Thực trạng bệnh răng miệng ở học sinh trường tiểu học huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2022-2023
lượt xem 1
download
Bài viết trình bày mô tả thực trạng bệnh răng miệng của học sinh Trường tiểu học huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2022-2023. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 học sinh từ 6 - 11 tuổi ở 4 trường tiểu học huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng bệnh răng miệng ở học sinh trường tiểu học huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2022-2023
- Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 113-119 INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH CURRENT STATUS OF DENTAL DISEASE AMONG PUPILS AT PRIMARY SCHOOL OF NGHIA DAN DISTRICT, NGHE AN PROVINCE, 2022 - 2023 Vi Thi Huong Thao1*, Cao Truong Sinh1, Nguyen Ngoc Hoa2 1 Vinh Medical University -161 Nguyen Phong Sac, Vinh, Nghe An, Vietnam Nghe An General Friendship Hospital - Km5, Lenin Avenue, Nghi Phu, Vinh, Nghe An, Vietnam 2 Received: 25/09/2023 Revised: 18/10/2023; Accepted: 11/11/2023 ABSTRACT Objective: To describe the dental disease situation of pupils at primary school of Nghia Dan district, Nghe An province in 2022-2023. Research Method: Cross-sectional descriptive research designed on 400 pupils aged 6-11 years old in 4 primary schools in Nghia Dan district, Nghe An. Results: The proportion of pupils participating in the study was 61% male and 39% female. Pupils of the Kinh ethnic group accounted for the majority at 68.5% and the proportion of pupils 6-8 years old was 58%. The rate of pupils with tooth decay was 77.7%, of which baby tooth decay and permanent tooth decay was 76.7% and 5.7%, respectively. The index of filling decay and general filling decay are 0.15 and 2.66. The percentage of pupils with gingivitis and tartar was 13.3% and 16.7%, respectively. Conclusion: Dental disease, especially the rate of tooth decay, is still high. It is necessary to educate about knowledge and practice of dental disease prevention for elementary school pupils. Keywords: Dental disease; elementary school pupils; Nghia Dan district. *Corressponding author Email address: Huongthao@vmu.edu.vn Phone number: (+84) 973 594 881 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i12 113
- V.T.H. Thao et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 113-119 THỰC TRẠNG BỆNH RĂNG MIỆNG Ở HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2022 - 2023 Vi Thị Hương Thảo1*, Cao Trường Sinh1, Nguyễn Ngọc Hòa2 1 Trường Đại học Y khoa Vinh - 161 Nguyễn Phong Sắc, Vinh, Nghệ An, Việt Nam 2 Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An - Km5, Đại lộ Lê nin, Nghi Phú, Vinh, Nghệ An, Việt Nam Ngày nhận bài: 25 tháng 09 năm 2023 Chỉnh sửa ngày: 18 tháng 10 năm 2023; Ngày duyệt đăng: 11 tháng 11 năm 2023 TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng bệnh răng miệng của học sinh Trường tiểu học huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2022-2023. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 học sinh từ 6 - 11 tuổi ở 4 trường tiểu học huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ học sinh tham gia nghiên cứu có 61% nam và 39% nữ. Học sinh là người dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ đa số với 68,5% và tỷ lệ học sinh 6-8 tuổi là 58%. Tỷ lệ học sinh mắc sâu răng là 77,7%, trong đó sâu răng sữa và sâu răng vĩnh viễn lần lượt là là 76,7%, 5,7%. Chỉ số sâu mất trám và sâu mất trám chung là 0,15 và 2,66. Tỷ lệ học sinh bị viêm lợi, cao răng lần lượt là 13,3% và 16,7%. Kết luận: Bệnh răng miệng, đặc biệt tỉ lệ bệnh sâu răng vẫn còn cao. Cần thiết giáo dục về kiến thức và thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho học sinh tiểu học. Từ khóa: Bệnh răng miệng; học sinh tiểu học; Nghĩa Đàn. *Tác giả liên hệ Email: Huongthao@vmu.edu.vn Điện thoại: (+84) 973 594 881 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i12 114
- V.T.H. Thao et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 113-119 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghĩa Đàn. Đối tượng được sự đồng ý của người giám hộ và tự nguyện tham gia và có mặt tại trường trong Bệnh răng miệng hiện nay là bệnh rất phổ biến trên thế thời gian nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ là các học sinh giới. Trong đó, sâu răng và viêm lợi là hai bệnh thường bị các bệnh mãn tính. gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi bắt 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu đầu đến trường. Bệnh răng miệng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào loại tai họa thứ ba của loài Cỡ mẫu nghiên cứu người sau bệnh ung thư và tim mạch [1]. Tháng 5 năm Sử dụng công thức tính cỡ mẫu xác định một tỷ lệ: 2007, tại hội nghị sức khỏe răng miệng thế giới lần thứ 60, WHO đã thông qua nghị quyết, đưa xúc tiến p(1- p) n = Z2(1-α/2) x DE và phòng ngừa bệnh răng miệng vào quy hoạch phòng d2 ngừa và điều trị tổng hợp bệnh mãn tính. Hiện nay sức Trong đó: n cỡ mẫu tối thiểu; Z=1,96 (tương ứng với khoẻ răng miệng là một trong 10 tiêu chuẩn lớn về sức mức α=0,05, khoảng tin cậy 95%); p=0,591(p là tỷ lệ khỏe theo sự xác định của WHO [2]. Theo WHO, sâu học sinh tiểu học bị sâu răng theo nghiên cứu của tác răng và viêm lợi là một vấn đề ưu tiên hàng đầu trong giả Lê Ngọc Thanh tại Hà Tĩnh năm 2020 [5] ; DE: giá việc chăm sóc sức khỏe răng miệng ở hầu hết các nước, trị hiệu ứng thiết kế DE=2; d: sai số tuyệt đối d=0,07. tỷ lệ sâu răng trung bình từ 26% - 60% tùy từng quốc Tổng số đối tượng nghiên cứu thực tế là 400 học sinh. gia và khu vực, trong đó lứa tuổi trẻ em và thanh niên Phương pháp chọn mẫu chiếm từ 60 - 90%, chỉ số sâu mất trám trung bình là 2,4 tỷ lệ viêm lợi từ 70 - 90% và gặp ở mọi lứa tuổi [3]. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm, nhiều Theo một nghiên cứu hệ thống của Mohsen Kazeminia giai đoạn. và cộng sự năm 2020 trên 164 bài báo về sâu răng ở học Giai đoạn 1: Chọn trường sinh tiểu học cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa là 46,2% và Bước 1: Lập danh sách 23 trường tiểu học trên địa bàn sâu răng vĩnh viễn là 53,8%, viêm lợi là 48% [4]. Trong huyện Nghĩa Đàn. những năm qua với sự phát triển về kinh tế xã hội đã làm gia tăng các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng Bước 2: Tiến hành lựa chọn 4 trường tiểu học trong tại địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có đánh danh sách đã lập ở bước 1 bằng phương pháp ngẫu giá cụ thể về thực trạng bệnh răng miệng của học sinh nhiên đơn. Sử dụng hàm random trong excel để lựa các trường tiểu học của huyện Nghĩa Đàn. Chính vì chọn 4 trường tiểu học là Thị trấn, Nghĩa Hội, Nghĩa vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu là Lợi và Nghĩa Trung. mô tả thực trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học Giai đoạn 2: Chọn lớp tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2022-2023. Bước 1: Lập danh sách các lớp của các trường được chọn. Trường tiểu học thị trấn có 27 lớp, trường Nghĩa 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hội có 20 lớp, Nghĩa Lợi có 13 lớp, Nghĩa Trung có 22 lớp. 2.1. Thiết kế nghiên cứu Bước 2: Tại mỗi trường các lớp được chọn theo phương Thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu mô tả cắt ngang. pháp ngẫu nhiên phân tầng, mỗi tầng là một khối lớp. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Sử dụng hàm random trong excel để thực hiện. Kết quả mỗi trường có 5 lớp được chọn tham gia vào nghiên Địa điểm nghiên cứu tại trường tiểu học thị trấn Nghĩa cứu. Đàn, Nghĩa Hội, Nghĩa Lợi và Nghĩa Trung. Thời gian nghiên cứu từ tháng 09/2022 đến tháng 09/2023. Bước 3. Chọn lớp tại mỗi trường theo danh sách đã lập tại bước 1. Tiếp tục sử dụng hàm random trong excel 2.3. Đối tượng nghiên cứu để chọn từng lớp của mỗi trường tham gia nghiên cứu. Là học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện Kết quả cho thấy tại mỗi trường có 01 lớp 1, 01 lớp 2, 115
- V.T.H. Thao et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 113-119 01 lớp 3, 01 lớp 4 và 01 lớp 5 tham gia vào nghiên cứu. một số câu hỏi cho phù hợp và hoàn thiện. Giai đoạn 3: Chọn học sinh - Bước 2: Thu nhận ý kiến đồng ý của người giám hộ và Bước 1. Chọn số học sinh cho mỗi trường. Sử dụng thu thập thông tin. phương pháp có chủ đích. Cỡ mẫu cần lấy là 400 học sinh - Bước 3: Khám lâm sàng xác định tỷ lệ bệnh răng nên chia đều cho 4 trường. Mỗi trường có 100 học sinh. miệng của học sinh. Bước 2. Chọn học sinh cho mỗi lớp. Sử dụng phương 2.7. Xử lý và phân tích số liệu pháp chọn mẫu chủ đích. Tại mỗi khối sẽ lấy 1 lớp, Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.5. Làm trong 1 lớp lấy 20 học sinh bất kỳ cho đến khi đủ cỡ sạch và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Sử dụng mẫu cần lấy tại mỗi trường. tần số, tỷ lệ % để mô tả các biến định tính; giá trị trung 2.5. Biến số nghiên cứu bình cho các biến định lượng. - Biến số về đặc điểm nhân khẩu: giới tính, tuổi và dân 2.8. Đạo đức nghiên cứu tộc, thói quen ăn quà vặt, đồ ngọt, sử dụng thuốc. Nghiên cứu tuân thủ quy trình bảo mật thông tin, sử - Biến số thực trạng bệnh răng miệng: tình trạng sâu dụng mã số mà không thu thập thông tin nhận diện cá răng, chỉ số SMT/smt, tình trạng viêm lợi, tình trạng nhân, đối tượng hoàn toàn tự nguyện tham gia nghiên cao răng. cứu và có sự đồng ý của bộ/mẹ/người giám hộ. Nghiên 2.6. Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập số liệu cứu được tiến hành thông qua quyết định Số 1093/QĐ- Công cụ thu thập số liệu là bộ câu hỏi và phiếu khám ĐHYKV-SĐH ngày 22/11/2022 của Trường Đại học bệnh. Quá trình thu thập số liệu gồm 3 bước: Y khoa Vinh, Phòng Giáo dục và Đào tạo Nghĩa Đàn, các Trường tiểu học Thị Trấn Nghĩa Đàn, Nghĩa Hội, - Bước 1: Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn được thiết Nghĩa Lợi và Nghĩa Trung. kế sẵn, dùng để thu thập thông thông tin đặc điểm nhân khẩu học. Thử nghiệm mỗi lớp với 20 học sinh và 5 lớp. Sau khi đã thử nghiệm, bộ công cụ đã được chỉnh sửa 3. KẾT QUẢ Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=400) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nam 244 61,0 Giới tính Nữ 156 39,0 Kinh 274 68,5 Dân tộc Khác 126 31,5 6-8 232 58,0 Nhóm tuổi 9 - 11 168 42,0 Không bao giờ/ hiếm khi 57 14,3 Thói quen ăn quà vặt, đồ ngọt Thỉnh thoảng/thường xuyên 343 85,7 Không 157 39,3 Sử dụng thuốc để chữa bệnh Có 243 60,7 Tỷ lệ nam chiếm 61,0% và nữ chiếm 39,0%. Dân tộc quà vặt, đồ ngọt chiếm tỷ lệ cao với 85,7%. Đa số học Kinh chiếm tỷ lệ đa số là 68,5%. Lứa tuổi 6-8 tuổi sinh sử dụng thuốc để chữa bệnh với 60,7%. chiếm 58,0%. Học sinh thỉnh thoảng/thường xuyên ăn 116
- V.T.H. Thao et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 113-119 Bảng 2. Thực trạng bệnh sâu răng của học sinh (n=400) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Có 311 77,7 Sâu răng chung Không 89 22,3 Có 307 76,7 Sâu răng sữa Không 93 23,3 Có 23 5,7 Sâu răng vĩnh viễn Không 377 94,3 Tỷ lệ học sinh tiểu học mắc sâu răng chung là 77,7%. Trong đó sâu răng sữa là 76,7% và sâu răng vĩnh viễn là 5,7%. Bảng 3. Thực trạng sâu răng chung theo một số yếu tố (n=311) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nam 203 65,3 Giới tính Nữ 108 34,7 6-8 180 57,9 Nhóm tuổi 9-11 131 42,1 Không bao giờ /hiếm khi 16 5,1 Thói quen ăn quà vặt, đồ ngọt Thỉnh thoảng/ thường xuyên 295 94,9 Không 124 39,9 Sử dụng thuốc chữa bệnh Có 187 60,1 Học sinh nam mắc sâu răng chung chiếm 65,3%. Lứa chiếm tỷ lệ cao với 94,9%. Tỷ lệ học sinh có dùng thuốc tuổi 6 - 8 tuổi chiếm 57,9%. Tỷ lệ học sinh thỉnh thoảng/ để chữa bệnh bị sâu răng chung là 60,1%. thường xuyên ăn quà vặt, đồ ngọt mắc sâu răng chung Bảng 4. Chỉ số SMT/smt theo yếu tố giới (n=400) Răng vĩnh viễn Răng sữa Đặc điểm S M T SMT s m t smt Nam (244) 0,05 0 0,004 0,054 1,39 0,18 0,09 1,66 Nữ (156) 0,09 0 0,006 0,096 0,86 0,08 0,06 1 Chung 0,14 0 0,01 0,15 2,25 0,26 0,15 2,66 Chỉ số smt răng sữa chung là 2,66; trong đó, nam giới là 1,66 và nữ giới là 1. Chỉ số SMT răng vĩnh viễn chung là 0,15, trong đó, nam giới là 0,096 và nữ giới là 0,054. 117
- V.T.H. Thao et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 113-119 Bảng 5. Thực trạng viêm lợi và cao răng của học sinh (n=400) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Có 53 13,3 Viêm lợi Không 347 86,7 Không có 333 83,3 Cao răng Có mức độ nhẹ 62 15,5 Có mức độ trung bình, nặng 5 1,2 Tỷ lệ học sinh bị viêm lợi là 13,3%. Tỷ lệ học sinh có tỷ lệ smt cho thấy vai trò, trách nhiệm của bố mẹ, nhà cao răng mức độ nhẹ là 15,5%; mức độ trung bình nặng trường, chương trình y tế học đường trong dự phòng và là 1,2%. điều trị bệnh sâu răng đóng vai trò rất quan trọng. Qua khám cũng đã cho thấy tỷ lệ sâu răng chung ở học 4. BÀN LUẬN sinh nam cao hơn nhiều so với học sinh nữ (65,3% so với 34,7%). Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Hồng Trong nghiên cứu chúng tôi cho thấy tỷ lệ sâu răng Chuyên (2021) cho kết quả khác biệt so với nghiên cứu chung khá cao (77,7%). Kết quả này có khác biệt so của chúng tôi, học sinh nữ mắc sâu răng chung cao với một số nghiên cứu về bệnh răng miệng trong và hơn học sinh nam (54,7% so với 45,3%) [12]. Kết quả ngoài nước. Kết quả chúng tôi thấp hơn so với nghiên này cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu trong nước cứu khác ở học sinh trong khu khu vực Châu Á. Tác của các tác giả Trương Văn Bang (2014) học sinh nam giả Poonam Shingare nghiên cứu tần suất sâu răng trên bị sâu răng chung cao hơn học sinh nữ (73,5% so với 472 học sinh tại Ấn Độ cho thấy tỷ lệ sâu răng chung 69,4%)[10]. Điều này có thể là do học sinh nữ thường là 80,9% [6]. Tại Myanmar (2020) tỷ lệ học sinh mắc chăm chỉ, siêng năng chăm sóc bản thân, kể cả chăm sâu răng là 93,0% [7]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu sóc răng, có thể vì vậy tỷ lệ sâu răng ở học sinh nữ thấp chúng tôi cao hơn so với các nước phát triển như tại hơn học sinh nam. Italy (2016) tỷ lệ sâu răng của học sinh là 35,8% [8]. Ở Trong các bệnh răng miệng của học sinh, cùng với sâu trong nước, một số nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ sâu răng, viêm lợi là 1 trong 2 bệnh phổ biến nhất. Trong răng ở học sinh cũng có khác biệt ở các vùng khác nhau, nghiên cứu này để đánh giá tình trạng viêm lợi, chúng tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của các giả Phạm tôi dùng chỉ số viêm lợi GI để nói lên mức độ viêm Hùng Sơn (2014), Trương Văn Bang (2014) cho thấy lợi trong nhóm học sinh, bao gồm 4 mức độ: không tỷ lệ học sinh trường Xuân La và trường Vĩnh Hưng, viêm, viêm nhẹ, viêm trung bình và viêm nặng. Kết quả Hà Nội mắc sâu răng chung lần lượt là 56,6%, 65,1% nghiên cứu cho thấy tỷ lệ học sinh bị viêm lợi là 13,3%. [9], [10]. Tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên Kết quả này thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu trong cứu được tiến hành gần đây của các tác giả Nguyễn Thị và ngoài nước. Tác giả Poonam Shingare nghiên cứu Hồng Minh (2020), Nguyễn Hồng Chuyên (2021) cho tần suất sâu răng trên 472 học sinh tại Ấn Độ cho thấy tỷ lệ học sinh tiểu học mắc sâu răng lần lượt là 92,2%, tỷ lệ viêm lợi là 78,2% [6]. Một nghiên cứu khác tại 96,7% [11], [12]. Nghiên cứu của tác giả Trần Tấn Tài Myanmar (2020) cho thấy tỷ lệ viêm lợi ở học sinh là (2016) cho kết quả tương đương với nghiên cứu của 57% [7]. Ở trong nước, một số nghiên cứu khác cho chúng tôi, tỷ lệ sâu răng chung của học sinh tiểu học ở thấy tỷ lệ viêm lợi ở học sinh cũng có khác biệt ở các Huế là 77,6% [13]. vùng khác nhau, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu Chỉ số smt răng sữa chung là 2,66 nghĩa là mỗi học của các giả Trần Tấn Tài (2016) tỷ lệ viêm lợi là 33,2%, sinh trung bình có 2,66 chiếc răng sữa bị sâu. Chỉ số Lê Ngọc Thanh (2020) tỷ lệ học sinh bị viêm lợi là smt ở nhóm nam cao hơn nhóm nữ. Kết quả này thấp 32,6% [5], [13]. Sự khác biệt này có thể là do ở độ tuổi hơn so với nghiên cứu của tác giả Trần Tấn Tài (2016), này thì sự tăng sinh lợi không tương ứng với tình trạng chỉ số smt của học sinh ở Huế là 4,22 [13]. Kết quả về mảng bám răng và vệ sinh răng miệng. Ở độ tuổi này, 118
- V.T.H. Thao et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 113-119 phản ứng tổ chức đối với mảng bám và sâu răng mạnh Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh năm mẽ hơn, mức độ viêm lợi sẽ tăng dần theo độ tuổi. Mặt 2020; Luận văn Bác sĩ chuyên khoa 2 Quản lý Y khác cũng có thể do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tế, Trường đại học Y dược Hải Phòng, 2020. sau hơn nên dẫn đến thái độ về răng miệng tốt hơn, sự [6] Poonam S, Dental Caries Prevalence among 3- phát triển của chuyên ngành răng hàm mặt cao hơn, to 14-Year-Old School Children, Uran, Raigad điều kiện về cơ sở vật chất, sinh hoạt cũng tốt hơn. Tuy District, Maharashtra; Journal of Contemporary nhiên vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu tại Dentistry; May-August 2012; 2(2): 11-14. địa phương để có thể đưa ra những kết luận chính xác. [7] Yoshiaki N, Tooth-Level Analysis of Dental Tỷ lệ bị viêm lợi ở học sinh nam cao hơn nhiều so với Caries in Primary Dentition in Myanmar học sinh nữ (67,9% so với 32,1%). Kết quả này tương Children. Int J Environ Res Public Health, 17 đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Anh Chi (20), 2020, 7613. (2012) cho thấy học sinh nam bị viêm lợi cao hơn học sinh nữ (49,4% so với 36,5% [14]. Điều này là phù hợp [8] Gianmaria F. Ferrazzano, Relationship Between vì so với cùng độ tuổi học sinh nữ luôn có kiến thức và Social and Behavioural Factors and Caries thực hành liên quan đến chăm sóc sức khỏe nói chung Experience in Schoolchildren in Italy. Oral cao hơn so với học sinh nam. Cũng có thể là do trong Health Prev Dent; 14(1), 2016, 55-61. nghiên cứu của chúng tôi học sinh nam có tỷ lệ cao hơn [9] Phạm Hùng Sơn, Kiến thức, thái độ, thực hành nhiều so với học sinh nữ (69,0% so với 31,0%) nên dẫn vệ sinh răng miệng và thực trạng sâu răng ở đến học sinh nam bị viêm lợi cao hơn học sinh nữ. học sinh tại trường tiểu học Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2014; Luận văn thạc sĩ Y học, 5. KẾT LUẬN Trường đại học Y Hà Nội, 2014. [10] Trương Văn Bang, Thực trạng bệnh sâu răng và Bệnh răng miệng, đặc biệt tỷ lệ bệnh sâu răng vẫn còn một số yếu tố ảnh hưởng ở học sinh tuổi từ 6 cao trong học sinh tiểu học. Cần có các giải pháp đồng đến 11 tại trường tiểu học Vĩnh Hưng, Hoàng bộ để điều trị và phòng chống bệnh răng miệng cho học Mai, Hà Nội năm 2014; Luận văn thạc sĩ y học, sinh tiểu học. Trường đại học Y Hà Nội, 2014 [11] Nguyễn Thị Hồng Minh, Thực trạng bệnh sâu TÀI LIỆU THAM KHẢO răng, viêm lợi ở học sinh trường tiểu học Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định năm 2020; Tạp chí [1] World Health Organization, Global data on Y học Việt Nam; 2(513), 2022. dental caries prevalence (DMFT) in children aged 12 years, 2000; 1-9. [12] Nguyễn Hồng Chuyên, Mô tả thực trạng bệnh sâu răng ở học sinh hai trường tiểu học huyện [2] World Health Organization, Global policy for Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ năm 2021; Tạp chí Y improvement of oral health - World Health học Việt Nam; 1(504), 2021. Assembly 2007. International Dental Journa; 58(3), 2008, 115-121. [13] Trần Tấn Tài, Thực trạng bệnh sâu răng và hiệu quả của giải pháp can thiệp cộng đồng của học [3] World Health Organization, The World Oral sinh tại một số trường tiểu học ở Thừa Thiên Health Report, 2013. Huế; Luận án tiến sĩ Y học, Trường đại học Y [4] Mohsen K, Dental caries in primary and dược Huế, 2016. permanent teeth in children’s worldwide, 1995 [14] Nguyễn Anh Chi, Thực trạng bệnh sâu răng, viêm to 2019: a systematic review and meta-analysis. lợi và mối liên quan với kiến thức, thái độ hành Head Face Med, 16(1), 2020, 22. vi chăm sóc răng miệng của học sinh THPT Chu [5] Lê Ngọc Thanh, Thực trạng sâu răng, viêm lợi và Văn An, Ba Đình, Hà Nội năm 2012; Luận văn một số yếu tố liên quan ở học sinh trường tiểu học thạc sĩ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, 2012. 119
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tình trạng nha chu và kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng ở bệnh nhân bệnh động mạch vành
5 p | 150 | 8
-
Thực trạng bệnh quanh răng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương năm 2015
8 p | 72 | 7
-
Nhận xét thực trạng sâu răng trẻ em từ 2 đến 6 tuổi ở trường Mầm non Hoa phượng đỏ
5 p | 96 | 5
-
Đánh giá thực trạng bệnh sâu răng và giải pháp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng của nhóm sinh viên Học viện Quân y
6 p | 124 | 5
-
Thực trạng sâu răng sữa ở trẻ dưới 36 tháng tuổi tại trường mầm non Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội năm 2022
4 p | 8 | 4
-
Thực trạng sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh Trường Trung học cơ sở Tân Bình, thành phố Hải Dương năm 2015
5 p | 45 | 3
-
Một số yếu tố liên quan đến thực trạng sâu răng, viêm lợi ở học sinh trường tiểu học Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh năm 2020
5 p | 29 | 3
-
Thực trạng bệnh viêm lợi và vệ sinh răng miệng của học sinh lớp 6 trường THCS Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội năm 2020
5 p | 27 | 2
-
Thực trạng sâu răng, viêm lợi ở học sinh trường tiểu học Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh, năm 2020
6 p | 36 | 2
-
Thực trạng bệnh sâu răng ở học sinh hai trường tiểu học huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
5 p | 37 | 2
-
Thực trạng sâu răng của một nhóm người khiếm thị tại một số quận ở Hà Nội năm 2020-2021
3 p | 24 | 2
-
Thực trạng sâu răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tỉnh Bình Dương
5 p | 33 | 2
-
Nhận xét thực trạng sâu răng và một số yếu tố liên quan trên nhóm sinh viên chuyên sâu bơi trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn – Bắc Ninh năm 2013
5 p | 31 | 2
-
Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở cán bộ chiến sĩ công an tỉnh Nam Định năm 2019-2020
10 p | 35 | 2
-
Thực trạng mất răng và phục hình răng đã mất trên bệnh nhân điều trị tổng quát tại khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược Tp HCM
5 p | 8 | 2
-
Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 3 trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2021
4 p | 18 | 1
-
Thực trạng sâu răng vĩnh viễn của học sinh lớp 5 tại Hà Nội
6 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn