intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng áp dụng mô hình chính quyền thân thiện, công sở thân thiện tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thực trạng áp dụng mô hình chính quyền thân thiện, công sở thân thiện tại tỉnh Bình Dương tập trung làm rõ thực trạng áp dụng mô hình chính quyền thân thiện, công sở thân thiện tại Bình Dương, từ đó đánh giá tính hiệu quả của mô hình và đưa ra những khuyến nghị chính sách từ cơ sở lý thuyết về mô hình quản trị hướng về người dân (citizen-centered governance) của Anwar Shah.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng áp dụng mô hình chính quyền thân thiện, công sở thân thiện tại tỉnh Bình Dương

  1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN THÂN THIỆN, CÔNG SỞ THÂN THIỆN TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG Phan Nhân Trung Vũ Thị Cúc Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Nhằm mục đích xây dựng nền hành chính thân thiện phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, chính quyền tỉnh Bình Dƣơng đã triển khai xây dựng thí điểm mô hình ―Chính quyền thân thiện của dân, do dân và vì dân‖ và thí điểm mô hình ―Công sở thân thiện vì nhân dân phục vụ‖ ở một số đơn vị từ năm 2014 và hiện đang nhân rộng mô hình này với quy mô và chất lƣợng ngày càng đƣợc cải thiện. Bên cạnh những ƣu điểm của mô hình này, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế mà chính quyền tỉnh Bình Dƣơng cần phài khắc phục. Từ những nghiên cứu về lý thuyết quản trị hƣớng về ngƣời dân (citizen-centered governance), tác giả đề ra những khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình trên theo hƣớng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thúc đẩy cải cách hành chính và phục vụ ngƣời dân đƣợc tốt hơn. Từ khóa: chính quyền thân thiện, công sở thân thiện, quản trị hƣớng về ngƣời dân 1. Đặt vấn đề Trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã có quá trình nỗ lực không ngừng, đạt đƣợc nhiều thành tựu trong hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Từ thực trạng hội nhập, nhiều vấn đề đã phát sinh, trở thành thách thức không nhỏ đối với tiến trình phát triển của nƣớc ta nhƣ: hệ thống thể chế còn thiếu sót, yếu kém, cải cách hành chính chƣa triệt để, chƣa thật sự linh hoạt... ảnh hƣởng đến việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, khiến Việt Nam mất điểm trong mắt các nhà đầu tƣ. Trong tiến trình này, Bình Dƣơng, với nhiều lợi thế vốn có, đồng thời là một tỉnh năng động, linh hoạt trong việc cải cách hành chính, chú trọng phát triển kinh tế- xã hội ổn định, bền vững, đã tiên phong tiến hành áp dụng mô hình ―chính quyền thân thiện, công sở thân thiện‖ nhằm mục tiêu phục vụ ngƣời dân đƣợc tốt hơn, cải thiện hình ảnh nền hành chính Việt Nam nói chung và Bình Dƣơng nói riêng trong mắt nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Mô hình này đã mang lại nhiều kết quả tích cực, cho thấy đƣợc sự chú trọng cải cách hành chính, thay đổi thái độ, cách thức phục vụ ngƣời dân của đội ngũ cán bộ, công chức, chuyển từ nhà nƣớc điều hành sang nhà nƣớc phục vụ ngƣời dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều vấn đề, hạn chế của mô hình đã bộc lộ rõ, khiến việc áp dụng vào thực tế chƣa đạt đƣợc kết quả đề ra, nói cách khác, chƣa đạt đƣợc yêu cầu của một nhà nƣớc kiến tạo, phục vụ thật sự, vẫn còn nặng tính hình thức, bệnh thành tích... Vì vậy, bài viết này tập trung làm rõ thực trạng áp dụng mô hình ―chính quyền thân thiện, công sở thân thiện tại Bình Dƣơng‖, từ đó đánh giá tính hiệu quả của mô 65
  2. hình và đƣa ra những khuyến nghị chính sách từ cơ sở lý thuyết về mô hình ―quản trị hƣớng về ngƣời dân‖ (citizen-centered governance) của Anwar Shah. 2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan mô hình quản trị hướng về người dân a) Sự ra đời và cơ sở lý thuyết của mô hình Mô hình quản trị hƣớng về ngƣời dân là lý thuyết đƣợc đề xuất bởi tác giả Anwar Shah cùng với các cộng sự của ông, đƣợc trình bài trong các bài viết ―The new vision of local governance and the evolving roles of local governance‖(tạm dịch: Quan điểm mới về quản trị địa phƣơng và những vai trò của nó) và ―Citizen-centered governance: A new approach to public sector reform‖ (tạm dịch: Quản trị hƣớng về ngƣời dân: Một cách tiếp cận đến cải cách khu vực công). Anwar Shah là một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu quản trị địa phƣơng, đặc biệt là thực trạng quản trị địa phƣơng ở các nƣớc đang phát triển, ông khẳng định rằng việc cải cách khu vực công ở các nƣớc đang phát triển là vô cùng quan trọng bởi vì tồn tại quá nhiều điểm yếu và ―những căn bệnh‖ của các chính phủ trong giai đoạn hiện tại [Shah, 2003]. Những căn bệnh đó bao gồm: Thứ nhất, năng lực của công chức yếu kém, bên cạnh đó là cơ chế khuyến khích nội bộ không cho thấy đƣợc sự khách quan, dẫn đến tình trạng công chức không có động cơ thay đổi thái độ làm việc và phục vụ; Thứ hai, bộ máy tập trung, mang tính áp đặt từ trên xuống, quy trình cứng nhắc, thiếu sự tác động theo chiều ngƣợc lại (từ dƣới lên), thiếu tính linh hoạt, chậm đổi mới; Thứ ba, độc quyền trong việc cung cấp dịch vụ công, dẫn đến tình trạng thiếu minh bạch, trách nhiệm giải trình và là nguyên nhân của tham nhũng, hàng loạt các biểu hiện tiêu cực khác Thứ tư, tầm nhìn hẹp, không minh bạch, thiếu cơ chế tham gia, giám sát của ngƣời dân. Thiếu sự giám sát của ngƣời dân đã khiến cho những ―căn bệnh‖ ngày càng nặng hơn và khó ―điều trị‖ hơn. Những ―căn bệnh‖ này đã khiến cho bộ máy trong khu vực công ở các nƣớc đang phát triển trở nên cồng kềnh, cứng nhắc và không hiệu quả. Shah nhấn mạnh nguyên nhân chủ yếu là do không chú trọng sự tham gia của ngƣời dân trong quá trình hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Nguyên nhân chủ yếu của những căn bệnh trên là do: Thứ nhất, hầu hết chính phủ ở các nƣớc đang phát triển xây dựng bộ máy nhà nƣớc quan liêu theo lý thuyết của M. Weber, tập trung quá mức vào quy trình kiểm soát nghiêm ngặt quản lý đầu vào [Shah, 2000]. Điều này tạo nên sự khác biệt với nhu cầu quan tâm đến kết quả đầu ra và những tác động mà chính sách, dịch vụ của chính phủ mang lại (xem Hình 1). Hình 1. Xu hƣớng chung về quy trình ban hành chính sách 66
  3. Đầu vào hành động đầu ra Phạm vi Kết quả Tác động Dự án, chính sách Nguồn: Shah 2000 Thay vì đƣa ra cơ chế nhằm thay đổi động lực thúc đẩy trọng tâm của chính phủ từ bên trái sang phải nhƣng thực tế các chính phủ lại làm điều ngƣợc lại. Desai và Imrie (1998) kết luận việc làm này đặc trƣng bởi khuynh hƣớng phi dân chủ hóa và sự áp đặt với các quy trình thủ tục và nghiệp vụ chuyên môn. Thứ hai, cơ chế bộ máy hoạt động theo hƣớng từ trên xuống. Những chính sách có ảnh hƣởng lớn (liên quan đến nền kinh tế vĩ mô, năng lực của bộ máy) đều nằm trong kế hoạch và sự điều hành của chính quyền trung ƣơng. Ngay cả việc ban hành cải cách quy trình, thủ tục đều mang tính áp đặt từ trung ƣơng. Công dân và các cơ quan đại diện trực tiếp của họ chỉ góp phần hỗ trợ, đóng góp ý tƣởng hoặc thậm chí nhiều nƣớc không đƣợc can thiệp vào nội dung hoạt động của chính quyền trung ƣơng. Điều này hạn chế cơ hội quản trị hƣớng về ngƣời dân và theo kết quả [Shah, 2003]. Thứ ba, việc tiến hành đánh giá về hiệu quả, sự phát triển của các chính phủ còn mới [Feinstein và Picciotto, 2000]. Thúc đẩy, tăng cƣờng sự đánh giá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các thay đổi về thể chế và cơ chế cần thiết cho việc cải cách bộ máy theo hƣớng từ dƣới lên, tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân, hoàn thiện mô hình quản trị hƣớng về ngƣời dân. Thứ tư, các nguyên nhân xuất phát từ bối cảnh lịch sử thế giới: khủng hoảng tài chính công ở các nƣớc phát triển, sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế... [3] đòi hỏi một mô hình quản lý hiệu quả, linh hoạt và phù hợp với tình hình hiện tại. Các lý thuyết khoa học về kinh tế và chính trị nhấn mạnh tầm quan trọng về sự tham gia của ngƣời dân vào quy trình quản trị, cụ thể: Tiebout (1956), Hirschman (1970) cho rằng khi sự tham gia của ngƣời dân vào các quy trình của chính phủ đƣợc cho phép (thông qua cơ chế ―kiến nghị‖ và ―từ bỏ‖) đã giúp cho các chính phủ hoạt động ngày càng hiệu quả, linh hoạt và tăng cƣờng trách nhiệm giải trình. Lý thuyết khoa học Hành chính công, tiêu biểu là mô hình Quản lý công mới (New Public Management) là cụm từ của nhóm các xu hƣớng cải cách hành chính thuộc chƣơng trình cải cách của các nƣớc OECD những năm 1970. Ngƣời đƣa ra ý tƣởng này là bà Magaret Thatcher – Thủ tƣớng Anh và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Những nội dung cơ bản của mô hình quản lý công mới bao gồm: Xã hội hóa dịch vụ công; điều chỉnh mối quan hệ giữa trung ƣơng và địa phƣơng; phi tập trung hóa, phi quy chế hóa trong quản lý; tổ chức bộ máy hành chính hoạt động theo nhu cầu; cải cách chế độ công vụ, công chức; vận dụng các nguyên tắc và phƣơng pháp quản lý doanh nghiệp vào quản lý khu vực công; cải cách tài chính công và tăng cường sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước [3]. 67
  4. Bên cạnh đó là hàng loạt các lý thuyết khác về tầm quan trọng của ngƣời dân đối với hoạt động quản trị nhƣ: ―tham gia là giải pháp cho sự phát triển‖ (Kaufmann, 2000), (Jackson, 2000); Satorius (2000) nhận thấy những lợi ích tiềm năng về sự tham gia của ngƣời dân vào các quy trình đánh giá và các quyết định quản trị có sự tham gia của xã hội sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn; Oates (1972) đƣa ra quan điểm rằng sự tham gia hiệu quả do ngƣời dân thực hiện rất khó hiệu quả ở các chính phủ tập trung hóa, vì vậy, Oates khuyến khích mô hình hướng về người dân nên được khái niệm hóa ở cấp địa phương, tức là chú trọng việc ban hành cơ sở pháp lý theo hướng phân quyền cho địa phương[1], [2]. b) Khái quát nội dung chính của mô hình quản trị hướng về người dân Nội dung mô hình này đƣợc Shah (2003) trình bày và mô tả: Thứ nhất, cải cách hƣớng về ngƣời dân phải theo hƣớng từ dƣới lên, nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phƣơng (nơi thỏa thuận kết quả). Thứ hai, việc phân quyền tham gia của ngƣời dân phải đảm bảo sự tƣơng tác trực tiếp giữa ngƣời dân và các cơ quan lập pháp thông qua việc bầu chọn ngƣời đại diện của mình. Phân quyền tham gia của ngƣời dân, đánh giá theo kết quả và quản lý theo kết quả tuy nhìn trên mô hình là trùng lặp nhau nhƣng điều này cho thấy các yếu tố này liên quan đến bộ phận cấu thành phân quyền tham gia. Thứ ba, quản lý theo kết quả nảy sinh từ cải cách hƣớng về ngƣời dân bởi vì yêu cầu tham gia của ngƣời dân chủ yếu lấy kết quả từ những chủ thể đại diện chính trị của họ và khi ngƣời dân có những phƣơng pháp hoặc văn bản thỏa thuận liên quan đến trách nhiệm của những nhà chính trịđƣợc giao nhiệm vụ điều hành và quản lý (quyền hành pháp) và những ngƣời đại diện này sẽ bị tạo áp lực đối với kết quả của hoạt động quản lý. Ở các nƣớc đang phát triển thì áp lực rất khó đƣợc xem xét giải quyết, tuy nhiên, nhƣ các quy trình quản lý tập trung yếu tố đầu vào hơn là kết quả (nhƣ đã trình bày ở trên) thì mô hình quản lý theo kết quả gia nhập vào cải cách hƣớng về ngƣời dân để giải quyết vấn đề này. Thứ tư, đánh giá theo định hƣớng kết quả, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cƣờng các biện pháp khuyến khích theo định hƣớng đối với các nhà chính trị và nhà quản lý trong quá trình quản trị. Yếu tố này gắn liền với sự phân quyền tham gia và liên quan trực tiếp đến quản lý theo kết quả cùng với cơ cấu của chính phủ. Việc đánh giá là rất quan trọng đối với việc phân tích liên tục các thỏa thuận dựa trên kết quả, giữa công dân và các nhà lãnh đạo chính trị (nơi có sự tập trung vào kết quả đầu ra) và giữa các nhà lãnh đạo chính trị và các nhà quản lý (nơi tập trung đầu ra). Những đánh giá này tạo thành các công cụ giải trình trách nhiệm và minh bạch đối với các hành vi trong hệ thống cải cách hƣớng về ngƣời dân, đồng thời tạo động lực làm việc tốt hơn đối với đội ngũ công chức. Hình 2. Mô hình hƣớng về ngƣời dân – Cách nhìn tổng quan 68
  5. Quản lý theo kết quả Sự quản lý liên quan đến đầu ra sử dụng các công cụ quản lý để làm ra các dịch vụ hiệu quả, trong thời hạn thỏa thuận về đầu ra. Thỏa thuận đầu ra Quyền hành pháp, thể hiện rõ nét từ cơ quan lập pháp và liên quan đến kết quả làm cho nhà quản lý phải chịu trách nhiệm cho các yếu tố đầu ra liên quan. Phân quyền tham gia Cơ quan lập pháp (2) (3) Thỏa thuận kết quả ở cấp Công dân ảnh hƣởng đến địa phƣơngquản trị bằng cách yêu cầu các dịch vụ và bắt các nhà đại diện đƣợc phân quyền chịu trách Đánh giá dựa theo kết quả (1) nhiệm về kết quả Sự đánh giá từ bên trong đƣợc liên kết với Sự đánh giá của công dânvề yếu tố các thỏa thuận quản lý và hình thành nền tảng thúc đẩy cho việc tạo nên yếu tố đầu đầu ra và kết quả (về thỏa thuận ra hiệu quả rõ ràng và tiềm ẩn) tạo nên áp lực xã hội cho những nhà chính trị và nhà quản lý để tạo ra kết quả (Nguồn: Shah, 2003) Một ví dụ cho mô hình trên (hình 2) có thể là thị trƣởng đƣợc bầu, đƣợc đề nghị bởi luật, để làm cho lời hứa với cử tri trở thành ―thỏa thuận về hiệu suất làm việc và quản lý‖ – giải thích rõ điều mà công dân có thể ―mong đợi‖ nhằm giải quyết các vấn đề về nguồn nƣớc, giáo dục, đƣờng sá, cung cấp điện năng và đẩy mạnh sự tham gia của công dân trong việc đánh giá hiệu suất công việc trên. Các công cụ cần thiết cho quản lý theo kết quả: lập kế hoạch ngân sách (Ammons, 2002), các bộ tiêu chuẩn (Foltin, 1999), chi phí (Rodriguez, 1995). Từ nội dung mô hình, Shah đƣa ra những kết quả đạt đƣợc khi áp dụng mô hình vào hoạt động quản trị của bộ máy nhà nƣớc: 69
  6. Thứ nhất, ngƣời dân tham gia vào hoạt động quản trị của bộ máy nhà nƣớc ở cấp địa phƣơng, thay đổi cơ chế quản trị từ trên xuống, làm cho hoạt động của bộ máy tập trung đáp ứng yêu cầu của ngƣời dân – những ngƣời đóng vai trò ―lãnh đạo‖ chủ chốt và khách hàng. Thứ hai, việc tham gia của ngƣời dân tập trung vào kết quả đầu ra của sản phẩm, dịch vụ mà các cơ quan nhà nƣớc tạo ra, đồng thời tạo ra cơ chế giám sát khách quan, đối với hoạt động công vụ của công chức; giám sát quá trình đánh giá kết quả hoạt động bên trong của bộ máy, tránh tình trạng đánh giá chủ quan, mang tính chất khuyến khích nội bộ. Thứ ba, hình thành cơ chế đánh giá hiệu quả quản trị thƣờng xuyên, liên tục của ngƣời dân đối với bộ máy nhà nƣớc; cơ chế thỏa thuận theo kết quả giữa nhà nƣớc và ngƣời dân; cơ chế giải trình của nhà nƣớc đối với ngƣời dân. Thứ tư, công chức có động cơ để tối ƣu hóa hiệu quả hoạt động thông qua cơ chế chính sách và công cụ. Thứ năm, việc quản lý và điều hành của bộ máy nhà nƣớc sẽ dần dần tự động phát triển theo định hƣớng kết quả đầu ra (sản phẩm, dịch vụ mà nhà nƣớc cung cấp), đáp ứng yêu cầu của ngƣời dân. Thứ sáu, hoạt động của bộ máy nhà nƣớc sẽ mang tính ―cạnh tranh‖ hơn và hiệu quả hơn. Thứ bảy, việc cung cấp dịch vụ công mang tính độc lập (tự quản địa phƣơng), không phụ thuộc theo cơ chế từ trên xuống và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của dịch vụ công. Thứ tám, tạo động lực để công chức không ngừng phát triển năng lực bản thân để đáp ứng việc quản trị theo kết quả đầu ra và năng lực sáng kiến, hòa nhập với cộng đồng. Thứ chín, đánh giá theo kết quả và làm tăng tính công khai, minh bạch đối với hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Theo những kết quả nghiên cứu mà Shah đã trình bày ở trên, tác giả nhận thấy hoàn toàn có thể áp dụng một số tiêu chí cho mô hình ―chính quyền thân thiện, công sở thân thiện‖ tại tỉnh Bình Dƣơng, theo đó cần chú trọng xây dựng một mô hình chính quyền thật sự linh hoạt, chú trọng sự tham gia của ngƣời dân, phát huy vai trò của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phƣơng, bên cạnh đó xây dựng hệ thống đánh giá theo kết quả đối với thái độ phục vụ và hiệu quả công việc mà đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện thật sự khách quan, không tạo cơ chế khuyến khích nội bộ nhƣ Shah đã nhấn mạnh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết tác giả tập trung sử dụng các phƣơng pháp sau: Thứ nhất, phƣơng pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh: sử dụng phƣơng pháp luận dựa trên những nội dung biện chứng và hệ tƣ tƣởng khoa học để làm rõ những vấn đề lý luận, đảm bảo mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn. Phƣơng pháp này phục vụ cho các nội dung cơ sở lý thuyết và phần đánh giá, kết luận. 70
  7. Thứ hai, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: tổng hợp những số liệu, tài liệu liên quan đến mô hình chính quyền thân thiện, công sở thân thiện tại tỉnh Bình Dƣơng và mô hình quản trị hƣớng về ngƣời dân của Anwar Shah, từ đó tạo nên hệ thống cơ sở lý thuyết, số liệu, tài liệu chứng minh cho những luận cứ của bài viết. Phƣơng pháp này phục vụ cho phần kết quả và thảo luận. Thứ ba, phƣơng pháp thống kê: thống kê, xử lý những số liệu liên quan đến thực trạng mô hình chính quyền thân thiện, công sở thân thiện, từ đó hình thành hệ thống các số liệu, biểu đồ làm rõ những luận điểm của tác giả. Phƣơng pháp phục vụ cho phần kết quả và thảo luận. Thứ tư, phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp tổng hợp, xử lý số liệu có sẵn hoặc chƣa qua xử lý để phục vụ việc đối chiếu, làm rõ những điểm tƣơng đồng và khác biệt về những vấn đề xoay quanh đối tƣợng nghiên cứu là mô hình chính quyền thân thiện, công sở thân thiện tại tỉnh Bình Dƣơng với những tiêu chí so sánh nhất định, đồng thời phân tích và đƣa ra quan điểm đánh giá của tác giả. Phƣơng pháp này phục vụ cho phần kết quả và thảo luận. Thứ năm, phƣơng pháp sử dụng biểu đồ số liệu: là phƣơng pháp xử lý số liệu hoặc sử dụng số liệu chƣa qua xử lý để trình bày thành những biểu đồ, bảng biểu nhằm làm rõ thực trạng mô hình chính quyền thân thiện, công sở thân thiện tại tỉnh Bình Dƣơng. Phƣơng pháp này phục vụ cho phần kết quả và thảo luận. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Thực trạng chính quyền thân thiện tại tỉnh Bình Dương Ở các nƣớc Đông Nam Á, quyền tham gia của ngƣời dân vào hoạt động chính trị và bộ máy nhà nƣớc luôn đƣợc chú trọng và ngày càng cải thiện theo xu hƣớng tiến bộ, cụ thể: Quyền tham gia chủ động vào chính trị đƣợc quy định trong Hiến pháp Campuchia và Thái Lan. Hiến pháp Campuchia quy định về quyền này một cách khá tổng quát và mang tính ghi nhận về mặt nguyên tắc rằng công dân Campuchia không phân biệt giới tính có quyền tham gia một cách chủ động vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia. Bất kỳ đề xuất nào từ phía ngƣời dân đều phải đƣợc nhà nƣớc quan tâm xem xét đầy đủ. Khác với Hiến pháp Campuchia, Hiến pháp Thái Lan tuy không quy định một cách rõ ràng về quyền tham gia chủ động vào chính trị của ngƣời dân song lại quy định một cách khá chi tiết một số quyền cụ thể nhằm tới mục đích cho phép ngƣời dân tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc: ―cá nhân có quyền tham gia vào quá trình ra quyết định của các quan chức nhà nƣớc trong việc thực hiện các chức năng quản lý hành chính mà ảnh hƣởng hoặc có thể ảnh hƣởng tới các quyền và quyền tự do của cá nhân. Cá nhân có quyền gửi khiếu nại và đƣợc phúc đáp về kết quả xem xét kiến nghị một cách không chậm trễ. Cá nhân có quyền nộp đơn kiện cơ quan chính phủ, cơ quan nhà nƣớc, doanh nghiệp nhà nƣớc, tổ chức chính quyền địa phƣơng hoặc cơ quan có thẩm quyền khác có tƣ cách pháp nhân để buộc trách nhiệm đối với hành vi (hành động hoặc không hành động) do công chức chính phủ, nhân viên hoặc ngƣời làm công của các cơ quan đó thực hiện‖. Rõ ràng tuy không đề cập trực tiếp tới quyền tham gia chủ động vào chính trị của ngƣời dân Thái nhƣng 71
  8. với một số quyền cụ thể trên đây, khả năng ngƣời dân Thái Lan đƣợc tham gia một cách chủ động vào hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc đƣợc bảo đảm về mặt hiến định một cách khá hiệu quả và toàn diện [7]. Quyền bình đẳng trong việc tham gia chính quyền là một quyền cơ bản khá mới trong lĩnh vực chính trị. Nó cũng ít đƣợc nhắc tới trong các bản hiến pháp khác ở trên thế giới. Cũng có thể có những quan điểm cho rằng quyền này thực ra nằm trong ngoại diên của quyền và cũng là nguyên tắc bình đẳng trƣớc pháp luật. Quan điểm này cũng không hẳn là sai. Tuy nhiên, trong duy nhất một bản hiến pháp của một quốc gia ASEAN, Indonesia, quyền này đƣợc quy định một cách rõ ràng ―mỗi công dân có quyền nắm đƣợc các cơ hội bình đẳng trong chính quyền‖. Trong tất cả các bản hiến pháp còn lại đều không quy định quyền này. Hiến pháp Indonesia cũng không có quy định chi tiết hơn về quyền bình đẳng trong việc tham gia chính quyền chính vì vậy vẫn chƣa rõ nội hàm của quyền này là nhƣ thế nào và việc quy định về quyền này trong Hiến pháp Indonesia vẫn chỉ mang tính nguyên tắc [7]. Ở Việt Nam, vai trò tham gia của ngƣời dân luôn đƣợc chú trọng và đảm bảo nguyên tắc ―dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra‖ và đƣợc quy định rõ trong chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, cụ thể: Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: ―Tất cả quyền lực Nhà nƣớc thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo"; "Nhà nƣớc phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân". Điều 2, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: ―Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức‖. Nhƣ vậy, ngƣời dân có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý và điều hành của bộ máy nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Tất cả mọi hoạt động của bộ máy đều phải chịu sự giám sát của ngƣời dân. Đó chính là đặc điểm quan trọng hƣớng đến một mô hình quản trị mà ở đó ngƣời dân là trung tâm và sự hài lòng của ngƣời dân là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý và điều hành. Hiện nay, các tỉnh thành đã và đang ngày càng thích ứng với xu thế tiến bộ của thế giới, đó là cải cách thủ tục hành chính gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc, bên cạnh đó, cải thiện chất lƣợng cung ứng dịch vụ công và đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân, tiêu biểu là việc tiên phong xây dựng chính quyền thân thiện, công sở thân thiện theo chủ trƣơng Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX về ―Tăng cƣờng và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới‖ của chính quyền tỉnh Bình Dƣơng – một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Việc thí điểm mô hình chính quyền thân thiện, công sở thân thiện đƣợc tỉnh Bình Dƣơng thí điểm từ năm 2014 tại một số đơn vị: Ủy ban nhân dân (UBND) 72
  9. phƣờng Phú Cƣờng, thành phố Thủ Dầu Một; Ủy ban nhân dân xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên; Phòng Quản lý đô thị thị xã Thuận An; Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thị xã Bến Cát; Kho bạc Nhà nƣớc huyện Dầu Tiếng. Qua quá trình thực hiện thí điểm nhận thấy hiệu quả tích cực từ mô hình, chính quyền tỉnh tiếp tục đƣa ra chủ trƣơng nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền, xây dựng ―Chính quyền thân thiện của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân‖ và ―Công sở thân thiện vì Nhân dân phục vụ‖ trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2016 – 2020. a) Những kết quả đạt được Những nội dung của mô hình ―chính quyền thân thiện, công sở thân thiện‖ tại tỉnh Bình Dƣơng nhƣ: xây dựng các bảng khẩu hiệu, các mẫu thƣ và phiếu khảo sát; cải cách thủ tục hành chính; xây dựng, thực hiện dân chủ cơ sở; thực hiện văn minh, văn hóa công sở và Quy tắc ứng xử; thực hiện tiếp công dân, đối thoại và giải quyết khiếu nại, tố cáo, đã cho thấy đƣợc sự vận dụng phù hợp với những cơ sở lý thuyết nghiên cứu của Shah. Việc thay đổi cách thức tiếp dân, thay đổi thái độ phục vụ, giảm bớt khối lƣợng giấy tờ, văn bản, thủ tục hành chính, tạo sự hòa đồng, gần gũi với ngƣời dân, thực hiện văn hóa công sở, quy chế dân chủ trong hoạt động đã tạo một hình ảnh của một nền hành chính linh hoạt, thích ứng nhanh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngƣời dân. Bên cạnh đó là hệ thống khảo sát, thực hiện đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ công chức. Mô hình ―chính quyền thân thiện, công sở thân thiện‖ tại tỉnh Bình Dƣơng đã cho thấy đƣợc tầm nhìn của Đảng, sự sáng tạo trong việc vận dụng của chính quyền tình Bình Dƣơng trong các văn kiện các kỳ Đại hội là phù hợp và khoa học, bắt kịp xu thế hội nhập quốc tế. Kết quả cụ thể nhƣ sau: Về xây dựng các bảng khẩu hiệu, các mẫu thư và phiếu khảo sát Theo báo cáo số 426/BC-SNV ngày 23/6/2017 về kết quả kiểm tra thực hiện công vụ theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dƣơng thì công tác triển khai, phổ biến học tập, quán triệt công tác dân vận và xây dựng ―chính quyền thân thiện‖ đƣợc các cơ quan triển khai thực hiện nghiêm túc. Ở hầu hết các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng đều đã xây dựng khẩu hiệu 5 biết (biết nghe dân nói, biết nói dân hiểu, biết làm dân tin, biết xin lỗi và biết cảm ơn) và 3 thể hiện: tôn trọng (trong quan hệ giao tiếp), văn minh (lịch sự, văn hóa trong giao tiếp, giải quyết công việc), gần gũi (trong quan hệ, giải quyết công việc nhanh chóng, không quan cách, trịch thƣợng, xa cách). Các mẫu thƣ Thƣ xin lỗi, Thƣ cám ơn, Thƣ chúc mừng, Thƣ chia buồn cũng đã đƣợc triển khai áp dụng; riêng đối với các cơ quan và đơn vị chỉ thực hiện hai mẫu thƣ là Thƣ xin lỗi và Thƣ cám ơn tùy vào tình hình thực tế, các địa phƣơng, đơn vị cũng đã áp dụng các hình thức thƣ phù hợp. Qua triển khai đã đƣợc ngƣời dân tiếp nhận với tâm trạng phấn khởi, bất ngờ khi đƣợc sự quan tâm từ các cấp chính quyền đến các sự kiện trọng đại trong gia đình họ nhƣ việc có thêm thành viên mới, đăng ký kết hôn hay có tin buồn…Điển hình là ở UBND phƣờng Phú Cƣờng, Thành phố Thủ Dầu Một đã ban hành các mẫu thƣ xin lỗi, thƣ cảm ơn, thƣ chúc mừng; UBND thị xã Thuận An bổ sung vào phƣơng châm hành động: 4 phong cách (Trọng dân, gần dân; Học dân; Hiểu dân; Có trách nhiệm với dân và 6 phƣơng châm (Chân thành, Tích cực, Thận trọng, Kiên trì, Tế nhị, Hiệu quả)…. 73
  10. Ở một số cơ quan, đơn vị đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của nhân dân đánh giá nhận xét đối với cách thức giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC)… Qua đó, CBCC cũng đã có những chuyển biến tích cực trong tƣ duy về trách nhiệm và nghĩa vụ phục vụ nhân dân, chuyển dần bộ máy chính quyền từ quản lý sang phục vụ. Về thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính Thực hiện chƣơng trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011 – 2020, tỉnh Bình Dƣơng đã ban hành kế hoạch cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 nhấn mạnh cải cách hành chính trong đó có cải cách về thủ tục hành chính là trọng tâm của công tác xây dựng chính quyền thân thiện, công sở thân thiện. Qua đó, các cơ quan đơn vị đã thực hiện tốt công tác kiểm soát văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính trƣớc khi ban hành và kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính sau khi văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành. Thực hiện nâng cao chất lƣợng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một của liên thông nhằm giảm hành vi nhũng nhiễu, phiền hà trong tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính. Một số địa phƣơng đã phát huy tính sáng tạo trong cải cách thủ tục hành chính nhƣ UBND thị xã Bến Cát đã triển khai thực hiện thí điểm mô hình ―Đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn lƣu động‖ cho ngƣời dân, nhất là ngƣời lao động không có thời gian đến UBND xã để đăng ký, UBND phƣờng Thuận Giao thực hiện ―Chứng thực chữ ký tại nhà đối với những trƣờng hợp ngƣời dân thuộc diện già yếu, khuyết tật‖… Bên cạnh đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính giúp ngƣời dân thuận tiện trong tra cứu các thủ tục hành chính, thực hiện các giao dịch hành chính nhằm tiết kiệm thời gian. Một ví dụ điển hình ở cục thuế tỉnh Bình Dƣơng ngoài thực hiện cải cách hành chính theo chỉ đạo chung của Chính phủ còn thực hiện cải cách, hiện đại hóa ngành thuế, năm 2016 có 93% ngƣời nộp thuế sử dụng kê khai thuế qua mạng và 95,63% doanh nghiệp đăng ký thành công ngân hàng về nộp thuế điện tử [5]. Đa số các ủy ban đều bố trí các bảng thông báo, dán các quy trình giải quyết các thủ tục hành chính cho ngƣời dân dễ dàng tra cứu. Một số thủ tục hành chính đã giảm bớt kể cả về giấy tờ thủ tục, thời gian xử lý, các cơ quan đơn vị đã cải tiến chất lƣợng phục vụ giải quyết kịp thời các công việc hành chính của nhân dân, tổ chức và cá nhân. Ví dụ Bảo hiểm xã hội tỉnh từ năm 2014 đến cuối năm 2016 đã cắt giảm các thủ tục hành chính xuống còn 32 thủ tục, giảm 38% thành phần hồ sơ, giảm 42% tiêu thức trên tờ khai biểu mẫu, giảm 54% quy trình, thao tác thực hiện, UBND thị xã Thuận An đã tiến hành rà soát và giải quyết 6 thủ tục hành chính của Phòng Quản lý đô thị từ 15 ngày xuống còn 12 ngày [5], riêng thị xã Dĩ An trong năm 2016 đã giải quyết 28.033/29.211 hồ sơ đúng hẹn, đạt trên 96% [6]. Việc triển khai áp dụng ISO 9001:2008 giúp chuẩn hóa các thủ tục hành chính theo quy trình ISO để kịp thời quản lý và đánh giá hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của CBCC. Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện hiện nay đã và đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoặc TCVN ISO 9001:2015.UBND tỉnh cũng 74
  11. khuyến khích UBND cấp xã áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc TCVN ISO 9001:2015 (theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 2 Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ). Về xây dựng, thực hiện dân chủ cơ sở theo quy định Việc thực hiện dân chủ cơ sở đã đƣợc các cơ quan, địa phƣơng tích cực thực hiện đảm bảo tuân thủ theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội và Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Thực hiện tốt quy chế dân chủ gắn liền với nhiệm vụ chính trị, xây dựng đội ngũ có năng lực và phẩm chất chính trị, góp phần làm trong sạch, vững mạnh đội ngũ công chức. Bên cạnh đó việc học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cũng đƣợc đẩy mạnh, lắng nghe tôn trọng ý kiến và quyền lợi của nhân dân, chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc, trách nhiệm, thái độ tiếp xúc với nhân dân; lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân tạo điều kiện cho ngƣời dân tham gia góp ý xây dựng phát triển kinh tế-xã hội. Ngoài ra còn giải đáp các thắc mắc của nhân dân trực tiếp, thông qua văn bản hoặc trang thông tin điện tử… Các đơn vị, địa phƣơng đã thực hiện tốt việc tổ chức Hội nghị cán bộ công chức; Các đơn vị địa phƣơng đều đã ban hành các văn bản chỉ đạo việc thực hiện quy chế dân chủ và tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, qua đó, đã phát huy đƣợc tinh thần dân chủ trong thực hiện nhiệm vụ [5]. Ban thanh tra nhân dân các cấp, Ban Giám sát đầu tƣ, UBMTTQVN các cấp và các đoàn thể chính trị xã hội đã phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm đƣợc giao; Thực hiện việc giám sát, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân. Về thực hiện văn minh, văn h a công sở và Quy tắc ứng xử Việc thực hiện văn minh, văn hóa công sở theo quyết định số 129/2007-TTgcủa Thủ tƣớng Chính phủ và cụ thể hóa các quy định về Quy tắc ứng xử theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về Quy tắc ứng xử; Chỉ thị số 41/CT-UBND của UBND tỉnh về thực hiện Quy chế văn hóa công sở và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc đã đƣợc quán triệt thực hiện ở hầu hết các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan, địa phƣơng đã ban hành các văn bản chỉ đạo phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phƣơng về xây dựng chính quyền thân thiện, công sở thân thiện. Sự thân thiện, hòa nhã của các cán bộ tiếp dân ở các phƣờng, xã, huyện thị nơi có bố trí khu vực tiếp dân giải quyết các thủ tục hành chính đã đánh dấu sự thay đổi mang tính tiến bộ cũng nhƣ cái nhìn thiện cảm của ngƣời dân dành cho cơ quan công quyền cũng đã thể hiện rõ. Việc dán số điện thoại công khai của ngƣời có thẩm quyền giải quyết các phản ánh nơi tiếp dân, thùng thƣ góp ý đƣợc đặt ở nơi dễ quan sát; phiếu khảo sát ý kiến của nhân dân đánh giá, nhận xét đối với cách thức giải quyết công việc, phong cách làm việc của đội ngũ công chức; bàn ghế tiếp dân đƣợc bố trí khang trang, sạch sẽ; quạt, tài liệu đáp ứng theo đúng các tiêu chí về một công sở thân thiện, chính quyền thân thiện giúp cho nhân dân tin hơn vào các cấp chính quyền và cảm thấy hài lòng cũng nhƣ đánh giá tốt hơn về bộ máy chính quyền địa phƣơng. 75
  12. Tƣ tƣởng phục vụ nhân dân không vì lợi ích cá nhân, không vụ lợi, không thái độ trịch trƣợng khi tiếp dân của đội ngũ công chức cho thấy sự thay đổi trong nhận thức cũng nhƣ hành động của chính bản thân các công chức về trách nhiệm và nghĩa vụ khi thực hiện công việc đƣợc giao. Qua đó, phƣơng châm 5 biết, 3 thể hiện đã đƣợc thực hiện tốt theo đúng nhƣ mong đợi của ngƣời dân và các cấp chính quyền. Sự hài lòng, niềm tin của nhân dân vào đội ngũ công chức không ngừng đƣợc cải thiện nâng cao. Các địa phƣơng đã thực hiện tốt theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh lấy dân làm gốc nhƣ sinh thời Bác Hồ thƣờng nhắc nhở Nhân dân là nguồn sức mạnh, là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của chính quyền, có dân là có tất cả, ngƣợc lại để mất dân là mất tất cả; mọi việc dù khó đến mấy nếu có dân giúp sức cũng dễ dàng vƣợt qua: ―dễ trăm lần không dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng xong‖. Về thực hiện tiếp công dân, đối thoại và giải quyết khiếu nại, tố cáo Công tác thực hiện tiếp công dân và giải quyết đối thoại, khiếu nại, tố cáo đối với UBND cấp huyện, cấp xã đã thực hiện tuân thủ theo Luật tiếp công dân, riêng đối với UBND cấp xã ngoài việc thực hiện theo Luật tiếp công dân còn thực hiện Quy chế đối thoại với nhân dân theo Điều 125 của Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng. Đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đều xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch Quy chế tiếp công dân theo luật định. Thông qua thùng thƣ góp ý, thực hiện công khai đƣờng dây nóng hoặc số điện thoại của lãnh đạo cơ quan, địa phƣơng tại bộ phận một cửa, tại nơi tiếp công dân đã tạo thuận lợi cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến. Nhìn chung công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo đã đƣợc các cơ quan thực hiện tƣơng đối tốt. Việc giải thích kịp thời các vƣớng mắc của tổ chức, cá nhân, lắng nghe, chia sẻ các bức xúc, nguyện vọng của nhân dân đã đƣợc quan tâm thực hiện. Về công tác tiếp dân: Công tác bố trí lịch tiếp công dân luôn đƣợc các cơ quan duy trì thƣờng xuyên và tổ chức thực hiện tốt: Từ năm 2014-2016, UBND thị xã Tân Uyên và UBND cấp xã đã tiếp 1.074 ngƣời (lãnh đạo tiếp 646 lƣợt, tiếp dân thƣờng xuyên 425 lƣợt ngƣời), UBND thị xã Thuận An tiếp 2.192 lƣợt công dân và sau mỗi ngày tiếp công dân, đều có thông báo ý kiến kết luận của lãnh đạo, thủ trƣởng đơn vị (gửi kèm hồ sơ) có liên quan chịu trách nhiệm giải quyết hoặc tham mƣu chủ tịch UBND thị xã giải quyết để trả lới cho công dân theo quy định; UBND phƣờng Mỹ Phƣớc, UBND phƣờng Khánh Bình qua 03 năm thực hiện đã tiếp dân đƣợc 323 lƣợt và 359 lƣợt; Bảo hiểm xã hội tỉnh tiếp 1.284 lƣợt công dân [5]. Về tổ chức đối thoại: Các địa phƣơng đã thực hiện tốt theo Điều 125 Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng về đối thoại với nhân dân. Một số cơ quan, đơn vị thực hiện đối thoại theo chuyên ngành, có sự phối hợp giữa các ngành chức năng và tuân theo sự phân công của UBND tỉnh: Từ năm 2014-2016, Cục thuế đã tổ chức 31 cuộc đối thoại với 2.460 lƣợt doanh nghiệp tham gia.Sở Y tế phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch tọa đàm có tính chất đối thoại ―Ngành Y tế lắng nghe ý kiến nhân dân‖ tại 9 trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố. Bảo hiểm xã hội tổ chức 65 buổi đối thoại cho công nhân tại các khu nhà trọ với khoảng 15.500 lƣợt ngƣời dự…[5]. 76
  13. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Đƣợc thực hiện theo đúng quy định của Luật Khiếu nại và Tố cáo. Từ năm 2014-2016 Sở Y tế đã nhận đƣợc 100 đơn khiếu nại, tố cáo và đã xử lý 100% đơn thƣ chuyển đến. UBND thị xã Bến Cát tiếp nhận 342 đơn, trong đó giải quyết theo đúng thẩm quyền đƣợc 173/175 đơn. UBND phƣờng Mỹ Phƣớc tiếp nhận và xử lý 144/185 đơn thuộc thẩm quyền; UBND thị xã Tân Uyên tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền 317/338 đơn, đạt 93,8%. Trong đó, số đơn thuộc thẩm quyền của UBND, Chủ tịch UBND thị xã giải quyết: 109/118, đạt 92% thẩm quyền các cơ quan đã giải quyết 33/38 đơn, đạt 86,84%, thẩm quyền UBND xã, phƣờng giải quyết 177/184 đơn, đạt 96,19 [5]... Một số đơn thƣ khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền đƣợc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật, đảm bảo không để vụ việc kéo dài gây mất niềm tin trong nhân dân. b) Những hạn chế Thứ nhất, việc triển khai xây dựng mô hình ―Chính quyền thân thiện của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân‖ và ―Công sở thân thiện vì Nhân dân phục vụ‖ hiện nay đã đƣợc triển khai áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số các cơ quan, đơn vị chƣa thực hiện triệt để tinh thần của kế hoạch, vẫn còn những địa phƣơng thực hiện chƣa đạt kết quả nhƣ mong đợi, kết quả đạt đƣợc không đồng đều giữa các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng; nhiều báo cáo mang tính thành tích, chỉ nêu nhiều những mặt tích cực còn hạn chế thì không đề cập hoặc đề cập vắn tắt. Thứ hai, nhìn chung, sự hài lòng của ngƣời dân về thái độ phục vụ, giao tiếp ứng xử của CBCC bên cạnh những mặt tích cực đã nêu vẫn còn những mặt hạn chế. Theo khảo sát đánh giá của Sở Nội vụ tại báo cáosố 286/BC-SNV ngày 20/4/2016 về kết quả triển khai thí điểm đo lƣờng sự hài lòng của ngƣời dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nƣớc tỉnh Bình Dƣơng năm 2015 có 04 nhóm dịch vụ có số lƣợng hồ sơ phát sinh nhiều đƣợc tiếp nhận và giải quyết trong tháng 12/2015 tại Trung tâm Hành chính công, bao gồm: Cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe; đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp; cấp phiếu lý lịch tƣ pháp; thông báo, đăng ký thực hiện khuyến mại. 77
  14. Biểu đồ 01. Sự giao tiếp lịch sự, đúng mực của công chức Khi đƣợc đề nghị đánh giá về thái độ giao tiếp của ngƣời công chức trong quá trình giải quyết công việc với ngƣời dân đối với những thủ tục hành chính đƣợc khảo sát, số ngƣời dân cho rằng công chức lịch sự, đúng mực chiếm từ 44,5% đến 90% ngƣời đƣợc khảo sát. Công chức Sở Kế hoạch đầu tƣ có số ngƣời đánh giá cao về thái độ giao tiếp lịch sự, đúng mực chỉ chiếm 44,5%, thấp nhất trong 04 sở cùng khảo sát và Sở Giao thông Vận tải chỉ đạt 51,6%. Công chức Sở Tƣ pháp đƣợc ngƣời tham gia khảo sát đánh giá cao về sự giao tiếp lịch sự, đúng mực, đạt 90% [5]. Thứ ba, sự phục vụ về hƣớng dẫn, thực hiện thủ tục hành chính vẫn còn mặt hạn chế, có sự không đồng đều giữa các cơ quan, đơn vị; bên cạnh một số cơ quan, đơn vị đã thực hiện tốt vẫn còn cơ quan, đơn vị thực hiện chƣa tốt theo tinh thần triển khai về xây dựng chính quyền thân thiện, công sở thân thiện. Nhiều đơn vị, địa phƣơng thực hiện chƣa tốt khiến ngƣời dân chƣa thực sự hài lòng. Kết quả khảo sát thí điểm tại Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dƣơng đánh giá hài lòng về sự phục vụ của công chức đối với 04 thủ tục hành chính là từ 45% đến 95%, kết quả khảo sát cho thấy thủ tục đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp có số ngƣời đƣợc hỏi đánh giá về sự hài lòng đối với tiêu chí thành phần này thấp, chỉ 45%; kế đến là thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe, chiếm 54,6%; thủ tục thông báo, đăng ký thực hiện khuyến mại, đạt 91%; thủ tục có tỷ lệ hài lòng cao nhất về sự phục vụ của công chức là thủ tục cấp phiếu lý lịch tƣ pháp, đạt 95% [5]. Biểu đồ 02. Sự hài lòng về sự phục vụ của công chức Thứ tư, kết quả triển khai thí điểm đo lƣờng sự hài lòng của ngƣời dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nƣớc tỉnh Bình Dƣơng năm 2015 cũng chƣa đồng đều, thủ tục hành chính vẫn còn nhiều bất cập,nhiều nơi ngƣời dân vẫn phải đi lại nhiều lần, không rõ trình tự thủ tục, CBCC chƣa nhiệt tình hƣớng dẫn khiến ngƣời dân, doanh nghiệp bối rối không biết rõ trình tự thủ tục giải quyết. Một ví dụ điển hình, kết quả sự hài lòng về toàn bộ quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công: thủ tục cấp phiếu lý lịch tƣ pháp đƣợc đánh giá cao nhất về sự hài lòng chiếm 99% và 1% là thấy bình thƣờng; thủ tục thông báo, 78
  15. đăng ký khuyến mại cao thứ 2 về sự hài lòng chiếm 82% và 8% thấy bình thƣờng; kế đến là thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe chiếm 71,5% ngƣời dân đánh giá là hài lòng; cuối cùng là thủ tục đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp chỉ 47% ngƣời dân đánh giá là hài lòng và có số ngƣời không hài lòng cao nhất trong 04 thủ tục chiếm 14,5% [5]. Biểu đồ 3. Sự hài lòng về toàn bộ quá trình giải quyết thủ tục hành chính Sự hài lòng của ngƣời dân về sự phục vụ của CBCC, thủ tục hành chính…bên cạnh những yếu tố chủ quan vẫn còn những yếu tố khách quan. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục tiêu về một bộ máy chính quyền thân thiện, công sở thân thiện thì vẫn cần sự nỗ lực cố gắng của các cơ quan, ban ngành và đặc biệt là đội ngũ CBCC. 3.2. Đánh giá chung về mô hình chính quyền thân thiện, công sở thân thiện của tỉnh Bình Dương Thứ nhất, việc xây dựng mô hình chính quyền thân thiện, công sở thân thiện là phù hợp với xu thế xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại của thế giới, đảm bảo việc phục vụ ngƣời dân đƣợc tốt hơn và xem ngƣời dân là trung tâm cho hoạt động quản lý và điều hành của bộ máy nhà nƣớc. Đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, mở rộng quan hệ ngoại giao trên tất cả các lĩnh vực… Vốn là một tỉnh năng động, Bình Dƣơng ngày càng đạt đƣợc nhiều thành tựu về kinh tế-xã hội, là một tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh và thu hút số lƣợng lớn ngƣời dân nhập cƣ về làm việc và sinh sống. Vì vậy, việc cải thiện hoạt động bộ máy nhà nƣớc, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền gần dân, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của ngƣời dân là một bƣớc đi đúng đắn, phù hợp với quy luật và khẳng định đƣờng lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng thông qua cƣơng lĩnh chính trị và các hiến định về quyền công dân của Hiến pháp Việt Nam. 79
  16. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai và nhƣ những hạn chế đã trình bày, việc xây dựng mô hình chính quyền thân thiện, công sở thân thiện chƣa cho thấy đƣợc tính chuyên nghiệp, thủ tục hành chính chƣa thật sự linh hoạt, đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời dân; còn mang nặng tính hình thức và khẩu hiệu tuyên truyền là chính. Một bộ phận CBCC chƣa thật sự tâm huyết, không thấy đƣợc tầm vóc, ý nghĩa công việc mình làm, không nhận thức đƣợc trách nhiệm của ngƣời CBCC mà ngƣời dân tin tƣởng giao phó, thậm chí còn lợi dụng vị trí của mình để gây khó dễ cho ngƣời dân, trục lợi cá nhân. Chính những thực trạng này đã đẩy ngƣời dân ra xa ―trung tâm‖ của hoạt động điều hành, quản lý và khiến mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với Nhân dân ngày càng xa rời. Bên cạnh đó, các báo cáo về kết quả đạt đƣợc của mô hình còn khá chung, chƣa phân biệt đƣợc nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và những điểm đƣợc xem là sáng kiến đổi mới theo đúng tinh thần của chính quyền thân thiện, công sở thân thiện, thậm chí những kết quả này mang tính thành tích, nếu không cải thiện sẽ khó mang lại hiệu quả tốt nhất, không bắt kịp xu thế phát triển nền hành chính tiên tiến của thế giới. Thứ hai, những hoạt động của mô hình chỉ cho thấy sự điều chỉnh hoạt động của bộ máy công quyền theo hƣớng thay đổi thái độ, hành vi của đội ngũ CBCC, cải cách thủ tục hành chính... Sự tham gia của ngƣời dân chỉ dừng lại ở việc khảo sát ý kiến. Tuy nhiên, việc khảo sát chỉ mang tính tham khảo, chƣa làm rõ đƣợc vấn đề hiệu quả của mô hình. Kết quả khảo sát chủ yếu dựa vào kết quả thủ tục hành chính mà ngƣời dân nhận đƣợc, nếu hồ sơ thủ tục ngƣời dân đƣợc thuận lợi thì kết quả khảo sát sẽ cao và ngƣợc lại. Nhƣ vậy, việc khảo sát này khiến ngƣời dân hoàn toàn bị động, chƣa thấy đƣợc hiệu quả thật sự của dịch vụ mà mình đƣợc cung cấp có phù hợp với nguyện vọng của mình hay không. Kết quả khảo sát này chỉ mang tính thời điểm, không cho thấy đƣợc chiều sâu của vấn đề. Đồng thời, mô hình chƣa cho thấy đƣợc sự tham gia của ngƣời dân trong việc ban hành chính sách. Chính sách phải dựa vào dân thì mới là chính sách phù hợp, tiến bộ và chỉ khi ngƣời dân tham gia vào quy trình chính sách thì mới thật sự phát huy đƣợc quyền làm chủ của ngƣời dân. Thứ ba, vai trò của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc địa phƣơng, các đại biểu dân cử, các tổ chức chính trị-xã hội trong việc giám sát các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc địa phƣơng chƣa đƣợc chú trọng trong mô hình này. 3.3. Những khuyến nghị chính sách Dựa vào những nội dung của mô hình Shah đã trình bày, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình chính quyền thân thiện, công sở thân thiện của tỉnh Bình Dƣơng nhƣ sau: Thứ nhất, tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động của bộ máy công quyền, cụ thể: ngƣời dân đƣợc quyền tham gia đóng góp ý kiến vào các chính sách, các thủ tục hành chính theo quy định. Trong mô hình hƣớng về ngƣời dân của Shah, ông cũng nhấn mạnh việc phân quyền tham gia của ngƣời dân thông qua việc tƣơng tác với cơ quan lập pháp thông qua ngƣời đại diện của mình. Chính vì vậy, vai trò lắng nghe, tiếp thu ý kiến ngƣời dân cần đƣợc tăng cƣờng thông qua hoạt động của các đại biểu dân cử địa phƣơng và các tổ chức chính trị-xã hội. Đồng thời, cơ quan 80
  17. quyền lực nhà nƣớc phải thể hiện vai trò giám sát, chất vấn các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc và báo cáo kết quả cho ngƣời dân đƣợc biết. Thứ hai, mô hình chính quyền thân thiện để đạt đƣợc hiệu quả cao cần thiết lập cơ chế quản lý theo kết quả. Quản lý theo kết quả, theo lý thuyết của Shah, nảy sinh từ cải cách hƣớng về ngƣời dân. Do đó, đây là cơ chế quan trọng góp phần tạo nên một mô hình chính quyền thân thiện năng động, linh hoạt, chuyển từ nhà nƣớc quản lý sang phục vụ, từ nhà nƣớc điều hành sang nhà nƣớc kiến tạo phát triển. Quản lý theo kết quả có nghĩa là dựa vào những thỏa thuận kết quả sẽ đạt đƣợc mà chính quyền địa phƣơng đã cam kết với ngƣời dân. Từ đó, các đại biểu dân cử đại diện cho ý chí, nguyện vọng của ngƣời dân theo dõi những hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc địa phƣơng, đánh giá hiệu quả quản lý có đúng với những cam kết kết quả thỏa thuận ban đầu hay không, từ đó hình thành cơ chế giám sát chặt chẽ của ngƣời dân với hoạt động của bộ máy công quyền. Lý thuyết của Shah nhấn mạnh quản lý theo kết quả phải đƣợc thực hiện tại cấp địa phƣơng và thông qua hoạt động giám sát của đại biểu dân cử. Vì vậy, chính những nội dung này đã cho thấy trọng tâm kết quả cần đạt đƣợc của mô hình chính quyền thân thiện tại tỉnh Bình Dƣơng. Thứ ba, hình thành cơ chế đánh giá dựa theo kết quả làm việc của đội ngũ CBCC. CBCC là những ngƣời thực hiện yêu cầu, nguyện vọng của ngƣời dân, vì vậy, để thực hiện đƣợc quản lý theo kết quả thì đánh giá kết quả làm việc của đội ngũ CBCC là vô cùng quan trọng. Việc đánh giá này phải đƣợc thực hiện nghiêm túc, khách quan và phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, có nghĩa là những tiêu chí đánh giá phải gắn liền với những thỏa thuận về kết quả của những thủ tục hành chính mà ngƣời dân yêu cầu (theo mô hình Shah), từ đó đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của ngƣời dân và ngƣời dân sẽ đánh giá CBCC thông qua kết quả mà mình nhận đƣợc. Cơ chế đánh giá này chính là công cụ để ngƣời dân giám sát hoạt động của đội ngũ CBCC, khắc phục việc khảo sát sự hài lòng của ngƣời dân về chất lƣợng dịch vụ công, chất lƣợng phục vụ của đội ngũ CBCC mang tính hình thức, có kết quả nhất thời không phản ánh đƣợc chất lƣợng của hoạt động quản lý và điều hành. Đồng thời, cơ chế đánh giá này theo Shah sẽ góp phần giúp đội ngũ công chức có động cơ để tối ƣu hóa hiệu quả hoạt động phục vụ của mình. 4. Kết luận Mô hình chính quyền thân thiện, công sở thân thiện của Bình Dƣơng là mô hình phù hợp với xu thế cải cách hành chính của Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng. Ngƣời dân phải luôn là đối tƣợng ƣu tiên hàng đầu trong quá trình ban hành chính sách và cung cấp dịch vụ công của hệ thống các cơ quan công quyền. Tuy nhiên, để mô hình chính quyền thân thiện, công sở thân thiện có thể hoàn thiện hơn và mang lại kết quả tích cực hơn thì cần phải nhìn nhận lại những hạn chế của nó và khắc phục những yếu điểm tồn tại, dựa trên cơ sở lý thuyết đã đƣợc các chuyên gia của những tổ chức hàng đầu thế giới nghiên cứu, đề xuất, cụ thể là mô hình quản trị hƣớng về ngƣời dân của tác giả Anwar Shah – một chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB). Những nội dung của mô hình nhấn mạnh quản lý theo kết quả cần phải tiến hành ở cấp địa phƣơng và kết quả phục vụ ngƣời dân tốt hay không tốt phụ thuộc vào hoạt động điều 81
  18. hành và quản lý của bộ máy nhà nƣớc cấp địa phƣơng, hoạt động công vụ của đội ngũ CBCC. Từ đó, nhận thấy đƣợc mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các cơ quan hành chính nhà nƣớc, cơ quan quyền lực nhà nƣớc, đại biểu dân cử và các tổ chức chính trị- xã hội cấp địa phƣơng trong việc quản lý theo kết quả, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngƣời dân. Có nhƣ vậy mới thật sự xây dựng đƣợc nhà nƣớc kiến tạo theo đúng khái niệm và bản chất của nó. Tài liệu tham khảo 1. Anwar Shah, Handbook on public sector performance reviews (in six volumes), Vol. 3: Bringing civility in governance, chapter 6, edited by Anwar Shah, 2003; 2. Anwar Shah and Sanar Shah,The new vision of local governance and the evolving roles of local governance, trong sách Local governance in Developing countries, edited by Anwar Shah, WB, Washington D.C, 2006, p.22-25; 3. Học viện Hành chính, Quản lý công (sách chuyên khảo), TS. Bùi Huy Khiên (chủ biên), NXB Chính trị- Hành chính, Hà Nội 2013, tr.294-308; 4. Sở Nội vụ, Báo cáo số 426/BC-SNV ngày 23/6/2017 về ―Kết quả kiểm tra thực hiện công vụ theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng‖; 5. Sở Nội vụ, Báo cáo số 286/BC-SNV ngày 20/4/2015 về ―Kết quả triển khai thí điểm đo lƣờng sự hài lòng của ngƣời dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nƣớc tỉnh Bình Dƣơng năm 2015‖; 6. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng, Báo cáo số 23/BC-UBND ngày 03/3/2016 về ―Kết quả thực hiện công tác dân vận của chính quyền và xây dựng chính quyền thân thiện, công sở thân thiện năm 2016. Một số định hƣớng năm 2017‖; 7. Trang thông tin điện tử Khoa học pháp lý: http://khpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4 82
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2