Lời nói đầu<br />
<br />
Tư tưởng ở một con người là vấn đề rất quan trọng mà cũng rất<br />
phức tạp.<br />
<br />
Do vậy không phải ai cũng hiểu và làm chủ tư tưởng của mình.<br />
<br />
- Tư tưởng là gì?<br />
- Làm thế nào để giúp tư tưởng đúng?<br />
<br />
Đây là những vấn đề cốt lõi mà nội dung cuốn THUẬT TƯ<br />
TƯỞNG sẽ làm rõ hơn, giúp người đọc lĩnh hội được nhiều vấn đề<br />
bổ ích.<br />
<br />
Được sự đồng ý của người đại diện tác giả, chúng tôi in cuốn<br />
sách trên có sửa chữa đôi chỗ để bạn đọc dễ tiếp thu.<br />
<br />
Tư tưởng là một vấn đề lớn vừa có tính khoa học vừa có tính<br />
nghệ thuật, do vậy đây cũng chỉ là tài liệu để bạn đọc tham khảo là<br />
chính và cũng khó tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong bạn<br />
đọc lượng thứ và đóng góp trao đổi thêm.<br />
<br />
Nhà Xuất Bản Thanh Niên<br />
<br />
<br />
<br />
Tựa (trích)<br />
<br />
Pascal nói: “Con người là một cọng sậy yếu đuối hơn hết trong<br />
mọi tạo vật. nhưng là một cọng sậy có tư tưởng. Có cần gì tất cả<br />
hoàn vũ hợp sức lại để tiêu diệt nó: Một hơi khí, một giọt nước cũng<br />
đủ giết chết nó rồi. Nhưng, nếu hoàn vũ nghiền nát nó đi, con người<br />
vẫn cao trọng hơn kẻ giết nó, bởi nó biết nó chết, còn thế lực của<br />
hoàn vũ đàn áp nó, hoàn vũ không biết gì hết… Tất cả phẩm giá của<br />
ta là nơi tư tưởng… Và nhất là tư tưởng cho đúng”.<br />
<br />
Thật quả như thế. Con người sở dĩ khác vạn vật là nhờ nơi tư<br />
tưởng. Đừng nói chi đến chỗ phân biệt giữa người và vật làm gì, ngay<br />
giữa người và người, kẻ văn minh bản khai, kẻ trí thức người chậm<br />
hiểu cũng do nơi tư tưởng mà phân cao thấp.<br />
<br />
Tập tư tưởng cho đúng, là điều cần thiết hơn nữa, là một phận sự<br />
khẩn cấp của tất cả những người hữu tâm đến danh dự làm người của<br />
mình, đến trách nhiệm của mình trong gia đình, trong quê hương,<br />
trong nhân loại. Làm cha mẹ mà tư tưởng sai, là hại cho cả một gia<br />
đình. Làm thầy mà tư tưởng sai, là hại cho chả nhóm học sinh. Làm<br />
chủ một nước mà tư tưởng sai, là hại cho cả một nước ấy.<br />
<br />
Kẻ thiếu quan năng của tư tưởng là kẻ sống dưới quyền chỉ huy<br />
của dục vọng, của thói quen… sống như một con vật. Cho nên, đối với<br />
mình, tư tưởng là phương pháp duy nhất để tự giải thoát vậy.<br />
<br />
Người ta thường bảo: Chân lý phải có một giá trị cụ thể và thực<br />
dụng. Đành thế, nhưng sự thực dụng của nó cũng không nên làm mục<br />
đích duy nhất đến thu hút tất cả tâm tư tình cảm của ta vào đó.<br />
<br />
Thường những thứ chân lý không có tính cách thực dụng lại càng<br />
thực dụng gấp đôi: khi người ta tìm nó với một tấm lòng thản nhiên<br />
vô tư lợi thì chân lý lại hiện ra một cách rõ ràng đúng đắn hơn. Con<br />
người thường bị tình cảm quyến rũ, lôi cuốn nên hay lẫn lộn sự thật<br />
với sự thật theo ý ta muốn. Sự ao ước thấy “chân lý của mình” được<br />
thực tiễn hóa, thường hay khiến cho nó bị thiên lệch đi. Một nhà tư<br />
tưởng có nói: “cần thiết là thấy được sự vật y như nó đã xảy ra, chớ<br />
không nên thấy nó theo như ý ta muốn cho nó phải xảy ra như thế<br />
nào”. Tình cảm mà để chen vào óc phán đoán, thì nhất định nó làm<br />
cho sự phán đoán của ta phải sai đi. Tình, nó có những lý lẽ riêng của<br />
nó mà lý không thể nào hiểu được. Bởi vậy, chân lý mà muốn cho nó<br />
được chân gần lý[1], cần phải được nhiều người chứng nhận để cho<br />
nó pha bớt cái “mùi” chủ quan đi. Tuy nhiên, đây cũng không phải là<br />
một nguyên tắc tuyệt đối, vì nếu phần đông suy nghĩ phán đoán theo<br />
dục vọng thì dẫu là của cả thiên hạ đều tán dương phụ họa vẫn là sai<br />
lầm. Trái lại, một chân lý mà cả thiên hạ đều khinh khi, chế nhạo vẫn<br />
là chân lý. Dầu sao, sự dò hỏi ý kiến kẻ khác, nhất là những ý kiến của<br />
những kẻ đối lập của ta, giúp cho ta rất nhiều trong khi tìm chân lý.<br />
Tư tưởng mà đi có một chiều, thật là nguy hiểm…<br />
<br />
Học tư tưởng hầu như bây giờ không biết phải tìm kiếm nơi đâu.<br />
Tìm nơi sách vở báo chí chăng? Hiện thời tôi chưa thấy có sách nào<br />
nói đến một cách rõ ràng chu đáo. Phần nhiều là những sách giải trí<br />
hoặc những sách giúp ta về tài liệu để rộng thấy xa nghe, biết được<br />
nhiều chuyện xưa tích cũ, hoặc nghiên cứu tư tưởng của ông hiền<br />
này, ông thánh nọ… Tuyệt nhiên, chưa thấy có quyển nào bàn đến cái<br />
nền tảng tinh thần ấy cho vỡ vạc. Gốc có vững, sau này tha hồ muốn<br />
học gì thì học, như gấm thêu hoa, học lực của mình mới có thể tiến bộ<br />
một cách khả quan và chắc chắn được. Thiếu nó là một thiếu sót rất<br />
lớn vậy.<br />
<br />
Sách này viết ra là để bồi bổ vào chỗ khuyết ấy. Chủ ý của tác giả<br />
là giúp cho thanh niên hiếu học một cơ sở cho tinh thần để cho các<br />
bạn còn đi xa hơn nữa. Tác giả không hề bao giờ có cao vọng là đã<br />
“nói được tiếng cuối cùng” của thuật tư tưởng. là một nghệ thuật, mà<br />
đã là nghệ thuật, thì không thể truyền. Những điều có thể truyền<br />
được chỉ là một vài phương pháp đơn giản, nó chỉ là cái “cặn bã của<br />
<br />