intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực tập Công nhân điện và điện tử - ThS. Huỳnh Phát Huy

Chia sẻ: Conbongungoc09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản trong kỹ thuât thi công, lắp ráp, kiểm tra mạch điện công nghiệp và mạch điện tử. Rèn luyện kỹ năng thi công và lắp ráp các mạch điện công nghiệp cơ bản: Mạch điều khiển động cơ DC, AC, 3 pha, lắp ráp tủ điện. Kỹ năng lắp ráp và thi công mạch điện tử cơ bản: Mạch khuyếch đại Transitor, mạch nguồn, ổn áp, mạch khuyếch đại Opamp, mạch cầu H điều khiển động cơ một chiều, thiết kế mạch với IC số, mạch vi điều khiển…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực tập Công nhân điện và điện tử - ThS. Huỳnh Phát Huy

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỰC TẬP CÔNG NHÂN ĐIỆN – ĐIỆN TỬ Biên soạn: ThS. Huỳnh Phát Huy Tài Liệu Lƣu Hành Tại HUTECH www.hutech.edu.vn
  2. THỰC TẬP CÔNG NHÂN ĐIỆN – ĐIỆN TỬ Ấn bản 2013
  3. I. PHẦN ĐIỆN
  4. TỔNG QUAN THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ I MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................................... 1 HƢỚNG DẪN .......................................................................................................................... 2 TỔNG QUAN VỀ THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ ................................................................................ 4 BÀI 1: LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN NỔI VÀ ÂM ............................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.1 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: ......................................................................................................... 1 1.2 YÊU CẦU THIẾT BỊ : ........................................................................................................... 1 1.3 CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM: ..................................................................................................... 1 1.4 TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM: ................................................................................................... 1 1.5 CÂU HỎI KIỂM TRA: ........................................................................................................ 13 BÀI 2: LẮP MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ KĐB BA PHA ROTOR LỒNG SỐCERROR! BOOKMARK NO 2.1 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: .............................................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.2 YÊU CẦU THIẾT BỊ : ................................................................ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.3 CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM: .......................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.4 TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM: ........................................................ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.5 CÂU HỎI KIỂM TRA: ............................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. BÀI 3: LẮP MẠCH KHỞI ĐỘNG SAO – TAM GIÁC ĐỘNG CƠ KĐB BA PHA ROTOR LỒNG SỐCERROR! BO 3.1 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: ....................................................................................................... 14 3.2 CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM: ................................................................................................... 14 3.3 TÓM TẮT LÝ THUYẾT: ...................................................................................................... 15 3.4 TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM: ................................................................................................. 15 3.5 CÂU HỎI KIỂM TRA: ........................................................................................................ 24 BÀI 4: MẠCH KHỞI ĐỘNG TUẦN TỰ HAI ĐỘNG CƠ ............. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 4.1 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: ....................................................................................................... 25 4.2 YÊU CẦU THIẾT BỊ : ......................................................................................................... 25 4.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT : ......................................................................................................... 25 4.4 TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM: ................................................................................................. 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
  5. II TỔNG QUAN THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ HƢỚNG DẪN I.MÔ TẢ MÔN HỌC : Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản trong kỹ thuât thi công, lắp ráp, kiểm tra mạch điện công nghiệp và mạch điện tử. Rèn luyện kỹ năng thi công và lắp ráp các mạch điện công nghiệp cơ bản: Mạch điều khiển động cơ DC, AC, 3 pha, lắp ráp tủ điện. Kỹ năng lắp ráp và thi công mạch điện tử cơ bản: Mạch khuyếch đại Transitor, mạch nguồn, ổn áp, mạch khuyếch đại Opamp, mạch cầu H điều khiển động cơ một chiều, thiết kế mạch với IC số, mạch vi điều khiển… Kiến thức: Nắm bắt các kiến thức thực tế về các thành phần linh kiện trong hệ thống cung cấp điện và mạch điện tử. Kỹ năng: Thi công và lắp ráp các mạch điều khiển điện, điện tử trong điều khiển tự động và tự động hóa…, đo lƣờng và kiểm tra linh kiện điện, điện tử. II. NỘI DUNG MÔN HỌC :  Bài 1. Sử dụng dao động ký: Bài này cung cấp cho học viên khái niệm về dao động ký. Ngoài ra còn đề cập đến các vấn đề cơ bản của chức năng đo dao động ký nhƣ cách đo, cách đọc….  Bài 2: Sử dụng máy phát sóng: Bài này cung cấp cho học viên khái niệm về máy phát sóng. Ngoài ra còn đề cập đến các vấn đề cơ bản của chức năng đo máy phát sóng nhƣ cách đo, cách đọc….  Bài 3: Đo điện áp và dòng điện: Bài này tập trung đo áp ,dòng điện của tải. Ngoài ra giúp học viên xác định đƣợc đặc tính của từng loại thiết bị đo, cơ cấu đo của thiết bị.  Bài 4: Đo công suất, hệ số công suất: Bài này tập trung đo công suất ,hệ số công suất của tải. Ngoài ra giúp học viên xác định đƣợc đặc tính của từng loại thiết bị đo W, KW, Var, KVAr, hệ số công suất cosφ, cơ cấu đo của thiết bị.
  6. TỔNG QUAN THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ III  Bài 5: Đo thông số R – L - C: Bài này giúp học viên xác định cách đo điện trở, điện kháng, điện dung. Trên cơ sở đó phân tích các yêu cầu kỹ thuật của thông số đo. III. KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ Môn học thực hành công nhân điện - điệ đòi hỏi sinh viên có nền tảng về cơ sở lý thuyết về khí cụ điện và trang bị điện điện. IV. YÊU CẦU MÔN HỌC Ngƣời học phải dự học đầy đủ các buổi thí nghiệm lên lớp và làm bài tập đầy đủ ở nhà. V. CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC Để học tốt môn này, ngƣời học cần ôn tập các bài đã học lý thuyết, trả lời các câu hỏi và làm đầy đủ các câu hỏi trong bài thí nghiệm; đọc trƣớc bài mới và tìm thêm các thông tin liên quan đến bài học. Đối với mỗi bài thí nghiệm, ngƣời học đọc trƣớc mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc nội dung bài thí nghiệm. Kết thúc mỗi bài thí nghiệm ngƣời học trả lời câu hỏi và làm các bài tập trong bài thí nghiệm . VI. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Môn học đƣợc đánh giá gồm:  Điểm quá trình: 30%. Hình thức và nội dung do GV quyết định, phù hợp với quy chế đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập.  Điểm thi: 70%. Hình thức bài thi thực hành trong 30 phút. Nội dung gồm các bài tập thuộc bài thứ 1 đến bài thứ 5.
  7. IV TỔNG QUAN THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ TỔNG QUAN VỀ ĐO LƢỜNG ĐIỆN 1. MỤC ĐÍCH Nắm đƣợc cách sử dụng các thiết bị đo nhƣ đồng hồ VOM kim và VOM số,Vôn kế, Ampere kế, Ampere kìm; Oát kế, Cosφ kế, dao động ký, máy phát sóng, máy đo điện trở đất, máy đo điện trở cách điện,…để thực hiện đo các đại lƣợng điện thƣờng gặp một cách đúng kỹ thuật, đúng phƣơng pháp và đọc chính xác kết quả đo. 2. CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG: - Đồng hồ VOM chỉ thị kim. - Đồng hồ VOM chỉ thị số. 3. QUY TRÌNH SỬ DỤNG THIẾT BỊ 3.1. ĐỒNG HỒ VOM CHỈ THỊ KIM 3.1.1. Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM) Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu đƣợc với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện. Ƣu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra đƣợc nhiều loại linh kiện, thấy đƣợc sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp. 3.1.2. Hƣớng dẫn đo điện áp xoay chiều.
  8. TỔNG QUAN THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ V Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác. * Chú ý – chú ý : Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức ! Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ
  9. VI TỔNG QUAN THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC=> sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ. Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhƣng đồng hồ không ảnh hƣởng . Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim tuy nhiên đồng hồ không hỏng. 3.1.3. Hƣớng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng. Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dƣơng (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trƣờng hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trƣờng hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.
  10. TỔNG QUAN THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VII Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC * Trƣờng hợp để sai thang đo : Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhƣng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thƣờng giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng . Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị. * Trƣờng hợp để nhầm thang đo Chú ý – chú ý : Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!
  11. VIII TỔNG QUAN THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ Trƣờng hợp để nhầm thang đo dòng điện khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng ! Trƣờng hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong! 3.1.4. Hƣớng dẫn đo điện trở và trở kháng. Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo đƣợc rất nhiều thứ.  Đo kiểm tra giá trị của điện trở  Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn  Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in
  12. TỔNG QUAN THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ IX  Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không  Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện  Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.  Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện  Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn. * Để sử dụng đƣợc các thang đo này đồng hồ phải đƣợc lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V. 3.1.5. Đo điện trở : Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bƣớc sau :  Bƣớc 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.  Bƣớc 2 : Chuẩn bị đo .  Bƣớc 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo đƣợc = chỉ số thang đo X thang đo Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 Kohm
  13. X TỔNG QUAN THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ  Bƣớc 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , nhƣ vậy đọc trị số sẽ không chính xác.  Bƣớc 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.  Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất. 3.1.6) – Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hƣ hỏng của tụ điện , khi đo tụ điện , nếu là tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm. Dùng thang x 1K ohm để kiểm tra tụ gốm Phép đo tụ gốm trên cho ta biết :  Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo  Tụ C2 bị dò => lên kim nhƣng không trở về vị trí cũ  Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.
  14. TỔNG QUAN THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ XI Dùng thang x 10 ohm để kiểm tra tụ hoá Ở trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô ( giảm điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.  Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị khô ( giảm điện dung )  Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp. 3.1.6. Hƣớng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng. Cách 1 : Dùng thang đo dòng Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo đƣợc dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bƣớc sau  Bƣơc 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất .  Bƣớc 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dƣơng, que đen về chiều âm .  Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo
  15. XII TỔNG QUAN THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ  Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo đƣợc dòng điện này.  Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện . Cách 2 : Dùng thang đo áp DC Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo đƣợc chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phƣơng pháp này có thể đo đƣợc các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũmg an toàn hơn. Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo nhƣ thế nào ? * Đọc giá trị điện áp AC và DC Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A  Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tƣơng tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trƣờng hợp để thang 1000V nhƣng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo đƣợc nhân với 100 lần  Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tƣơng tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tƣơng đƣơng với 25V.  Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tƣơng tự đọc giá trị khi đo điện áp 3.1.7. Các yêu cầu trƣớc khi thực hiện phép đo: + Xác định loại đại lƣợng cần đo: Áp DC; Áp AC; Dòng DC; Điện Trở R…. + Ƣớc lƣợng trị số tối đa có thể có.
  16. TỔNG QUAN THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ XIII + Chọn tầm đo có trị số lớn hơn trị số ƣớc lƣợng.(Giá trị ghi trên tầm đo là trị số tối đa có thể đo đƣợc. Vì vậy tuyệt đối không đƣợc đo trị số vƣợt quá tầm đo. Nếu trị số đo thực tế quá nhỏ so với giới hạn của tầm đo thì kim lệch rất ít và kết quả đo khó đọc; khi đó ta chọn tầm đo thấp hơn sao cho kim chỉ thị lệch khoảng 2/3 mặt chỉ thị để kết quả đo đọc đƣợc dễ dàng). + Xác định phƣơng pháp đo. 3.1.8. Thực hiện các phép đo cụ thể : a. Đo điện trở : + Chọn thang đo điện trở và tầm đo thích hợp. + Đặt hai que của đồng hồ đo vào hai đầu điện trở cần đo. + Đọc kết quả đo. Chú ý : Khi đo điện trở, điện trở phải đƣợc cách ly hoàn toàn với mạch (đo nguội). - Mỗi khi chuyển tầm đo của thang đo điện trở, ta cần phải chỉnh 0 cho VOM thì kết quả đo mới chính xác. Cách chỉnh “0” cho VOM nhƣ sau: chập hai đầu que đo lại với nhau và điều chỉnh nút “ADJ” sao cho kim chỉ thị chỉ đúng tại vạch số 0 rồi mới đo. b. Đo điện áp DC: + Chọn thang đo điện áp một chiều và tầm đo thích hợp. + Đặt hai que của đồng hồ đo vào hai đầu cần đo điện áp. + Đọc kết quả đo. c. Đo điện áp AC: + Chọn thang đo điện áp xoay chiều và tầm đo thích hợp. + Đặt hai que của đồng hồ đo vào hai đầu cần đo điện áp. + Đọc kết quả đo. d. Đo dòng điện DC: + Chọn thang đo dòng điện một chiều và tầm đo thích hợp. + Đặt nối tiếp hai que của đồng hồ đo vào hai đầu cần đo dòng điện.
  17. XIV TỔNG QUAN THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ + Đọc kết quả đo. 3.2. ĐỒNG HỒ VOM CHỈ THỊ SỐ Wellink HL-1230 Chức năng: - Đo điện áp xoay chiều và một chiều - Đo dòng điện xoay chiều và một chiều - Đo điện trở - Đo tần số - Đo điện dung - Đo hfe của Transistor - Đo kiểm tra di-ốt - Đo kiểm tra dây dẫn Các nút chức năng: - Display Panel: Màn hình hiển thị số. - Power Switch : Công tắc mở hay ngắt nguồn. - mA/A:Sử dụng ổ cắm này và Com khi thực hiện chức năng đo dòng điện xoay chiều và một chiều nhỏ hơn 1A. - 10A: Sử dụng ổ cắm này và Com khi thực hiện chức năng đo dòng điện xoay chiều và một chiều từ 1A đến 10A. - V: Sử dụng ổ cắm này và Com khi thực hiện chức năng đo điện áp xoay chiều đến 750V và áp một chiều từ đến 1000V.
  18. TỔNG QUAN THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ XV - : Sử dụng ổ cắm này và Com khi thực hiện chức năng đo điện áp xoay chiều đến 750V và áp một chiều từ đến 1000V. - DC/AC: Công tắc gạt sang trái đo DC. Công tắc gạt sang phải đo AC. - Hz : Switch chỉ vị trí này khi muốn đo tần số đến 100kHz. - Cx: Dùng để đo tụ điện từ 2nF đến 20µF. - DH: Công tắc này gạt sang phải khi muốn giữ lại giá trị đang đo. - COM: Sử dụng ổ cắm này và một trong các ổ cắm VmA, 10A khi muốn thực hiện một trong các chức năng đo dòng điện, điện áp, điện trở, tần số. 3.3. ĐỒNG HỒ AMPE KÌM Kyoritsu – 2017 Chức năng: - Loại : Hiển thị số - ф55mm - Đo áp AC: 40/400/750V - Đo áp DC: 40/400/1000V - Đo điện trở: 400/4000Ω. - Đo dòng điện: 400/2000A - Đo tần số: 10~4000Hz. - Phụ kiện: đầu que đo Đo điện áp, điện trở, tần số giống nhƣ VOM. Đo dòng điện thì sử dụng mỏ kẹp.
  19. Láp đặt mạch đảo chiều quay động cơ ba pha 1 BÀI 1: LẮP ĐẶT CÁC MẠCH ĐIỆN CHIẾU SÁNG NỔI VÀ ÂM 1.1 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp cho sinh viên kỹ năng sử dụng đồng hồ VOM và thiết bị sử dụng điện một cách thành thạo, kỹ năng đọc bản vẽ điện và lắp đƣợc các mạch điện cơ bản và nâng cao. 1.2 YÊU CẦU THIẾT BỊ : - Đồng hồ VOM - Kìm các loại - Vít bake, vít dẹp - Bút thử điện - Công tắc 2 cực , 3 cực - Ổ cắm điện - Dây dẫn để nối điện - Đèn các loại - Công tơ điện - Ống nhựa tròn, các co ,T 1.3 CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM: • Quan sát trên khí cụ điện, dùng đồng hồ VOM đo các vị trí tắc mở thiết bị, các điện trở của đèn, các đầu nối dây của mạch điện. • Đọc bản vẽ điện phân tích hoạt động của mạch và chức năng của từng khí cụ điện trong bản vẽ • Hiểu đƣợc sơ đồ nguyên lý, lắp đặt ,đơn tuyến của bản vẽ 1.4 TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM: 4.1.Các kí hiệu khí cụ điện ( xem tài liệu lắp đặt điện IEC)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2