intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ: Huỳnh Mộc Miên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dịch vụ chuyển giao công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp được quy định tài Luật Sở hữu trí tuệ và Luật chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện quy định này ở Việt Nam còn có những vướng mắc. Bài viết chỉ ra tình hình và một số vướng mắc trong thực hiện pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam

  1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LÀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM PRACTICE OF IMPLEMENTING THE LAW ON TECHNOLOGY TRANSFER SERVICES ARE INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS IN VIETNAM Đỗ Huyền Tâm TÓM TẮT: Dịch vụ chuyển giao công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp đƣợc quy định tài Luật Sở hữu trí tuệ và Luật chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện quy định này ở Việt Nam còn có những vƣớng mắc. bài viết chỉ ra tình hình và một số vƣớng mắc trong thực hiện pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp. Từ khóa: Thực tiễn, thực hiện pháp luật, dịch vụ chuyển giao công nghệ ABTRACT: Technology transfer services are industrial property rights regulated by the Law on Intellectual Property and the Law on Technology Transfer. However, the practice of implementing this regulation in Vietnam still has obstacles. The article points out the situation and some obstacles in the implementation of the law on technology transfer services are industrial property rights. Keywords: Practice, implementation of laws and technology transfer services 1. Đặt vấn đề Trong các đối tƣợng của dịch vụ chuyển giao công nghệ có đối tƣợng là quyền sở hữu công nghiệp. Khi chuyển giao công nghệ đối tƣợng này vừa phải tuân theo pháp luật chuyển giao cong nghệ, vừa phải tuân theo pháp luật sở hữu trí tuệ. Bƣớc đầu các quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ là quyền sở hữu trí tuệ đã dƣợc quan tâm đúng mức, thực tiễn thực hiện đã thu đƣợc những kết quả nhất định. Cũng phải thừa nhận rằng khung pháp luật còn thiếu thống nhất hoặc chƣa cụ thể nhƣ định giá quyền sở hữu công nghiệp nhƣ thế nào khi chuyển giao, tƣ vấn chuyển giao công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp,…Vì vậy, trong thực tiễn áp dụng khá lúng túng.  Học viên cao học Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế; Email: dohuyentam@gmail.com 346
  2. 2. Tình hình thực hiện pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp Trong những năm qua Luật chuyên ngành là Luật chuyển giao công nghệ (CGCN) 2017 điều chỉnh trực tiếp các hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ thì còn có các văn bản khác cũng trực tiếp điều chỉnh hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ bao gồm: Luật khoa học và công nghệ, Luật sở hữu trí tuệ, Luật đầu tƣ, Luật thƣơng mại, Luật hải quan và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã tạo lập cơ sở pháp lý quan trọng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ cũng nhƣ hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ. Một là, các chủ thể kinh doanh dịch vụ (cá nhân, tổ chức…) phát triển nhanh chóng trong hoạt động chuyển giao công nghệ, thị trƣờng của hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ cũng phát triển rất sôi động ở cả các đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị ngoài nhà nƣớc. Các tổ chức dịch vụ khoa học – công nghệ hiện nay đƣợc tổ chức dƣới các hình thức đa dạng khác nhau nhƣ: các trung tâm, văn phòng, công ty, phòng thử nghiệm,… và các hình thức khác. Các tổ chức dịch vụ khoa học – công nghệ này có chức năng chủ yếu là phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; hoạt động liên quan đến sở hữu công nghiệp, chuyển giao khoa học công nghệ, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, đo lƣờng, chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ và hạt nhân, năng lƣợng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, thống kê khoa học – công nghệ, tƣ vấn, đào tạo, bồi dƣỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Cùng với sự phát triển của mạng lƣới các tổ chức cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ công lập thì các tổ chức cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ ngoài công lập ngày càng đáp ứng yêu cầu và thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thị trƣờng công nghệ ở nƣớc ta. Theo đó, các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ cũng đang tăng lên cụ thể trong tháng 03 năm 2019 Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho 15 viện và trung tâm trong đó có một số trung tâm hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ nhƣ: Trung tâm hỗ trợ, chuyển giao 347
  3. công nghệ hoa, sinh vật cảnh và phát triển nông thôn; Trung tâm tƣ vấn, đào tạo quản lý và thông tin dữ liệu; Trung tâm kiểm nghiệm chất lƣợng sản phẩm HPLAB. Hiện nay trên cả nƣớc có 17 sàn giao dịch công nghệ online và offline, gồm: Chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam: www.techmartvietnam.vn; Cổng thông tin giao dịch công nghệ TP Hồ Chí Minh: http://techport.vn; Chợ công nghệ và thiết bị Hà Nội: www. techmarthanoi.vn; Sàn giao dịch công nghệ thiết bị Hải Phòng: www.hatex.vn; Sàn Đà Nẵng: www.techmartdanang.vn; Sàn Cần Thơ: http://catex.vn; Sàn An Giang: http://atte.vn; Sàn Quảng Ninh: http://techmartquangninh. com.vn; Sàn Nghệ An: http:// natex.com.vn; Sàn Hải Dƣơng: http://www.techmarthaiduong.vn; Sàn Bắc Giang: http://batex.vn; Sàn Bà Rịa - Vũng Tàu: http:// bavutex.vn; Sàn Vĩnh Phúc: http://vptex.vn; Sàn Quảng Trị: http://techmartquangtri.com.vn; Sàn Thái Nguyên: http://tatex. vn/; Thái Bình và Lai Châu (đang thành lập sàn giao dịch điện tử). Các địa phƣơng đang triển khai xây dựng sàn ciao dịch công nghệ (GDCN) là: Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Dƣơng. Phần lớn các sàn này đang hoạt động với tƣ cách là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm thuộc các Sở khoa học và công nghệ, đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo một phần kinh phí để duy trì hoạt động thƣờng xuyên. Hoạt động chính của các sàn bao gồm: i) tƣ vấn và chuyển giao công nghệ, ii) thông tin công nghệ, iii) tổ chức các sự kiện về khoa học và công nghệ.329 Hai là, hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp của các trƣờng đại học 5 năm trở lại đây đã có những chuyển biến rất lớn. Số bài báo ISI (Viện thông tin khoa học) của các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo riêng năm 2017 – 2018 tăng 26%; số lƣợng công trình, thành tựu nghiên cứu khoa học đƣợc chuyển giao ra ngoài xã hội cũng tăng nhiều hơn nhƣng xét trên con số đội ngũ khoa học mà các trƣờng đang sở hữu (hơn 51% tổng số nhân lực khoa học và công nghệ trong cả nƣớc) thì nhƣ vậy vẫn còn rất khiêm tốn. Điều này cho thấy trong những năm qua, hoạt động của khoa học – công nghệ nói chung, đặc biệt là dịch vụ chuyển giao công nghệ tại Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều tiến bộ và thành tựu nổi bật, đóng góp thiết thực cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa 329 https://vjst.vn/Images/Tapchi/2019/3A/6-3A-2019.pdf; 348
  4. đất nƣớc, củng cố quốc phòng và an ninh, cải thiện an sinh xã hội và chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Ba là, các hình dịch vụ chủ yếu là: dịch vụ môi giới chuyển giao công nghệ, dịch vụ tƣ vấn chuyển giao công nghệ và dịch vụ thẩm định giá công nghệ đã tạo ra đƣợc hiệu quả hoạt động góp phần phát triển ngành dịch vụ trọng tâm này. Về loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ, theo kết quả điều tra khảo sát của Viện Khoa học Môi trƣờng và Xã hội năm 2019 và thống kê của Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ giai đoạn 2013-2019, đa phần mỗi đơn vị trung gian chuyển giao công nghệ của nƣớc ta có thể cung ứng cùng lúc nhiều dịch vụ cho khách hàng nhƣ: tƣ chuyển giao công nghệ, môi giới chuyển giao công nghệ, thẩm định giá công nghệ, đánh giá công nghệ, xúc tiến chuyển giao công nghệ… Trong đó, nếu xét theo loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ mà các đơn vị trung gian cung cấp, thì môi giới là loại hình dịch vụ có nhiều đơn vị cung cấp nhất với 78,6%; tiếp đến là dịch vụ tƣ vấn chuyển giao công nghệ: 75%; dịch vụ xúc tiến CGCN: 64,3%. Trong khi đó, số lƣợng đơn vị trung gian có thể 330 cung cấp dịch vụ giám định công nghệ là rất ít, chỉ 25% số đơn vị. (Biểu đồ 1 – Phụ lục). Các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ ở nƣớc ta hiện nay có các chức năng và nhiệm vụ về đánh giá công nghệ, thẩm định giá công nghệ, giám định công nghệ, tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ, tổ chức tƣ vấn chuyển giao công nghệ, tổ chức xúc tiến chuyển giao công nghệ, các sàn giao dịch chuyển giao công nghệ, 63 Trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ tại các địa phƣơng, các vƣờn ƣơm công nghệ và doanh nghiệp khoa học – công nghệ. Bên cạnh đó, còn có các sự kiện hỗ trợ quá trình chuyển giao công nghệ nhƣ: chợ công nghệ, thiết bị (techmart), kết nối cung cầu công nghệ (techdemo), ngày hội khởi nghiệp công nghệ cũng đã tạo đƣợc hiệu ứng tích cực đối với thị trƣờng khoa học – công nghệ trong nƣớc và quốc tế… Đối với hoạt động dịch vụ tƣ vấn và chuyển giao công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp: công tác tƣ vấn, kết nối cung cầu, môi giới chuyển giao công nghệ là hoạt động 330 Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Trung Thành, Trịnh Minh Tâm (2017), Thực trạng và giải pháp thúc đẩy dịch vụ chuyển giao công nghệ ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 6 năm 2017 (699). 349
  5. chính của các sàn. Một số sàn có hoạt động tƣơng đối sôi nổi, nhƣ Sàn Hải Phòng có kết quả hoạt động tƣ vấn chuyển giao công nghệ năm 2018 nhƣ sau: tƣ vấn, kết nối gần 565 cuộc cho các doanh nghiệp gặp gỡ, thƣơng thảo, ký kết hợp đồng (trong đó có 364 hợp đồng đƣợc ký kết với tổng giá trị trên 472 tỷ đồng); tƣ vấn xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ cho 25 doanh nghiệp; tƣ vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) và thành lập doanh nghiệp KH&CN cho 18 doanh nghiệp; tƣ vấn, chuyển giao sàn trực tuyến cho Nghệ An, Bà Rịa - Vũng tàu, Vĩnh Phúc, Hải Dƣơng; mở 30 lớp đào tạo về quản trị công nghệ, năng suất, chất lƣợng, sở hữu trí tuệ...331 Nhƣ vậy, có thể thấy dịch vụ chuyển giao công nghệ ở nƣớc ta trong thời gian qua đã đƣợc thực hiện một cách có trọng điểm, gắn với đầu tƣ chiều sâu và yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế. Để có đƣợc những thành tựu đó không thể không kể đến sự chặt chẽ của hành lang pháp lý trong việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ, cho thấy đƣợc khả năng lập pháp và hành phát của nhà nƣớc ta đang ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả. 3. Một số hạn chế trong thực hiện pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp Thứ nhất, công tác quản lý nhà nước về dịch vụ chuyển giao công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Hiện nay, Luật CGCN 2017 ra đời thay thế cho Luật chuyển giao công nghệ 2006 đã hoàn thiện cơ bản các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Tiếp theo đó, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp xây dựng và ban hành nhiều Nghị định, Thông tƣ để hƣớng dẫn, cụ thể hóa đối với việc khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nƣớc về dịch vụ chuyển giao công nghệ vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Trong đó điển hình là khó khăn trong việc quản lý thẩm định giá công nghệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng, thiếu các hoạt động về đánh giá, cảnh báo 331 https://vjst.vn/Images/Tapchi/2019/3A/6-3A-2019.pdf 350
  6. công nghệ, tính liên kết giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ chƣa cao, thiếu nguồn nhân lực quản lý và phát triển dịch vụ chuyển giao công nghệ, chƣa có chế tài phù hợp đối với những vi phạm trong việc thực hiện các hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ, chƣa đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể quyền. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 5 Luật CGCN 2017 quy định về hình thức chuyển giao công nghệ thì từ quy định đó ta có thể thấy đƣợc hoạt động chuyển giao công nghệ đƣợc chuyển giao thông qua rất nhiều hình thức khác nhau, điều này dẫn đến việc mỗi hình thức chuyển giao công nghệ sẽ đƣợc điều chỉnh bởi những quy định pháp luật có liên quan khác nhau nhƣ: Luật chuyển giao công nghệ, Luật đầu tƣ, Luật sở hữu trí tuệ, Luật thƣơng mại,… Chính vì đƣợc điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau làm cho việc quản lý nhà nƣớc về dịch vụ chuyển giao công nghệ gặp không ít khó khăn, hạn chế vì có những văn bản quy phạm pháp luật quy định bị chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn nhau. Bên cạnh đó, việc quản lý đối với hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng còn gặp phải nhiều rào cản pháp lý nhƣ: thiếu các văn bản dƣới luật điều chỉnh về các dịch vụ chuyển giao công nghệ, Luật CGCN 2017 đã đƣợc ban hành dựa trên nền tảng Luật CGCN 2006 nhƣng vẫn xuất hiện nhiều bất cập trong quá trình thực thi pháp luật, chƣa có biện pháp cũng nhƣ kênh giải quyết hiệu quả các tranh chấp xảy ra liên quan đến dịch vụ chuyển giao công nghệ, chƣa có những bảo đảm hay ràng buộc trách nhiệm pháp lý cho các chủ thể kinh doanh tham gia vào dịch vụ chuyển giao công nghệ. Ngoài ra nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn đến tình trạng công tác quản lý nhà nƣớc về dịch vụ chuyển giao công nghệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức là nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực khoa học công nghệ nói chung và dịch vụ chuyển giao công nghệ nói riêng còn tồn tại một số hạn chế nhƣ: nguồn nhân lực chất lƣợng cao phân bố không đồng đều tạo ra sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, tập trung chủ yếu ở những trung tâm thành phố lớn, phát triển mạnh gây thƣa thớt ở những vùng miền khác, thiếu nguồn nhân lực phục vụ tại các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ - nơi tập trung các hoạt động 351
  7. dịch vụ chuyển giao công nghệ, không tạo đƣợc sự hấp dẫn và thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao làm việc trong ngành dịch vụ chuyển giao công nghệ,… Thứ hai, chất lƣợng các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng ở nƣớc ta hiện nay còn thấp, chƣa nhận đƣợc sự đánh giá cao, đặc biệt là vấn đề giá trong dịch vụ chuyển giao công nghệ chƣa minh bạch, rõ ràng. Đối với dịch vụ môi giới chuyển giao công nghệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng ở nƣớc ta hiện nay còn rất hạn chế và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội trong tƣơng lai. Theo đó thì dịch vụ môi giới chuyển giao công nghệ hạn chế bởi chi phí thực hiện hoạt động dịch vụ này còn khá cao khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có khả năng tiếp cận và sử dụng. Bên cạnh đó, công tác truyền thông quảng bá về dịch vụ môi giới chuyển giao công nghệ trên các kênh thông tin, báo chí, diễn đàn đại chúng,... còn khá nghèo nàn chƣa đủ sức lan tỏa đến nhiều cá nhân/ tổ chức có nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, những thông tin về chủng loại công nghệ, thiết bị, thông tin đi kèm và kiến thức thị trƣờng của chuyên gia môi giới còn hạn chế. Từ những vƣớng mắc thực tiễn trên làm cho chất lƣợng dịch vụ môi giới chuyển giao công nghệ chƣa đƣợc đánh giá cao, là lỗ hổng lớn trong công tác thực thi pháp luật về chuyển giao công nghệ ở nƣớc ta hiện nay. Đối với dịch vụ tƣ vấn chuyển giao công nghệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng, mặc dù chuyển giao công nghệ đang trở thành nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa nhƣng ở nƣớc ta hiện nay vẫn chƣa hình thành đƣợc những tổ chức tƣ vấn chuyển giao công nghệ với quy mô và chất lƣợng xứng tầm với khả năng cầu của thị trƣờng. Theo kết quả khảo sát, hầu hết tổ chức cung cấp dịch vụ tƣ vấn chuyển giao công nghệ hiện nay đều ở quy mô nhỏ, với số lƣợng nhân lực trung bình khoảng hơn 10 ngƣời, trong đó chỉ hơn một nửa số cán bộ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của chuyên gia tƣ vấn chuyển giao công nghệ. Ngoài một phần nhỏ chuyên gia đầu ngành ở các thành phố lớn và khu tập trung kinh tế thì đa phần đội ngũ chuyên gia tƣ vấn chuyển giao công nghệ hiện nay chƣa đƣợc đào tạo bài bản mà chủ 352
  8. yếu tƣ vấn theo kinh nghiệm đã dẫn tới nhiều hạn chế về chất lƣợng của hoạt động tƣ vấn chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau. Đối với dịch vụ thẩm định giá công nghệ, trong hoạt động chuyển giao công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp ở nƣớc ta hiện nay tổ chức và chuyên gia chuyên biệt cho công tác thẩm định giá công nghệ hầu nhƣ chƣa có, nếu có thì cũng chƣa đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định của một ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Luật đầu tƣ 2014. Việc thẩm định giá công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp thƣờng do các cán bộ quản lý công nghệ hay cán bộ có kinh nghiệm lâu năm ở các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tƣ vấn và tiến hành thẩm định giá theo hợp đồng chuyển giao công nghệ. Hiện tại, tổ chức/ cá nhân cung ứng dịch vụ thẩm định giá theo Luật giá và Nghị định 76/2018/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành Luật chuyển giao công nghệ đều phải đăng ký thẩm định giá công nghệ, tuy nhiên trong thực tế hầu hết các tổ chức này đều chƣa thực hiện các dịch vụ thẩm định giá công nghệ theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, mặc dù đã đƣợc quan tâm, có hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh nhƣng thực tế hiện nay cho thấy quy mô, chất lƣợng, uy tín của các tổ chức thẩm định giá công nghệ vẫn còn rất nhiều hạn chế. Hoạt động thẩm định giá công nghệ vẫn còn là một thách thức lớn cho doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Rất nhiều trƣờng hợp, doanh nghiệp R&D sở hữu công nghệ cao, khả năng ứng dụng rất lớn nhƣng không thể phát triển đƣợc sản phẩm do thiếu vốn và không thể thế chấp chính tài sản công nghệ mà mình đang sở hữu. Thứ ba, một số hạn chế khác trong việc thực thi pháp luật trong hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp Về xác định giá sáng chế: Sáng chế đƣợc pháp luật bảo hộ mới là tài sản cố định vô hình chứ không phải là văn bằng bảo hộ ghi nhận những thông tin liên quan đến sáng chế đƣợc bảo hộ. Bên cạnh đó, tài sản trí tuệ là sáng chế lại chỉ đƣợc giới hạn là “bằng sáng chế”. Giá sáng chế xác định rất khó tùy vào từng điều kiện khác nhau. Chẳng hạn trong đại dịch Covid 19 nhu cầu quy trình sản xuất vacine các quốc gia cao nên định giá rất khó khăn; thậm chí ngay cả vacine cũng khan hiếm (thật hoặc các quốc gia sản xuất đƣợc tạo ra sự khan hiếm để ép giá). 353
  9. Chƣa có những quy định cụ thể về năng lực, phẩm chất mà cá nhân, tổ chức hoạt động dịch vụ môi giới, tƣ vấn chuyển giao công nghệ và thẩm định giá công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp cần đáp ứng. Chƣa có những chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ tƣ vấn đánh giá, thẩm định giá và môi giới chuyển giao công nghệ trong nƣớc trƣớc sức ép cạnh tranh từ bên ngoài. Chƣa có quy hoạch về kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho các tổ chức hoạt động dịch vụ môi giới, tƣ vấn chuyển giao công nghệ và thẩm định giá công nghệ (nội dung đào tạo đƣợc hỗ trợ nên tập trung vào những vấn đề pháp lý trong chuyển giao công nghệ quốc tế; kỹ năng đàm phán, thƣơng thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ, các bƣớc và kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn công nghệ thích hợp; phƣơng pháp đánh giá và định giá công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp. Cục Sở hữu trí tuệ chƣa có các chính sách thúc đẩy hình thành những mạng lƣới các tổ chức tham gia tƣ vấn đánh giá, định giá và môi giới chuyển giao công nghệ là quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm cả liên kết trong nƣớc và quốc tế. 4. Kết luận Bài viết đã nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luạt về dịch vụ này để độc giả có thể nắm đƣợc những quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ, nội dung của các hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ, hình thức dịch vụ chuyển giao công nghệ, vai trò dịch vụ chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Văn Nam (2018), đồng Chủ biên Giáo trình Pháp luật Sở hữu trí tuệ. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Trần Văn Hải (2018), Giáo trình Chuyển giao công nghệ, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. 3. Đỗ Sơn Tùng – Trịnh Thị Minh Tâm – Trần Hậu Ngọc – Nguyễn Tuấn Tú (2019), Hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị cho Việt Nam, http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/hoat-dong-dich-vu-chuyen-giao-cong-nghe- 354
  10. nham-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-kinh-nghiem-quoc-te-va-mot-so-khuyen-nghi- cho-viet-nam-64207.htm, ngày truy cập 10/7/2020. 4. Trần Văn Nam (2018), “Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học, mã số: 938.01.07, https://fr.slideshare.net/trongthuy1/luan-van-dich-vu-chuyen-giao-cong-nghe-theo- phap-luat-hot, ngày truy cập 10/3/2019 5. Phạm Trung Hải (2017), “Thực trạng và giải pháp chuyển giao công nghệ ở Việt Nam”, link liên kết: https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thuc-trang-va-giai- phap-chuyen-giao-cong-nghe-o-viet-nam-125674.html, ngày truy cập 12/3/2018. 6. Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Trung Thành, Trịnh Minh Tâm (2017), “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy dịch vụ chuyển giao công nghệ ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 6 năm 2017 (699). 7. Hoàng Xuân Long, Chu Đức Dũng (2009), “Giải pháp phát triển hoạt động tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ ở Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 8 (160). 2009. 355
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2