Ra đa<br />
<br />
<br />
ThuËt to¸n n©ng cao ®é chÝnh x¸c ®Þnh vÞ<br />
môc tiªu trong Ra §a thô ®éng TDOA<br />
PHẠM QUYẾT THẮNG*, NGUYỄN MẠNH CƯỜNG**<br />
Tóm tắt: Thuật toán đề xuất nâng cao độ chính xác định vị mục tiêu trong rađa<br />
thụ động sử dụng nguyên lý TDOA đã giải quyết được vấn đề cơ bản là xây dựng<br />
được một thuật toán phù hợp để giải hệ phương trình phi tuyến xác định tọa độ mục<br />
tiêu trong hệ tọa độ Đê-cac hai chiều {x, y}, và các phân tích toán học của nó cho<br />
phép định lượng các phần tử riêng biệt của ma trận hiệp biến và phân tích chi tiết<br />
ma trận này về các điều kiện có nghiệm để có thể tính toán sai số định vị mục tiêu.<br />
Từ khóa: Rađa thụ động, Thuật toán định vị, Khác thời gian tới, TDOA<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Việc định vị trong hệ thống rađa thụ động được gọi là phép đo gián tiếp. Các<br />
ước lượng vị trí mục tiêu thu được bằng cách đo một số đại lượng vật lý (góc, thời<br />
gian, v.v..) và sử dụng một số phương pháp định vị khác nhau[2]. Để mô tả<br />
phương pháp xác định vị trí của mục tiêu cần thiết lập một mô hình toán học của<br />
quá trình định vị mục tiêu.<br />
Mô hình giả định này có thể được mô tả như sau:<br />
- Mục tiêu được đặc trưng bởi vec-tơ tọa độ vị trí ba chiều Rt = [xt, yt, zt]<br />
trong hệ tọa độ Đê-cac {x, y, z};<br />
- Hệ thống rađa thụ động tổng quát có N trạm thu được đặc trưng bởi vec-tơ<br />
vị trí của trạm thu thứ i: Ri = [xi, yi, zi], trong đó, i = 1.. N,∆ ( , ) là thời gian<br />
trễ của tín hiệu thu được tại các trạm thứ i.<br />
<br />
y [ , ]<br />
[ , ]<br />
[ , ]<br />
=‖ − ‖<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
[ , ]<br />
[0,0] [ , ] x<br />
<br />
<br />
Hình1. Tình huống tổng quát xác định vị trí của mục tiêu bằng phương pháp<br />
TDOA trong hệ tọa độ {x,y,z}(ký hiệu ▲:trạm thu;+: mục tiêu).<br />
<br />
Trong các hệ thống rađa thụ động có N máy thu (hình 1) sử dụng nguyên lý<br />
TDOA để định vị mục tiêu qua hệ phương trình sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
28 P. Q. Thắng, N. M. Cường, “Thuật toán nângcao độ chính xác … TDOA.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
‖ − ‖ ( − ) +( − )<br />
= + = + , = 1, … , (1)<br />
<br />
với t0 là thời gian tín hiệu phát đi (thời gian này không xác định được) và<br />
c=3.108m/s là vận tốc của ánh sáng.Nếu loại bỏ thời gian t0 từ hệ phương trình (1),<br />
thì thời gian tới của tín hiệu được xem là tham chiếu thời gian và có được bằng<br />
cách trừ các vế tương ứng của N-1 phương trình phi tuyến sẽ thể hiện thời gian trễ<br />
τi giữa trạm tham chiếu (trạm tham chiếu đã chọn, ví dụ trạm số 1)và các trạm cố<br />
định:<br />
‖ − ‖ ‖ − ‖<br />
= − = −<br />
⋮ (2)<br />
‖ − ‖ ‖ − ‖<br />
= − = −<br />
trong đó, Rt = [xt, yt, zt] là tọa độ vị trí của mục tiêu trong hệ tọa độ Đê-cac {x, y,<br />
z}; Ri = [xi, yi, zi] là vị trí của trạm thu thứ i.<br />
Việc giải hệ phương trình phi tuyến để tìm vec-tơ tọa độ vị trí của mục tiêu sẽ<br />
cho nghiệm không tường minh. Để giải quyết bài toán này có những phương pháp<br />
đã mô tả trong [10].<br />
Vấn đề đặt ra là phát triển các thuật toán ứng dụng để nâng cao độ chính xác<br />
định vị mục tiêu và tăng hiệu năng xử lý của thuật toán cũng như tốc độ tính toán<br />
đối với bài toán định vị yêu cầu có kết quả chính xác cũng như đáp ứng thời gian<br />
thực. Nhiệm vụ đó chính là việc xây dựng một thuật toán phù hợp để giải hệ<br />
phương trình (1)trong hệ tọa độ Đê-cac hai chiều {x, y}, phân tích đầy đủ các điều<br />
kiện để có thể tính toán sai số định vị mục tiêu.<br />
<br />
2. THUẬT TOÁN TÍNH TOÁN VỊ TRÍ MỤC TIÊU TRONG HỆ TỌA ĐỘ<br />
HAI CHIỀU CHO HỆ THỐNG RAĐA THỤ ĐỘNG N=3 TRẠM<br />
Xét hệ thống Rađa thụ động có số trạm thu N = 3, trong đó lược đồ bố trí các<br />
trạm như hình 2.<br />
y’<br />
<br />
R3 [n, p]<br />
[ , ]<br />
<br />
r<br />
<br />
x’<br />
<br />
R2 [m, 0] R1 [0, 0]<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ bố trí các trạm thu của hệ thống Rađa thụ động để thể hiện<br />
phương pháp tính toán định vị nguồn tín hiệu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 33, 10 - 2014 29<br />
Ra đa<br />
<br />
Không mất tính tổng quát, hệ thống Rađa thụ động bố trí theohình 1trong hệ tọa<br />
độĐê-cac {x, y} được biến đổi thành hệ Đê-cac {x’, y’}bằng cách dịch trạm R1[x1,<br />
y1] về tâm hệ tọa độ thành R1[0,0], xoay một góc α để trạm R2[x2, y2] có tọa độ<br />
R2[m, 0], trạm trạm R3[x3, y3] có tọa độ R3[n, p]. Điều này sẽ thuận tiện cho tính<br />
toán và có thể dùng được cho trường hợp tổng quát với hệ thống bất kỳ có N = 3<br />
trạmđược triển khai trong hệ tọa độ Đê-cac {x, y} bằng cách biến đổi tọa độ qua<br />
các phép dịch chuyển và xoayqua các mối quan hệ chuyển đổi sau đây:<br />
′<br />
= ( − ) cos( ) + ( − ) sin( )<br />
′ (3)<br />
= ( − ) sin( ) + ( − ) cos( )<br />
trong đó, = .<br />
Khoảng cách giữa mục tiêu đến gốc của hệ tọa độ {x’, y’} (tức là vị trí của mục<br />
tiêu đến trạm đầu tiên) là:<br />
= ′ + ′ (4)<br />
Phương trình (3) có thể được viếtlại, với t0 là thời gian tín hiệu được phát đi:<br />
′ ′<br />
0− ′<br />
+ 0− ′ +<br />
= + = + = +<br />
<br />
′ ′<br />
− + 0− (5)<br />
= +<br />
<br />
′ ′<br />
− + −<br />
= +<br />
Tương tự như các hệ phương trình (4) được viết lại dưới dạng:<br />
1<br />
=( − )= − ′ + ′ − (6)<br />
<br />
1 (7)<br />
′ ′<br />
=( − )= − + − −<br />
Với các ký hiệu:<br />
= . , = .<br />
Từ (6) ta có:<br />
(8)<br />
′ ′<br />
+ = − + ,<br />
+ 2. . + = − 2. . ′ + ′<br />
+ ′<br />
<br />
= − 2. . ′ +<br />
biến đổi xác định được:<br />
− − 2. .<br />
′<br />
= = + . (9)<br />
2. m<br />
trong đó,<br />
= . , và = .<br />
Tương tự phương trình (7) có dạng:<br />
′<br />
= + . (10)<br />
<br />
<br />
30 P. Q. Thắng, N. M. Cường, “Thuật toán nângcao độ chính xác … TDOA.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
trong đó,<br />
.<br />
+ − 2. . − và = .<br />
=<br />
2.<br />
Thay thế các phương trình (9) và (10) vào phương trình (4) sẽthu được một<br />
phương trình bậc hai:<br />
= ′ + ′ =( + . ) +( + . ) (11)<br />
Các nghiệm của phương trình bậc hai này r1và r2:<br />
− ± √ − 4. . (12)<br />
, =<br />
2.<br />
trong đó,<br />
= . + . ; = + − 1; = + .<br />
Thay thế các nghiệm r1 và r2 vào (9) và (10) ta có thể tính toán được các giá trị<br />
tọa độ của mục tiêu , . Từ đây ta tính được vị trí mục tiêu trong hệ tọa độ gốc<br />
ban đầu {x, y}:<br />
= ′ . cos(∝) − ′ (∝) +<br />
(13)<br />
= ′ . sin(∝) − ′ (∝) +<br />
<br />
3. TÍNH TOÁN SAI SỐ CỦA THUẬT TOÁN ĐỊNH VỊ MỤC TIÊU<br />
Xác định vec-tơ sai số tính toán vị trí mục tiêu ∗ là một nhiệm vụ không tách<br />
rời của quá trình định vị mục tiêu. Phương pháp TDOA để xác định vec-tơ ước<br />
lượng tọa độ mục tiêu ∗ thông qua các giá trị gián tiếp đo được, bằng cách sử<br />
dụng vec-tơ thời gian tới (trong trường hợp này là số đo trực tiếp) [2], công thức<br />
sau đây được áp dụng:<br />
∗<br />
= ( ) (14)<br />
Vec-tơ thời gian tới ti bị ảnh hưởng bởi sai số đo gây ra do sự có mặt của nhiễu<br />
cộng trong các tín hiệu thu được. Nếu dựa trên giả định nhiễu cộng có hàm mật độ<br />
xác suất phân bố chuẩn và giá trị phương saivới trung bình không, sai số đo thời<br />
gian tới mỗi trạm thu sẽ tuân theo các quy tắc thống kê tương tự và thời gian tới<br />
mỗi trạm riêng biệt đặc trưng bởi giá trị phương sai σ của nó. Phân tích tính chính<br />
xác của phương pháp TDOA về sai số định vị mục tiêu là để tìm ra một công thức<br />
toán học làm đại diện cho vec-tơ sai số vị trí mục tiêu dự tính ∗ , đó là kết quả của<br />
các phương pháp tính toán bất kỳ nào trên các phương trình (1) để xác định được<br />
vec-tơ vị trí thực tế Xt của mục tiêu.<br />
Theo [8]luôn có một giá trị ngưỡngCramer - Rao (gọi là CRLB), ngưỡng ước<br />
lượng sai số của tham số đo. Nếu trong trường hợp xác định vị trí mục tiêu sử dụng<br />
ước lượng TDOA của tham số đo vec-tơ vị trí mục tiêu ∗ , và là phương sai nhỏ<br />
nhất trong các bộ ước lượng [9]. Ma trận hiệp biến của sai số xác định vị trí mục<br />
tiêuC( ∗ ) có thể được thể hiện như sau [2], [8]:<br />
( ∗) = ( ∗) = . ( ). (15)<br />
Với ( ) là ma trận thông tin Fisher [8], = [ , … , ]là vec-tơ đo thời gian<br />
giữ chậm, và:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 33, 10 - 2014 31<br />
Ra đa<br />
<br />
( ) ( )<br />
⎡ … ⎤<br />
( )<br />
= ⎢⎢ ⎥<br />
= (16)<br />
( ) ( )⎥<br />
⎢ … ⎥<br />
⎣ ⎦<br />
<br />
là ma trận Jacobi, biểu diễn một mảng các giá trị của các đạo hàm riêng của hàm f<br />
theo thời gian của các thành phần vec-tơ . Ma trận Jacobisẽ được sử dụng sau<br />
đây để sinh các ma trận hiệp biến của các phương pháp đề xuất.<br />
Từ phương trình (16) cho thấy rằng để tính toán giá trị của ma trận Jacobi cần<br />
thiết phải định lượng giá trị của các đạo hàm riêng cho các thành phần tương ứng.<br />
Điều này có nghĩa là cần thiết phải biết về các biểu diễn phân tích của phương<br />
trình (15), tức là véc-tơ thời gian tới tương ứng với véc-tơ vị trí của mục tiêu đo<br />
được.Vì vậy, độ chính xác định vị phụ thuộc vào sai số đo đạc hiệu thời gian và sai<br />
số vị trí của các trạm. Trên thực tế, sai số vị trí của các trạm là các sai số hệ thống<br />
và có thể điều chỉnh được bằng các phép bù sai số, cho nên ở đây chỉ quan tâm đến<br />
sai số đo đạc và coi tọa độ của các trạm thu là chính xác tuyệt đối.<br />
Theo[9],[10]với các thông tin ma trận Fisher áp dụng: ( ) = ( ), trong<br />
đó ( ) là ma trận hiệp biến đo giá trị trực tiếp. Trong trường hợp các giá trị đo<br />
trực tiếp là độc lập với nhau, ma trận này có dạng đường chéo và mỗi phần tử riêng<br />
biệt trên đường chéo chính là phương sai của các biến này. Điều này cũng được áp<br />
dụng trong trường hợp tính toán tối ưu sự phân bố trạm thu hệ thống TDOA N vị<br />
trí, khi không có sự tương quan giữa các số đo thời gian đến tại các trạm thu tại<br />
chỗ. Khi đó, ma trận hiệp biến của các biến đo được trực tiếp có các dạng sau đây:<br />
<br />
0 … 0<br />
⎡ ⎤<br />
( )=⎢ 0 … 0 ⎥ (17)<br />
⎢ ⋮ ⋮ ⋱ 0 ⎥<br />
⎣0 0 0 ⎦<br />
<br />
Thuật toán tính tọa độ mục tiêu cần phải tính đạo hàm riêng của các thành phần<br />
để tìm ma trận hiệp biến. Việc tìm các đạo hàm từng phần của hàm = ( ) bằng<br />
các thành phần vec-tơ đường chéo (xem ký hiệu toán học Jacobi) theo nguyên tắc<br />
thay thế riêng và cũng được coi là vec-tơ đặc trưng đo thời gian tới ti (về mặt toán<br />
học cơ bản là một đạo hàm hợp của các hàm)[3], do đó sẽ có các mối quan hệ, và<br />
đạo hàm như sau:<br />
<br />
⎧ =−<br />
⎪<br />
⎪<br />
= (18)<br />
⎨<br />
⎪<br />
⎪ = 0 <br />
⎩<br />
Và:<br />
<br />
<br />
<br />
32 P. Q. Thắng, N. M. Cường, “Thuật toán nângcao độ chính xác … TDOA.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
⎧ =−<br />
⎪<br />
⎪<br />
= 0 (19)<br />
⎨<br />
⎪<br />
⎪ = <br />
⎩<br />
<br />
Tương tự, tính các đạo hàmcủa A, B, C, D,E, F, G theo t1, t2, t3 và định thức<br />
của phương trình (11) là DET = − 4. . , sau đó tính đạo hàm cho DET và<br />
√ như sau:<br />
<br />
⎧ = 2. . − 4( . + . )<br />
⎪<br />
⎪<br />
= 2. . − 4( . + . )<br />
⎨ (20)<br />
⎪<br />
⎪ = 2. . − 4( . + . )<br />
⎩<br />
<br />
<br />
1<br />
⎧ √ = .<br />
⎪ 2. √<br />
⎪<br />
√ 1<br />
= .<br />
⎨ 2. √ (21)<br />
⎪ √ 1<br />
⎪ = .<br />
⎩ 2. √<br />
<br />
±√<br />
Tương tự tính đạo hàm cho Ω = − theo t1, t2, t3 thì từ (12) sẽ có:<br />
<br />
⎧ . −Ω<br />
⎪ =<br />
⎪<br />
⎪<br />
. −Ω<br />
= (22)<br />
⎨<br />
⎪<br />
⎪ . −Ω<br />
⎪ =<br />
⎩<br />
<br />
Xem xét các mối quan hệ (9) và (10) là đạo hàm các tọa độ mục tiêu trong hệ<br />
tọa độ Đê-cac {x’, y’}và biến đổi [3]như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 33, 10 - 2014 33<br />
Ra đa<br />
<br />
<br />
⎧ = + . + .<br />
⎪<br />
⎪<br />
= + . + .<br />
⎪<br />
⎪<br />
⎪ = .<br />
(23)<br />
⎨<br />
= + . + .<br />
⎪<br />
⎪<br />
⎪ = + . + .<br />
⎪<br />
⎪ = + . + .<br />
⎩<br />
<br />
Khi sử dụng công thức (13) cho các hệ thống Rađa thụ động biến đổi lại hệ tọa<br />
độ {x, y} để tìm đạo hàm từng phần (25) trong hệ tọa độ ban đầu như sau:<br />
<br />
⎧ = cos(∝) − sin(∝)<br />
⎪<br />
⋮ (24)<br />
⎨<br />
⎪ = sin(∝) − cos(∝)<br />
⎩<br />
<br />
Sau đó tìm các ma trận hiệp biến, theo (15), (16) và (17):<br />
<br />
⎡ ⎤ 0 0 ⎡ ⎤<br />
( ∗)<br />
= ⎢⎢ ⎥ 0<br />
⎥ 0 ⎢⎢ ⎥<br />
⎥ (25)<br />
⎢ ⎥ 0 0 ⎢ ⎥<br />
⎣ ⎦ ⎣ ⎦<br />
<br />
Vì vậy, phân tích các đạo hàm riêng của ma trận hiệp biến cho phép sau đó<br />
kiểm tra các điều kiện có thể giải được của ma trận này đồng thời cho phép tính sai<br />
số định vị mục tiêu cho hệ thống Rađa thụ động TDOA có số trạm N = 3.<br />
<br />
4. KIỂM THỬ THỰC TẾ<br />
Sau khi cài đặt thuật toán tối ưu sử dụng phương pháp tính sai số mới đề xuất để<br />
kiểm chứng trên dữ liệu thực tế, tính toán sai số định vị theo thuật toán mới đã cho<br />
thấy đạt được độ chính xác cao hơn, kết quả mô phỏng trên Mathlab [6] cho thấy:<br />
Ký Tham số so sánh theo vòng Thuật toán theo [1] Thuật toán mới<br />
hiệu tròn xác suất sai số CEP<br />
μCEPm Giá trị trung bình của sai số lớn 3,554m 1,559m<br />
nhất của CEPm trong<br />
σCEPm Độ lệch chuẩn CEPm 0,341m 0,021579m<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
<br />
<br />
34 P. Q. Thắng, N. M. Cường, “Thuật toán nângcao độ chính xác … TDOA.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bài báođã trình bày thuật toán đề xuất định vị mục tiêu trong hệ tọa độ Đê-cac<br />
hai chiều cho hệ thống Rađa thụ động TDOA có số trạm N=3. Đã phân tích và tính<br />
toán được ma trận hiệp biến và đạo hàm của nó, qua đó sẽ phân tích các điều kiện<br />
có thể giải được của ma trận này để tính toán sai số của thuật toán. Việc cài đặt và<br />
kết hợp với thuật toán tối ưu phân bố vị trí trạm thu để kiểm chứng độ chính xác<br />
trên dữ liệu thực tế cho thấy tính hiệu quả của thuật toán đề xuất.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Khả Hậu, Luận văn thạc sĩ kĩ thuật, “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của vị trí<br />
hình học các trạm thu đến sai số đo tọa độ mục tiêu trong hệ thống ra đa thụ động<br />
làm việc theo nguyên lý TDOA”, Viện khoa học công nghệ quân sự, 2013.<br />
[2]. Nguyễn Thu Phong, “Rađa thụ động”, Viện khoa học công nghệ quân sự, 2000.<br />
[3]. J.C. Jaeger. Introduction to Applied Mathematics, Oxford University Press, 1951.<br />
[4]. Ra đa handbook (1990), Editor in Chief Skolnik M.I. - McGraw-Hill.<br />
[5]. Chan, Y, T. A Simple and Efficient Estimation for hypecbonic Location. 1994. IEEE<br />
Transactions on Signal Processing, vol. 42, No. 8, pag. 1905-1915.<br />
[6]. Foy, H, Wade. “Position-location solutions by Taylor-series estimation”. 1976. IEEE<br />
Transaction on Aerospace and Electronic Systems. vol. AES-12, No. 2, pag.187<br />
[7]. Colsa Corporation Huntsville, Bassem R. Mahafza, Ph.D., Alabam, Radar Systems<br />
Analysis and Design Using MATLAB, 2000.<br />
[8]. TORRIERI, D. Statistical Theory of Passive Location Systems. 1984. IEEE<br />
Transactions on Aerospace and Electronic Systems, pages 183 – 198.<br />
FOWLER, M.. Analysis of Passive Emitter Location using Terrain Data. 2001.<br />
IEEE Transactions on Aerospace and Electronic Systems, pages 495 – 507.<br />
[9]. JOHNSON, A. Cramer-Rao lower bound on Doppler frequency of coherent<br />
pulse trans. 2008. Acoustics, Speech and Signal Processing, ICASSP 2008.<br />
IEEE International Conference on. ISBN: 978-1-4244-1483-3<br />
[10].Pplk. Ing. Petr Hubáček, “Optimalizace topologie tdoa systému z hlediska přesnosti<br />
určení polohy cíle”, Brno 2010.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PROPOSED ALGORITHM TO IMPROVE THE ACCURACY<br />
OF TARGETS LOCATION POSITION IN PASSIVE RADAR SYSTEM<br />
USING TDOA PRINCIPLE<br />
The algorithm proposed to improve the accuracy of radar targets location position in<br />
passive radar systems using TDOA principle solved the fundamental problem that has built<br />
an appropriate algorithm to solve a system of nonlinear equations to determine the target<br />
position in two-dimensional Cartesian {x, y}, and its mathematical analysis allows to<br />
quantify the separate elements of the covariance matrix and further analysis of the<br />
predefined conditions of the matrix to be able to calculate the target location position error.<br />
Keywords: Radar, Passive radar, Position location algorithms, Time differece of arrive.<br />
<br />
Nhận bài ngày 07 tháng 8 năm 2014<br />
Hoàn thiện ngày 20 tháng 9 năm 2014<br />
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 9 năm 2014<br />
Địa chỉ: * Cục Khoa học quân sự, BQP, phamquyetthang@outlook.com<br />
** Bộ môn Rada, Học viện KTQS . cuongbmrd@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 33, 10 - 2014 35<br />