Thử nghiệm bảo quản trứng bò và heo bằng phương pháp thủy tinh hóa trong vi giọt (Microdrop vitrification)
lượt xem 4
download
Trong đề tài này, mục tiêu nhắm tới là những kĩ thuật động lạnh trứng bò và heo theo phương pháp mới. Nội dung cụ thể như sau: Thu và tuyển chọn trứng bò từ nguồn trứng của bò bị giết mổ tại lò mổ, đánh giá và tuyển chọn trứng heo chín từ nguồn trứng đã được IVM (In Vtro Maturation), tiến hành đông lạnh trứng thu được bằng phương pháp thủy tinh hóa trong vi giọt, đánh giá sự sống chết của trứng sau giải đông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thử nghiệm bảo quản trứng bò và heo bằng phương pháp thủy tinh hóa trong vi giọt (Microdrop vitrification)
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH THỬ NGHIỆM BẢO QUẢN TRỨNG BÒ VÀ HEO BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY TINH HÓA TRONG VI GIỌT (MICRODROP VITRIFICATION) Đỗ Hoàng Hùng Sinh viên năm 3, Khoa Sinh học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thương Huyền 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Đông lạnh trứng là một chiến lược hấp dẫn cho bảo tồn sinh sản. Công nghệ này ngày càng được ứng dụng nhiều trong y học, nông nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Các ngân hàng trứng người đông lạnh được lập ra để hỗ trợ bệnh nhân không có noãn. Điều này sẽ mang lại hi vọng cho nhiều cặp vợ chồng bị chứng vô sinh. Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc trao đổi, mua bán trứng đông lạnh của các loài gia súc ngày càng dễ, nhất là những loài có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, chúng ta có thể chủ động hơn về thời điểm thụ tinh trong ống nghiệm tạo phôi, chuyển phôi, chuyển gen…tạo ra giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, góp phần lớn trong cải thiện nguồn gen. Công nghệ đông lạnh trứng cũng đang tỏ ra hiệu quả trong việc bảo tồn nguồn gen của các loài động vật quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra, các ngân hàng trứng đông lạnh còn là nguồn cung cấp vật liệu cho các nghiên cứu cơ bản, tạo phôi để tách tế bào gốc… Tuy nhiên, các nghiên cứu trên lĩnh vực đông lạnh trứng tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu và phát triển quy trình đông lạnh trứng hiệu quả là rất cần thiết. Trên cơ sở đó, tôi thực hiện đề tài: “Thử nghiệm bảo quản trứng bò và heo bằng phương pháp thủy tinh hóa trong vi giọt”. 1.2. Mục tiêu đề tài Trong đề tài này, mục tiêu nhắm tới là những kĩ thuật động lạnh trứng bò và heo theo phương pháp mới. Nội dung cụ thể như sau: Thu và tuyển chọn trứng bò từ nguồn trứng của bò bị giết mổ tại lò mổ. Đánh giá và tuyển chọn trứng heo chín từ nguồn trứng đã được IVM (In Vtro Maturation). 45
- Năm học 2008 – 2009 Tiến hành đông lạnh trứng thu được bằng phương pháp thủy tinh hóa trong vi giọt. Đánh giá sự sống chết của trứng sau giải đông. 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu Những nghiên cứu về đông lạnh trứng mang tính chuyên sâu chỉ thực sự phát triển từ những năm 1970. Các công trình nghiên cứu liên tục được công bố của Parkening và cs (1976) trên đối tượng trứng chuột với tỷ lệ sống 18%; Papis và cs (1999); Martin và cs (2005) trên đối tượng trứng bò chưa trưởng thành sử dụng pp thủy tinh hóa với tỷ lệ sống 80%. Trong nước, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về đông lạnh trứng bò và heo được công bố. 2.2. Đông lạnh trứng (Cryopreservation of oocytes) Đông lạnh trứng là sự bảo quản thành công chức năng sinh học bình thường của trứng khi tiến hành giảm nhiệt độ từ nhiệt độ sinh lý (37 oC) xuống nhiệt độ không xảy ra các phản ứng sinh lý (-196oC). Thủy tinh hóa (Vitrification) Kỹ thuật đông lạnh ứng dụng hiện tượng đông đặc hoàn toàn của dung dịch khi thực hiện quá trình giảm nhiệt với tốc độ cực nhanh (2.000 – 30.000oC/phút). Khi đó, nước không có sự hình thành tinh thể đá mà hình thành dạng giống như thủy tinh (glass - like), tế bào trứng tránh được các tổn thương do tinh thể đá gây ra trong quá trình bảo quản. Trong phương pháp này, trứng được đặt cân bằng trong chất bảo quản với thời gian ngắn trước khi làm lạnh trong nitơ lỏng. Thời gian tiếp xúc với chất bảo quản cua trứng tùy thuộc vào nhiệt độ, tính thấm của tế bào và tính độc của chất bảo quản. Tế bào được đặt trong dung dịch huyền phù chất bảo quản nồng độ cao ở nhiệt độ phòng. Vì tác dụng gây độc của chất bảo quản nên thời gian đặt trứng trong dung dịch cân bằng ngắn. Các biện pháp cải tiến phương pháp thủy tinh hóa thường chú trọng vào vào việc làm tăng tốc độ làm lạnh và giải đông, nhờ đó làm giảm ảnh hưởng độc tính của chất bảo quản và tổn thương lên tế bào. 2.3. Vật liệu – Phương pháp 46
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Trứng bò thu được từ lò mổ sẽ được mang về phòng thí nghiệm tế bào gốc – Trường Đại học KHTN Tp. HCM để tiến hành chọc-hút, thu nhận và phân loại. Sau đó, chọn những trứng loại A và B đem đông lạnh. Trứng heo đã nuôi chín (trứng trưởng thành) được cung cấp bởi Phòng thí nghiệm Tế bào gốc. Trứng này được đánh giá và chọn lọc, chỉ những trứng có xuất hiện thể cực thứ nhất mới được chọn cho đông lạnh. Hình 1 : Cryotube chứa vi giọt đông lạnh Cả 2 loại trứng này sau đó được đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa trong vi giọt (microdrop vitrification). Trứng được cho vào lần lượt các môi trường VS1 với thành phần TCM-199 + 10% FBS + 20% EG trong 45 giây; và VS2 với thành phần TCM-199 + 10% FBS + 40% EG +1M sucrose trong 25 giây. Sau đó nhỏ trực tiếp vi giọt VS2 và trứng vào nitơ lỏng. Trứng sau đông lạnh sẽ được giải đông bằng cách đặt trứng lần lượt vào các môi trường RĐI (TCM 199 + 10% FBS + 0,25M sucrose) trong 1,5 phút; RĐII (TCM 199 + 10% FBS + 0,15M sucrose) trong 1,5 phút; RĐIII (TCM 199 + 10% FBS) trong 5 phút. Sau đó đem đánh giá dựa vào hình thái (đối với trứng bò) và đánh giá hình dựa vào thái kết hợp nhuộm trypan blue (đối với trứng heo). Các số liệu trong nghiên cứu được xử lý bằng Excel 2003 ở độ tin cậy 95%. 2.4. Kết quả 47
- Năm học 2008 – 2009 2.4.1. Kết quả đông lạnh trứng bò chưa trưởng thành Tiến hành với 8 lô thí nghiệm, tổng số trứng đem đông lạnh là 477. Kết quả đông lạnh và giải đông như sau: Bảng 1. Kết quả rã đông trứng bò trong vi giọt Trứng Trứng thu được Trứng sống sau Đợt TN được sau rã đông rã đông đông lạnh n % n % 1 50 37 74,00 28 75,68 2 71 55 77,46 41 74,55 3 65 43 66,15 27 62,79 4 60 41 68,33 28 68,29 5 55 40 72,73 27 67,50 6 66 50 75,76 34 68,00 7 48 39 81,25 30 76,92 8 62 49 79,03 40 81,63 Tổng 477 354 255 Trung bình (%) 74,34 ± 5,13a 71,92 ± 6,23 a (a: độ lệch chuẩn với mức nghĩa α < 0,05) Tỷ lệ trứng sống Tỷ lệ trứng chết 28,08% 71,92% Biểu đồ 1. Tỷ lệ trứng bò sống – chết sau rã đông ở phương pháp thủy tinh hóa trong vi giọt 48
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Các trứng ở đây được đánh giá sống hay chết là dựa vào hình thái. Trứng sống sau giải đông (255/354) đạt tỷ lệ 71,92% ± 6,23. Hình 2:. Trứng sống (A) và chết (B) sau rã đông (X10) 2.4.2. Kết quả đông lạnh trứng heo đã trưởng thành Sử dụng trứng qua nuôi chín có xuất hiện thể cực. Tiến hành đông lạnh và giải đông theo quy trình. Sau 8 đợt thí nghiệm, tỷ lệ trứng sống sau giải đông 46,15 ± 15,91% (qua đánh giá hình thái). Kết quả nhộm, tỷ lệ trứng sống 26,07 ± 10,42%. Kết quả cụ thể được thống kê lại như sau: Bảng 2 .Kết quả trứng heo thu được sau đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa trong vi giọt Trứng Trứng sau giải đông Số lần TN đông lạnh n % 1 58 32 55,17 2 53 46 86,79 3 73 57 78,08 4 32 32 100,00 5 21 14 66,67 6 20 12 60,00 7 28 11 39,29 8 20 12 60,00 Tổng cộng 305 216 Trung bình 68,25 ± 19,26% 49
- Năm học 2008 – 2009 Tỷ lệ thu nhận trứng heo sau giải đông Tỷ lệ trứng mất sau giải đông 31,75% 68,25% Biểu đồ 2. Trứng heo thu được trung bình sau giải đông qua các lần thí nghiệm Bảng 3. Kết quả trứng sống chết sau quá trình giải đông qua các lần TN Trứng sống về mặt hình thái Trứng sống sau khi nhuộm Số lần TN n % n % 1 15 46,88 9 28,13 2 18 39,13 12 26,09 3 21 36,84 18 31,58 4 11 34,38 10 31,25 5 9 64,29 2 14,29 6 6 50,00 5 41,67 7 8 72,73 3 27,27 8 25,00 1 8,33 Tổng cộng 91 60 Trung bình 46,15 ± 15,91% 26,07 ± 10,42% 50
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Trứng chết Trứng sống Hình 3. Hình thái trứng sống và chết Tỷ lệ trứng sống theo hình thái Trứng sống theo nhuộm (% ) 80 72,73 70 64,29 60 50 46,88 50 41,67 39,13 36,84 40 34,38 31,58 31,25 28,13 26,09 27,27 30 25 20 14,29 8,33 10 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Đợt thí nghiệm Biểu đồ 3. Tỷ lệ trứng heo sống sau giải đông qua các lần thí nghiệm 51
- Năm học 2008 – 2009 (1) (2) Hình 4. Trứng sống và chết khi nhuộm bằng trypan blue (X10) (1) Trứng chết bắt màu xanh của thuốc nhuộm. (2) Trứng sống không bắt màu xanh của thuốc nhuộm. 3. Kết luận Các kết quả trứng đông lạnh thành công trong đề tài này là những bước đầu cho thấy khả năng bảo quản trứng theo phương pháp thủy tinh hóa trong vi giọt đạt kết quả cao hơn hẳn các phương pháp khác. Đây là bước đầu cho những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực đông lạnh trứng. Cung cấp nguồn trứng cho việc thành lập ngân hàng trứng, nuôi chín trứng và tiến hành thụ tinh theo các phương pháp IVF (In Vitro Fertilization) hay ICSI (Intracytoplasmic sperm injection) để tạo phôi trong ống nghiệm, chuyển gen, khai thác tế bào gốc… 52
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Tường Anh. Sinh học đại cương, sự đa dạng, sự sinh sản và phát triển của động vật. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. [2]. Phan Kin Ngọc, Phạm Văn Phúc (2006), Công nghệ sinh học động vật. NXB Giáo dục. [3]. Andreas Mavrides, David Morroll (2002), Cryopreservation of bovine oocytes: is cryoloop vitrification the future to preserving the female gamete?. © INRA, EDP Sciences. Reprod. Nutr. Dev. 42: 73–80. [4]. Dong-Hoon Kim và cs. (2007), Vitrification of Immature Bovine Oocyte by The Microdrop Method. Journal of Reproduction and Development, Vol.53, No.4 . [5]. B. A. Didion, D. Pomp, M. J. Martin, G. E. Homanics and C. l. Markert (1990),. Observations on the cooling and cryopreservation of pig oocytes at the germinal vesicle stage. J. Anim.Sci. 68:2803-2810. [6]. Steven Francis Mullen (2007), Advances In The Fundamental Cryobiology Of Mammalian Oocytes. © Copyright by Steven Francis Mullen 2007 All Rights Reserved. [7]. R. D. Martins, E. P. Costa1, J. S. C. Chagas1, F. S. Ignácio, C. A. A. Torres, C. McManus (2005), Effects of vitrification of immature bovine oocytes on in vitro maturation. Anim. Reprod., v.2, n.2, p.128-134. 53
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thiết kế modul mô phỏng dùng trong thử nghiệm hệ thống điều khiển - Giám sát - Quản lý trạm trộn bê tông
8 p | 85 | 8
-
Nghiên cứu ứng dụng hàm phân phối chuẩn trong xử lý số liệu quan trắc môi trường nước biển miền Trung Việt Nam
9 p | 56 | 7
-
Những vấn đề ưu tiên trong quản lý tổng hợp đới bờ biển Việt Nam
9 p | 97 | 7
-
Phân lập, định danh và nghiên cứu đặc điểm sinh học một số chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy dầu mỏ trong mẫu đất, bùn nhiễm xăng dầu tại Quân khu 7
5 p | 70 | 5
-
Phòng thí nghiệm Hoá học và kỹ thuật an toàn: Phần 1
129 p | 10 | 4
-
Tạp chí Khí tượng Thủy văn – Số 714/2020
79 p | 72 | 3
-
Phương pháp đồng hóa số liệu Nudging cho quan trắc radar và tác động tới dự báo mưa lớn trên khu vực Bắc Bộ
6 p | 59 | 3
-
Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến sự sống sót, độc lực và sinh sản của một số chủng tuyến trùng giống Steinernema và Heterorhabditis
6 p | 61 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá một số ứng dụng công nghệ viễn thám hỗ trợ công tác quản lý tuyến biên giới – Thí điểm trên địa bàn tỉnh Lai Châu
6 p | 26 | 2
-
Đánh giá số liệu mưa vệ tinh GSMaP cho khu vực Trung Bộ Việt Nam giai đoạn 2000-2010 và khả năng hiệu chỉnh
10 p | 42 | 2
-
Nghiên cứu sử dụng tinh trùng đông lạnh từ mào tinh hoàn trong thụ tinh ống nghiệm ở lợn
6 p | 57 | 2
-
Khả năng khử khuẩn và phân hủy các chất bảo vệ thực vật của ozon
6 p | 74 | 2
-
Những tác động của Taxol lên việc bảo quản lạnh tế bào trứng bò trưởng thành bằng phương pháp thủy tinh hóa
7 p | 49 | 2
-
Nghiên cứu phương pháp phân loại mây từ thông tin vệ tinh địa tĩnh MTSAT
8 p | 74 | 2
-
Hiệu lực phòng chống nấm mục và côn trùng hại gỗ của sơn PU có phân tán TiO2, SiO2, ZnO, Nanoclay
8 p | 34 | 2
-
Bảo quản lạnh tế bào trứng bò giai đoạn túi mầm bằng phương pháp thủy tinh hóa trong cọng rạ và vi giọt
8 p | 46 | 1
-
Thử nghiệm ứng dụng bảo quản quả bơ bằng polyphenols được trích ly từ hạt bơ (Persea americana Mill)
10 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn