intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thức ăn theo giai đoạn sinh trưởng của tôm sú

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

473
lượt xem
166
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi sống trong môi trường nước bình thường, tôm sử dụng các loại thức ăn tự nhiên. Đối với giai đoạn Zoea: thức ăn của tôm chủ yếu là tảo khuê Skeletonema, Chaetoceros; giai đoạn Mysis: tôm ăn chủ yếu các loài động vật phù du như Rotifera, Cladocera và một ít tảo; giai đoạn ấu niên và trưởng thành: sử dụng chủ yếu các động vật đáy như giun nhiều tơ, ấu trùng côn trùng…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thức ăn theo giai đoạn sinh trưởng của tôm sú

  1. Thức ăn theo giai đoạn sinh trưởng của tôm sú Nguồn: vietlinh.com.vn Khi sống trong môi trường nước bình thường, tôm sử dụng các loại thức ăn tự nhiên. Đối với giai đoạn Zoea: thức ăn của tôm chủ yếu là tảo khuê Skeletonema, Chaetoceros; giai đoạn Mysis: tôm ăn chủ yếu các loài động vật phù du như Rotifera, Cladocera và một ít tảo; giai đoạn ấu niên và trưởng thành: sử dụng chủ yếu các động vật đáy như giun nhiều tơ, ấu trùng côn trùng… Tuy nhiên, trong những điều kiện không có thức ăn thích hợp thì tôm có thể sử dụng bất cứ loại thức ăn nào gọi là thức ăn bắt buộc. Thức ăn tôm có 3 dạng chính. Thức ăn tươi sống: loại này hệ số chuyển hóa thức ăn cao, nước rất dễ ô nhiễm, mặc dù giá thành thấp nhưng hiệu quả không cao và nguồn cung cấp không ổn định. Thức ăn tự chế biến: nguồn cung cấp tương đối ổn định, hệ số chuyển hóa thức ăn cao, tốn nhân công và dễ gây ô nhiễm. Thức ăn viên: nguồn cung cấp ổn định, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, nước ít ô nhiễm. Do đó để nuôi tôm ít ô nhiễm thì nên sử dụng các loại thức ăn viên chất lượng cao, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp. Vấn đề rất quan trọng là số lần cho tôm ăn, tốt nhất cho ăn từ 4 – 6 lần/ngày vì khi cho tôm ăn nhiều lần, khả năng hấp thu thức ăn của tôm sẽ tốt hơn, thức ăn ít bị hư hơn và nước ít ô nhiễm. Quá trình sử dụng thức ăn phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện của môi trường. Chẳng hạn: khi nắng kéo dài thì nhiệt độ nước tăng, tôm ăn nhiều, nhưng các chất thải mau phân hủy. Khi chất thải phân hủy mạnh sẽ làm nước ô nhiễm, đáy ao có nhiều khí độc, làm cho tôm bị bệnh về mang, khiến tôm dễ bị thiếu oxy, dẫn đến giảm ăn… Khi mưa nhiều, nhiệt độ nước ao nuôi giảm, độ muối biến đổi… tôm dễ bị sốc làm cho tôm giảm ăn. Ngoài ra khi nhiệt độ thấp còn ảnh
  2. hưởng đến quá trình tiêu hóa của thức ăn và khi độ đục của nước cao cũng làm tôm giảm ăn. Đặc biệt, khi tôm chuẩn bị lột xác và sau khi lột xác cũng giảm ăn. Do đó, trong quá trình nuôi cần phải theo dõi kỹ thời tiết để có chế độ cho tôm ăn hợp lý, khống chế bệnh tật và hạn chế ô nhiễm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2