intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng giáo dục giới tính thông qua bộ sách Chân trời sáng tạo cho học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Phú Hòa 2, thành phố Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiến hành khảo sát 03 cán bộ quản lý và toàn bộ giáo viên lớp 1 trường tiểu học Phú Hoà 2. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng và vai trò của giáo dục giới tính đối với học sinh lớp 1, thực trạng triển khai các nội dung giáo dục giới tính và hình thức tổ chức dạy học cũng như hiệu quả triển khai các nội dung này cho học sinh lớp 1 tại trường tiểu học Phú Hòa 2, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng giáo dục giới tính thông qua bộ sách Chân trời sáng tạo cho học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Phú Hòa 2, thành phố Thủ Dầu Một

  1. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH THÔNG QUA BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ HÒA 2, THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT Võ Thị Thanh Nhàn1, Mai Thị Huệ Linh2 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Lớp D20GDTH02, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Giáo dục giới tính (GDGT) cung cấp kiến thức về giới tính sớm, giúp trẻ hiểu đúng cách với những biến đổi cơ thể và trang bị cho trẻ một cách đầy đủ, khoa học các kiến thức cơ bản, các kĩ năng tự bảo vệ bản thân, tránh nguy cơ trở thành nạn nhân của những vụ xâm hại và lạm dụng tình dục. Bài viết tiến hành khảo sát 03 cán bộ quản lý và toàn bộ giáo viên lớp 1 trường tiểu học Phú Hoà 2. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng và vai trò của GDGT đối với học sinh lớp 1, thực trạng triển khai các nội dung GDGT và hình thức tổ chức dạy học cũng như hiệu quả triển khai các nội dung này cho học sinh lớp 1 tại trường tiểu học Phú Hòa 2, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Từ khóa: giáo dục giới tính, học sinh tiểu học, thực trạng giáo dục. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, vấn đề giáo dục giới tính (GDGT) đã được nhiều nước quan tâm ở những giai đoạn rất sớm với nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả. Điển hình trong đó là“Sex Education” do Maurice A. Bigelow chủ biên bao gồm 12 chương chính, trong đó tập trung nghiên cứu về ý nghĩa, nhu cầu, phạm vi của GDGT, 8 vấn đề trong GDGT, tổ chức GDGT như thế nào, giáo viên (GV) nên dạy về GDGT ra sao. Nhóm tác giả đã phân tích và đề cập đến nhiều khía cạnh của giáo dục giới tính, các khái niệm, quy trình, cách thức tổ chức, mặt tích cực, mặt tiêu cực một cách rất rõ ràng, chi tiết, cụ thể giúp GV định hướng được việc nên dạy GDGT như thế nào trong lớp học (Maurice A. B., 1924). Tác giả Kristin Luker đã phân tích chi tiết quá trình thay đổi và những thách thức mà những nhà làm giáo dục giới tính phải đối mặt trong hệ thống giáo dục, nêu rõ cách mà giáo dục giới tính ảnh hưởng đến thị hiếu và ý thức xã hội đối với GDGT (Kristin L., 2006) Tại Việt Nam, những năm gần đây, các nghiên cứu về GDGT dành cho các đối tượng học sinh sinh tiểu học bắt đầu được tập trung nghiên cứu nhiều hơn, đặc biệt khi GDGT được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông 2018 ngay từ lớp 1. Những nghiên cứu về GDGT ở trong nước chú trọng đến những vấn đề thực tế cụ thể, như phân tích chương trình giáo dục, tập trung vào việc đánh giá khả năng để đưa các nội dung, cách thức, phương pháp liên quan đến GDGT vào dạy học ở trường tiểu học tại các địa phương cụ thể, phân tích những thuận lợi và khó khăn mà họ phải đối mặt khi triển khai dạy học các nội dung về giới tính trong trường phổ thông các cấp. Các tác giả phân tích về các nguồn lực giáo dục mà hệ thống giáo dục ở Việt Nam sử dụng để truyền đạt kiến thức GDGT, đánh giá cách GDGT được triển khai trong các lớp học cụ thể. Trên cơ sở đó, các nghiên cứu có thể đưa ra đề xuất và gợi ý những cải tiến cụ thể về xây dựng một số nội dung, phương tiện và phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả GDGT theo định hướng phát triển năng lực (Nguyễn Minh Giang và nnk, 2019; Nguyễn Minh Giang và nnk, 2022; Nguyễn Minh Giang và nnk, 2023). Việc đánh giá được thực trạng dạy học, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác GDGT là bước đi đầu tiên, quan trọng để có thể xây dựng các biện pháp, thiết kế các nội dung, hình thức và vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp để GDGT ở các điều kiện triển khai cụ thể để nâng cao chất lượng GDGT trên thực tế triển khai. 179
  2. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đánh giá được thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh lớp 1 thông qua bộ sách Chân trời sáng tạo, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 03 cán bộ quản lý và 06 giáo viên dạy lớp 1 tại trường tiểu học Phú Hòa 2. Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi kết hợp với phương pháp phỏng vấn với chuyên gia, quan sát, dự giờ một số tiết dạy có liên quan đến nội dung GDGT. Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel. Các bước tiến hành Bước 1: Tìm hiểu cơ sở lí luận và xây dựng phiếu khảo sát sơ bộ Bước 2: Lấy ý kiến chuyên gia là giáo viên khối lớp để hoàn chỉnh phiếu khảo sát Bước 3: Tổ chức khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên ở trường tiểu học Phú Hòa 2, Thủ Dầu Một, Bình Dương Bước 4: Thu kết quả, tổng hợp và xử lý thông tin từ các phiếu Bước 5: Viết kết quả và biện luận Nội dung khảo sát tập trung vào tìm hiểu quan điểm của giáo viên nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng và vai trò của GDGT đối với học sinh lớp 1, thực trạng triển khai các nội dung GDGT và hình thức tổ chức dạy học cũng như hiệu quả triển khai các nội dung này cho học sinh lớp 1 tại trường tiểu học Phú Hòa 2, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của GDGT cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Phú Hòa 2 Nghiên cứu tiến hành khảo sát ý kiến của 03 cán bộ quản lý và 06 giáo viên chủ nhiệm khối lớp 1. Kết quả khảo sát (bảng 3.1) cho thấy rằng đa số nhận thức của cán bộ quản lý CBQL, GV đối với tầm quan trọng của việc GDGT đều nằm ở việc các em sẽ áp dụng được các nội dung này vào thực tiễn cuộc sống, thông qua GDGT giúp đỡ các em phòng tránh càng sớm càng tốt các tình huống xấu có thể xảy ra, từ đó tránh xa những mối quan hệ không lành mạnh. Có đến 88.9% đối tượng khảo sát cho rằng nội dung này rất quan trọng và 11.1% cho rằng nội dung này khá quan trọng. Bên cạnh đó, các đối tượng khảo sát cũng nhận thức được những kiến thức, kỹ năng từ việc giáo dục giới tính ngay từ sớm sẽ giúp trẻ hiểu được rõ hơn sự phát triển giới tính ở lứa tuổi của mình và biết cách tự bảo vệ bản thân. Bảng 3.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc GDGT cho học sinh lớp 1 Không Ít quan Quan Khá quan Rất quan Nội dung đánh giá quan trọng trọng trọng trọng trọng Giúp trẻ có cách ứng xử phù hợp về giới tính, góp 0% 0% 11.1% 22.2% 66.7% phần hoàn thiện nhân cách. Cung cấp kiến thức ban đầu về sự phát triển và 0% 0% 0% 44.4% 55.6% thay đổi cơ thể của trẻ qua từng giai đoạn. Có vai trò quan trọng đối với bước đầu hình thành 0% 0% 22.2% 33.3% 44.5% nhân cách toàn diện của trẻ. Là tiền đề cho các nội dung giáo dục giới tính ở 0% 0% 33.3% 22.2% 44.5% các cấp học sau. Trẻ có nền tảng tri thức và kỹ năng để không bị bỡ 0% 0% 0% 22.2% 77.8% ngỡ và hoảng sợ trong các tình huống bất ngờ. Giúp trẻ tránh được những hậu quả đáng tiếc liên 0% 0% 0% 11.1% 88.9% quan đến vấn đề lạm dụng và xâm hại. 180
  3. Qua kết quả khảo sát cho thấy tất cả đối tượng tham gia khảo sát đều đồng ý các nội dung được lấy ý kiến là quan trọng và rất quan trọng. Trong đó, CBQL và GV tham gia khảo sát đều đánh giá rất cao về vai trò của GDGT trong việc giúp trẻ tránh được những hậu quả đáng tiếc liên quan đến vấn đề lạm dụng và xâm hại bởi vì cung cấp kiến thức ban đầu về sự phát triển và thay đổi cơ thể của trẻ qua từng giai đoạn, đồng thời giúp trẻ có nền tảng tri thức và kỹ năng để không bị bỡ ngỡ và hoảng sợ trong các tình huống bất ngờ. Ngoài ra, GDGT còn giúp trẻ có cách ứng xử phù hợp về giới tính, góp phần hoàn thiện nhân cách. Từ số liệu trên, tác giả nhận thấy đa số nhận thức của CBQL, GV đối với tầm quan trọng của việc GDGT đều thể hiện qua việc các em sẽ áp dụng được các nội dung này vào thực tiễn cuộc sống, thông qua GDGT giúp đỡ các em phòng tránh càng sớm càng tốt các tình huống xấu có thể xảy ra, từ đó tránh xa những mối quan hệ không lành mạnh. Bên cạnh đó, các đối tượng khảo sát cũng nhận thức được những kiến thức, kỹ năng từ việc giáo dục giới tính ngay từ sớm sẽ giúp trẻ hiểu được rõ hơn sự phát triển giới tính ở lứa tuổi của mình và biết cách tự bảo vệ bản thân. Quá trình tiếp cận, nhóm tác giả có thể nhận thấy các đối tượng khảo sát có nhận thức chủ động hơn, không còn e ngại, né tránh khi chia sẻ các vấn đề về GDGT tại trường tiểu học. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhận thức của đối tượng khảo sát đối với tầm quan trọng của giáo dục giới tính khá sâu sắc, hiểu rõ được vai trò của mình trong việc truyền đạt thông tin về các vấn đề liên quan đến giới tính cho đối tượng học sinh lớp 1. 3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung GDGT cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Phú Hòa 2 Dựa trên cơ sở lý luận về nội dung giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học - bộ sách Chân trời sáng tạo, nghiên cứu đưa ra 8 nội dung giáo dục giới tính cụ thể dành cho học sinh lớp 1 và lấy ý kiến của GV và CBQl về mức độ cần thiết của việc giảng dạy các nội dung này. Bảng 3.2. Nội dung GDGT cho học sinh lớp 1 Các lựa chọn Mức độ sử dụng % Nội dung GDGT Cần thiết (%) còn lại (%) ĐTB Thứ hạng Xác định được tên, hoạt động các bộ phận bên 100.0 0 3.8 1 ngoài của cơ thể. Nhận biết được giới tính của bản thân, phân biệt 100.0 0 3.7 2 được con trai và con gái. Nhận biết được vùng riêng tư của cơ thể cần được 100.0 0 3.8 1 bảo vệ, chăm sóc. Biết ứng xử trước những tình huống cần giữ an toàn cho bản thân và những người có hành vi động 100.0 0 3.8 1 chạm hoặc đe dọa đến sự an toàn của bản thân. Biết các phương thức bảo vệ bản thân để được giúp 100.0 0 3.6 3 đỡ khi cần. Kĩ năng tự chăm sóc, vệ sinh, bảo vệ các bộ phận 100.0 0 2.8 5 trên cơ thể . Nhận biết được sự cần thiết của việc tự chăm sóc, 88.9 11.1 3.7 2 bảo vệ bản thân. Biết được nguyên tắc và giới hạn trong việc bảo vệ 77.8 22.2 3.1 4 thân thể Thực tế cho thấy rằng, có 6 nội dung được GV nhận định là rất cần thiết và được triển khai giảng dạy ở mức độ thường xuyên và cho hiệu quả trên thực tế triển khai giảng dạy, cụ thể: - Xác định được tên, hoạt động các bộ phận bên ngoài của cơ thể. - Nhận biết được giới tính của bản thân, phân biệt được con trai và con gái. - Nhận biết được vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ, chăm sóc. 181
  4. - Biết ứng xử trước những tình huống cần giữ an toàn cho bản thân và những người có hành vi động chạm hoặc đe dọa đến sự an toàn của bản thân. - Biết các phương thức bảo vệ bản thân để được giúp đỡ khi cần. - Nhận biết được sự cần thiết của việc tự chăm sóc, bảo vệ bản thân. 3.3. Các hình thức tổ chức GDGT cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Phú Hòa 2 Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục giới tính thông qua việc đánh giá hai mảng hoạt động giáo dục ở trường tiểu học bao gồm hoạt động dạy học trên lớp (hoạt động dạy học thông qua các môn học) và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đối tượng tham gia khảo sát sẽ đánh giá mức độ thực hiện các nội dung (mức độ thường xuyên) thông qua hai hoạt động này và đánh giá hiệu quả thực hiện đối với từng hoạt động. Đối với hoạt động dạy học các môn học, nội dung giáo dục giới tính được giảng dạy lồng ghép ờ mức độ thường xuyên nhất và đạt hiệu quả cao nhất theo nhận định của các GV tham gia khảo sát là môn Tự nhiên và xã hội. Một số bài học trong môn Tự nhiên và xã hội đã được thiết kế nội dung giáo dục giới tính và các mối quan hệ được thể hiện ở chủ đề Con người và sức khỏe. Cụ thể, thông qua các nội dung trong chương trình môn học này, HS xác định được tên, hoạt động các bộ phận bên ngoài của cơ thể; phân biệt được con trai và con gái; nhận biết được vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ; nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hoặc đe dọa đến sự an toàn của bản thân; nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần. Bằng cách truyền đạt kiến thức và kỹ năng liên quan đến giới tính thông qua môn Tự nhiên và xã hội, GV giúp học sinh hiểu về sự đa dạng giới tính, tôn trọng bản thân, người khác, và học được cách đưa ra quyết định thông minh, có trách nhiệm trong các tình huống liên quan đến GDGT. Do đó, 100% ý kiến cho rằng đã thực hiện GDGT cho HS thường xuyên thông qua môn Tự nhiên và xã hội và có 100% ý kiến đánh giá hiệu quả đạt được ở mức trung bình (11,1%) và mức cao (88,9%). Việc lồng ghép giáo dục giới tính cho HS lớp 1 thông qua Hoạt động trải cũng được sử dụng ở mức độ thường xuyên. Trong đó, có 77,8% ý kiến đánh giá sử dụng ở mức độ thường xuyên và 22,2% ý kiến đánh giá sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng. Các ngữ liệu GDGT xoay quanh mối quan hệ với bạn bè, chăm sóc và bảo vệ bản thân và được đề cập qua chủ đề: Em và những người bạn; Em tự chăm sóc và phục vụ bản thân; Em và những người xung quanh. Ngoài ra, học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của việc chăm sóc, tôn trọng bản thân và người khác thông qua các nội dung dạy học tích hợp qua môn Đạo đức. Đối với hoạt động ngoài giờ lên lớp, việc GDGT được thường xuyên thực hiện thông qua lồng ghép trong hoạt động sinh hoạt theo chủ điểm giáo dục, hiếm khi thực hiện thông qua lồng ghép trong hoạt động sinh hoạt dưới cờ và lồng ghép trong hoạt động sinh hoạt lớp. Trong đó, việc GDGT cho HS lồng ghép trong hoạt động sinh hoạt theo chủ điểm giáo dục đạt hiệu quả cao. Nhà trường có lập kế hoạch và tổ chức một số chủ điểm sinh hoạt giáo dục hàm chứa nội dung về Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 nhằm mục đích tăng cường nhận thức về vai trò, quyền lợi và địa vị của phụ nữ trong xã hội, đồng thời thúc đẩy sự bình đẳng giới và tôn trọng lẫn nhau giữa nam và nữ. Thông qua giáo dục về ý nghĩa của các ngày kỉ niệm này, học sinh hiểu rõ được vai trò và đóng góp của phụ nữ trong cuộc sống, bao gồm cả ở gia đình và trong xã hội. HS học được cách kính trọng và yêu thương phụ nữ, đồng thời có thể bày tỏ tình cảm của mình đối với mẹ, bà, chị gái và những người phụ nữ mà họ quen biết thông qua những hành động cụ thể như viết thư, tặng quà, hoặc thể hiện sự quan tâm và chăm sóc hằng ngày. Những giáo dục này giúp học sinh hiểu và trân trọng những giá trị gia đình và xã hội, đồng thời phát triển những phẩm chất nhân văn và lòng biết ơn trong tâm hồn của mình. Hoạt động tư vấn học đường, chuyên đề về giáo dục giới tính rất hiếm khi được thực hiện ở trường và không đem lại hiệu quả cao đối với đối tượng là học sinh lớp 1. 3.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp GDGT Số liệu nghiên cứu cho thấy, các phương pháp thường xuyên được sử dụng để dạy học các nội dung có liên quan đến giới tính bao gồm phương pháp vấn đáp (ĐTB 3.8, xếp thứ 1), phương 182
  5. pháp trực quan và thảo luận nhóm (ĐTB 3.7, xếp thứ 2). Hiệu quả thực hiện của cả ba phương pháp này đạt ở mức cao và trung bình (ĐTB 2.8 - 3.5). Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy dù có tổ chức dạy học tích cực thì GV vẫn dành nhiều thời gian trong tiết học để sử dụng phương pháp vấn đáp (chiếm tỉ lệ 88,9% ý kiến đánh giá sử dụng thường xuyên) và phương pháp trực quan, thảo luận nhóm (chiếm tỉ lệ 77,8% ý kiến đánh giá sử dụng thường xuyên). Phương pháp vấn đáp được GV sử dụng từ lúc tiết học bắt đầu cho đến khi kết thúc nhằm khai thác vốn hiểu biết nền tảng của HS, giúp HS liên hệ, suy luận, giải quyết các nhiệm vụ học tập, cũng như củng cố, khái quát hóa hoặc kiểm tra việc nắm bắt kiến thức, kĩ năng của HS. Đối với những nội dung được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm Đạo đức, Tự nhiên – Xã hội, do đặc trưng của những môn học GV sử dụng rất nhiều tranh ảnh minh họa và các câu hỏi, chính vì thế GV phải sử dụng thường xuyên hơn phương pháp trực quan và thảo luận nhóm để HS thông qua quá trình quan sát, thảo luận có thể dễ dàng hiểu và ghi nhớ thông tin hơn khi đã được biểu diễn một cách rõ ràng và sinh động, HS được tự do thảo luận, đưa ra ý kiến, suy nghĩ của mình để tìm đáp án. Bảng 3.4. Các phương pháp dạy học trong GDGT cho học sinh lớp 1 Mức độ sử dụng Hiệu quả sử dụng TT Các phương pháp dạy học ĐTB Thứ hạng ĐTB Thứ hạng 1 Trò chơi học tập 3.5 4 3.7 1 2 Vấn đáp 3.8 1 2.8 4 3 Trực quan 3.7 2 3.5 2 4 Thuyết trình 2.1 5 2 5 5 Đóng vai 3.6 3 3.7 1 6 Thảo luận nhóm 3.7 2 3.4 3 Do tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung bài học mà GV lựa chọn để thiết kế hoạt động học tập phù hợp, các phương pháp dạy học còn lại cũng được đánh giá ở mức độ thường xuyên thực hiện như phương pháp đóng vai (ĐTB 3.6, xếp thứ 3) và phương pháp trò chơi (ĐTB 3.5, xếp thử 4). Bên cạnh đó, mức độ hiệu quả của hai phương này lại được đánh giá ở mức độ cao nhất. (ĐTB 3.7, xếp thử 1). Thực tế cho thấy hai phương pháp này kích thích sự hứng thú và tham gia tích cực của học sinh, HS được tham gia vào các hoạt động vui nhộn và thú vị và trải nghiệm một cách trực tiếp và thực tế một tình huống hoặc vai trò nhất định và giúp tăng hiệu quả của GDGT . 4. KẾT LUẬN Qua kết quả khảo sát cho thấy tất cả đối tượng khảo sát nhận thức được vai trò quan trọng của GDGT trong việc cung cấp cho học sinh những kiến thức đầy đủ và kịp thời về quá trình phát triển giới tính của bản thân và kĩ năng cần thiết trong chăm sóc và bảo vệ bản thân, đồng thời cũng được giáo dục về sự tôn trọng đối với cơ thể của bản thân và người khác, tôn trọng sự khác biệt về giới tính. Nội dung GDGT tích hợp qua các môn học trong chương trình phổ thông 2018, giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho sự hiểu biết và nhận thức về giới tính của học sinh ngay từ sớm, giáo viên cũng dễ dàng hơn trong việc giảng dạy và hướng dẫn các hoạt động về giới tính cho học sinh. Đồng thời, việc đồng bộ hóa nội dung giúp tạo ra một môi trường học tập nhất quán và hiệu quả. Hoạt động GDGT cho HS lớp 1 tại cơ sở khảo sát được triển khai ở cả hai hình thức hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực giúp kích thích sự hứng thú và tương tác tích cực của học sinh. Điều này làm cho quá trình học tập về GDGT trở nên thú vị và gần gũi hơn. Bên cạnh những ưu điểm, công tác GDGT tại cơ sở khảo sát vẫn còn những hạn chế tồn tại như GDGT vẫn chưa nhận được sự chú trọng, đầu tư và quan tâm đúng mức. Công tác GDGT chủ yếu vẫn được tiến hành thông qua việc dạy học các nội dung có liên quan trong chương trình các môn học và còn thiếu các hoạt động hoặc chuyên đề riêng. Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc thực hiện GDGT vẫn chưa đạt được sự chặt chẽ và hiệu quả, gây ra sự thiếu sót trong việc đạt được mục tiêu GDGT. 183
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Maurice A. Bigelow (1924). Sex-education. New York: The Macmillan Company. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Retrieved from Hà Nội). 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông môn Đạo đức (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Retrieved from Hà Nội). 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Retrieved from Hà Nội). 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và Xã hội (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Retrieved from Hà Nội). 6. Nguyễn Minh Giang, Phạm Tường Yến Vũ, Nguyễn Thị Mai Hương. (2019). Thiết kế một số nội dung, phương tiện và phương pháp dạy học giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng phát triển năng lực. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 64, tập 1, tr.27-36 7. Nguyễn Minh Giang, Lê Thị Thu Lý (2019). Xây dựng một số nội dung và hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh lớp 1 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục, số 446, Kì 2, tr.24-29; 19. 8. Nguyễn Minh Giang (2023). Xây dựng ngữ liệu giáo dục giới tính trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 tại trưòng tiểu học ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, tập 19, số 02 9. Kristin Luker (2006). When sex goes to school: Warring views on sex--and sex education--since the sixties W. W. Norton & Company 10. Bùi Ngọc Oánh (2008). Tâm lý học giới tính và giáo dục giới tính. Hà Nội: NXB Giáo dục. 184
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1