNN lại đang hướng về nhu cầu nội địa, nói cách khác là đầu tư theo chiều ngang. Đó có thể là lời lý giải nguyên nhân cho hiện tượng “độ mở tăng, dòng vốn FDI ngành CBCT giảm trong tương lai”. Mặc dù có cơ sở nhưng các kết luận vẫn làm khó các nhà hoạch định chính sách. Trong khi mức độ ảnh hưởng đến FDI các ngành là khác nhau. Từ những kết luận của mô hình thực nghiệm, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản liên quan tới 4 yếu tố ảnh hưởng FDI ngành CBCT. Đó là nâng cao chất lượng lao động, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đồng thời phát triển thị trường bao gồm những khuyến nghị về GDP và độ mở cửa thị trường. Những đề xuất bổ sung như cải thiện hành lang pháp lý, đối mới xúc tiến đầu tư, tăng cường đầu tư các khu kinh tế mới cũng hữu dụng không kém trong việc đẩy mạnh thu hút FDI ngành CBCT đúng với những chiến lược dài hạn của quốc gia. Nghiên cứu của nhóm tác giả vẫn còn một số hạn chế về góc nhìn lý thuyết và thực tế, đặc biệt là việc còn có thể tồn tại nhiều yếu tố khác tác động đến FDI ngành CBCT như tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại hối, nợ công,... Việc khó khăn, hạn chế trong khâu thu thập dữ liệu đã dẫn đến mô hình trở nên ít biến độc lập, kết quả vẫn gây phần nào hoài nghi cho các độc giả. Thiếu những dẫn chứng xác thực về cơ cấu dòng vốn FDI vào các tiểu ngành cũng như dữ liệu định lượng được pháp lý, hành động xúc tiến, chất lượng giáo dục để bảo đảm tính khả thi thu hút FDI các ngành công nghệ cao. Do vậy, nhóm tác giả dự kiến hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ mở rộng mô hình thực nghiệm với các nhân tố ảnh hưởng khác và chuyển hướng nghiên cứu sâu vào các tiểu ngành ưu tiên, để rút ra các nhận xét, gợi ý vàng cho quyết
  15. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 317 sách phát triển ngành CBCT nói riêng và góp phần tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung thông qua việc thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao. Tài liệu tham khảo Adejumo, A. V. (2013), ‘Foreign direct investments and manufacturing sector performance in Nigeria,(1970-2009)’, Australian Journal of Business and Management Research, 3(4), 39. Agarwal, J.P. (1980), ‘Determinants of Foreign direct investments: A Survey’, Weltwirtschaftliches Archiv, 116, 739-773. Balassa, B. (1966), ‘American Direct Investment in the Common Market’, Banco Nazionale del Lavoro Quarterly Review, 121-146. Bigsten, A., & Gebreeyesus, M. (2007), ‘The small, the young, and the productive: Determinants of manufacturing firm growth in Ethiopia’, Economic Development and Cultural Change, 55(4), 813-840. Chantha, H. (2016), ‘Analysis of the impact of determinant factors on foreign direct investment in Cambodia: The ARDL bounds testing approach’, Journal of Administrative and Business Studies, 2(4), 177-188. Chen, G., Geiger, M., & Fu, M. (2015), ‘Manufacturing FDI in Sub-Saharan Africa’, World Bank Group, Washington, DC. Chuang, Y. C., & Hsu, P. F. (2004), ‘FDI, trade, and spillover efficiency: evidence from China's manufacturing sector’, Applied Economics, 36(10), 1103-1115. Daniels, J. P., & Von der Ruhr, M. (2014), ‘Transportation costs and US manufacturing FDI’, Review of International Economics, 22(2), 299-309. Đỗ Thị Vân Trang, Lê Thùy Linh & Đinh Hồng Linh (2020), ‘Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam’, Kinh tế & Quản lý, 143, 11-18. Fonseca, F. J., & Llamosa-Rosas, I. (2018), ‘Determinants of FDI attraction in the manufacturing sector in Mexico, 1999-2015’, Working Papers, Banco de México, 2018 – 07. Gujarati, D.N. (2003) Basic Econometrics. 4th Edition, McGraw-Hill, New York. Jorgenson, D.W. (1963), ‘Capital Theory and Investment Behavior’, American Economic Review, 53, 247-259. Karim, N. A. A., Winters, P. C., Coelli, T. J., & Fleming, E. (2003), ‘Foreign direct investment in manufacturing sector in Malaysia’, 47th Annual Conference of the Australian Agricultural and Resource Economics Society (AARES), Fremantle, 11-14.
  16. 318 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Lê Văn Thắng & Nguyễn Lưu Bảo Đoan (2017), ‘Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến FDI của các tỉnh thành Việt Nam bằng mô hình kinh tế lượng không gian’, Phát triển kinh tế, 28(7), 4-33. Lim, E. G. (2001), ‘Determinants of, and the relation between, foreign direct investment and growth a summary of the recent literature’, IMF Working Paper No. 01/175. Love, J.H. & Lage-Hidalgo, F. (2000),’Analysing the Determinants of US Direct Investment in Mexico’, Applied Economics, 32, 1259-1267. Mollick, A. V., Ramos-Duran, R., & Silva-Ochoa, E. (2006), ‘Infrastructure and FDI inflows into Mexico: A panel data approach’, Global Economy Journal, 6(1), 1850078. Moore, M.O. (1993),’Determinants of German Manufacturing Direct Investment in Manufacturing Industries’, Weltwirtschaftliches Archiv, 129, 120-137. Pesaran, M. H., & Shin, Y. (1995), ‘An autoregressive distributed lag modelling approach to cointegration analysis’, Cambridge Working Papers in Economics 9514. Rastogi, R., & Sawhney, A. (2014), ‘What Attracts FDI in Indian Manufacturing Industries’, Berlin Working Papers on Money, Finance, Trade and Development, 1402. Su, D. Thanh, Nguyen, P. Canh, & Christophe, S. (2019), Impact of foreign direct investment, trade openness and economic institutions on growth in emerging countries: The case of Vietnam, Journal of International Studies, 12(3), 243- 264. Tonby, O., Ng, J., & Mancini, M. (2014), ‘Understanding ASEAN: The manufacturing opportunity’, Singapore: McKinsey & Company. Trần Kim Cương (2015), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế’, Nghiên Cứu & Trao Đổi, 26(36), 10-20. Tsen,W. H. (2005), ‘The determinants of foreign direct investment in the manufacturing industry of Malaysia’, Journal of Economic Cooperation among Islamic Countries, 26(2). Wang, Z.Q. & Swain, N.J. (1995),’The Determinants of Foreign Direct Investment in Transforming Economies: Empritical Evidence from Hungary and China’, Weltwirtschaftliches Archiv, 131, 359-382. Yakubu, I. N., & Mikhail, A. A. (2019), ‘Determinants of foreign direct investment in Ghana: a sectoral analysis’, International Journal of Business and Technopreneurship, 9(2), 113-122. Yang, J.Y.Y., Groenewold, N. & Tcha, M. (2000), ‘The Determinants of Foreign Direct Investment in Australia’, Economic Record, 76, 45-54. Zulkarnain, Y., & Roslan, A. G. (1994), ‘Determinants of Foreign Direct Investment in the Malaysian Manufacturing Sector’, PertanikaJ. Soc. Sci. & Hum, 2(1), 53-61.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2