Phần thứ nhì<br />
<br />
<br />
Chương I<br />
THUẬT TƯ TƯỞNG<br />
<br />
“Luôn luôn lo tránh sự sai lầm,<br />
đó là tất cả tư cách làm việc<br />
theo khoa học”<br />
(Gustave Lanson)<br />
<br />
Biết được các điều ã nói trước đây là đã có vừa đủ một cái vốn<br />
hiểu biết cần thiết để suy nghĩ đúng đắn.<br />
<br />
Tôi nói: “Có một vài vốn hiểu biết vừa đủ để suy nghĩ đúng đắn”,<br />
chớ không phải bảo “các bạn sẽ suy nghĩ đúng đắn”. Có một cái vốn<br />
để suy nghĩ là một việc; mà biết dùng đến nó để suy nghĩ cho đúng<br />
đắn lại là một việc khác.<br />
<br />
Biết bao nguyên nhân làm cho ta suy nghĩ sai lầm. Thay vì luyện<br />
tập trí não mình để tìm chân lý, cần phải tập cho nó biết phòng ngừa<br />
lấy những sự sai lầm trước đã. Suy nghĩ mà đừng sai lầm đã là một<br />
việc khó khăn hết sức rồi. Mỗi người thiếu tư cách về tinh thần như<br />
thiếu can đảm, thiếu nhẫn nại, thiếu công bình, thiếu liêm sỉ… nhất là<br />
thiếu ý chí, thì nhất định là không bao giờ suy nghĩ mà khỏi sai lầm.<br />
Bởi vậy, đâu phải “suy nghĩ ít sai lầm” là dễ dàng…<br />
<br />
Ở đây tôi sẽ không bàn về phương pháp đi tìm chân lý, mà chỉ bàn<br />
về sự sai lầm về những nguyên nhân tạo ra nó để phòng khi suy nghĩ<br />
thôi.<br />
<br />
<br />
Tìm phải dùng đến Trực Giác, không thể dùng đến Lý Trí được<br />
nữa. Bởi vậy, ở đây tôi chỉ vụ lấy sự thiết thực thôi, nghĩa là tìm cách<br />
để hành động, chớ không phải tư tưởng để tìm chân lý, cái chân lý<br />
của nhà triết học hay tôn giáo.<br />
<br />
<br />
Tư tưởng là gì?<br />
<br />
Mỗi khi ta thấy cần phải suy nghĩ, quyết là vì đã có một vấn đề gì<br />
hiện ra trong đầu óc, mà mình phải tìm cho nó một giải quyết rõ ràng<br />
và thiết thực. Vậy tư tưởng tức là để ý đến một vấn đề nào.<br />
<br />
Những vấn đề thường xảy đến cho ta thường ngày, thật là phiền<br />
phức, ta cũng có thể phân nó ra làm hai loại:<br />
<br />
<br />
A. Vấn đề thuộc về hành động<br />
<br />
a) Ta muốn làm gì? Ta muốn điều gì?<br />
b) Muốn đạt đến những mục đích ấy phải làm cách nào? Phải<br />
dùng đến những phương pháp nào?<br />
<br />
<br />
Phải tổ chức công việc như thế nào cho chu đáo? Đó là những vấn<br />
đề thuộc về tổ chức.<br />
<br />
Phải làm cách nào để chỉ huy công việc hoc có kết quả chắc chắn<br />
và mau lẹ với mớ tài liệu của ta có sẵn đây? Đó là những vấn đề thuộc<br />
về phương pháp.<br />
<br />
Rồi lại còn phải nghĩ đến những vấn đề qui pháp nữa. Làm cách<br />
nào cho kẻ dưới tay hay người cộng sự với mình biết thừa hành mạng<br />
lệnh của mình? Vì hiếm kẻ làm chủ, chẳng luận làm chủ hãng hay<br />
công sở, họ chỉ thấy có cái điều cần phải làm, chớ không nghĩ đến<br />
cách phải làm như thế nào, và cũng không thèm nghĩ đến phải làm<br />
sao cho kẻ khác thi hành việc cho đúng theo ý muốn của mình. Bấy<br />
nhiêu vấn đề ấy liên lạc nhau rất mật thiết. Phàm muốn thi hành một<br />
ý nghĩ nào, cần phải để ý đến ngần ấy vấn đề mới được: Vấn đề tổ<br />
chức, vấn đề phương pháp, vấn đề quy pháp…<br />
<br />
<br />
<br />
B. Vấn đề thuộc về tri thức<br />
<br />
a) Để giải quyết những vấn đề ở trên, công việc đầu tiên của<br />
chúng ta là đi tìm tài liệu và tìm tài liệu chuyên môn. Thiếu tài liệu,<br />
nhất định không nên quyết đoán một điều gì cả.<br />
<br />
Ở đây ta nên để ý điều này: Học biết rộng nhưng thiếu chuyên<br />
môn, đó là học để tiêu khiển, không thể ứng dụng được một cách rõ<br />
<br />
ràng. Trái lại chuyên môn mà thiếu học rộng, thì sự hiểu biết hẹp hòi,<br />
phán đoán thường sai lầm mà cũng không tinh tấn gì được nữa. Có<br />
vừa một cái học rộng rãi vừa một cáià một điều rất cần thiết cho bất<br />
kỳ kẻ nào muốn hiểu biết một cách chính đính, dầu ở trong ngành<br />
hoạt động nào.<br />
<br />
b) Tuy nhiên, hiểu biết không phải chỉ thu trữ được rất nhiều sự<br />
hiểu biết của kẻ khác, mà chính nhờ sự quan sát suy nghĩ riêng của<br />
mình. Ta cũng nên biết rằng, dầu là ở nơi học đường hay hơi công<br />
xưởng không bao giờ ai dạy mình được tất cả mọi việc, không thể dạy<br />
được. Chỉ có làm lấy, rồi thì vừa học vừa tìm ra những cái bí quyết<br />
của việc làm của mình thôi. “Có rèn, mới trở nên anh thợ rèn”. Có<br />
viết văn, có làm sách thời mới biết được cách làm nhà văn, nhà trước<br />
thuật.<br />
<br />
Bởi vậy, ngoài vấn đề tìm tài liệu, ta còn phải quan tâm đến vấn<br />
đề tìm tòi của riêng mình nữa. Trang Tử có bài ngụ ngôn rất lý thú<br />
này “Vua Hoàn Công đọc sách trên lầu. Có người thợ mộc đang đẽo<br />
bánh xe ở dưới nghe đọc, bỏ chàng, đục, chạy lên nói vua rằng: – Cả<br />
dám hỏi nhà vua học những gì thế? – Hoàn Công đáp: Những câu<br />
của Thánh nhân.<br />
<br />
- Thánh nhân hiện nay còn sống không?<br />
- Đã chết rồi.<br />
- Thế những câu nhà vua học chỉ là những cặn bã của cổ nhân<br />
đấy thôi.<br />
- Ta đang đọc sách, sao dám nghị luận như thế? Hễ nói có lẽ, thì<br />
ta tha; không có lẽ, thì ta bắt tội.<br />
- Tôi đây cứ lấy việc làm mà xem. Khi đẽo cái bánh xe, để rộng<br />
thì mộng cho vào dễ, nhưng không chắc; để hẹp thì mộng cho<br />
vào khó, nhưng không ăn. Còn làm không rộng không hẹp, vừa<br />
vặn đúng đắn, thì trật tự tâm tôi liệu mà nẩy ra tay tôi làm như<br />
đã có cái phép nhất định chớ miệng tôi không có thể nói ra<br />
được. Cái khéo ấy tôi không có thể dạy được cho con tôi, con tôi<br />
<br />