intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực hành không thay băng thường xuyên và sử dụng băng dán BIOdress đối với phẫu thuật sạch hoặc sạch - nhiễm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thực hành không thay băng thường xuyên và sử dụng băng dán BIOdress đối với phẫu thuật sạch hoặc sạch - nhiễm trình bày đánh giá tính an toàn của thực hành không thay băng thường xuyên và sử dụng băng dán BIOdress đối với các loại phẫu thuật sạch hoặc sạch-nhiễm tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực hành không thay băng thường xuyên và sử dụng băng dán BIOdress đối với phẫu thuật sạch hoặc sạch - nhiễm

  1. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 26 THỰC HÀNH KHÔNG THAY BĂNG THƯỜNG XUYÊN VÀ SỬ DỤNG BĂNG DÁN BIOdress ĐỐI VỚI PHẪU THUẬT SẠCH HOẶC SẠCH - NHIỄM Đặng Thanh Thủy1, Nguyễn Thị Phương Linh1, Phạm Huy Triều2, Phan Việt Anh3 TÓM TẮT 81 trường hợp có biến chứng (chiếm 3,7%), 1 Mục đích: Đánh giá tính an toàn của thực trường hợp có biến chứng liên quan đến vết mổ hành không thay băng thường xuyên và sử dụng (chiếm 0,9%). Tất cả các trường hợp đều có vết băng dán BIOdress đối với các loại phẫu thuật mổ được đánh giá lành tại thời điểm cắt chỉ và sạch hoặc sạch-nhiễm tại Bệnh viện Ung Bướu không có trường hợp nào có phản ứng dị ứng với TP. HCM. băng dán BIOdress. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Kết luận: Thực hành không thay băng Hồi cứu các trường hợp phẫu thuật sạch hoặc thường xuyên và sử dụng băng dán BIOdress đối sạch - nhiễm như phẫu thuật dạ dày, ruột non, với các loại phẫu thuật sạch hoặc sạch - nhiễm thận, lách, gan - mật - tụy, bướu sau phúc mạc bước đầu cho thấy tính an toàn. được áp dụng thực hành không thay băng thường Từ khóa: Chăm sóc, phẫu thuật, vết thương xuyên và dùng băng dán BIOdress, tại Khoa sạch, vết thương sạch - nhiễm. Ngoại 3 (ngực, bụng), Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ 06/2023 đến 12/2023. SUMMARY Kết quả: Từ tháng 4 năm 2023 đến tháng 7 PRACTICE OF INFREQUENT năm 2023, 107 bệnh nhân được thực hiện các CHANGED WOUND DRESSING AND phẫu thuật sạch hoặc sạch - nhiễm, gồm có 61 USE OF BIOdress BANDAGE FOR nam và 46 nữ. Tuổi trung bình của bệnh nhân là CLEAN OR CLEAN-CONTAMINATED 56,6 ± 11,5 tuổi. Số trường hợp được thực hiện SURGERY phẫu thuật sạch là 22 và phẫu thuật sạch - nhiễm Purpose: Evaluating the safety of not là 85. Trong thời gian chăm sóc hậu phẫu, 4 changing dressings frequently and using BIOdress bandage for clean or clean- contaminated surgeries at Ho Chi Minh City 1 Điều dưỡng Khoa Ngoại 3 (Ngoại ngực, bụng) - Oncology Hospital. Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 2 Patients and methods: Retrospective review Kỹ thuật viên Khoa Ngoại 3 (Ngoại ngực, bụng) of clean or clean - contaminated surgical cases - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM such as gastric, small intestine, kidney, spleen, 3 Bác sĩ Khoa Ngoại 3 (Ngoại ngực, bụng) - Bệnh liver – biliary - pancreatic, retroperitoneal, viện Ung Bướu TP. HCM mesenteric surgery at Department of Surgery 3 Chịu trách nhiệm chính: Phạm Huy Triều (chest, abdomen), Oncology Hospital of Ho Chi Email: phamhuytrieu7@gmail.com Minh City from 06/2023 to 12/2023. Ngày nhận bài: 14/9/2023 Results: From April 2023 to July 2023, 107 Ngày phản biện: 15/9/2023 patients underwent clean or clean-contaminated Ngày chấp nhận đăng: 11/10/2023 746
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 533 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2023 surgeries, including 61 men and 46 women. The làm giảm khả năng chăm sóc tích cực và sát average age of the patients was 56.6 ± 11.5 years. sao trên bệnh nhân do đó đòi hỏi phải có sự The number of cases undergoing clean surgery phối hợp chặt chẽ với nhau giữa các bộ phận was 22 and clean - contaminated surgery was 85. để chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất. During post-operative care, 4 cases had Trước tình hình đó, tại Khoa Ngoại 3 (Ngoại complications (accounting for 3.7%), 1 case had ngực, bụng), Bệnh viện Ung Bướu TP. complication related to the surgical wound HCM, câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để (accounting for 0.9%). All cases had incisions đạt được hiệu quả trong chăm sóc bệnh nhân that were assessed as healed at the time of suture đồng thời tiết kiệm được nguồn nhân lực, removal and no case had an allergic reaction to thời gian[13,15] và vật tư y tế. the BIOdress bandage. Tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, dán Conclusion: The practice of not changing băng dính trong chăm sóc vết thương đã đã dressings frequently and using BIOdress wound được thực hiện từ những năm trước. Chúng dressing for clean or clean-contaminated tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu: surgeries has initially shown safety. Đánh giá tính an toàn của thực hành không Keywords: Take care of, surgery, clean or thay băng thường xuyên và dùng băng dán clean-contaminated wound. BIOdress trong việc chăm sóc vết thương ở bệnh nhân được phẫu thuật sạch và sạch - I. ĐẶT VẤN ĐỀ nhiễm, cụ thể là xác định tỉ lệ biến chứng Theo cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc liên quan đến vết mổ và tỉ lệ có kích ứng da tế (2008) ung thư đã và đang là vấn đề lớn khi sử dụng băng dán. đối với sức khỏe cộng đồng. Mỗi năm trên toàn cầu có 12,7 triệu người mới mắc và trên II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7,6 triệu người tử vong do ung thư[5,6]. Số 2.1. Đối tượng nghiên cứu: trường hợp tử vong vì ung thư sẽ tăng từ 7 Các trường hợp phẫu thuật sạch hoặc triệu người năm 2002 lên tới 10 triệu người sạch - nhiễm được áp dụng thực hành không năm 2020 nếu không có các biện pháp can thay băng thường xuyên và dùng băng dán thiệp kịp thời[10]. Tại Việt Nam, hàng năm BIOdress trong chăm sóc hậu phẫu tại Khoa khoảng 150,000 người mắc mới và 75,000 Ngoại 3 (Ngoại ngực, bụng), Bệnh viện Ung người tử vong do ung thư. Năm 2010 tỉ lệ Bướu TP. HCM từ tháng 06/2023 đến tháng mắc ung thư 181,3/100,000 nam và 12/2023, với các trường hợp được đánh giá 134,9/100,000 nữ[9]. và ghi nhận. Điều trị ung thư phối hợp nhiều phương 2.2. Phương pháp nghiên cứu: pháp: Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Đối với + Hồi cứu, mô tả loạt ca. nhiều bệnh lý, phẫu thuật cắt bỏ tổn thương + Ghi nhận các biến số vào phiếu thu là phương pháp cho cơ hội điều trị một cách thập số liệu: tốt nhất, do đó chăm sóc sau phẫu thuật vẫn • Đặc điểm dịch tễ: Tuổi, giới. là gánh nặng cho người điều dưỡng. • Đặc điểm lâm sàng: Thời gian khởi Chăm sóc hậu phẫu nếu không tốt sẽ dẫn phát bệnh, cơ quan mang bệnh, chỉ số khối đến nhiều bất lợi do việc nhiễm trùng vết mổ cơ thể. gây ra. Việc quá tải và thiếu nguồn nhân lực 747
  3. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 26 • Đặc điểm về điều trị: Phương pháp hành vệ sinh trường mổ, nối kín hệ thống phẫu thuật (phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật ống dẫn lưu (nếu có), có hoặc không sử dụng nội soi), loại phẫu thuật (sạch hoặc sạch- băng dán BIOdress để dán lên vết mổ. nhiễm) + BIOdress là loại băng dán vô trùng, • Đặc điểm về kết quả điều trị: Thời gian phần trung tâm (áp sát vết thương) làm từ vải lưu ống dẫn lưu, biến chứng, biến chứng liên không dệt, có tính thấm hút và không kết quan đến vết mổ, tình trạng kích ứng với dính với vết thương. Các đặc tính của băng băng dán, thời gian nằm viện, thời gian lưu dán này bao gồm: chỉ vết mổ. • Chất liệu vải không dệt, mềm mại, • Biến chứng liên quan vết mổ sớm bao thoáng khí, được phủ keo polyacrylate không gồm: Tụ dịch vết mổ, tụ máu vết mổ, nhiễm gây dị ứng. trùng vết mổ, bung vết mổ (vết may da) • Phần trung tâm thấm hút bằng vải + Số liệu được ghi nhận vào bảng thu không dệt dạng gấp, không dính vào vết thập số liệu. Nhập và xử lý số liệu bằng phần thương. mềm SPSS 20.0 for Windows. • Có tính thấu quang. 2.3. Chăm sóc bệnh nhân: • Có tính thấm với không khí và hơi - Tại Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức: nước. + Sau khi phẫu thuật viên hoàn tất quá • Độ thấm hút cao và độ bám dính tốt. trình đóng kín vết mổ, dụng cụ viên tiến • Ít gây đau khi gỡ bỏ. Hình 1. Băng dán BIOdress được sử dụng tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM Băng dán BIOdress được sử dụng có hai • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: kích thước bao gồm loại 6 x 9cm và loại 10 x * Bệnh nhân được theo dõi: mạch, huyết 25cm tùy theo kích thước của vết mổ. áp, nhiệt độ và nhịp thở, kiểu thở 2 lần/ngày - Tại khoa lâm sàng: hoặc tùy theo tình trạng của bệnh nhân và chỉ + Bệnh nhân được theo dõi chăm sóc định của Bác sĩ. trong thời gian hậu phẫu tại khoa. • Tâm lý bệnh nhân: 748
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 533 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2023 * Bệnh nhân được dặn dò chu đáo sau • Chăm sóc vết mổ bụng: khi được chuyển từ phòng hồi tỉnh về khoa, * Theo dõi chảy máu hay tụ dịch vết mổ, được bác sĩ điều trị thăm khám xem lại vết tình trạng nhiễm trùng vết mổ. Thời gian thương và có chỉ định dùng băng dán cho theo dõi đặc biệt trong vòng 24 giờ đến 48 bệnh nhân. Kế hoạch chăm sóc: chăm sóc vết giờ sau phẫu thuật, sau đó là theo dõi lượng mổ: điều dưỡng gỡ bỏ băng dán cũ đã được dịch ra ống dẫn lưu (nếu có) mỗi 24 giờ. bác sĩ tháo ra xem xét vết thương và dán vào Kiểm tra hệ thống dẫn lưu (nếu có) để đảm bằng băng dán mới (băng dán BIOdress), bảo hệ thống dẫn lưu kín, một chiều, theo dõi thuốc được thực hiện, chế độ ăn uống. Động số lượng, màu sắc và tính chất của dịch dẫn viên, ổn định tâm lý bệnh nhân vượt qua cơn lưu để kịp thời báo bác sĩ có hướng xử lý phù đau trong những ngày đầu sau mổ. hợp. Hình 2. Vết mổ của bệnh nhân dùng băng BIOdress Hình 3. Vết mổ của bệnh nhân được băng bằng gạc thông thường III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ 04/2023 đến 07/2023 đã có 107 bệnh nhân được áp dụng thực hành không thay băng thường xuyên và dùng băng dán BIOdress. Đặc điểm của các bệnh nhân trong nghiên cứu được trình bày ở bảng 1. 749
  5. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 26 Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và điều trị Đặc điểm Tuổi trung bình 56,6  11,5 Tuổi (nhỏ nhất 21, lớn nhất 77 tuổi) Nam 61 (57%) Giới tính Nữ 46 (43%) < 18,5 28 (26,2%) Chỉ số khối cơ thể 18,5 - 24,9 75 (70,1%) ≥ 25 4 (3,7%) Thời gian khởi bệnh trung bình 2,7  4 tháng Dạ dày 56 (52,3%) Ruột non 3 (2,8%) Gan - mật - tụy 15 (14%) Lách 3 (2,8%) Cơ quan mang bệnh Thận 10 (9,3%) Hạch ổ bụng 5 (4,7%) Mạc treo 3 (2,8%) Sau phúc mạc 12 (11,2%) Phẫu thuật mở 96 (89,7%) Phương pháp phẫu thuật Phẫu thuật nội soi 11 (10,3%) Sạch 22 (20,6%) Loại phẫu thuật Sạch - nhiễm 85 (79,4%) Các kết quả của quá trình theo dõi, chăm sóc bệnh nhân được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Kết quả theo dõi, chăm sóc bệnh nhân Thời gian lưu ống dẫn lưu trung bình 6,8 ± 1,3 ngày Có 4 (3,7%) Biến chứng Không 103 (96,3%) Tụ dịch vết mổ 1 (0,9%) Tụ máu vết mổ 0 (0%) Biến chứng liên quan đến vết mổ Nhiễm trùng vết mổ 0 (0%) Bung vết mổ (vết may da) 0 (0%) Dị ứng da vùng dán băng dính 0 (0%) Thời gian nằm viện trung bình 6,6 ± 1,4 ngày Thời gian lưu chỉ vết mổ trung bình 8,8 ± 2,1 ngày Nghiên cứu này ghi nhận có một trường Tất cả trường hợp trong nghiên cứu đều hợp gặp biến chứng liên quan đến vết mổ, cụ được đánh giá có vết mổ lành tốt sau khi cắt thể là tụ dịch ở vết mổ. Bệnh nhân được xử chỉ. trí bằng biện pháp cắt các mối chỉ xung Nghiên cứu này không ghi nhận trường quanh vị trí tụ dịch để dịch được thoát ra hợp dị ứng với băng dán BIOdress. ngoài. 750
  6. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 533 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2023 IV. BÀN LUẬN bao gồm: Bác sĩ và điều dưỡng có thể quan Vết thương sau phẫu thuật thường được sát vết mổ dễ dàng, giảm nhân lực phục vụ đóng kín bằng chỉ hoặc keo phẫu thuật ngoại (do giảm số lần thay băng), tạo cảm giác trừ các trường hợp cần để hở để chờ đóng kín thoải mái cho bệnh nhân (kích thước băng thì hai hoặc có mảnh ghép da. Những biến nhỏ, không kèm gạc và băng keo). Tỉ lệ bệnh chứng thường gặp trong quá trình lành của nhân có biến chứng liên quan đến vết mổ vết thương sau phẫu thuật bao gồm nhiễm trong nghiên cứu này thấp hơn đáng kể so trùng, bung vết mổ (vết may da), tụ máu và với số liệu được ghi nhận trong một nghiên tụ dịch vết mổ, trong đó nhiễm trùng là biến cứu ở Anh (tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ khoảng chứng thường gặp nhất[7]. Chọn băng phù 4-5%)[4,14] hoặc ở Australia (tỉ lệ nhiễm trùng hợp sẽ rút ngắn thời gian lành vết thương, vết mổ trong phẫu thuật sạch khoảng 3 - tiết kiệm chi phí và cải thiện chất lượng cuộc 5%)[8] có thể là do sự khác biệt về cỡ mẫu. sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, kết quả này đã cho thấy được tính Băng dán cho vết thương tại thời điểm an toàn và là cơ sở để chúng tôi thực hiện phẫu thuật có thể được tháo ra sớm, thay nghiên cứu đánh giá hiệu quả của thực hành nêu trên về các phương diện: tiết kiệm thời thường xuyên hoặc giữ lại cho đến khi cắt gian, dụng cụ y tế, chi phí điều trị và sự thoải chỉ. Môi trường ẩm tạo bởi băng dán có thể mái của bệnh nhân. Một nghiên cứu tổng thúc đẩy quá trình lành vết thương[2], tuy quan gần đây cho thấy chưa có mối liên hệ nhiên cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng chính chắc chắn về việc sử dụng băng dán và giảm môi trường ẩm này là ngõ vào thuận lợi của tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ cũng như hiệu quả vi sinh vật có thể gây nhiễm trùng[3]. Đã có tốt hơn của một loại băng dán bất kỳ[1] cho nghiên cứu lâm sàng cho thấy không có khác thấy việc cần thiết phải tiến hành nghiên cứu biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ nhiễm trùng với cỡ mẫu lớn hơn và có phân nhóm so sánh vết mổ nông và bung vết mổ giữa việc tháo để làm cơ sở cho một thực hành tốt trên lâm ra sớm so với giữ lại băng dán (tương đương sàng. với thực hành không thay băng)[16] . Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kết V. KẾT LUẬN quả bước đầu khi áp dụng thực hành không Thực hành không thay băng thường thay băng thường xuyên và sử dụng băng dán xuyên và sử dụng băng dán BIOdress trong BIOdress đối với các phẫu thuật sạch và sạch chăm sóc hậu phẫu đối với các loại phẫu nhiễm: Chỉ có một trường hợp gặp biến thuật sạch hoặc sạch - nhiễm bước đầu cho chứng liên quan đến vết mổ (tụ dịch vết mổ), thấy tính an toàn. không ghi nhận trường hợp có dị ứng với băng dán BIOdress và vết mổ của tất cả các TÀI LIỆU THAM KHẢO trường hợp trong nghiên cứu đều lành tại 1. Dumville JC, et al (2016). Dressings for the thời điểm cắt chỉ. Bên cạnh đó, chúng tôi ghi prevention of surgical site infection. nhận các ưu điểm khi áp dụng thực hành này Cochrane Database of Systematic Reviews. 751
  7. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 26 2. Dyson M et al (1988). Comparison of the 10. Nguyễn Bá Đức, Bùi Diệu, Trần Văn effects of moist and dry conditions on dermal Thuấn (2010), “Tình hình mắc ung thư tại repair. J Invest Dermatol. Việt Nam qua số liệu của 6 vùng ghi nhận 3. Gwosdow AR et al (1993). Evaporative giai đoạn 2004 – 2008”, Tạp chí Ung thư học water losses through a temporary wound Việt Nam, số 1, tr. 73-80. dressing under simulated wound conditions. 11. Nguyễn Bá Đức, Đào Ngọc Phong (2009), J Burn Care Rehabil. “Dịch tễ học bệnh ung thư”, Nxb Y học Hà 4. Health Protection Agency (2002). Nội, tr. [12-21], [211-251]. Surveillance of surgical site infection in 12. Trần Thị Thuận. Giáo trình điều dưỡng cơ English hospitals 1997-2002. A national bản I và II. Sách đào tạo Cử nhân điều surveillance and quality improvement dưỡng. Nxb Y học 2008. programme. London. 13. Nguyễn Thị Ngọc Sương. Bài giảng điều 5. (UK): Health Protection Agency. dưỡng ngoại khoa giành cho cử nhân điều 6. IARC (2010), “Global Cancer Facts & dưỡng 2002. Khoa Điều Dưỡng - KTYH – Figures” 2nd edition, pp: 1-51. Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 7. Ferlay J, Shin H, Bray F (2010), “Estimates 14. Hướng dẫn quy trình chăm sóc người of worldwide burden of cancer in 2008: bệnh, tập 1, Bộ Y Tế, Nxb Y học, chương X: Globocan 2008”, International joural of Ung thư. cancer: 127, PP: 2893-2917. 15. Smyth ET, et al (2008). “Four country 8. Loyola University Health System (2017). healthcare associated infection prevalence Surgical site infections are the most common survey 2006: overview of the results”. and costly of hospital infections: guidelines Journal of Hospital Infection;69(3), PP: 230– for preventing surgical site infections are 48. updated. ScienceDaily. 16. Tài liệu đào tạo tăng cường năng lực Quản 9. McLaws ML, Murphy C, Whitby M lý điều dưỡng, Bộ Y Tế (2012). (2000). “Standardising surveillance of 17. Toon CD et al (2015). Early versus delayed nosocomial infections: the HISS program. dressing removal after primary closure of Hospital Infection Standardised clean and clean-contaminated surgical Surveillance”. Journal of Quality in Clinical wounds. Cochrane Database Syst Rev. 2015. Practice;20(1), PP: 6-11. 752
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0