Thực tập sư phạm trong những lời giải cho bài toán của chất lượng đào tạo giáo viên hiện nay
lượt xem 2
download
Bài viết Thực tập sư phạm trong những lời giải cho bài toán của chất lượng đào tạo giáo viên hiện nay trình bày những băn khoăn về thực trạng thực tập sư phạm; Những kiến nghị về đổi mới hoạt động TTSP hiện nay; Đầu tư cơ sở vật chất chuyên dụng cho TTSP và NVSP.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực tập sư phạm trong những lời giải cho bài toán của chất lượng đào tạo giáo viên hiện nay
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm THỰC TẬP SƯ PHẠM TRONG NHỮNG LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN CỦA CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN HIỆN NAY TS. Kiều Thế Hưng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. TỪ NHỮNG BĂN KHOĂN VỀ THỰC TRẠNG THỰC TẬP SƯ PHẠM… Khi tiếng chuông cảnh báo về chất lượng đào tạo gióng lên, các nhà nghiên cứu và quản lý thường quan tâm nhiều đến nội dung, chương trình đào tạo, đến phương pháp dạy học trực tiếp trên lớp của thày và trò. Trong lời giải cho bài toán của chất lượng đào tạo, rất ít người quan tâm đến thực tập sư phạm (TTSP). Mặc dù chiếm một thời lượng đào tạo đáng kể và đầu tư một số lượng kinh phí không nhỏ, nhưng có lẽ đây là đây nội dung được “thả lỏng” nhất (xin nhắc lại là “thả lỏng” chứ không phải “thả nổi”) trong các nội dung đào tạo ở trường sư phạm. Nhiều thập kỷ trôi qua, đến hẹn lại lên, năm nào sinh viên cũng phải đi kiến tập, thực tập, nhưng giường như các trường sư phạm đều không có tài liệu chính thống về vấn đề này- với tư cách đó là tài liệu chuyên môn, khoa học, chứ không phải là tài liệu hướng dẫn và tổ chức quản lý thực tập. TTSP giường như cũng vắng bóng trong các đề tài nghiên cứu, cho dù ở cấp thấp như bài tập nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp của sinh viên, cho đến ở mức độ cao như các luận án, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ và các đề tài nghiên cứu các cấp. Việc quan tâm để tổ chức một hội nghị khoa học chuyên về TTSP như hội nghị lần này của Viện nghiên cứu giáo dục, trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, thì lại càng hiếm hoi hơn. Vị trí của TTSP trong quy trình đào tạo của trường sư phạm cũng ở mức rất khiêm tốn, khi kết quả TTSP cũng chỉ có tính chất điều kiện, không có giá trị quyết định tới việc tốt nghiệp cũng như tiêu chí xếp loại tốt nghiệp của sinh viên, dẫu rằng TTSP là thước đo giá trị tay nghề của những người đang được đào tạo để làm nghề dạy học. Không ai phủ nhận được vai trò và thành quả của hoạt động TTSP đối với quá trình đào tạo của các trường sư phạm suốt trong thời gian qua, nhưng những bất cập trong thực trạng của hoạt động TTSP như đã nêu ở trên, rất đáng được quan tâm và không thể bỏ qua trong những lời giải cho bài toán về nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm hiện nay. 2. ĐẾN NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG TTSP HIỆN NAY. Trong những phẩm chất cấu thành chất lượng của người giáo viên, kiến thức khoa học của chuyên ngành bao giờ cũng giữ vị trí cơ bản và nền tảng. Không có cái đó, sẽ chẳng có gì cả! Nhưng kiến thức cơ bản- tự bản thân nó không phản ánh trực tiếp chất lượng và hiệu quả hoạt động của người thầy giáo. Nó chỉ là cơ sở, là nền tảng, là tiềm năng, là điều kiện mà thôi. Để trở thành 80
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm người giáo viên, hơn nữa là người giáo viên giỏi, kiến thức cơ bản phải được “sư phạm hóa”, nói cách khác nó phải được chuyển hóa và thể hiện qua thao tác nghề, thao tác dạy học, thao tác sư phạm, để biến kiến thức khoa học chuyên ngành từ trong thực tiễn, từ trong vốn hiểu biết của thầy sang kiến thức của trò và trở thành kiến thức của trò. Khả năng “sư phạm hóa” kiến thức khoa học, việc thực hiện các thao tác dạy học, thao tác sư phạm của thầy chính là tiêu chí trực tiếp nhất quyết định chất lượng dạy học của thầy và cũng là một trong những tiêu chí quan trọng nhất quyết định chất lượng đào tạo giáo viên của các trường sư phạm. Những phẩm chất đặc trưng trên đây của người giáo viên tương lai, được hình thành từng bước trong quá trình đào tạo, nhưng nó được hình thành và biểu hiện trực tiếp nhất trong thời gian TTSP. Đây là quá trình “sư phạm hóa”, quá trình hình thành tay nghề một cách tập trung nhất không chỉ trong lý thuyết mà trong thực tiễn dạy học. Đây chính là thời kỳ “chuyển dạ” để hình thành phẩm chất đặc trưng và trực tiếp nhất của người giáo viên. Bồi dưỡng tay nghề là công việc lâu dài, có khi là suốt cả cuộc đời và sự nghiệp của người thầy giáo, nhưng lần đầu tiên bước lên bục giảng, lần đầu tiên thể hiện năng lực nghề nghiệp của người thầy giáo sẽ hình thành ở họ những dấu ấn khó phai mờ và có ảnh hưởng rất quan trọng tới lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm đối với nghề nghiệp của người giáo viên tương lai. Với vị trí như vậy, theo chúng tôi cần phải có những quan tâm đúng mức đối với TTSP như là một trong những nhân tố quan trọng trong lời giải cho bài toán về nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm hiện nay, xin được đề xuất mấy kiến nghị cụ thể sau đây: 2.1. Cần phải chuẩn hóa nội dung và quy trình TTSP. Lâu nay việc tổ chức TTSP còn nặng về kinh nghiệm. Trong quy trình đào tạo, có lẽ đây là nội dung được “thả lỏng” nhất. Giường như các cơ sở đào tạo sư phạm đều không có hệ thống tài liệu chính thống- được chuẩn hóa về mặt khoa học cho hoạt động này. Các vấn đề cơ bản trong TTSP như mục đích, nội dung, phương pháp tổ chức TTSP giường như vẫn phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm của từng cơ sở, thậm chí là của từng cá nhân người lãnh đạo bộ môn phương pháp dạy học hoặc cá nhân cán bộ giảng dạy được phân công phụ trách nội dung này, nó chưa được thống nhất, được kiểm chứng, được biên soạn thành tài liệu có tính chất khái quát lý luận, làm cơ sở và định hướng cho hoạt động TTSP không chỉ của người quản lý, người hướng dẫn, đánh giá mà còn là của chính anh chị em giáo sinh. Không xác định rõ mục đích, không thực hiện đúng nội dung và phương pháp, hoạt động TTSP khó có thể đạt hiệu quả cao về mặt chuyên môn, khoa học. Bởi vì TTSP không đơn giản chỉ nhằm mục đích cho giáo sinh làm quen với bục giảng. Đó là sự luyện tập trên thực địa, cả về mặt kỹ thuật và sự phối hợp tổng hợp của cả quá trình dạy học trong những bài lên lớp cụ thể. Sự thống nhất các nội dung, cách thức TTSP đã được “tài liệu hóa” còn có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá kết quả TTSP. Rất cần phải có hệ thống các bài soạn, bài lên lớp đã được thống nhất trong đánh giá bởi các nhà sư phạm có uy tín. Đây cũng sẽ là hệ thống 81
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm các tài liệu tham khảo, làm “công cụ trực quan” (chứ không phải là lý thuyết) cho giáo sinh trong TTSP. Với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ như hiện nay thì điều đó hoàn toàn có thể làm được, chỉ có điều, chúng ta có nhận thức đúng sự cần thiết và quyết tâm làm điều đó không mà thôi. 2.2. Đổi mới cơ chế hướng dẫn và đánh giá TTSP. Giáo viên ở các trường phổ thông đảm nhận vai trò hướng dẫn và đánh giá kết quả TTSP thực sự là người làm mẫu và người thầy của giáo sinh trong thực hành nghề. Chúng ta đã chuẩn bị gì cho họ khi đảm đương vai trò quan trọng này? Xét về mặt chuyên môn khoa học, đó là sự chuẩn bị thật là ít ỏi. Không có tài liệu chuyên môn khoa học về TTSP làm cơ sở, không được bồi dưỡng thường xuyên nhằm bổ sung kiến thức cơ bản và đổi mới về phương pháp dạy học, không gắn bó thường xuyên với cơ sở đào tạo giáo viên. Đội ngũ giáo viên hướng dẫn thường phải “độc lập tác chiến” chủ yếu bằng kinh nghiệm- những kinh nghiệm rất đáng được trân trọng nhưng nhiều khi chưa được kiểm chứng và chưa có cơ chế kiểm chứng… Tất cả thực tế trên đây đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết phải đổi mới cơ chế hướng dẫn và đánh giá kết quả TTSP. Xin góp ý mấy kiến nghị về nội dung này như sau: 2.2.1. Bên cạnh lựa chọn đội ngũ giáo viên hướng dẫn có kinh nghiệm, phải coi giáo viên hướng dẫn là những cộng tác viên của trường sư phạm, được tổ chức chặt chẽ. Hằng năm, đội ngũ này phải được tập trung để sinh hoạt chuyên môn, đặc biệt là những vấn đề mới trong kiến thức khoa học. Rất cần có những trao đổi và thống nhất trong đánh giá kết quả TTSP, thống nhất các bài soạn mẫu, các bài giảng mẫu làm tiêu chí chung trong đánh giá kết quả TTSP. Đây cũng là dịp để các giáo viên hướng dẫn có điều kiện được trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động hướng dẫn TTSP- những nội dung rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng TTSP hiện nay. 2.2.2. Cần thiết phải coi kết quả TTSP là một trong những tiêu chí có ý nghĩa quyết định tới việc đánh giá tốt nghiệp và xếp loại tốt nghiệp của giáo sinh. Đặc trưng của trường sư phạm là đào tạo những người không chỉ biết nắm vững kiến thức khoa học chuyên ngành, mà còn phải là người biết dạy học. Kết quả nghiệp vụ sư phạm, mà cao nhất là kết quả TTSP chính là tiêu chí trực tiếp nhất đánh giá trình độ “biết dạy học”, trình độ tay nghề của giáo sinh. Một người giỏi kiến thức cơ bản, có thể được cấp bằng ở những chuyên ngành khác, nhưng nếu khả năng dạy học kém, khả năng tay nghề kém, kết quả TTSP kém thì không thể cấp bằng tốt nghiệp ĐHSP được. Vì lẽ đó, cần quan tâm hơn nữa đến quy trình đánh giá kết quả TTSP cho giáo sinh. Nên chăng, cần thành lập một hội đồng đánh giá kết quả TTSP của trường sư phạm, với sự tham gia của các giáo viên chuyên ngành phương pháp, chuyên ngành nghiệp vụ sư phạm, các nhà sư phạm có uy tín, các giáo viên ở phổ thông có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn cao để đánh giá kết quả thực hành tay nghề của sinh viên. Kết quả này sẽ là một trong các điểm có ý nghĩa quyết định tới kết quả tốt nghiệp và xếp loại tốt nghiệp của giáo sinh, chứ không phải chỉ có ý nghĩa điều kiện như trước đây. Đây sẽ là cách làm bảo đảm tính khách quan, 82
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm công bằng trong đánh giá TTSP, khẳng định vị trí quan trọng của nội dung đào tạo tay nghề cho sinh viên sư phạm và định hướng cho họ quan tâm hơn nữa tới nội dung có ý nghĩa đặc trưng này ở trường sư phạm- một trong những nhân tố trực tiếp quyết định chất lượng đào tạo giáo viên hiện nay. 3. ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT CHUYÊN DỤNG CHO TTSP VÀ NVSP. Chất lượng TTSP phụ thuộc rất lớn ở chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Không tổ chức tốt nghiệp vụ sư phạm, chắc chắn hiệu quả TTSP không thể nâng cao. Trong những bất cập của hoạt động NVSP hiện nay, việc thiếu những cơ sở và trang thiết bị chuyên dụng cho đào tạo nghề ở trường sư phạm, có thể coi là một trong những hạn chế căn bản (chúng tôi đã có dịp trao đổi về vấn đề này trong một tham luận tại hội thảo về nghiệp vụ sư phạm do Viện Nghiên cứu giáo dục- trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh tổ chức). Một cơ sở đào tạo nghề, nhưng lại thiếu những trang thiết bị chuyên dụng để đào tạo nghề, đó là điều khó có thể chấp nhận, nhưng đó lại là thực tế ở không ít các trường sư phạm hiện nay, kể cả những trường đại học lớn, như trường ĐHSP Hà Nội. Để rèn luyện tay nghề cho giáo sinh phải có hệ thống các phòng tập riêng với các hệ thống trang thiết bị phù hợp, được bố trí giống như một lớp học ở trường phổ thông, có hệ thống camera để ghi hình, có gương phản chiếu để giáo sinh có thể trực tiếp thấy các thao thác sư phạm của mình trên bục giảng và có các điều chỉnh cho phù hợp. Có hệ thống đồ dùng, giáo cụ trực quan sinh động (bản đồ, tranh ảnh, băng hình minh họa…) hoàn chỉnh cho cả chương trình phổ thông, có hệ thống các giáo án mẫu và các bài giảng mẫu (đã được ghi hình) để tham khảo… Không có những cái đó, đào tạo nghề ở trường sư phạm vẫn nặng về lý thuyết, trình độ tay nghề của giáo sinh khó có thể nâng cao, chất lượng nghiệp vụ sư phạm và tập trung nhất là chất lượng TTSP khó có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Hà Nội, tháng 4/2008 83
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Bài 1: Những vấn đề chung về thực tập sư phạm
48 p | 116 | 15
-
Thực trạng tổ chức hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên ngành quản lí giáo dục ở Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 155 | 12
-
Về thực tập sư phạm của sinh viên hệ sư phạm Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
6 p | 121 | 12
-
Bài thuyết trình: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn của nhóm sinh viên thực tập sư phạm thông qua nghiên cứu bài học - PGS.TS. Trần Trung Ninh
26 p | 158 | 8
-
Thực trạng các vấn đề sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh gặp phải trong thực tập sư phạm đợt 1 theo hình thức gửi thẳng
12 p | 111 | 6
-
Nâng cao chất lượng giờ lên lớp của sinh viên khoa Hóa Trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh trong thực tập sư phạm - TS. Trịnh Văn Biều
12 p | 117 | 6
-
Giáo trình Thực tập sư phạm - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
179 p | 30 | 6
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực tập sư phạm tại trường Đại học Hà Tĩnh
4 p | 15 | 5
-
Xây dựng mối liên kết trách nhiệm giữa trường sư phạm và trường phổ thông trong tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên
9 p | 38 | 5
-
Phát huy vai trò trưởng đoàn sinh viên trong các kỳ thực tập sư phạm của Trường đại học Sư phạm TPHCM
9 p | 49 | 4
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thực tập sư phạm lần hai của sinh viên Ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
5 p | 16 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho sinh viên
10 p | 57 | 3
-
Mấy ý kiến trao đổi về công tác thực tập sư phạm ở trường cao đẳng sư phạm
4 p | 6 | 2
-
Tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên sư phạm theo hướng thực hành thường xuyên
5 p | 4 | 2
-
Phương thức gửi thẳng - bước đột phá trong công tác thực tập sư phạm ở trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh
3 p | 42 | 1
-
Một số giải pháp đổi mới hoạt động thực tập sư phạm tại trường ĐHSP TP. HCM
7 p | 9 | 1
-
Để giúp sinh viên ngành sư phạm mầm non thực hiện kì thực tập sư phạm có chất lượng
7 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn