Phân bón là thức ăn của cây trồng
lượt xem 53
download
Phân bón là thức ăn của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển. Trên từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như ở các giai đoạn sinh truởng và phát triển mà cây cần những số lượng và chất lượng khác nhau. Theo khối lượng, chất dinh dưỡng có 2 nhóm, đa lượng: nitơ, photpho, kali và vi lượng: Mg, Mn, Bo, Zn…. Theo nguồn gốc, phân bón chia thành hai loạ
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân bón là thức ăn của cây trồng
- Phân bón là thức ăn của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển. Trên từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như ở các giai đoạn sinh truởng và phát triển mà cây cần những số lượng và chất lượng khác nhau. Theo khối lượng, chất dinh dưỡng có 2 nhóm, đa lượng: nitơ, photpho, kali và vi lượng: Mg, Mn, Bo, Zn…. Theo nguồn gốc, phân bón chia thành hai loại: Phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ động thực vật và phân vô cơ được tổng hợp từ các loại hóa chất hoặc khoáng chất phân rã. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng. Như vậy cho thấy vai trò của phân bón có ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng quốc gia và thu nhập của nông dân thật là to lớn! Lượng phân bón vô cơ đã sử dụng ở Việt Nam theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từ năm 2000 đến 2007 của phân đạm (N), phân lân (P2O5), phân Kali (K2O) và phân hỗn hợp NPK như sau: (Đơn vị tính: nghìn tấn N, P2O5, K2O) Năm N P2O5 K2O NPK N+P2O5+K2O 2000 1332,0 501,0 450,0 180,0 2283,0 2005 1155,1 554,1 354,4 115,9 2063,6 2007 1357,5 551,2 516,5 179,7 2425,2 Tuy nhiên, không phải tất cả lượng phân bón trên được cho vào đất, được phun trên lá….cây
- sẽ hấp thụ hết để nuôi cây lớn lên từng ngày. Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 60-65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng. Lượng phân bón vô cơ chưa sử dụng hết sẽ đi về đâu? Trong số phân bón cây không sử dụng được, một phần còn được giữ lại trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau; một phần bị rửa trôi theo nước mặt và chảy vào các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt; một phần bị trực di (thấm rút theo chiều dọc) xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô nhiễm không khí….Như vậy gây ô nhiễm môi trường của phân bón trên diện rộng và lâu dài của phân bó là việc xẩy ra hàng ngày hàng giờ của vùng sản xuất nông nghiệp. Phân bón vô cơ dư thừa đi vào môi trường có ảnh hưởng như thế nào? Phân bón đi vào nguồn nước mặt gây ảnh hưởng xấu như: Gây phì hóa nước và tăng nồng độ nitrat trong nước. Hiện tượng tăng độ phì trong nước (còn gọi là
- phú dưỡng) làm cho tảo và thực vật cấp thấp sống trong nước phát triển với tốc độ nhanh trong toàn bộ chiều sâu nhận ánh sáng mặt trời của nước. Lớp thực vật trôi nổi này làm giảm trầm trọng năng lượng ánh sáng đi tới các lớp nước phía dưới, vì vậy hiện tượng quang hợp trong các lớp nước phía dưới bị ngăn cản, lượng oxy được giải phóng ra trong nước bị giảm, các lớp nước này trở nên thiếu oxy. Mặt khác, khi tảo và thực vật bậc thấp bị chết, xác của chúng bị phân hủy yếm khí, tạo nên các chất độc hại, có mùi hôi, gây ô nhiễm nguồn nước. Nồng độ Nitrat trong nước cao (do phân đạm chứa Nitrat) làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ em dưới 4 tháng tuổi. Trong đường ruột, các Nitrat bị khử thành Nitrit, các Nitrit được tạo ra được hấp thụ vào máu kết hợp với hemoglobin làm khả năng chuyên chở oxy của máu bị giảm. Nitrit còn là nguyên nhân gây ung thư tiềm tàng. Phân bón bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm chủ yếu là phân đạm vì các loại phân lân và kali dễ dàng được giữ lại trong keo đất. Ngoài phân đạm đi vào nguồn nước ngầm còn có các loại hóa chất cải tạo đất như vôi, thạch cao, hợp chất lưu huỳnh,.. Nếu như phân đạm làm tăng nồng độ nitrat trong nước ngầm thì các loại hóa chất cải tạo đất làm tăng độ mặn, độ cứng nguồn nước. Phân bón trong quá trình bảo quản hoặc bón vãi trên bề mặt gây ô nhiễm không khí do bị nhiệt làm bay hơi khí amoniac có mùi khai, là hợp chất độc hại cho người và động vật. Mức độ gây
- ô nhiễm không khí trường hợp này nhỏ, hẹp không đáng kể so với mức độ gây ô nhiễm của các nhà máy sản xuất phân đạm nếu như không xử lý triệt để. Phân bón ảnh hưởng đến môi trường chủ yếu là do con người gây ra: - Bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng hoặc bón phân không đúng cách Phân bón gây ô nhiễm môi trường là do lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử dụng được hoặc do bón không đúng cách… Nguyên nhân chính là do chưa nắm bắt đượcsố lượng , chất lượng và cách bón phân đúng cách để cây cối hấp thụ. Phần lớn bà con nông dân sử dụng phân đạm (urê) là chính với số lượng lớn... mà không cân đối với kali, lân… nên hiện tượng lúa lốp, cây dễ nhiễm sâu bệnh, dễ bị đổ ngã, mía dể đỗ ngã... Nếu sử dụng bảng so màu lá thì sẽ sớm được khắc phục. Cách bón phân hiện nay chủ yếu là bón vãi trên mặt đất, phân bón ít được vùi vào trong đất. Xét về mặt hoá học đất, các keo đất là những keo âm (-) còn các yếu tố dinh dưỡng hầu hết là mang điện tích dương (+). Khi bón phân vào đất, được vùi lấp cẩn thận thì các keo đất sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng và nhả ra từ từ tuỳ theo yêu cầu của cây trồng theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây. Như vậy, bón phân có vùi lấp không chỉ có tác dụng hạn chế sự mất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón mà còn làm giảm bớt ô nhiễm môi trường.
- Các yếu tố vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn)… rất cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển và có khả năng nâng cao khả năng chống chịu cho cây trồng. Tuy nhiên khi lạm dụng các yếu tố trên lại trở thành những loại kim loại nặng khi vượt quá mức sử dụng cho phép và gây độc hại cho con người và gia súc. - Sử dụng phân bón có chứa một số chất độc hại Phân bón vô cơ có thể chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định. Theo quy định hiện hành, các loại kim loại nặng có trong phân bón gồm Asen (As), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg) và Cadmium (Cd). Phân bón được sản xuất từ nguồn phân lân nhập khẩu từ các nước vùng Nam Mỹ hoặc Châu Phi thường có hàm lượng Cd cao ở mức trên 200 ppm. Theo quy định, một số chất kích thích sinh trưởng như axit giberillic (GA3), NAA, một số chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc từ thực vật được phép sử dụng trong phân bón để kích thích quá trình tăng trưởng, tăng tỷ lệ đậu hoa, đậu quả, tăng quá trình trao đổi chất của cây trồng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón làm tăng năng suất, phẩm chất cây trồng. Mức quy định hiện hành cho phép tổng hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng không được vượt quá 0,5% khối lượng có trong phân bón. - Nhà máy sản xuất phân bón nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để sẽ gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh.
- Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường tập trung và đe dọa trực tiếp nhất, tuy nhiên ở một “tình huống cố định”, căn cứ vào các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường mà nhà quản lý có biện pháp cụ thể. Mỗi nhà máy, hàng năm đều có chương trình quan trắc môi trường để kiểm tra và có hướng khắc phục cụ thể. Th.s Nguyễn Văn Vinh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bón phân theo nguyên tắc 5 đúng
5 p | 353 | 189
-
Kiến thức cơ bản về phân bón
12 p | 527 | 176
-
Một số lưu ý khi bón phân cho cây trồng
3 p | 380 | 149
-
Tài liệu Kiến Thức Cơ Bản Về Phân Bón
20 p | 440 | 122
-
Phân bón là thức ăn của cây trồng
7 p | 221 | 71
-
Phân bón vô cơ và môi trường
5 p | 185 | 47
-
PHÂN ĐẠM VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN ĐẠM-CON DAO 2 LƯỠI
5 p | 295 | 46
-
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ TÍNH TOÁN DỰ BÁO LƯỢNG PHÂN BÓN CẦN THIẾT HÀNG NĂM CHO MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG CHÍNH Ở ĐỒNG NAI
6 p | 141 | 24
-
Ảnh hưởng của phân trùn quế và phân bón lá đến một số tính chất đất và năng suất giống lúa OM18 tại tỉnh An Giang
8 p | 32 | 5
-
Ảnh hưởng của giá thể trồng và phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của hoa hồng cổ Sa Pa (Rosa gallica L.) trồng ở Long Xuyên, An Giang
5 p | 14 | 4
-
Ảnh hưởng của chất giữ ẩm AMS-1, chất kích thích sinh trưởng kết hợp với phân vi lượng và phân bón lá đến sản xuất na rải vụ tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
10 p | 13 | 3
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ và dạng phân bón lá sinh học chiết rút từ thực vật thủy sinh đến cây rau xà lách tại tỉnh Thừa Thiên - Huế
8 p | 6 | 3
-
Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và ra hoa ở hồng Corail gelee và Pas De Deux (Rosa sp.) tại Long Xuyên, An Giang
7 p | 7 | 3
-
Sản xuất và ứng dụng phân bón lá dạng dịch từ bã men bia phục vụ sản xuất rau an toàn
2 p | 15 | 3
-
Ảnh hưởng phun bổ sung phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất rau ăn lá ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) và thổ sâm cao ly (Talinum paniculatum (Jacq.) tại Hà Nội
8 p | 30 | 3
-
Cây thuốc trong thành phần thức ăn của Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca, tỉnh Hà Giang
7 p | 26 | 2
-
Ảnh hưởng của thức ăn nhân tạo đến một số đặc điểm sinh học của ruồi đục quả Phương Đông Bactrocera dorsalis hendel (diptera: tephritidae)
9 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn