intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng công tác giống, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày thực trạng công tác giống, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Sản xuất, sử dụng thức ăn chăn nuôi; Công tác giống vật nuôi; Giải pháp về công tác giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng công tác giống, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

  1. H THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIỐNG, THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH ThS. Hoàng Thị Ngọc Diệp1 1 Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh Hà Tĩnh là tỉnh ven biển thuộc Bắc Trung Bộ, có 145 km đường biên giới với hai tỉnh Bôlykhamxay và Khăm Muộn của Lào, có bờ biển dài 137km; diện tích tự nhiên 5.997 km2; dân số trên 1,3 triệu người, trong đó trên 84% dân số nông thôn. Hà Tĩnh có vị trí địa lý thuận lợi, là nơi hội tụ các tuyến giao thông Bắc Nam, Đông Tây. Hệ thống đường Quốc lộ 8A; 12A; Cụm cảng nước sâu Vũng Áng-Sơn Dương. Là tỉnh có tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp, với 121.167 ha đất sản xuất nông nghiệp (trong đó đất chuyên trồng lúa nước 64.996 ha), 364.655 ha đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản 4.022 ha. Có hệ thống cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản đa dạng, phong phú; có nhiều sản phẩm đặc sản, như: Bưởi Phúc Trạch, cam Bù Hương Sơn, nhung hươu... Trong những năm qua, được sự quan tâm, giúp đỡ từ Trung ương cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh nói chung và phát triển chăn nuôi nói riêng đã đạt được một số kết quả nổi bật, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 58% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Xác định vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi, từ những năm 1990 tỉnh đã rất quan tâm đến việc nâng cao năng suất, chất lượng các loại giống vật nuôi, thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn, là những tiền đề quan trọng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đến nay Hà Tĩnh có tổng đàn vật nuôi đạt khá: đàn trâu bò 235 ngàn con, đàn lợn gần 400 ngàn con, đàn gia cầm 10 triệu con và đàn hươu trên 45 ngàn con. Tuy nhiên, chăn nuôi Hà Tĩnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại như chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao, một số loại giống vật nuôi chưa được quản lý chặt chẽ, giá thành thức ăn chăn nuôi cao, sản phẩm chăn nuôi giảm thấp ...Do vậy, vấn đề đặt ra cần có giải pháp đồng bộ đối với công tác giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn để đảm bảo cho sản xuất chăn nuôi phát triển, mang lại giá trị kinh tế cao. 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI, THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI HÀ TĨNH 1.1. Công tác giống vật nuôi Những năm qua công tác giống của ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, có nhiều cơ sở sản xuất và cung ứng giống vật nuôi được thành lập và đi vào hoạt động, nhiều giống lợn, giống gia cầm, trâu bò, tổ hợp lai vật nuôi ... có năng suất, chất lượng cao đã được du nhập vào địa bàn tỉnh và chứng minh được tính thích nghi, hiệu quả trong sản xuất; nhiều giống bản địa (gà ry, vịt cỏ, bò vàng), giống đặc hữu (huơu sao) đã được chọn lọc, lưu giữ và phát triển ... Tuy nhiên, công tác giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, chưa bắt kịp với xu thế phát triển và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Một số kết quả đạt được trong công tác giống vật nuôi Hệ thống sản xuất và cung ứng giống: Đối với giống lợn, toàn tỉnh có 45.300 con lợn nái, chiếm 11,5% tổng đàn lợn; trong đó có 60% lợn nái 100% máu ngoại; 40% lợn nái lai (với tỷ lệ máu ngoại khác nhau từ 75%, 50%, 25%). Số cơ sở chăn nuôi lợn giống phát triển mạnh mẽ giai đoạn từ 2014 – 2018, với 66 cơ sở lợn nái ngoại quy mô từ 50 con trở lên, trong đó có 40 cơ sở chăn nuôi lợn nái quy mô từ 300 con trở lên, sản xuất đạt 450 ngàn con giống các loại/năm; tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết với các Công ty, doanh nghiệp, tự cung cấp con giống. Có 02 Doanh nghiệp của tỉnh có sản xuất chăn nuôi lợn quy mô lớn là Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco, Công ty cổ phần phát triển nông lâm Hà Tĩnh, ngoài ra đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn 78
  2. Hội thảo khoa học Quốc gia “Xu hướng công tác giống và thức ăn chăn nuôi” đầu tư sản xuất trên địa bàn như Công ty cổ phần chăn nuôi C.P, Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Golden Star, Công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà, ... Bảng 1. Hiện trạng về đàn lợn nái ngoại toàn tỉnh quy mô từ 300 con/cơ sở Số cơ sở Tổng đàn Số con giống TT Đơn vị chăn nái sản xuất/năm nuôi (con) (con) 1 Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Glden 8 5.600 107.100 Star 2 Công ty CP Việt Nam 1 1.200 23.400 3 Công ty cổ phần Chăn nuôi Mitraco 4 3.100 59.300 4 Công ty Phát triển nông lâm Hà Tĩnh 2 2.200 41.200 5 Công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà 4 1.620 31.600 6 Công ty TNHH dinh dưỡng quốc tế Việt Đức 5 2.050 38.400 7 Công ty DV Lâm nghiệp Hương Sơn 1 600 11.800 8 Công ty CP thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc 1 300 5.500 9 Công ty TNHH Khánh Giang 1 1.200 22.440 10 Tự chủ (Cá nhân, HTX) 13 5.825 109.000 Tổng 40 23.700 449.740 Các giống lợn được sử dụng chủ yếu: Đối với cấp ông bà (Landrace, YorkShire); đối với cấp bố mẹ (sử dụng lợn lai hai máu ngoại LY, YL, ...); đực giống Duroc. Con giống được nhập khẩu từ Thái Lan hoặc được mua từ các Công ty chăn nuôi uy tín như Dabaco, Amavet, Newhope, Green Feed, .... Với tổng đàn nái ngoại, nái lai sản xuất con giống đáp ứng đủ nhu cầu chăn nuôi của dân trên địa bàn tỉnh, cung ứng con giống cho một số địa phương lân cận. Đối với bò được xác định là đối tượng vật nuôi chủ lực, có vai trò quan trọng mang lại thu nhập, phát triển kinh tế nông thôn. Từ những năm 1990, tỉnh đã thực hiện “Chương trình Sind hoá đàn bò”, sử dụng tinh bò đực giống Sind để thụ tinh nhân tạo với đàn bò nái vàng địa phương) nhằm cải tạo, nâng cao tầm vóc đàn bò vàng địa phương, tỷ lệ bò lai Sind/tổng đàn bò tăng nhanh từ 7,4% năm 2006 lên 30% năm 2011. Tiếp tục thực hiện “Chương trình Zê bu hóa đàn bò, bò chất lượng cao” để nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn bò theo hướng tăng tỷ lệ máu ngoại, sử dụng tinh các giống bò thịt chất lượng cao trên thế giới vào sản xuất (nhóm bò Zêbu, Charolais, Droughtmaster, BBB, Red Angus); bình quân hàng năm thực hiện đạt trên 20.000 con. Đến nay tỷ lệ bò lai đạt trên 56% tổng đàn bò, tầm vóc đàn bò được nâng lên rõ rệt, nhiều địa phương đã hình thành các mô hình sản xuất bò thịt chất lượng cao, đưa lại hiệu quả kinh tế cao như Can Lộc, Lộc Hà, Đức Thọ, Cẩm Xuyên ….đặc biệt đã hình thành các mô hình nuôi bò lai 3B vỗ béo quy mô 5-10 con/hộ, tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung tại Can Lộc, Lộc Hà, Đức Thọ. Đối với gia cầm đa dạng các giống gia cầm như: Tổ hợp lai gà nội, ngoại, hướng thịt, hướng trứng, vịt lai, các loại giống gia cầm tiến bộ kỹ thuật, … đều được đưa vào nuôi trên địa bàn tỉnh. Qua theo dõi nhận thấy các tổ hợp gà lai như: Gà lai chọi Bình Định (gà Minh Dư), gà ry lai, gà mía lai, gà ry (gà ta), … được nuôi nhiều, phù hợp với việc tập quán chăn nuôi gà thả vườn đồi, vùng cát ven biển. Giống gia cầm được đưa về từ các tỉnh như Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Thành phố Hà Nội, Bình Định, … Trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở sản xuất gia cầm giống; chỉ có hơn 50 lò ấp nở theo thời vụ phục vụ nhu cầu con giống trong chăn nuôi nông hộ, chưa có giống bán ra thị trường. Về du nhập giống vật nuôi vào địa bàn: Nhờ cơ chế cho phép cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp đủ điều kiện được phép nhập khẩu nên một số cơ sở trên địa bàn đã nhập được nhiều loại giống vật nuôi 79
  3. H mới, có thể nói hầu hết các giống vật nuôi (lợn, bò, gia cầm) năng suất, chất lượng cao trên thế giới đã có mặt tại địa bàn tỉnh. Công tác nuôi giữ giống bản địa: Hươu sao là vật nuôi đặc hữu của Hà Tĩnh. Giống hươu cơ bản đang được người dân nuôi giữ, chọn lọc; trong thời gian qua tăng trưởng về đàn hươu khá cao, năm 2023 đàn hươu hơn 43.000 con. Hiện nay, tỉnh đang có chính sách hỗ trợ việc bình tuyển, chọn lọc, nuôi giữ hươu đực giống tốt, năng suất cao (quy mô bình tuyển 100 con/năm). Một số tồn tại, khó khăn Công tác quản lý: Chưa xây dựng được hệ thống đồng bộ để tham gia quản lý giống vật nuôi từ tỉnh đến cơ sở; con giống không rõ nguồn gốc, chất lượng, không an toàn dịch bệnh vẫn lưu thông trên thị trường. Chưa quan tâm đúng mức đến việc chọn lọc, lưu giữ, bảo tồn, phát triển các giống vật nuôi bản địa, đặc hữu. Công tác truyền thông, quảng bá và chuyển giao tiến bộ trong công tác giống chưa được đầu tư thỏa đáng, tỷ lệ người chăn nuôi sử dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới chưa cao, vẫn còn 42% tổng đàn bò là giống bò địa phương hoặc bò có tỷ lệ máu lai thấp, 30% đàn gia cầm chưa sử dụng giống năng suất cao và tiến bộ kỹ thuật mới. Hàng năm bố trí nguồn kinh phí dành cho các đề tài nghiên cứu về giống, chọn lọc, bảo tồn giống vật nuôi còn rất hạn chế. Sự không đồng bộ về quy hoạch, định hướng phát triển hệ thống giống vật nuôi: Cơ sở sản xuất giống hiện nay chủ yếu là sản xuất giống lợn thương phẩm; có rất ít cơ sở sản xuất giống ông bà, bố mẹ, phải đưa về từ các cơ sở chăn nuôi trong và ngoài nước phục vụ cho công tác thay thế đàn hàng năm; chưa xây dựng được các cơ sở sản xuất giống gia cầm, hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung con giống từ các địa phương khác. 1.2. Sản xuất, sử dụng thức ăn chăn nuôi Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có 01 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty Cổ phần Thức ăn Chăn nuôi Thiên Lộc, công suất 120 ngàn tấn/năm, tập trung sản xuất thức ăn chăn nuôi cho lợn, bò, gà, vịt. Công suất sản xuất thực tế của Nhà máy đạt cao nhất 40.000 tấn/năm đạt 67% so với công suất thiết kế; trong đó sản lượng thức ăn cho lợn chiếm khoảng 66% tổng sản lượng của nhà máy sản xuất; gia cầm 28%; bò thịt 6%. Những năm gần đây do tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, giá cả nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng cao nên công suất của nhà máy giảm mạnh chỉ đạt khoảng 20-35% so với công suất thiết kế. Ước tính tổng nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh khoảng gần 600.000 tấn/năm (chủ yếu là thức ăn cho chăn nuôi lợn, gia cầm); có hơn 300 cửa hàng, đại lý buôn bán thức ăn chăn nuôi, với sản phẩm của nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi như C.P, Hồng Hà, Anco, Cargill, Vina, Lái Thiêu, CNC, Deheus, Việt Nhật …. Diện tích cỏ trồng chỉ có 5.000 ha, chủ yếu manh mún, nhỏ lẻ, tận dụng, với sản lượng đạt 500 ngàn tấn/năm; mặt khác, hàng năm có khoảng 500 ngàn tấn rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, … làm thức ăn cho đại gia súc. Một số khó khăn, tồn tại - Công tác quản lý: Sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn nhỏ lẻ, chỉ chiếm 5% tổng nhu cầu TĂCN, chủ yếu được đưa từ các địa phương khác vào địa bàn; Chưa thiết lập được hệ thống quản lý thức ăn chăn nuôi đồng bộ từ trung ương đến địa phương; chưa có cơ chế để kiểm soát được sản lượng thức ăn chăn nuôi được đưa vào địa bàn tỉnh kịp thời do vậy việc quản lý buôn bán thức ăn chăn nuôi chưa chặt chẽ; vẫn còn tình trạng thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng được lưu thông trên địa bàn. - Thị phần thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ thấp (40%), giá thức ăn cho các doanh nghiệp nước ngoài chi phối; giá thức ăn tăng cao như những năm gần đây làm hạn chế hiệu quả sản xuất của người chăn nuôi. 80
  4. Hội thảo khoa học Quốc gia “Xu hướng công tác giống và thức ăn chăn nuôi” - Chưa tận thu triệt để nguồn rơm, rạ, phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho đại gia súc; hàng năm vẫn còn lượng rất lớn phụ phẩm nông nghiệp bị đốt cháy tại ruộng. 2. GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI, THỨC ĂN CHĂN NUÔI 2.1. Đối với công tác giống vật nuôi - Tăng cường vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý, kiểm soát giống vật nuôi; kiểm tra, giám sát chất lượng giống vật nuôi, công khai minh bạch trên hệ thống truyền thông các cơ sở sản xuất con giống đảm bảo chất lượng, an toàn trên địa bàn để người dân được biết. - Khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống với đầy đủ phẩm cấp giống; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, chủ động sản xuất con giống đảm bảo chất lượng, đẩy mạnh phát triển sản xuất. - Tuyên truyền cho các cơ sở sản xuất giống, kinh doanh và người chăn nuôi nhận thức đầy đủ quy định về quản lý, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giống vật nuôi; tiếp nhận kỹ thuật phối giống (TTNT) nhiều hơn trong chăn nuôi trâu, bò để nâng cao năng suất, chất lượng. - Có cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện chọn lọc, nuôi giữ các vật nuôi bản địa, vật nuôi đặc hữu; đây là những nhân tố rất quan trọng để xây dựng được thương hiệu chăn nuôi của địa phương, có lợi thế cạnh tranh trong chuỗi giá trị sản xuất. 2.2. Đối với thức ăn chăn nuôi - Tiếp tục kiểm tra, kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi lưu thông trên địa bàn; hạn chế tình trạng thức ăn giả, thức ăn kém chất lượng được bán tràn lan, ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi. - Khuyến khích phát triển các mô hình, cơ sở chế biến các loại thức ăn hữu cơ, chế biến phụ phẩm nông nghiệp thành TĂCN, … nhằm đa dạng hoá nguồn TĂCN, thay thế dần các nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu. - Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn sử dụng bổ sung các chế phẩm vi sinh hoặc sử dụng chế phẩm vi sinh để chế biến thức ăn từ các nguồn nguyên liệu sẵn có, giảm giá thành sản phẩm, an toàn cho môi trường, phù hợp với chăn nuôi nông hộ, xu hướng tất yếu trong chăn nuôi theo hướng hữu cơ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Duy Hoan (2020). Đổi mới mạnh mẽ công tác giống vật nuôi để đáp ứng tình hình mới. https://nhachannuoi.vn/doi-moi-manh-me-cong-tac-giong-vat-nuoi-de-dap-ung-tinh-hinh-moi/. Truy cập ngày 05/10/2023. [2]. Nguyễn Đức Hải (2023). Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. [3]. Nguyễn Huân, Hồng Thắm (2023). Việt Nam có những giống vật nuôi thế giới mơ ước. . Truy cập ngày 07/10/2023. [4] Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2022). < https://cucchannuoi.gov.vn>. Truy cập ngày 05/10/2023. [5]. Cục Thống kê Hà Tĩnh. Số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2023. [6]. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh (2010 – 2023). Số liệu tổng hợp cơ sở sản xuất giống vật nuôi; sản xuất, buôn bán thức ăn chăn nuôi trên địa bàn. 81
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2