Thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 4
download
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Số lượng khách thể tham gia khảo sát là 102 cán bộ quản lý và giáo viên dạy lớp 5 tuổi của 9 trường mầm non: Mầm non Sơn Trạch, Mầm non Xuân Trạch, Mầm non Hưng Bình, Mầm non Hoàn Trạch, Mầm non Hoàn Lão, Mầm non Đại Phương, Mầm non Đồng Trạch, Mầm non Đức Trạch, Mầm non Hải Trạch.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH NGUYỄN THỊ THU HOÀI Trường mầm non Hưng Bình, Bố Trạch, Quảng Bình Email: nguyenhoaiqb3003@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Số lượng khách thể tham gia khảo sát là 102 cán bộ quản lý và giáo viên dạy lớp 5 tuổi của 9 trường mầm non: Mầm non Sơn Trạch, Mầm non Xuân Trạch, Mầm non Hưng Bình, Mầm non Hoàn Trạch, Mầm non Hoàn Lão, Mầm non Đại Phương, Mầm non Đồng Trạch, Mầm non Đức Trạch, Mầm non Hải Trạch. Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung công tác này được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cũng như đánh giá về điều kiện hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Từ khóa: Kỹ năng sống, giáo dục, mầm non. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực giúp mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày [1, tr.81]. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan với kiến thức và thái độ, giúp cá nhân ý thức về bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện công việc, ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, việc giáo dục kỹ năng sống có ý nghĩa quan trọng, vì đây là lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lý ổn định cho việc giáo dục, là lứa tuổi chuẩn bị hành trang về mọi mặt cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1. Khi còn ở trường mầm non, trẻ quen với việc được bố mẹ, các cô giáo đưa đón, chuẩn bị cho mọi thứ từ đồ ăn, thức uống, áo quần và cả tình yêu thương. Còn khi lên lớp 1, trẻ cần tự lập về mọi việc, không còn được người lớn thường trực ở bên để che chở, yêu thương, để phục vụ và chuẩn bị mọi thứ. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nói chung, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi nói riêng, giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ và lao động, có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách, giúp trẻ phát triển toàn diện, đủ khả năng để xử lý các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, bắt đầu từ năm học 2010 - 2011 cho đến nay, trong nhiệm vụ cụ thể của hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều đề ra những nhiệm vụ về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Để có cơ sở thực tiễn cho việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non hiệu quả, việc tiến hành các nghiên cứu thực trạng của công tác này là rất cần thiết. Chính vì vậy mà tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của công tác này. Để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi làm phương pháp chủ đạo. Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn cũng được sử dụng để nhằm thu thập thêm các thông tin bổ sung cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Khách thể khảo sát là 102 cán bộ quản lý và giáo viên dạy lớp 5 tuổi của 9 trường mầm non: Mầm non Sơn Trạch, Mầm non Xuân Trạch, Mầm non Hưng Bình, Mầm non Hoàn Trạch, Mầm non Hoàn 122
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 Lão, Mầm non Đại Phương, Mầm non Đồng Trạch, Mầm non Đức Trạch, Mầm non Hải Trạch. Dữ liệu thu thập được được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi là một quá trình lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp, các điều kiện cần thiết và lực lượng tham gia giáo dục phù hợp nhằm tác động có mục đích, có kế hoạch lên kiến thức, kỹ năng, thái độ của trẻ, giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống cần thiết, chuẩn bị cho trẻ những hành trang cơ bản để tham gia vào cuộc sống xã hội. Trong nghiên cứu này, công tác giáo dục kỹ năng sống được làm rõ thông qua các vấn đề bao gồm: Nội dung, hình thức, phương pháp, điều kiện cần thiết và lực lượng tham gia giáo dục. Dưới đây là thực trạng tiến hành những hoạt động này ở các trường mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 2.1. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi Nội dung giáo dục kỹ năng sống là những giá trị sống và kỹ năng sống tương ứng mà nhà giáo dục cần hình thành cho trẻ [3, tr.28]. Đối với trẻ mầm non, những kỹ năng sống cần thiết được phân tích dựa vào những đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với lứa tuổi. Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất, tình cảm, ngôn ngữ. Giai đoạn chuẩn bị hành trang về mọi mặt để bước vào lớp một, gia nhập vào xã hội mênh mông, rộng lớn, cho nên trẻ cần có những khả năng khác nhau để tự phục vụ, chăm sóc bản thân, nhận thức về bản thân, đảm bảo an toàn cho bản thân và trang bị cho trẻ một cách toàn diện về kỹ năng sống. Để lựa chọn được chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi phù hợp, tác giả đã khảo sát nhận thức của CBQL, giáo viên mầm non về mức độ cần thiết giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ cần thiết của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi STT Kỹ năng sống ĐTB ĐLC 1 Kỹ năng hiểu biết và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng 3,39 0,51 2 Kỹ năng tự phục vụ 3,79 0,41 3 Kỹ năng tự nhận thức bản thân 3,60 0,53 4 Kỹ năng hợp tác với người khác 3,53 0,52 5 Kỹ năng giải quyết xung đột 3,53 0,56 6 Kỹ năng giữ an toàn cho bản thân 3,64 0,50 7 Kỹ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng 3,62 0,51 8 Kỹ năng nhận thức về môi trường xã hội 3,55 0,50 9 Kỹ năng làm chủ cảm xúc 3,63 0,49 10 Kỹ năng ứng xử xã hội 3,60 0,,53 11 Kỹ năng giao tiếp với người khác 3,55 0,50 12 Kỹ năng nhận thức về môi trường tự nhiên 3,56 0,54 13 Kỹ năng ý thức trách nhiệm 3,57 0,52 14 Kỹ năng thực hiện công việc 3,62 0,53 15 Kỹ năng ứng phó với sự thay đổi 3,69 0,51 Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1 ≤ ĐTB ≤ 4); ĐLC: Độ lệch chuẩn Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các CBQL và giáo vên mầm non đều cho rằng hệ thống các kỹ năng ở Bảng 1 đều cần thiết giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, trong đó kỹ năng tự phục vụ được đánh giá cao hơn cả. Theo ý kiến của các giáo viên, để giúp trẻ có thể thích nghi, hòa nhập 123
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 với cuộc sống, điều cần thiết là trẻ phải tự lập, tự chăm sóc bản thân. Do vậy, trong nhà trường mầm non, các trẻ mẫu giáo 5 tuổi được tăng cường giáo dục kỹ năng tự phục vụ. Sự nhận thức về mức độ cần thiết của các kỹ năng sống sẽ định hướng cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non phụ trách lớp 5 tuổi đưa những kỹ năng sống này vào nội dung, chương trình hoạt động giáo dục của nhà trường, của từng lớp một cách cụ thể, linh hoạt để tổ chức giáo dục hiệu quả. Đây có thể nói là một trong những điểm tích cực đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng bình. Từ sự nhận thức trên, trong thực tế, đội ngũ giáo viên mầm non đã giáo dục các kỹ năng sống với mức độ như thế nào. Kết quả khảo sát này được thể hiện ở Bảng 2. Nhìn chung, mức độ giáo dục các kỹ năng sống đều ở mức khá thường xuyên và rất thường xuyên, trong đó tiệm cận ở mức khá thường xuyên hơn. Bảng 2. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi STT Kỹ năng sống ĐTB ĐLC 1 Kỹ năng hiểu biết và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng 3,52 0,50 2 Kỹ năng tự phục vụ 3,76 0,45 3 Kỹ năng tự nhận thức bản thân 3,57 0,50 4 Kỹ năng hợp tác với người khác 3,63 0,49 5 Kỹ năng giải quyết xung đột 3,66 0,48 6 Kỹ năng giữ an toàn cho bản thân 3,58 0,50 7 Kỹ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng 3,64 0,48 8 Kỹ năng nhận thức về môi trường xã hội 3,55 0,50 9 Kỹ năng làm chủ cảm xúc 3,55 0,52 10 Kỹ năng ứng xử xã hội 3,60 0,49 11 Kỹ năng giao tiếp với người khác 3,65 0,48 12 Kỹ năng nhận thức về môi trường tự nhiên 3,50 0,52 13 Kỹ năng ý thức trách nhiệm 3,65 0,50 14 Kỹ năng thực hiện công việc 3,58 0,50 15 Kỹ năng ứng phó với sự thay đổi 3,62 0,49 Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1 ≤ ĐTB ≤ 4); ĐLC: Độ lệch chuẩn Trong các kỹ năng, kỹ năng tự phục vụ được giáo dục thường xuyên nhất cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Điều này khá thống nhất với kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các kỹ năng sống. Thấp hơn một ít so với kỹ năng trên là các kỹ năng: Kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng giao tiếp với người khác, kỹ năng ý thức trách nhiệm, kỹ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng. Các kỹ năng sống này sẽ giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi thiết lập được mối quan hệ giữa việc tự ý thức về hành vi, thái độ, nhận thức của bản thân với giao tiếp để hình thành được mối quan hệ tốt đẹp, tránh được mâu thuẫn, xung đột với mọi người xung quanh. Trong các kỹ năng sống được khảo sát, một số kỹ năng như kỹ năng nhận thức về môi trường tự nhiên, kỹ năng hiểu biết và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng ít được giáo dục hơn so với các kỹ năng khác. Môi trường tự nhiên vô cùng đa dạng và phong phú, trẻ chủ yếu lại ở trong môi trường gia đình, nhà trường trong suốt những năm tháng học mầm non. Đây có thể là một khó khăn cơ bản khiến kỹ năng nhận thức về môi trường tự nhiên được giáo dục ít hơn các kỹ năng khác. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là ở kỹ năng hiểu biết và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, mức độ thường xuyên giáo dục kỹ năng này còn chưa cao. Trẻ mầm non gắn liền với các hoạt động ăn, ngủ, vui chơi và học tập, một cơ thể khỏe mạnh trẻ mới có thể học tập và vui chơi. Do đó, cần phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng hiểu biết và chăm sóc 124
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 sức khỏe, dinh dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng này cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong nhà trường. 2.2. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi Hiệu quả của công tác giáo dục kỹ năng sống phụ thuộc rất lớn vào phương pháp giáo dục kỹ năng sống. Phương pháp giáo dục tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ, giúp trẻ hình thành kỹ năng sống một cách tích cực [2, tr. 4]. Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi được thể hiện ở Bảng 3. Bảng 3. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi STT Phương pháp giáo dục kỹ năng sống ĐTB ĐLC 1 Phương pháp làm mẫu 2,98 0,87 2 Phương pháp làm cùng 2,76 1,05 3 Phương pháp là gương 2,87 1,02 4 Phương pháp trò chuyện 2,74 1,16 5 Phương pháp giảng giải ngắn 2,96 0,96 6 Phương pháp trải nghiệm 2,75 1,07 7 Phương pháp trò chơi 2,91 1,06 8 Phương pháp giao việc 2,80 1,07 Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1 ≤ ĐTB ≤ 4); ĐLC: Độ lệch chuẩn Kết quả khảo sát ở Bảng 3 cho thấy các phương pháp giáo dục chủ yếu được sử dụng ở giữa mức thỉnh thoảng và khá thường xuyên, trong đó gần với mức khá thường xuyên hơn. Trong các phương pháp, phương pháp làm mẫu, phương pháp giảng giải ngắn và phương pháp trò chơi được giáo viên mầm non sử dụng nhiều hơn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 tuổi. Độ tuổi này trẻ cần mắt thấy, tai nghe, và hai phương pháp làm mẫu và giảng giải ngắn giúp cho trẻ thấy trọn vẹn kỹ năng được hướng dẫn thông qua thính giác, thị giác. Đồng thời, phương pháp trò chơi giúp trẻ có cơ hội thực hành, luyện tập, tái tạo lại kỹ năng đã biết thông qua các trò chơi làm cho kỹ năng càng được khắc sâu và hoàn thiện. Trải nghiệm là phương pháp hữu hiệu cho việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ có thể ghi nhớ, khắc sâu bền vững các kỹ năng. Tuy nhiên, đây là phương pháp đòi hỏi nhiều thời gian và không gian tổ chức. Chính vì lẽ đó, so với các phương pháp khác thì trải nghiệm không được sử dụng nhiều. 2.3. Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi Bảng 4. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ sử dụng các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi STT Hình thức giáo dục kỹ năng sống ĐTB ĐLC 1 Hoạt động học và chơi trên lớp 2,75 0,97 2 Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao 2,78 1,11 3 Hoạt động tham quan, du lịch 2,67 0,92 4 Tham gia các ngày lễ, ngày hội 2,79 1,03 5 Tổ chức các hội thi, các phong trào thi đua 2,71 1,10 Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1 ≤ ĐTB ≤ 4); ĐLC: Độ lệch chuẩn 125
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo gồm những hoạt động của trẻ, những hoạt động giáo dục, những điều kiện sống của trẻ trong nhà trường và gia đình [3, tr. 43]. Sử dụng các hình thức giáo dục kỹ năng sống giúp cho sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy và học đạt chất lượng giáo dục cao. Hình thức giáo dục sử dụng phù hợp, linh hoạt sẽ làm cho nội dung giáo dục kỹ năng sống được trẻ khắc sâu, ghi nhớ và rèn luyện hiệu quả. Kết quả khảo sát mức độ sử dụng các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi được thể hiện ở Bảng 4. Kết quả khảo sát cho thấy, theo đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non thì tất cả các hình thức giáo dục kỹ năng sống ở Bảng 4 đều được tổ chức thực hiện trong quá trình hoạt động của cô và trẻ, tuy nhiên mức độ chủ yếu ở mức thỉnh thoảng và khá thường xuyên. Trong các hình thức, hình thức tham gia các ngày lễ, ngày hội, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động học và chơi trên lớp, tổ chức các hội thi, các phong trào thi đua được đánh giá thường xuyên hơn. Đây là những hình thức giáo viên có thể dễ tổ chức ở nhà trường. Hoạt động tham quan, du lịch là hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo khá hữu ích, đem đến cho trẻ nhiều trải nghiệm thực tế, tuy nhiên, so với các hình thức khác, hình thức này ít được sử dụng nhất. Điều này có thể xuất phát từ những khó khăn khi tổ chức theo hình thức này như điều kiện cơ sở vật chất, sự đảm bảo an toàn cho trẻ... 2.4. Đánh giá về điều kiện cần thiết để hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi Một kỹ năng sống của trẻ muốn hình thành cần có những điều kiện nhất định. Kết quả khảo sát điều kiện cần thiết hình thành nên kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thể hiện ở Bảng 5. Kết quả khảo sát cho thấy, điều kiện được cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đánh giá cần thiết nhất để hình thành kỹ năng sống cho trẻ là thực hành thường xuyên trong tình huống thật. Điều này cho thấy kỹ năng sống hình thành hiệu quả chỉ khi trẻ được trải nghiệm trong thực tế. Lý thuyết và tình huống được tạo dựng trong một hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tạo được cho trẻ tiền đề ban đầu, nhưng để hình thành hoàn thiện một kỹ năng sống thì cần phải cho trẻ thực hành luyện tập trong thực tế một cách thường xuyên, phù hợp. Bảng 5. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về điều kiện cần thiết để hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi STT Điều kiện hình thành kỹ năng sống ĐTB ĐLC 1 Tương tác với người lớn, với bạn 3,03 1,04 2 Trải nghiệm 3,36 0,48 3 Thực hành thường xuyên trong tình huống thật 3,79 0,41 4 Có đủ cơ sở vật chất và các mối quan hệ liên nhân cách phù hợp 3,52 0,52 5 Thống nhất yêu cầu của người lớn 3,59 0,51 6 Có thời gian thực hành đủ dài 3,54 0,50 7 Thay đổi hành vi theo hướng tích cực 3,63 0,56 Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1≤ĐTB≤4); ĐLC: Độ lệch chuẩn Tuy nhiên, trong kết quả khảo sát điều kiện tương tác với người lớn, bạn bè để hình thành kỹ năng sống lại chưa được đánh giá cao. Điều này cần phải xem xét lại, môi trường xã hội chủ yếu mà trẻ mầm non hoạt động là nhà trường, gia đình, bạn bè xung quanh. Nếu hoạt động tương tác với người lớn và bạn bè không được chú trọng thì việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường rất có thể sẽ chưa hiệu quả. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức, nâng cao chất lượng việc tổ chức hoạt động tương tác với người lớn và bạn bè một cách thường xuyên hơn. 126
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 3. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho thấy đội ngũ giáo viên mầm non đã chú trọng giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Các hình thức, phương pháp giáo dục được sử dụng khá hợp lý, tuy nhiên, nhiều hình thức, phương pháp hiệu quả chưa sử dụng ở mức thường xuyên. Điều kiện để hình thành kỹ năng sống được đánh giá cao nhất là thực hành thường xuyên trong tình huống thật. Song, bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về các điều kiện khác như tương tác với người lớn và bạn. Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cần phát huy các ưu điểm và khắc phục những hạn chế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Phan Thị Thảo Hương (2010). Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Chương trình giáo dục mầm non sửa đổi theo thông tư 28/2016/TT-BGDĐT. [3] Lê Bích Ngọc, Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo. Module bồi dưỡng thường xuyên 39. Title: REAL SITUATION OF LIFE SKILLS EDUCATION FOR 5-YEAR-OLD CHILDREN AT KINDERGARTENS IN BO TRACH DISTRICT, QUANG BINH PROVINCE Abstract: This is the research evaluating an actual situation of life skills education for 5-year-old children at kindergartens in Bo Trach District, Quang Binh Province. There are 102 survey respondents including in administration officials and teachers (for 5-year-old children) at 9 kindergartens: Son Trach, Xuan Trach, Hung Binh, Hoan Trach, Hoan Lao, Dai Phuong, Duc Trach, and Hai Trach. The result shows that life skills education has been implemented fairly well in general. On the other hands, there are still some certain limitations of contents, methods, forms of training as well as evaluation about building life skills for children. Keywords: Life skills, education, kindergarten. 127
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư – lưu trữ (Nghề: Văn thư lưu trữ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
52 p | 72 | 20
-
Một số giải pháp nâng cao nhận thức về xâm hại tình dục trẻ em ở học sinh tiểu học
6 p | 157 | 8
-
Tham vấn học đường tại Việt Nam, định hướng để phát triển
9 p | 116 | 8
-
Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 60 | 5
-
Thực trạng tổ chức giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
10 p | 17 | 4
-
Phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở: Nghiên cứu tại trường THCS – THPT Trương Vĩnh Ký, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông
12 p | 16 | 3
-
Thực trạng giảng dạy kỹ thuật bơi ếch cho sinh viên khoa Du lịch Trường Đại học Hạ Long
3 p | 7 | 3
-
Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
3 p | 9 | 2
-
Xu hướng chọn nghề của học sinh trung học phổ thông người dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk
8 p | 2 | 2
-
Giáo dục định hướng giá trị nghề cho sinh viên ngành Công tác xã hội trong bối cảnh hiện nay
11 p | 3 | 2
-
Mô hình hướng nghiệp trực tuyến cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp
12 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn