Thực tiễn vận hành hệ thống chính trị
lượt xem 39
download
Hệ thống chính trị: Hệ thống chính trị (HTCT) là một tổng thể các thiết chế chính trị, có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, bảo đảm sự ổn định và phát triển của xã hội và đồng thời bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Đây là khái niệm chung nhất cho cả xã hội tư bản (XHTB) và xã hội chủ nghĩa (XHCN). HTCT XHCN là toàn bộ các thiết chế chính trị – xã hội hoạt động trong mối quan hệ lẫn nhau, trong đó vai trò lãnh đạo thuộc về...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực tiễn vận hành hệ thống chính trị
- Thực tiễn vận hành hệ thống chính trị 1. Hệ thống chính trị: Hệ thống chính trị (HTCT) là một tổng thể các thiết chế chính trị, có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, bảo đảm sự ổn định và phát triển của xã hội và đồng thời bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Đây là khái niệm chung nhất cho cả xã hội tư bản (XHTB) và xã hội chủ nghĩa (XHCN). HTCT XHCN là toàn bộ các thiết chế chính trị – xã hội hoạt động trong mối quan hệ lẫn nhau, trong đó vai trò lãnh đạo thuộc về Đảng của giai cấp công nhân, thực hiện triệt để quyền lực nhân dân để xây dựng CNXH. HTCT nước CHXHCNVN là hệ thống các tổ chức thông qua đó giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức và những người lao động khác thực hiện quyền lực chính trị của mình để làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội. Hệ thống chính trị của nước ta hiện nay bao gồm:
- Đảng Cộng sản Việt Nam Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. 2. Đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay: Các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là một tổ chức trong hệ thống chính trị nhưng có vai trò lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là nhân tố cơ bản đảm bảo cho hệ thống chính trị có được sự thống nhất về tổ chức và hành động nhằm phát huy sức mạnh đồng bộ của toàn bộ hệ thống cũng như của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị. 2. Đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay: § Các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động.
- § Hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là một tổ chức trong hệ thống chính trị nhưng có vai trò lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị. § Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là nhân tố cơ bản đảm bảo cho hệ thống chính trị có được sự thống nhất về tổ chức và hành động nhằm phát huy sức mạnh đồng bộ của toàn bộ hệ thống cũng như của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị. 3. Vị trí của từng cơ quan trong hệ thống chính trị: 3.1.Đảng Cộng Sản Việt Nam: 3.1.1.Vị trí:“Đảng CSVN là hạt nhân trong HTCT” 3.1.2.Vai trò: § Đảng Cộng Sản Việt Nam là tổ chức chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam. Sự lãnh đạo của đảng đối với Nhà nước và xã hội là một tất yếu khách quan của lịch sử và được ghi nhận trên thực tế. § Là lực lượng lãnh đạo Nhà nước nhưng Đảng không làm thay bộ máy nhà nước. Mọi quyết định của Đảng trước khi đưa vào cuộc sống đều được các cơ quan Nhà nước thể chế hoá bằng pháp luật (PL).
- § Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội mang tính tất yếu, khách quan của lịch sử. - Cơ sở lý luận: § Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân (bản chất, lập trường, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân); § Đảng là đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; § Đảng dựa trên lý luận tiên phong và hành động tiên phong của các đảng viên; - Cơ sở thực tiễn: § Những thành quả cách mạng Việt Nam giành được kể tự khi đảng ra đời đến nay; § Kết quả của công cuộc đổi mới gần 20 năm nay do Đảng đề x ướng và lãnh đạo; § Đảng đang tiếp tục đổi mới để nâng cao hiệu lực, vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội; - Cơ sở Hiến định:Trong các bản Hiến pháp của nước ta, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong từng thời kỳ lịch sử nhất định với vai trò nhất định và cách thể hiện cũng rất đặc thù:
- § HP 1946 : không có điều khoản riêng về sự lãnh đạo của Đảng nhưng thông qua chế định Chủ tich nước và với vị trí, vai trò đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra ĐCS VN, các quan điểm, chủ trương, đường lối của ĐCS đã được tổ chức, thực hiện thắng lợi. + Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những th ành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây: . Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo. . Đảm bảo các quyền tự do dân chủ. . Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. + Điều thứ 6 Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện:chính trị,kinh tế,văn hoá. + Điều thứ 7 Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình. + Điều thứ 8
- Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung. § HP 1959 : + Điều 3 Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc. Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm. Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán, dùng tiếng nói chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc mình. Những địa phương có dân tộc thiểu số sống tập trung thì có thể thành lập khu vực tự trị. Khu vực tự trị là bộ phận không thể tách rời được của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhà nước ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số mau tiến kịp trình độ kinh tế và văn hoá chung. § HP 1980 : + Điều 5
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt nam, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nước có kế hoạch xoá bỏ từng bước sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển kinh tế và văn hoá. + Điều 9 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - bao phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, giáo dục và động viên nhân dân đề cao ý thức làm chủ tập thể, ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. § HP 1992 : + Điều 4 Đảng cộng sản Việt Nam,đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả
- dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp v à pháp luật. 3.1.3.Nội dung sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội: Ø Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn định hướng cho sự phát triển của toàn xã hội trong từng thời kỳ phát triển tr ên tất cả các lĩnh vực. Ø Đảng vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, củng cố và phát triển hệ thống chính trị, thiết lập hệ thống dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Ø Đảng đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ, phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng những Đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội thông qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn để bố trí vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội. Ø Đảng thực hiện sự lãnh đọa của mình thông qua các Đảng viên và tổ chức Đảng bằng cách giáo dục Đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, qua đó tập hợp giáo dục và động viên quần chúng tham gia quản lý nhà nước,quản lý xã hội, ủng hộ và tích cực thực hiện đường lối chính sách của Đảng,tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước.
- Ø Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối,chính sách, nghị quyết của Đảng đối với các Đảng viên, tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai lầm, lệch lạc. Đồng thời Đảng tiến hành tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm để không ngừng bổ sung và hoàn thiện các đường lối,chính sách trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. => thực chất sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị mang tính định hướng, tạo điều kiện để Nhà nước và các tổ chức thành viên của hệ thống chính trị có cơ sở để chủ động sáng tạo trong tổ chức và hoạt động bằng những công cụ, phương pháp và biện pháp cụ thể của mình. 3.1.4.Phương pháp lãnh đạo của Đảng: § Phương pháp dân chủ, giáo dục, thuyết phục và bằng uy tín của các đảng viên và tổ chức đảng để quần chúng noi gương, bằng công tác kiểm tra và phát huy vai trò làm chủ của quần chúng. § Đảng không dùng phương pháp mệnh lệnh, cưỡng chế vì bản thân Đảng không có quân đội, cảnh sát, nhà tù… sự lãnh đạo của Đảng là sự lãnh đạo về chính trị, mang tính chất định hướng. Đảng không bao biện, làm thay, lạm quyền nhưng Đảng cũng không được buông lỏng sự lãnh đạo của mình. Mọi tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và PL. Đảng đòi hỏi đảng viên
- không chỉ làm tốt nghĩa vụ công dân mà còn phải làm tốt vai trò của người lãnh đạo. 3.2. Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: 3.2.1.Vị trí:“Nhà nước là trung tâm của HTCT” § NN là chủ sở hữu lớn nhất trong XH. NN là chủ sở hữu những cơ sở vật chất, kỹ thuật lớn nhất của đất nước do đó NN có tiềm năng kinh tế để bảo đảm quyền lực chính trị của mình. Nguồn KT quan trọng là nguồn thuế – nguồn sở hữu của NN. § NN là thiết chế duy nhất trong hệ thống chính trị mang chủ quyền quốc gia, l à chủ thể của công pháp quốc tế. § NN có hệ thống tổ chức bộ máy quy mô và chặt chẽ nhất, có những thiết chế mang tính bạo lực. NN có chủ quyền tối cao trong lĩnh vực đối nội, đ ối ngoại, có bộ máy quyền lực, có sức mạnh cưỡng chế để bảo đảm quyền lực chính trị và chế độ chính trị. NN có nhà tù, cảnh sát, quân đội … để tổ chức và cưỡng chế thực hiện quyền lực NN. § NN có PL là công cụ hiệu lực nhất để quản lý các lĩnh vực của đời sống XH. PL là công cụ hiệu lực để thiết lập và bảo vệ chế độ của mình. đây là những quy tắc mà tất cả mọi thành viên trong XH phải tuân theo. 3.2.2.Vai trò:điều 3 hiến pháp năm 1992 quy định
- § NN bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân; § Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển to àn diện; § Nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc và của nhân dân; § NN có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị, vì quyền lực chính trị bao giờ cũng tập trung ở quyền lực NN. Mặt khác, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị về căn bản phải dựa trên cơ sở PL do NN ban hành; hiệu quả quản lý của NN là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của hệ thống chính trị. NN là một bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị và NN là trung tâm của hệ thống chính trị, là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; Như vậy, vai trò của NN ta thể hiện trên hai mặt: · Là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức nhân dân để xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; · Là vũ khí bảo vệ đất nước, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc và của nhân dân. 3.2.3.Bản chất Nhà nước CHXHCNVN: Bản chất của nhà nước là một vấn đề hết sức quan trọng.
- - Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh : Tính chất nhà nước là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền.Chính quyền đó về tay ai và phục vụ quyền lợi cho ai? điều đó quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp. - Các HP của nước ta đều có những điều khoản xác định bản chất của nhà nước. + HP 1946 : Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bình trong nước là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong n ước là của toàn thể nhân dân Việt Nam,không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. => khẳng định rõ bản chất của nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân,thể hiện quyền lực nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân. + HP 1959 : khẳng định nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một nước dân chủ nhân dân, một nước thống nhất của nhiều dân tộc, tất cả quyền lực nh à nước thuộc về nhân dân. + HP 1980 : khẳng định bản chất nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước chuyên chính vô sản…thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. => quy định một cách mạnh mẽ và toàn diện hơn bản chất và mục đích của nhà nước ta.
- + HP 1992,sửa đổi bổ sung 2001 ghi nhận sâu sắc và đầy đủ bản chất và mục đích của nhà nước CHXHCN Việt Nam : “ Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,do dân,vì dân.Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ”. => Như vậy trong suốt quá trình tồn tại và phát triển,nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn là nhà nước của dân,do dân,vì dân với mục xây dựng một xã hội mới dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ,văn minh. Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam thể hiện ở những điểm cơ bản sau : - NN mang bản chất của GC công nhân - Bản chất GC không tách rời tính dân tộc - Nhà nước mang tính nhân dân - Dân chủ thực sự là một thuộc tính của NN - Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo đối với nhà nước và xã hội. - NN mang bản chất của GC công nhân
- Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa,lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng,thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội là nguyên tắc Hiến định => đặc điể m thể hiện tính giai cấp của Nhà nước và sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính dân tộc và tính nhân dân. - Nhà nước mang tính nhân dân Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền của dân,do dân,vì dân. - Dân chủ thực sự là một thuộc tính của NN Dân chủ là thuộc tính của Nhà nước CHXHCN Việt Nam,Nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân,tạo điều kiện để nhân dân tham gia đông đảo vào quản lý các công việc của nhà nước và xã hội . - Bản chất GC không tách rời tính dân tộc Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc Việt Nam,nhà nước thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc,nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị,chia rẽ dân tộc. - Mục đích của Nhà nước CHXHCN Việt Nam là xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có
- điều kiện phát triển toàn diện, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi. 3.3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: 3.3.1.Vị trí:“Là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” Điều 9 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 ) quy định : “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị–XH, tổ chức XH và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp XH, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Măt trận phát huy truyền thống đo àn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng NN chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và PL, giám sát hoạt động của các cơ quan NN, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức NN…”. 3.3.2.Một số tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam:
- ü Mặt trận tổ quốc Việt Nam ü Đảng Cộng sản Việt Nam ü Hội Nông dân VN ü Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ü Hội Liên hiệp Phụ nữ VN ü Tổng Liên đoàn lao động VN ü Hội cựu chiến binh ü LH các Tổ chức Hữu nghị VN ü Giáo hội Phật giáo VN ü Liên minh các Hợp tác xã VN ü Uỷ ban đoàn kết công giáo VN ü Hội Liên hiệp Thanh niên VN ü Hội Người mù VN ü Hội Luật gia VN ü Hội Bảo trợ NTT và trẻ mồ côi
- ü Hội Nhà báo VN ü Hội Kế hoạch hoá gia đình ü Hội Cựu chiến binh VN ü Hội Chữ thập đỏ VN ü Hội Khuyến học VN ü Liên hiệp các Hội KHKT VN. ü Hội Đông y VN ü Hội Người cao tuổi VN. ü Liên hiệp các Hội VHNT VN. ü Hội Khoa học Lịch sử VN ü Các LLVT nhân dân VN ü Hội Liên lạc với người VN ở NN ü Hội Làm vườn VN ü Hội thánh Tin lành VN ü Hội Sinh vật cảnh VN
- ü Phòng TM và Công nghiệp VN ü Hội Y dược học VN. ü Hội Châm cứu VN ü… 3.3.3.Vai trò: § Măt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng NN chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và PL, giám sát hoạt động của các cơ quan NN, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức NN… § Có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; § Phát huy dân chủ, sáng tạo, nâng cao trách nhiệm công dân của hội vi ên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép nuớc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Nhân dân vừa thực hiện quyền dân chủ thông qua đại diện là các cơ quan NN, các đại biểu nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Mặt trận và các tổ chức thành viên ngày càng phát huy vai
- trò tích cực trong việc đại diện cho quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân, hỗ trợ đắc lực và là hậu thuẫn cho hoạt động của Đảng và công tác quản lý của NN. § Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, NN với nhân dân. § Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khố đại đoàn kết toàn dân, góp phần xây dựng NN trong sạch, vững mạnh; phát huy khả năng tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND; xây dựng chủ tr ương, chính sách PL, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng và PL của NN; tham gia xây dựng , chỉnh đốn Đảng, thưc hiện công tác giám sát của nhân dân đối với công tác và đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và các cơ quan nhà nuớc; giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. [IMG]file:///C:/Babylon/Luat%20Phap/LUAT%20HIEN%20PHAP/DE%20TAI/i mages/image001. gif[/IMG] Vai trò đó thể hiện thông qua các hoạt động sau đây: Thứ nhất: MTTQ tham gia vào việc thành lập các cơ quan NN. o Mặt trận tổ quốc có vai trò quan trọng trong việc thành lập các cơ quan NN, chủ trì việc hiệp thương và giới tiệu người ứng cử vào cơ quan quyền lực NN, xác định cơ cấu, tổ chức được phân bổ như thế nào. Việc thành lập các cơ quan NN xuất phát từ nhân dân thông qua bầu cử.
- o Mặt trận tổ quốc và các tổ chức XH là các thành viên trong các tổ chức bầu cử. Các tổ chức được thành lập trên cơ sở có thành phần là đại diện MTTQ, các tổ chức XH, các đoàn thể. Những thành viên tham gia vào các tổ chức bầu cử chủ yếu là của MTTQ và các tổ chức chính trị. o MTTQ có quyền đề nghị với các cơ quan NN bãi miễn các đại biểu không xứng đáng. o MTTQ hiệp thương, giới thiệu các hội thẩm nhân dân để HĐND bầu tham gia vào hoạt động xét xử của toà án. Thứ hai: MTTQ và các tổ chức thành viên tham gia vào việc xây dựng PL. Các nước khác trên thế giới thì cơ quan làm luật là QH, NV; người đề ra dự án luật là các nghị sĩ. Nhưng theo quy định của PL Việt Nam, sáng kiến luật là do các chủ thể nhất định. Theo Điều 87 Hiến pháp 1992, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội. MTTQ và các tổ chức thành viên không những có quyền tham gia dự thảo HP, PL mà còn có quyền tổ chức dự thảo, sửa đổi HP, PL. Thứ ba: MTTQ và các tổ chức tham gia vào việc quản lý NN, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan NN. Theo quy định tại Điều 111,125 HP, MTTQ:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TÀI LIỆU ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
26 p | 904 | 270
-
Một số vấn đề về truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng và văn hóa truyền thông trong kỷ nguyên kỹ thuật số
15 p | 922 | 76
-
Hành trình từ lý thuyết tới tác động thực tiễn tại Việt Nam - Tư duy hệ thống cho mọi người : Phần 2
106 p | 24 | 11
-
Quá trình thiết lập hệ thống hành chính từ Đèo Ngang đến miền tây Nam Bộ (thế kỷ XI-XVII)
12 p | 66 | 8
-
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế
13 p | 43 | 5
-
Sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học trong dạy học nội dung hiđrocacbon - Chương trình Hóa học lớp 11
10 p | 36 | 5
-
Tổ chức dạy học chủ đề “Thiết kế hệ thống lọc nước” (Hóa học 12) theo định hướng giáo dục STEM
7 p | 18 | 5
-
Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: Kinh nghiệm tổ chức thực hiện từ trường Đại học Tây Đô
10 p | 69 | 5
-
Khoa học chính sách xã hội nhìn từ lăng kính xã hội học – Nghiên cứu và một vài luận bàn
8 p | 52 | 5
-
Xây dựng hệ thống bài tập thực hành môn Tin học lớp 12 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của bộ giáo dục và đào tạo
7 p | 77 | 5
-
Vai trò của nghề công tác xã hội trong hệ thống an sinh xã hội
9 p | 64 | 4
-
Phát triển hệ thống đào tạo sư phạm kỹ thuật nhằm tăng cường qui mô và chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục nghề nghiệp Việt Nam
5 p | 10 | 3
-
Thực trạng và hướng phát triển của hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong tại các trường đại học Việt Nam
11 p | 2 | 2
-
Con người thế sự và cách sáng tạo hình tượng nhân vật dã sử (Qua nghiên cứu hệ thống truyện kể của Vũ Hạnh)
5 p | 30 | 2
-
Cabin ways: Phương tiện vận chuyển công cộng mới cho đô thị Đà Nẵng
6 p | 47 | 2
-
Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11-Tập 1)
12 p | 57 | 1
-
Quy định và thực tiễn thực hiện mã hóa thông tin trong các lưu trữ hiện nay
3 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn