intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thủ tục Thẩm định 14

Chia sẻ: Nguyễn Duy Phương | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

119
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thủ tục Thẩm định, quyết định cho vay thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc NHPT\Khách hàng là các loại hình Doanh nghiệp khác (ngoài Hợp tác xã và Doanh nghiệp tư nhân)\Hình thức cho vay hạn mức, thủ tục hành chính, thủ tục chi nhánh ngân hàng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thủ tục Thẩm định 14

  1. Thủ tục Thẩm định, quyết định cho vay thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc NHPT\Khách hàng là các loại hình Doanh nghiệp khác (ngoài Hợp tác xã và Doanh nghiệp tư nhân)\Hình thức cho vay hạn mức. Nơi tiếp nhận hồ sơ: 1.Trực tiếp tại trụ sở làm việc của các Sở Giao dịch, Chi Tên đơn vị: nhánh NHPT. 2. Qua hệ thống bưu chính. Địa chỉ: Thời gian tiếp nhận: Từ thứ 2 đến thứ 7 (Sáng: từ 7h30 đến 11h00, Chiều: từ 14h đến 16h30) Trình tự thực hiện: 1. Tiếp nhận hồ sơ Khách hàng: - Khách hàng liên hệ Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT để được hướng dẫn lập và nộp 01 bộ hồ sơ vay vốn. - Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của Khách hàng, cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, liệt kê những hồ sơ còn thiếu và chỉ yêu cầu Khách hàng bổ sung hồ sơ một lần. 2. Thẩm định và quyết định cho vay Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT thực hiện thẩm định theo trình tự quy định, sau đó có văn bản báo cáo về HSC (Ban TDXK) kèm theo toàn bộ hồ sơ vay vốn. HSC (Ban TDXK) tiếp nhận hồ sơ vay vốn (từ Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT), thực hiện tái thẩm định, trình lãnh đạo NHPT. Sau đó HSC có văn bản gửi Chi nhánh thông báo quyết định của TGĐ NHPT về việc chấp thuận hoặc từ chối cho vay. Trên cơ sở thông báo của HSC, Chi nhánh có văn bản thông báo các nội dung quyết định của TGĐ tới Khách hàng. Nếu từ chối cho vay, nêu rõ lý do trong công văn. Nếu chấp thuận cho vay, trong Thông báo cho vay nêu rõ các điều kiện tín dụng kèm theo gồm: mục đích vay vốn, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay và các nội dung khác có liên quan.
  2. Cách thức thực hiện: 1.Trực tiếp tại trụ sở làm việc của các Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT. 2. Qua hệ thống bưu chính. Thành phần hồ sơ: 1. Đối với Khách hàng vay vốn lần đầu tại NHPT. + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao) 2. Đối với Khách hàng vay vốn lần đầu tại NHPT. + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao) 3. Văn bản xác định rõ người đại diện theo pháp luật của Khách hàng (Bản gốc) 4. Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán do cơ quan hoặc người có thẩm quyền ban hành (Bản sao) 5. Văn bản của cấp có thẩm quyền chấp thuận về việc vay vốn và thế chấp, cầm cố tài sản trong trường hợp phải có ý kiến của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (Bản chính) 6. Khi có sự thay đổi đăng ký kinh doanh. + Khi có sự thay đổi về người đại diện theo pháp luật. + Khi có sự thay đổi kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (Theo mẫu) 7. Đối với Khách hàng vay vốn lần đầu tại NHPT. + Báo cáo tài chính 02 năm và quý gần nhất đến thời điểm vay vốn theo quy định của pháp luật. Đối với các Khách hàng là đơn vị mới thành lập chưa có báo cáo tài chính hoặc các loại hình doanh nghiệp pháp luật không yêu cầu lập báo cáo tài chính quý, Khách hàng lập Báo cáo nhanh tình hình tài chính đến quý gần nhất. (Bản sao) 8. Bảng kê danh mục các tổ chức tín dụng mà Khách hàng có quan hệ tín dụng tại thời điểm đề nghị vay vốn trong đó có các nội dung: dư nợ ngắn, trung-dài hạn; tình trạng công nợ. (Bản sao) 9. Các lần vay vốn tiếp theo, Khách hàng chỉ bổ sung các báo cáo tài chính quý, năm tiếp theo và bảng kê danh mục các tổ chức tín dụng mà Khách hàng có quan hệ tín dụng tại thời điểm vay vốn. - Tùy từng trường hợp cụ thể NHPT có thể yêu cầu các hồ sơ tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật. (Theo mẫu) 10. Giấy đề nghị vay vốn theo hạn mức kèm phương án sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của kỳ dự kiến xin vay (Bản chính) 11. Hồ sơ đối với bên bảo đảm là Khách hàng (thuộc hồ sơ vay vốn do bộ phận tín dụng quản lý) gồm: Hồ sơ pháp lý của Khách hàng theo quy định tại Điều 17 Quy chế quản lý vốn tín dụng xuất
  3. khẩu. (Bản sao) 12. Hồ sơ đối với bên bảo đảm là tổ chức kinh tế, pháp nhân: Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề; Điều lệ hoạt động (nếu có); Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc đại diện theo uỷ quyền thì phải có giấy uỷ quyền của người đứng đầu tổ chức kinh tế, pháp nhân (nếu có). + Hồ sơ đối với bên bảo đảm là hộ gia đình gồm: Hộ khẩu của hộ gia đình (nếu có); Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ; Giấy uỷ quyền của chủ hộ cho thành viên khác trong hộ (nếu có). + Hồ sơ đối với bên bảo đảm là tổ hợp tác gồm: Hợp đồng hợp tác có chứng thực; Văn bản cử đại diện của Tổ hợp tác. + Hồ sơ đối với bên bảo đảm là cá nhân gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của cá nhân. (Bản sao) 13. Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất hợp pháp (đối với quyền sử dụng đất); quyền sử dụng, quyền quản lý đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước; Biên bản họp Hội đồng quản trị (hoặc họp các thành viên) đồng ý cầm cố, thế chấp tài sản (nếu có); Giấy tờ xác nhận tài sản thuộc sở hữu chung, riêng của tập thể, cá nhân (nếu có). (Bản sao) 14. Chứng thư định giá hoặc biên bản thoả thuận giữa các bên về xác định giá trị tài sản bảo đảm (nếu có). (Bản sao) 15. Hợp đồng bảo hiểm của tài sản (nếu có). - Các giấy tờ khác có liên quan. (Theo mẫu) 16. Các hợp đồng bảo lãnh đã thực hiện (nếu có); các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của bên bảo lãnh; báo cáo tài chính của bên bảo lãnh (nếu có); Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng (nếu có); các giấy tờ khác có liên quan. (Bản sao) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết: Tối đa 14 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ. ngày () Phí, lệ phí: không Yêu cầu điều kiện: 1. Khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước có hợp đồng XK. 2. Phương án SXKD có hiệu quả được Chi nhánh NHPT thẩm định và chấp thuận cho vay. 3. Nhà xuất khẩu có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  4. 4. Nhà xuất khẩu phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay; phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn. 5. Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi liên tục trong 02 năm gần nhất; Có hoạt động xuất khẩu thường xuyên trong năm; có uy tín trong quan hệ tín dụng với các TCTD. Căn cứ pháp lý: 1. Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. 2. Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP. 3. Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. 4. Thông tư số 16/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi một số điều của Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007. 5. Quyết định số 39/QĐ - HĐQL ngày 31/8/2007 của Hội đồng Quản lý NHPT VN về việc Ban hành Quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. 6. Quyết định số 42/QĐ-HĐQLngày 17/9/2007 của Hội đồng Quản lý NHPT VN về việc ban hành Quy chế bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. 7. Quyết định số 105/QĐ-NHPT ngày 04/03/2008 của NHPT v/v ban hành Sổ tay TDXK trong hệ thống NHPT VN. 8. Công văn số 1931/NHPT-TDXK ngày 18/06/2009 của NHPT về việc hỗ trợ lãi suất tín dụng xuất khẩu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0