intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng các bệnh về mắt và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt ban đầu của người dân tại một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu “Thực trạng mô hình dịch vụ chăm sóc mắt tuyến huyện tại một số tỉnh/thành phố ở Việt Nam” nhằm cung cấp thông tin đầy đủ về thực trạng CSM tại tuyến huyện thuộc các vùng, miền khác nhau trong cả nước và cung cấp các bằng chứng về thực trạng bệnh về mắt, thói quen của cộng đồng trong CSMPCML, nhu cầu và khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ CSMPCML tại các địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng các bệnh về mắt và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt ban đầu của người dân tại một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam

  1. VAI TRÒ CỦA Y TẾ CƠ SỞ TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN THỰC TRẠNG CÁC BỆNH VỀ MẮT VÀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC MẮT BAN ĐẦU CỦA NGƯỜI DÂN TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM ThS. Vũ Thị Minh Hạnh10, ThS. Vũ Thúy Nga11, ThS. Vũ Thị Mai Anh12, ThS. Hoàng Ly Na12, ThS. Trần Thị Hồng Cẩm12, ThS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh12, ThS. Nguyễn Việt Hà12, CN. Vũ Mạnh Cường12, ThS. Ngô Phương Thảo12 TÓM TẮT Kết quả trình bày trong bài báo là một phần của kết quả nghiên cứu “Thực trạng mô hình dịch vụ chăm sóc mắt tuyến huyện tại một số tỉnh/thành phố tại Việt Nam năm 2016” do các nghiên cứu viên của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế phối hợp với Bệnh viện Mắt Trung ương tiến hành từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 7 năm 2017. Nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng bệnh về mắt, nhu cầu và khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc mắt phòng chống mù lòa (CSMPCML) của người dân tại các vùng, miền trong cả nước; thực trạng mô hình dịch vụ chăm sóc mắt (CSM) tại các huyện ở một số tỉnh, thành phố; đồng thời chỉ ra những khó khăn, bất cập đối với việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt ban đầu (CSMBĐ) tại tuyến huyện và đề xuất giải pháp về mô hình dịch vụ CSM tuyến huyện phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của từng vùng, miền nhằm nâng cao chất lượng CSMBĐ trong cả nước. Về thực trạng bệnh về mắt, thói quen của cộng đồng trong CSMPCML, nhu cầu và khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ CSMPCML tại các địa phương thuộc địa bàn nghiên cứu, kết quả khảo sát cho thấy: Thực trạng các bệnh mắt tại những địa bàn nghiên cứu đã và đang có sự dịch chuyển rõ rệt từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây. Tuy nhiên, tùy theo bối cảnh tự nhiên, kinh tế -xã hội của từng vùng, miền mà tần suất xuất hiện của từng loại bệnh có thể khác nhau. Kiến thức và hành vi thực hành CSM của người dân mặc dù đã được cải thiện hơn so với trước song vẫn chưa theo kịp với những biến đổi về mô hình các bệnh mắt trong thực tế. Khả năng tiếp cận với dịch vụ CSM, nhất là với các cơ sở y tế tuyến trên của dân cư tại các địa bàn nghiên cứu còn nhiều hạn chế bởi những rào cản từ những thói quen bất lợi trong cộng đồng cùng sự thiếu hụt thông tin về cơ sở khám chữa bệnh và khoảng cách địa lý. Đa số người dân chỉ tiếp cận được với các cơ sở CSM ban đầu tại tuyến xã và tuyến huyện và họ luôn có mong muốn được thụ hưởng nhiều hơn các dịch vụ CSM tại tuyến huyện. Từ khóa: thực trạng, bệnh về mắt, khả năng tiếp cận, dịch vụ chăm sóc mắt 10 Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế 11 Tạp chí Chính sách Y tế 12 Khoa Xã hội học Y tế - Viện Chiến lược và Chính sách Y tế 48
  2. Sè 26/2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh trên, Viện Chiến lược và Chính sách y tế đã phối hợp với Bệnh viện Mắt Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều Trung ương tiến hành nghiên cứu “Thực trạng nỗ lực trong triển khai chương trình Phòng chống mô hình dịch vụ chăm sóc mắt tuyến huyện tại mù lòa trên phạm vi toàn quốc. Mặc dù đã đạt được một số tỉnh/thành phố ở Việt Nam” nhằm cung một số thành tích đáng ghi nhận song hoạt động cấp thông tin đầy đủ về thực trạng CSM tại tuyến CSM phòng chống mù lòa (CSMPCML) ở nước huyện thuộc các vùng, miền khác nhau trong cả ta hiện vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nước và cung cấp các bằng chứng về thực trạng bất cập về mô hình tổ chức của mạng lưới CSM, bệnh về mắt, thói quen của cộng đồng trong nhân lực CSM, điều kiện cơ sở vật chất và trang CSMPCML, nhu cầu và khả năng tiếp cận của thiết bị CSM, đầu tư ngân sách cho hoạt động người dân với các dịch vụ CSMPCML tại các CSMPCML… Đặc biệt tại tuyến huyện nơi cung địa phương. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Tổ cấp dịch vụ CSM ban đầu, hầu hết các bệnh viện chức Fred Hollows Foundation (FHF). đa khoa (BVĐK) hoặc Trung tâm Y tế (TTYT) huyện đều không có đơn vị CSM độc lập mà chỉ II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP thuộc liên chuyên khoa (Khám bệnh hoặc Ngoại NGHIÊN CỨU sản hay Tai- Mũi- Họng, Răng- Hàm -Mặt …). 1. Địa bàn nghiên cứu: Tỷ lệ huyện có bác sỹ chuyên khoa (BSCK) Mắt chỉ đạt 46%, huyện có y sỹ/điều dưỡng chuyên 7 tỉnh/thành phố thuộc 3 miền trong cả nước khoa Mắt đạt 70% trong khi theo khuyến cáo (Sơn La, Hải Dương, Kon Tum, Quảng Nam, của Chương trình Thị giác 2020 mỗi huyện cần Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Trà Vinh). có 1 BSCK Mắt và 2 -3 điều dưỡng/y sỹ chuyên 2. Đối tượng nghiên cứu: khoa (ĐD/YSCK) Mắt. Khả năng cung cấp dịch vụ CSM tại các cơ sở CSM tuyến huyện rất hạn Là những nhóm xã hội có liên quan trực chế, mới chỉ cung cấp được một số dịch vụ thiết tiếp tới việc triển khai thực hiện chương trình yếu về CSM như lấy dị vật giác mạc, chích chắp CSMPCML từ trung ương tới tỉnh/thành, quận/ lẹo, điều trị lông quặm. Số huyện cung cấp được huyện và xã/phường, bao gồm: Nhóm lãnh đạo dịch vụ đo khúc xạ, thử kính… chỉ chiếm khoảng quản lý, Nhóm cung ứng dịch vụ CSM (nhân 5% đến 7%. Do không có chuyên khoa nên tuyến viên y tế tại các cơ sở CSM tuyến tỉnh; mắt tuyến huyện chưa có đủ năng lực để sàng lọc, phát hiện huyện; tuyến xã/phường); và Nhóm hưởng lợi sớm và chuyển tuyến kịp thời các bệnh về mắt. (bệnh nhân sử dụng dịch vụ tại các cơ sở CSM Rõ ràng, năng lực cung cấp dịch vụ CSM ban đầu tuyến huyện; Người dân trong cộng đồng). của các cơ sở y tế tuyến huyện còn khoảng cách 3. Phương pháp nghiên cứu: rất lớn so với nhu cầu CSM trong cộng đồng, đặc biệt là trong bối cảnh tỷ lệ mắc tật khúc xạ của Mô tả cắt ngang, sử dụng kết hợp hai phương các em học sinh ngày càng gia tăng như hiện nay pháp nghiên cứu là định lượng và định tính. (tỷ lệ tật khúc xạ tại Việt Nam hiện nay chiếm Nghiên cứu đã sử dụng Biểu mẫu thống kê để khoảng từ 15% đến 40%, tương ứng khoảng từ thu thập thông tin định lượng về thực trạng bệnh 14 đến 36 triệu người mắc tật khúc xạ; tỷ lệ này mắt, nhân lực, trang thiết bị, thuốc và danh mục lên tới 40%-60% đối với các em học sinh tại một các kỹ thuật CSM được triển khai tại 14 quận/ số thành phố lớn). Bên cạnh đó, hoạt động CSM huyện thuộc địa bàn khảo sát. Nghiên cứu cũng tại cộng đồng cũng còn nhiều hạn chế, bất cập do đã thực hiện 125 cuộc phỏng vấn sâu và 133 thiếu nhân lực và kinh phí thực hiện… cuộc thảo luận nhóm với các nhóm đối tượng am hiểu về chủ đề chính. 49
  3. VAI TRÒ CỦA Y TẾ CƠ SỞ TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng các bệnh mắt Kết quả khảo sát tại các địa bàn nghiên cứu cho thấy, mô hình các bệnh mắt phổ biến trong cộng đồng bao gồm: Bảng 1. Các bệnh phổ biến về mắt tại các địa bàn nghiên cứu Mô hình bệnh tật Với người lớn Với trẻ em Đục thủy tinh thể Tật khúc xạ Viêm kết mạc Viêm kết mạc Bệnh lý đáy mắt Rối loạn điều tiết Bệnh võng mạc đái tháo đường Chắp lẹo, quặm Chấn thương mắt Dị vật kết giác mạc Các bệnh mắt thường gặp Viêm tắc lệ đạo Lác - Sụp mi Glocom Chấn thương Chắp, lẹo, quặm, mộng Viêm giác mạc Dị vật kết giác mạc Đục thủy tinh thể Tật khúc xạ Glocom Tai nạn thương tích Thái hóa võng mạc Sẹo giác mạc Nguyên nhân gây mù thường gặp Viêm màng bồ đào Ung thư nhãn cầu Sẹo đục, loét giác mạc Tai nạn thương tích (tai nạn lao động, tai nạn giao thông,…) (Nguồn: Thông tin thu thập qua Biểu mẫu thống kê về thực trạng bệnh mắt được lưu giữ trong hồ sơ KCB tại các huyện thuộc địa bàn nghiên cứu) Mô hình các bệnh mắt trong thực tế tại các địa bất lợi bởi môi trường sống và lối sống như: phương đã có sự dịch chuyển rõ từ các bệnh lây Viêm kết mạc, bệnh võng mạc đái tháo đường, truyền trước đây (đau mắt hột gây sẹo đục, mộng, bệnh lý đáy mắt, chấn thương mắt, Glocom,… quặm,…) sang các bệnh không lây (chấn thương, Với trẻ em, tật khúc xạ vừa là bệnh thường tật khúc xạ, bệnh võng mạc tiểu đường,…). gặp vừa là nguyên nhân gây mù phổ biến nhất Với người lớn, đục thủy tinh thể là bệnh hiện nay tại các địa bàn khảo sát. Ngoài ra, viêm thường gặp nhiều nhất và cũng là nguyên nhân kết mạc, chắp lẹo, chấn thương, ung thư nhãn gây mù phổ biến nhất tại các địa phương thuộc cầu cũng là bệnh thường gặp và là nguyên nhân địa bàn nghiên cứu. Tiếp đến là các bệnh làm suy gây mù ở trẻ. giảm thị lực và gây mù lòa xuất hiện ngày càng nhiều trong thời gian gần đây do chịu ảnh hưởng 50
  4. Sè 26/2018 *) “… Ngày xưa các cháu học sinh cấp 3 mới bị cận thị bây giờ cấp 1 đã bị rồi. Người cao tuổi thường bị đục thủy tinh thể, mụn thịt quanh mắt và bị tiểu đường, cao huyết áp gây mờ mắt nữa. Hiện có khoảng 8,6% người dân ở đây bị tiểu đường và 22,8% bị tăng huyết áp. Bệnh đau mắt hột giờ không thấy nữa rồi…”. (Ý kiến của nhân viên YT, TTYT huyện Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu) Tuy nhiên, qua khảo sát; tùy theo đặc điểm thủy tinh thể là những bệnh thường gặp hơn cả tự nhiên và mức độ phát triển kinh tế, xã hội của trong khi ở khu vực đô thị cùng những vùng lân từng địa phương mà mức độ phổ biến của các cận (Sơn Trà, Hòa Vang, Long Điền, Tân Thành) bệnh gây suy giảm thị lực và mù lòa có thể khác thì tật khúc xạ là bệnh phổ biến hơn, tiếp đến là nhau. Chẳng hạn như ở các huyện thuộc khu vực đục thủy tinh thể. Đáng chú ý ngay trong cùng nông thôn, miền núi (Kinh Môn, Cẩm Giàng, một tỉnh/thành phố, mô hình các bệnh về mắt vẫn Tiểu Cần, Châu Thành, Mai Sơn, Thuận Châu, có thể khác nhau giữa các quận/huyện. Ngọc Hồi, Đăk Glei) thì viêm kết mạc và đục *) “…Tật khúc xạ ở học sinh (cận thị, loạn thị) gia tăng nhiều trong khoảng 6 năm trở lại đây. Kết quả khám sức khỏe học sinh tại 21 trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn huyện Cẩm Giàng cho thấy có tới 40% học sinh có vấn đề về tật khúc xạ. Nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu tại địa phương là đục thủy tinh thể, thứ 2 là bệnh lý võng mạc tiểu đường, thứ 3 là tật khúc xạ và thứ 4 là Glocom…”. (Ý kiến của cán bộ CSM, TTYT huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) **) “…Các bệnh mắt ở địa phương phổ biến là viêm kết mạc, đục thủy tinh thể, khô mắt, chấn thương, dị vật. Chung quy lại viêm kết mạc vẫn là nhiều nhất, kế đến là đục thủy tinh thể. Khô mắt hiện nay cũng nhiều và chấn thương… Riêng huyện mình thấy Glocom là rất ít, có nhưng mà ít, đến với mình là mạn tính rồi. Cái thứ 2 nữa là mắt hột mình cũng không thấy. Riêng vùng mình mộng cũng ít, không nhiều như vùng ở dưới biển kia. Ở Núi Thành có rất nhiều bệnh nhân bị mộng mắt nhưng ở mình mộng rất là ít, quặm rất ít …”. (Ý kiến của cán bộ CSM TTYT huyện Quế Sơn, Quảng Nam) Mặc dù vậy, những thông tin thu được qua (RAAB). Theo nghiên cứu này, nguyên nhân khảo sát tại 14 quận/huyện của 7 tỉnh/thành phố chính gây mù lòa và suy giảm thị lực ở nước ta về mô hình các bệnh mắt đã tương đồng với kết bao gồm: đục thủy tinh thể, bệnh Glocom và các quả của Đánh giá nhanh về các bệnh gây mù lòa bệnh bán phần sau khác, tật khúc xạ không được có thể phòng tránh được ở Việt Nam năm 2015 chỉnh kính,… 51
  5. VAI TRÒ CỦA Y TẾ CƠ SỞ TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN 2. Kiến thức, thực hành và khả năng tiếp cận chế xem ti vi, sử dụng điện thoại và chơi trò chơi với dịch vụ chăm sóc mắt của người dân tại điện tử; đi khám mắt tại các cơ sở y tế khi có dấu các địa bàn nghiên cứu hiệu bất thường,… 2.1. Kiến thức và thực hành chăm sóc mắt Tuy nhiên, kiến thức của cộng đồng về một số trong cộng đồng bệnh phổ biến đang gây suy giảm thị lực và mù lòa trong thực tế hiện nay như: bệnh võng mạc Kết quả khảo sát tại các địa phương cho thấy đái tháo đường, bệnh Glocom, bong võng mạc kiến thức, thực hành của cộng đồng về bảo vệ, trẻ đẻ non - ROP còn rất hạn chế kể cả ở những chăm sóc và nâng cao sức khỏe trong đó có CSM khu vực đô thị, đồng bằng. Nhiều thói quen bất đã có nhiều chuyển biến tích cực so với trước. lợi trong CSM hiện vẫn đang tồn tại khá phổ biến Trong những năm gần đây, do hoạt động truyền trong cộng đồng như: Không đeo kính khi lao thông về chăm sóc sức khỏe, CSM ngày càng động sản xuất, trẻ em thường lạm dụng trong sử được tăng cường trên các phương tiện thông tin dụng ti vi, các thiết bị điện tử, không khám mắt đại chúng cũng như trong cộng đồng mà người định kỳ và tự đi mua thuốc về điều trị khi bị bệnh. dân biết nhiều hơn về các bệnh mắt thường gặp Đáng chú ý với các huyện ở khu vực miền núi và nhất là với người cao tuổi và trẻ em cùng nguyên vùng sâu (Mai Sơn, Thuận Châu của tỉnh Sơn nhân gây bệnh, tác hại và các giải pháp phòng La; Núi Thành, Quế Sơn của tỉnh Quảng Nam; ngừa. Một bộ phận dân cư trong cộng đồng đã Tiểu Cần của Trà Vinh) người dân còn chưa có biết cách bảo vệ mắt bằng cách đeo kính để tránh những thói quen cần thiết để bảo vệ mắt và cũng bụi, tránh nắng, tránh các dị vật trong lao động chưa từng đi khám mắt tại các cơ sở y tế. sản xuất; đưa trẻ em đi uống Vitamin A đầy đủ, nhắc trẻ ngồi học đúng tư thế, đủ ánh sáng, hạn *) “… Tôi có làm 1 điều tra về mù lòa tại địa phương và nhận thấy kiến thức về các bệnh mắt của cộng đồng rất kém. Họ bị bệnh mà không biết mình bị bệnh lý gì, không biết đi khám và điều trị ở đâu …”. (Ý kiến của Lãnh đạo phòng chức năng của Sở Y tế Bà Rịa – Vũng Tàu) **) “…Ở đây kiến thức về CSM của người dân rất thấp. Mình dặn người ta cách làm nhưng người ta thường không nhớ và không làm theo đâu. Thói quen của người dân là luôn dùng chung đồ, mình cũng nhắc nhở, đôi khi mình cũng hù là dùng chung đồ thì nguy hiểm, nhưng họ vẫn rửa mặt chung khăn. Dân ở đây làm lúa nhưng ít có thói quen đeo kính bảo vệ mắt, nhiều khi hạt lúa, lá lúa gạt trúng mắt luôn. Nhiều người bị bệnh mắt vẫn không chịu đi khám nhất là với những hộ khó khăn chỉ khi nào mắt mờ nhìn không rõ họ mới đến trạm y tế để khám… ”. (Ý kiến của nhân viên CSM, Trạm Y tế xã Tân Hùng, huyện Tiểu Cần, Trà Vinh) 52
  6. Sè 26/2018 2.2. Khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt chỉ khi nào không khỏi thì mới tìm đến các cơ sở y tế. Với các bệnh mắt mãn tính, họ cũng thường Khả năng tiếp cận dịch vụ CSM của người hay trì hoãn việc thăm khám dẫn đến tình trạng dân tại hầu hết các địa bàn nghiên cứu đều bị hạn nhiều người bị mắc bệnh trầm trọng do chậm tiếp chế bởi thói quen bất lợi của chính bản thân họ. cận với dịch vụ khám chữa bệnh. Khi bị đau mắt, hầu hết dân cư trong cộng đồng đều có thói quen tự đi mua thuốc về điều trị và *) “… Em bị viêm kết mạc, chục ngày rồi, thời gian đầu hơi cộm mắt một chút, em tự đi mua thuốc ở quầy thuốc tư gần nhà để nhỏ nhưng đến hôm nay mắt vẫn đỏ nên đến bệnh viện đây khám luôn. Tâm lý người dân ở đây là chỉ khi nào không chịu đựng được thì mới đi khám mắt, không ai đau 1-2 ngày mà lại đến bệnh viện khám ngay …”. (Ý kiến của bệnh nhân tại BVĐK huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) **) “…Người Thái ở đây có nhiều cách chữa mắt dân gian như dùng cơm nóng, vo viên tròn, rồi chấm vào mắt mình con trai thì 7 lần, con gái 9 lần hoặc xông mắt bằng lá trầu và hơ đũa chữa lẹo mắt. Người Thái rất ngại đi khám bệnh, chỉ khi nào nặng thì họ mới đi thôi. Có người bị loét giác mạc gần như hỏng rồi mới đi khám ở huyện …”. (Ý kiến của người dân tại xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) Khoảng cách về địa lý cũng là một trong đồng bằng khi gặp phải dấu hiệu bất thường về những rào cản đối với người dân khi tiếp cận với mắt, người dân thường bỏ qua các cơ sở CSM các dịch vụ CSM tại tuyến trên nhất là với những ban đầu để tiếp cận luôn với bệnh viện tuyến huyện thuộc khu vực miền núi, cao nguyên và tỉnh. Ngược lại ở miền núi, cao nguyên, khu vực vùng sâu, vùng xa. Nếu như với người dân của vùng sâu, vùng xa; người dân chủ yếu chỉ tiếp các huyện đồng bằng, khoảng cách từ nhà đến với cận với các cơ sở CSM tuyến xã và tuyến huyện. các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh chỉ trong Vì vậy, cơ sở CSM ban đầu tại tuyến huyện vẫn vòng từ 20 – 30 km thì ở các huyện miền núi, là sự lựa chọn đầu tiên của số đông dân cư tại các cao nguyên, vùng sâu, vùng xa khoảng cách này địa bàn nghiên cứu nhất là tại khu vực miền núi, thường lớn hơn nhiều lần (từ 50 – 100 km). Tại vùng sâu, vùng xa khi mắc các bệnh mắt. các quận thuộc khu vực đô thị và một số huyện *) “… Khi có vấn đề về mắt thì sau khi mua thuốc về nhỏ vài ngày không ổn là chúng tôi đến thẳng BV Mắt của tỉnh để khám vì từ đây đến đó không đến 20 km và vẫn được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế chứ đến với bệnh viện huyện cũng không giải quyết được gì …”. (Ý kiến của người dân tại xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) 53
  7. VAI TRÒ CỦA Y TẾ CƠ SỞ TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN **) “… Đến khám mắt ở TTYT huyện Núi Thành mình chỉ phải đi từ 5 – 7 km và mất có 5.000 đồng tiền mua sổ khám bệnh, ngoài ra không phải chi thêm bất cứ khoản nào khác. Thời gian chờ khám bệnh mất khoảng 30 phút thôi. Nếu đến khám ở BV tỉnh mình phải đi quãng đường xa hơn nhiều, phải chờ đợi lâu hơn, phải chi tiền đặt cọc ít nhất cũng phải là 300.000 đồng và phải chi tiền cơm trưa nữa …”. (Ý kiến của người dân xã Tam Quan, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) Khả năng chi trả hiện không còn là rào cản Mong đợi của số đông dân cư tại các địa bàn đối với số đông dân cư tại các địa bàn nghiên nghiên cứu là được thụ hưởng nhiều hơn nữa cứu trong tiếp cận với dịch vụ CSM tuyến trên các dịch vụ CSM tại tuyến huyện do sự thuận kể cả với người dân tại khu vực miền núi, vùng tiện về khoảng cách; sự phù hợp về khả năng chi sâu, vùng xa do đã được bảo hiểm y tế chi trả, trả; sự phù hợp về văn hóa, ngôn ngữ giao tiếp và kể cả tiền đi lại và tiền ăn đối với những bệnh thuận tiện cho người thân chăm sóc. nhân nghèo. *) “… Nguyện vọng của số đông người cao tuổi ở địa phương là được mổ đục thủy tinh thể tại huyện để cho con cái tiện chăm sóc …” . (Ý kiến của người dân tại xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ và khoảng cách địa lý. Đa số người dân chỉ tiếp cận được với các cơ sở CSM ban đầu tại tuyến Nhìn chung, cũng như mô hình bệnh tật xã và tuyến huyện và họ luôn có mong muốn chung trong toàn quốc, thực trạng các bệnh mắt được thụ hưởng nhiều hơn các dịch vụ CSM tại tại những địa bàn nghiên cứu đã và đang có sự tuyến huyện. dịch chuyển rõ rệt từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây. Tuy nhiên, tùy theo bối cảnh Thực tế trên đòi hỏi cần thiết phải tăng cường tự nhiên, kinh tế -xã hội của từng vùng miền mà hơn nữa khả năng cung cấp và chú trọng cải thiện tần suất xuất hiện của từng loại bệnh có thể khác chất lượng của dịch vụ CSM tại tuyến huyện trên nhau. Kiến thức và hành vi thực hành CSM của cơ sở có sự khác biệt về mô hình các bệnh mắt người dân mặc dù đã được cải thiện hơn so với giữa các vùng, miền. trước song vẫn chưa theo kịp với những biến Cụ thể: đổi về mô hình các bệnh mắt trong thực tế. Khả năng tiếp cận với dịch vụ CSM, nhất là với các  Với BVĐK huyện/TTYT huyện: cơ sở y tế tuyến trên của dân cư tại các địa bàn - Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển dịch nghiên cứu còn nhiều hạn chế bởi những rào cản vụ CSM theo các giai đoạn phù hợp với nhu từ những thói quen bất lợi trong cộng đồng cùng cầu của cộng đồng. sự thiếu hụt thông tin về cơ sở khám chữa bệnh 54
  8. Sè 26/2018 - Triển khai lồng ghép dịch vụ CSM với các tuyến y tế cơ sở (tuyến xã, tuyến huyện) với dịch vụ khám chữa bệnh ban đầu nhất là trong hoạt động quản lý theo dõi bệnh không lây quản lý theo dõi các bệnh không lây (Đái tháo nhiễm và thiết lập mạng lưới giám sát về bệnh đường, Huyết áp). võng mạc đái tháo đường với sự tham gia của các tuyến từ xã, huyện đến tỉnh và TƯ. - Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá trong cộng đồng về khả năng cung cấp dịch vụ CSM tại - Tiếp tục triển khai Đề án bệnh viện vệ tinh, tuyến huyện ở mỗi địa phương. Đề án 1816 để hỗ trợ nâng cao năng lực CSM cho tuyến dưới đặc biệt là với tuyến huyện  Với Sở Y tế: trong bối cảnh các bệnh mắt ngày càng gia - Hướng dẫn các cơ sở KCB tuyến huyện lồng tăng tại cộng đồng do biến đổi về hành vi, lối ghép dịch vụ CSM với KCB ban đầu, gắn CSM sống cũng như do biến chứng của các bệnh với quản lý theo dõi các bệnh không lây nhiễm. không lây và nhu cầu muốn được sử dụng  Với Bộ Y tế: dịch vụ ngay tại tuyến huyện của đại bộ phận dân cư./. - Hướng dẫn các Sở Y tế cùng các BVĐK/ BVCK tuyến TƯ lồng ghép dịch vụ CSM tại 55
  9. VAI TRÒ CỦA Y TẾ CƠ SỞ TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dự án xúc tiến thực hiện sáng kiến “Thị giác 2020”, Kết quả đánh giá nhanh Mù lòa có thể phòng tránh được tại 16 tỉnh/TP của Việt Nam, T.6/2008. 2. Trung tâm Y tế học dường, Sở Giáo dục – Đào tạo Thừa Thiên Huế, Một số giải pháp nhằm thay đổi thói quen sức khỏe có hại của học sinh để cải thiện tình hình bệnh học đường tại các trường học tỉnh Thừa Thiên Huế, 2008. 3. Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bệnh viện Mắt Trung ương và Tổ chức Đông Tây hội ngộ (AP), Đánh giá nguồn lực và ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội đối với công tác chăm sóc mắt, phòng chống mù lòa, 2008. 4. Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Văn phòng tổ chức FHF tại Việt Nam, Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chăm sóc mắt tỉnh Quảng Nam, 2013 5. Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Văn phòng ORBIS quốc tế tại Việt Nam, Đánh giá hiệu quả phẫu thuật đục thuỷ tinh thể trong khuôn khổ Dự án chăm sóc mắt tại tỉnh Hà Tây, 2006 6. Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Văn phòng ORBIS quốc tế tại Việt Nam, Nhận thức, thái độ và hành vi thực hành chăm sóc mắt, đặc biệt chăm sóc mắt trẻ em tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Thái Nguyên, 2006 7. Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Văn phòng ORBIS quốc tế tại Việt Nam, Nhận thức, thái độ và hành vi thực hành chăm sóc mắt tại tỉnh Ninh Bình, 2007 8. Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Văn phòng ORBIS quốc tế tại Việt Nam, Báo cáo kết quả nghiên cứu Nhận thức, thái độ và hành vi thực hành chăm sóc mắt trẻ em tại tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010 9. Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Văn phòng ORBIS quốc tế tại Việt Nam, Đánh giá thực trạng chăm sóc mắt trẻ em ở Việt Nam, 2014 56
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2