Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
THỰC TRẠNG HEN PHẾ QUẢN TẠI TỈNH TIỀN GIANG<br />
Tạ Văn Trầm*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Tại Tiền Giang, chưa tìm thấy một số liệu nào về tỉ lệ hen<br />
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng bệnh hen tại tỉnh Tiền Giang.<br />
Phương pháp: Cắt ngang mô tả.<br />
Kết quả: Tỉ lệ hen 6%, tỉ lệ từng khò khè là 20%. 36 trường hợp hen có những đặc điểm: Tỉ lệ nhập viện và<br />
tỉ lệ vào cấp cứu vì hen trong năm qua tương đương nhau 19%; tỉ lệ nghỉ học vì hen trong năm qua 27,7%. Yếu<br />
tố nghi khởi phát cơn hen thường gặp là thay đổi thời tiết. Nơi điều trị mỗi khi lên cơn hen thường nhất là bệnh<br />
viện/trung tâm y tế (38,9%), tự mua thuốc uống mỗi khi lên cơn hen (27,8%), phòng khám tư nhân (11%).<br />
Kết luận: Tỉ lệ hen tại Tiền Giang ở mức trung bình cao.<br />
Từ khoá: hen.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ACTUAL SITUATION OF BRONCHIAL ASTHMA IN TIEN GIANG PROVINCE<br />
Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 154 - 159<br />
Background: There is not the research about the prevalence of asthma in Tien Giang province.<br />
Objective: To investigate the actual situation of asthma in Tien Giang province.<br />
Method: Cross sectional description.<br />
Results: The prevalence rate of asthma was 6%; The prevalence rate of wheezing was 20%. Characteristic<br />
features of 36 cases of asthma were: The rate of hopital visits and emergency room visits due to asthma in last year<br />
were equal (19%), school absences due to asthma in last year were 27.7%. The most common precipitant of<br />
asthma exacerbations was changes in weather. The most common places of choice for treatment asthma attacks<br />
were in hospital or health center (38.9%) and clinical cabinet (11%), 27.8% of patients taken orally administered<br />
drug by their parents for treatment asthma attacks.<br />
Conclusion: The prevalence rate of asthma in Tien Giang province was high.<br />
Key words: asthma.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hen phế quản là một trong các bệnh mạn<br />
tính hay gặp nhất trên thế giới, là một trong<br />
những nguyên nhân chủ yếu gây tàn phế và tử<br />
vong trên toàn cầu. Hen hiện là một vấn đề sức<br />
khỏe cộng đồng, là gánh nặng y tế và kinh tế của<br />
tất cả các quốc gia(4,2). Theo Tổ chức Y tế Thế giới,<br />
hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người<br />
bị hen và có thể tăng thêm từ 100 – 150 triệu<br />
<br />
người vào năm 2025(3,5). Ước tính hen chiếm 1%<br />
gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Hàng năm, số tử<br />
vong do hen khoảng 250.000 người(1). Ở Việt<br />
Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen khá cao và theo chiều<br />
hướng tăng dần(13). Theo Bộ Y tế, tỷ lệ này năm<br />
2000 từ 8- 9%, đến năm 2004 là 10%. Tại thành<br />
phố Hồ Chí Minh, thống kê của Tổ chức y tế<br />
ISAAC vào năm 2004, có đến 29,1% trẻ em bị<br />
hen, con số thuộc loại cao nhất của châu Á. Tại<br />
<br />
* Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang.<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS Tạ Văn Trầm<br />
<br />
ĐT: 0913771779<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Email: tavantram@gmail.com<br />
<br />
155<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Tiền Giang, chúng tôi chưa tìm thấy một số liệu<br />
nào về độ lưu hành hen. Hàng năm, Tiền Giang<br />
có khoảng 1.000 bệnh nhân nhập viện tại Bệnh<br />
viện Đa khoa Tiền Giang vì lên cơn hen. Hen<br />
ngày càng trở thành gánh nặng y tế và kinh tế tại<br />
Tiền Giang. Trong phạm vi của nghiên cứu này,<br />
chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng bệnh<br />
hen tại tỉnh Tiền Giang để có một bức tranh<br />
chung về tình hình bệnh hen tại tỉnh Tiền Giang,<br />
từ đó giúp cho công tác quản lý, kiểm soát bệnh<br />
hen tốt hơn.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Nơi nghiên cứu<br />
Địa bàn tỉnh Tiền Giang.<br />
Thời điểm nghiên cứu<br />
Từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 5 năm 2011.<br />
Dân số mục tiêu<br />
Toàn bộ người dân ≥ 7 tuổi sống tại tỉnh Tiền<br />
Giang.<br />
Dân số chọn mẫu<br />
Người dân ≥ 7 tuổi sống tại tỉnh Tiền Giang<br />
được chọn vào nghiên cứu.<br />
Cỡ mẫu<br />
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu<br />
n=<br />
<br />
Z(21−α / 2) P(1− P)<br />
d2<br />
<br />
Trong đó chọn khoảng tin cậy 95%. - α: xác suất sai lầm<br />
loại 1 (α = 0,05); - Z (1-α/2) = 1,96 ( bảng phân phối chuẩn); d: Độ chính xác mong muốn; - p= 0,05 ở người lớn và p=<br />
0,1 ở trẻ em, theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế; - Cỡ mẫu là n<br />
= 384<br />
<br />
Cỡ mẫu hiệu chỉnh (vì chọn mẫu chùm) với<br />
ảnh hưởng thiết kế là 1,5<br />
N = 1,5 x n = 1,5 x 384 = 600.<br />
Vì vậy, chúng tôi chọn cỡ mẫu là N = 600.<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
Lấy mẫu 2 bậc và lấy mẫu cụm, cụ thể như<br />
sau<br />
<br />
156<br />
<br />
- Bước 1: Lập danh sách tất cả các xã trong<br />
tỉnh và đánh số thứ tự xã.<br />
Tỉnh Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp<br />
huyện với 169 xã, phường, thị trấn. Từ 169 xã,<br />
phường, thị trấn, dùng phương pháp chọn ngẫu<br />
nhiên hệ thống 30 xã, phường để nghiên cứu.<br />
Tính khoảng cách mẫu (KCM):<br />
Tổng số xã, phường,thị trấn<br />
30<br />
KCM =<br />
<br />
169<br />
=6<br />
30<br />
<br />
Chọn một số ngẫu nhiên R ≤ KCM: 6. Cụm<br />
đầu tiên được chọn có thứ tự cộng dồn bằng<br />
hoặc vừa lớn hơn R. Cụm thứ n được chọn tiếp<br />
như sau: có số cộng dồn bằng hoặc vừa lớn hơn<br />
R + (n-1) KCM.<br />
- Bước 2: Chọn đơn vị nguyên tố (ĐVNT).<br />
Số ĐVNT của mỗi cụm = N/30 = 600/30 = 20<br />
người/cụm<br />
Chọn mẫu tại cộng đồng: Chọn ngẫu nhiên<br />
20 người mỗi xã, phường.<br />
<br />
Tiêu chí chọn mẫu<br />
- Tiêu chí đưa vào: người dân ≥ 7 tuổi trong<br />
tỉnh Tiền Giang được chọn ngẫu nhiên vào<br />
nghiên cứu.<br />
- Tiêu chí loại trừ: Gia đình không đồng<br />
ý tham gia nghiên cứu, phiếu trả lời thiếu<br />
thông tin.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Cắt ngang mô tả.<br />
<br />
Thu thập số liệu<br />
Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi.<br />
<br />
Xử lý và phân tích dữ liệu<br />
Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData<br />
theo phương pháp nhập đôi. Dữ kiện được mã<br />
hóa và phân tích bằng phần mềm STATA 10.0.<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Có tất cả 600 người được đưa vào nghiên<br />
cứu<br />
<br />
Phân bố theo giới<br />
Bảng 1: Phân bố mẫu theo giới<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Tần suất<br />
253<br />
347<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
42,17<br />
57,83<br />
<br />
Phân bố theo địa dư<br />
Bảng 2: Phân bố mẫu theo địa dư<br />
Nơi cư trú<br />
Nông thôn<br />
Thành thị<br />
<br />
Tần suất<br />
516<br />
84<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
86<br />
14<br />
<br />
Tỉ lệ hen<br />
Bảng 3: Tỉ lệ hen<br />
Biến số<br />
Tần suất Tỉ lệ (%)<br />
Từng khò khè<br />
120<br />
20<br />
Hen<br />
36<br />
6<br />
10<br />
1,6*<br />
Khò khè nặng giới hạn lời nói trong 12<br />
tháng qua<br />
Khò khè liên quan gắng sức trong 12<br />
20<br />
3,3<br />
tháng qua<br />
Ho khan về đêm trong 12 tháng qua<br />
100<br />
16,6<br />
<br />
* nếu tính trên 36 người hen, tỉ lệ khò khè nặng giới hạn lời<br />
nói là 27,7%<br />
<br />
Khò khè khi gắng sức và ho khan về đêm<br />
trong 12 tháng qua<br />
Tỉ lệ khò khè khi gắng sức trong 12 tháng<br />
qua của chúng tôi là 5%, thấp hơn tỉ lệ hen (6%).<br />
<br />
Các kiểu khò khè<br />
Tỉ lệ các kiểu khò khè là: sớm thoáng qua<br />
chiếm 20,2%; khò khè dai dẳng 10%; khò<br />
khè khởi phát muộn chiếm 3% trong tổng số<br />
600 người.<br />
<br />
Các triệu chứng nặng của hen<br />
Độ nặng của triệu chứng hen được đánh giá<br />
qua 3 câu hỏi về các triệu chứng sau trong 12<br />
tháng qua: số cơn khò khè, thức giấc do khò khè,<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 4: So sánh tỉ lệ các triệu chứng khò khè nặng<br />
trong 12 tháng qua<br />
Triệu chứng<br />
≥ 4 cơn khò khè<br />
Thức giấc do khò khè > 1 đêm/<br />
tuần<br />
Khò khè nặng giới hạn lời nói<br />
<br />
Tỉ lệ các triệu chứng<br />
trong 12 tháng qua (%)<br />
3,3<br />
0,7<br />
1,6<br />
<br />
* nếu tính phần trăm trên những học sinh có khò khè trong<br />
12 tháng qua, tỉ lệ khò khè ≥ 4 cơn, thức giấc vì khò khè<br />
trung bình > 1 lần/ tuần, khò khè nặng làm giới hạn lời nói<br />
tại Tiền Giang lần lượt là 36,5%; 8,2% và 17,6%.<br />
<br />
Tỉ lệ nhập viện, vào cấp cứu và nghỉ học,<br />
nghỉ làm vì hen trong năm qua<br />
Bảng 5: Tỉ lệ nhập viện, vào cấp cứu và nghỉ học vì<br />
hen trong năm qua<br />
Tần suất (n = Tỉ lệ (%)<br />
36)<br />
Nhập viện vì hen trong năm qua<br />
7<br />
19<br />
Vào cấp cứu vì hen trong năm qua<br />
7<br />
19<br />
Nghỉ học, nghỉ làm vì hen trong năm<br />
10<br />
27,7<br />
qua<br />
Biến số<br />
<br />
Yếu tố nghi gây khởi phát cơn hen<br />
Bảng 6: Các yếu tố nghi gây khởi phát cơn hen<br />
Yếu tố nghi gây khởi phát Tần suất (n = 36)<br />
Thay đổi thời tiết<br />
23<br />
Gắng sức<br />
7<br />
Bụi<br />
7<br />
Nhiễm trùng hô hấp<br />
10<br />
Thức ăn<br />
3<br />
Thuốc Tây<br />
1<br />
Khói thuốc lá<br />
6<br />
Xúc động<br />
3<br />
Hóa chất, mùi lạ<br />
8<br />
Lông chó mèo<br />
3<br />
Phấn hoa<br />
1<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
64<br />
19<br />
19<br />
28<br />
8,3<br />
2,7<br />
16,7<br />
8,3<br />
22<br />
8,3<br />
2,7<br />
<br />
Nơi điều trị mỗi khi lên cơn hen<br />
Bảng 7: Nơi điều trị mỗi khi lên cơn hen<br />
Nơi điều trị<br />
Tự mua thuốc ở nhà thuốc<br />
Phòng khám tư nhân<br />
Bệnh viện/Trung tâm y tế<br />
Trạm y tế<br />
Cơ sở y tế thuốc Nam, Bắc<br />
<br />
Tần suất (N = 36) Tỉ lệ (%)<br />
10<br />
27,8<br />
4<br />
11<br />
14<br />
38,9<br />
6<br />
16,7<br />
2<br />
5,6<br />
<br />
khò khè làm giới hạn lời nói.<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
157<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Loại thuốc điều trị mỗi khi lên cơn hen<br />
Bảng 8: Loại thuốc điều trị mỗi khi lên cơn hen<br />
Loại thuốc điều trị<br />
Thuốc uống<br />
Thuốc tiêm<br />
Thuốc phun hoặc xịt<br />
Thuốc Nam, thuốc Bắc<br />
<br />
Tần suất (N = 36)<br />
30<br />
9<br />
12<br />
0<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
83,3<br />
25<br />
33,3<br />
0<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Phân bố theo giới<br />
Tỉ lệ giới nam gần tương đương với nữ, nam:<br />
nữ là 1:1,37.<br />
<br />
Phân bố theo địa dư<br />
Người dân đa số sống ở nông thôn chiếm<br />
86%. Con số này cũng phù hợp với phân bố dân<br />
số ở Việt Nam nói chung, 80% sống ở nông<br />
thôn(9). Sự phân bố mẫu nghiên cứu theo giới và<br />
địa dư phù hợp với sự phân bố trong dân số<br />
cùng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đã phản<br />
ánh được tính đại diện của mẫu nghiên cứu cho<br />
dân số, một tiêu chuẩn quan trọng của một<br />
nghiên cứu dịch tễ.<br />
<br />
Tỉ lệ hen<br />
Tỉ lệ từng khò khè là 20%, cao nhất trong số<br />
các biến số như: hen, khò khè liên quan gắng sức<br />
trong năm qua, ho khan về đêm trong năm qua.<br />
Nguyên nhân là đây là tỉ lệ cộng dồn (suốt đời) và<br />
do tình trạng khò khè này không chỉ liên quan<br />
hen mà còn liên quan đến những bệnh lý khác. Tỷ<br />
lệ mắc hen trong cộng đồng dân cư tỉnh Tiền<br />
Giang là 6%. Tỷ lệ này tương đương với kết quả<br />
nghiên cứu của Phan Quang Đoàn tại Hà Nội là<br />
8,74%(11). Nghiên cứu của Phạm Lê Tuấn về tỷ lệ<br />
mắc hen ở trẻ em lứa tuổi học đường nội, ngoại<br />
thành Hà Nội cho kết quả là 10,42%(9). Kết quả của<br />
Khổng Thị Ngọc Mai nghiên cứu tại trường Tiểu<br />
học, trung học cơ sở Gia Sàng, Thành phố Thái<br />
Nguyên cho kết quả tỷ lệ mắc hen khá cao<br />
(14,1%). Chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch này<br />
là do các nghiên cứu ở các địa điểm khác nhau.<br />
Môi trường sống, thời tiết, sự ô nhiễm môi<br />
trường, thu nhập, yếu tố gia đình đều có ảnh<br />
hưởng đến sức khỏe và bệnh tật trong đó có độ<br />
lưu hành hen. Với tỷ lệ hen trong cộng đồng dân<br />
<br />
158<br />
<br />
cư tỉnh Tiền Giang là 6% thuộc hàng trung bình so<br />
với tỷ lệ hen ở các vùng trong và ngoài nước. Con<br />
số này cũng góp phần giảm bớt sự hoài nghi và<br />
góp một tiếng nói chung rằng: Tỉ lệ hen ở Việt<br />
Nam không hề thấp mà ở mức cao, ngang với<br />
những nước đã phát triển và thuộc hàng cao nhất<br />
khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Khi so sánh<br />
với kết quả của những nơi khác trên thế giới, tỉ lệ<br />
hen của chúng tôi tương đương với tỉ lệ ở Hồng<br />
Kông, Đài Bắc và tỉ lệ chung của vùng Châu Á<br />
Thái Bình Dương, Bắc Âu và Đông Âu, cao hơn<br />
Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan nhưng<br />
thấp hơn Nhật, Singapore, Úc, Châu Mỹ Latinh và<br />
Bắc Mỹ(4,6,3).<br />
<br />
Khò khè khi gắng sức và ho khan về đêm<br />
trong 12 tháng qua<br />
Tỉ lệ khò khè khi gắng sức trong 12 tháng<br />
qua của chúng tôi là 5%, thấp hơn tỉ lệ hen<br />
(6%). Kết quả này cũng phù hợp với các<br />
nghiên cứu của các nước tham gia dự án<br />
ISAAC. Tỉ lệ khò khè liên quan đến gắng sức<br />
thay đổi từ 1,6% ở Estonia đến 16,5% ở New<br />
Zealand. Trái ngược với tỉ lệ thấp của khò khè<br />
liên quan gắng sức trong 12 tháng qua, tỉ lệ ho<br />
khan về đêm trong 12 tháng qua của nghiên<br />
cứu chúng tôi là 26,2%, cao hơn hẳn tỉ lệ hen<br />
(6%). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả<br />
của các nghiên cứu ở hầu hết các nước tham<br />
gia dự án ISAAC(1). Tỉ lệ ho khan về đêm trong<br />
12 tháng qua cao hơn tỉ lệ khò khè trong 12<br />
tháng qua. Trừ tại Hà Nội và các nước Nhật<br />
Bản, Singapore và Georgia, tỉ lệ này thấp hơn<br />
tỉ lệ khò khè 12 tháng qua. Tuy nhiên, khi so<br />
sánh với các tỉ lệ ho khan về đêm trong 12<br />
tháng qua ở các nơi khác trong nước hoặc đa<br />
số các nước khác, tỉ lệ của chúng tôi cao hơn<br />
hẳn và tương đương với tỉ lệ cao nhất ở các<br />
nước như Úc, Anh và Châu Mỹ Latinh, những<br />
nơi có tỉ lệ hen cao nhất trên thế giới. Điều này<br />
có thể gợi ý cho biết, tại Tiền Giang hen dạng<br />
ho chiếm tỉ lệ cao.<br />
<br />
Các kiểu khò khè<br />
Kết quả cho thấy trong nghiên cứu chúng tôi,<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
tỉ lệ các kiểu khò khè là sớm thoáng qua chiếm<br />
20,2%; khò khè dai dẳng 10%; khò khè khởi phát<br />
muộn chiếm 3% trong tổng số 600 người tham<br />
gia nghiên cứu. Tỉ lệ này tương đối phù hợp với<br />
y văn, trừ khò khè khởi phát muộn có tỉ lệ thấp<br />
hơn y văn. Theo y văn, khò khè sớm thoáng qua,<br />
khò khè dai dẳng và khò khè khởi phát muộn<br />
lần lượt chiếm tỉ lệ 19,9%; 13,7% và 15% trong<br />
dân số(5).<br />
<br />
Các triệu chứng nặng của hen<br />
Độ nặng của triệu chứng hen được đánh giá<br />
qua 3 câu hỏi về các triệu chứng sau trong 12<br />
tháng qua: số cơn khò khè, thức giấc do khò khè,<br />
khò khè làm giới hạn lời nói. Tỉ lệ các triệu chứng<br />
nặng trong nghiên cứu của chúng tôi tương<br />
đương với tỉ lệ tại Thành phố Hồ Chí Minh, hơi<br />
cao hơn tỉ lệ chung ở Châu Á- Thái Bình Dương(4),<br />
hơi thấp hơn so với Hà Nội(11,9) và thấp hơn nhiều<br />
so với những nơi có tỉ lệ này cao nhất như Châu<br />
Mỹ Latinh, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương.<br />
<br />
Tỉ lệ nhập viện, vào cấp cứu và nghỉ học,<br />
nghỉ làm vì hen trong năm qua<br />
Tỉ lệ nhập viện vì hen và tỉ lệ vào cấp cứu vì<br />
hen trong năm qua tương đương nhau là 19%; tỉ<br />
lệ nghỉ học vì hen trong năm qua là 27,7%.<br />
<br />
Yếu tố nghi gây khởi phát cơn hen<br />
Các yếu tố nghi gây khởi phát cơn hen rất đa<br />
dạng, một BN bị hen có thể có nhiều yếu tố nghi<br />
khởi phát cơn hen. Trong đó, nổi bật nhất là các<br />
yếu tố thay đổi thời tiết, gắng sức và nhiễm<br />
trùng đường hô hấp.<br />
<br />
Nơi điều trị mỗi khi lên cơn hen<br />
Mỗi khi lên cơn hen, BN có thể được đưa đi<br />
khám và điều trị ở nhiều nơi. Những nơi mà các<br />
BN đi điều trị mỗi khi lên cơn hen là bệnh viện/<br />
trung tâm y tế, phòng khám tư nhân. Đáng lưu<br />
ý, có tỉ lệ không nhỏ (27,8%) BN tự mua thuốc để<br />
điều trị mỗi khi lên cơn hen.<br />
<br />
ý là có tỉ lệ khá cao (25%) BN được tiêm thuốc và<br />
chỉ có 33,3% BN được phun khí dung hoặc xịt<br />
thuốc mỗi khi lên cơn hen.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tỉ lệ khò khè và tỉ lệ hen: Tỉ lệ hen tại Tiền<br />
Giang ở mức trung bình cao là 6%, tỉ lệ từng khò<br />
khè là 20%.<br />
Đặc điểm các trường hợp hen: 36 trường<br />
hợp hen có những đặc điểm như sau: Tỉ lệ nhập<br />
viện vì hen và tỉ lệ vào cấp cứu vì hen trong năm<br />
qua tương đương nhau là 19%; tỉ lệ nghỉ học vì<br />
hen trong năm qua là 27,7%. Các yếu tố nghi<br />
khởi phát cơn hen thường gặp nhất là thay đổi<br />
thời tiết, gắng sức và nhiễm trùng hô hấp, bụi.<br />
Nơi điều trị mỗi khi lên cơn hen thường gặp<br />
nhất là bệnh viện/trung tâm y tế (38,9%), tự mua<br />
thuốc uống mỗi khi lên cơn hen (27,8%), trạm y<br />
tế (16,7%), phòng khám tư nhân (11%). Mặt khác,<br />
có 25% khi lên cơn hen được điều trị thuốc dạng<br />
tiêm chích, và chỉ có 33,3% được phun hoặc xịt<br />
thuốc mỗi khi lên cơn hen.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Loại thuốc điều trị mỗi khi lên cơn hen<br />
Mỗi khi lên cơn hen, BN thường mua thuốc<br />
hoặc được bác sĩ kê toa thuốc uống, phun xịt<br />
thuốc và/ hoặc tiêm thuốc. Tuy nhiên, đáng chú<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
10.<br />
<br />
Beasley R et al (2003). International patterns of the prevalence<br />
of pediatric asthma The ISAAC program. Pediatr Clin<br />
NAm50:539– 553.<br />
Đào Văn Chinh (1999). Hen phế quản. Bách khoa thư bệnh<br />
học, tập 1, pp 180-184. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.<br />
Irwin RS, Boulet LP, Cloutier MM, et al (1998). Managing<br />
cough as a Defense Mechanism and as a Symtom. A<br />
Consensus Panel Report of the American College of Chest<br />
Physicians. Chest, 114 (suppl2): 133S-181S.<br />
Lai C (2004). The Asthma Epidemic in Asia Pacific. 9th<br />
Congress of the Asia Pacific Society of Respirology 10-13<br />
December 2004 Hong Kong.<br />
Lawrence M, Tierney Jr, Sanjay Saint, Mary A. Whooley (2002).<br />
Asthma. Essentials of Diagnosis and Treatment, 2, pp.42.<br />
Manthous CA. (1995). Management of Severe Exacerbation of<br />
Asthma. The American Journal of Medicine: 298-308.<br />
Nguyễn Hữu Thành (2005). Khảo sát xử trí hen phế quản theo<br />
GINA tại khoa Lao và bệnh Phổi Bệnh viện Đa khoa Đồng<br />
Tháp. Nội san nghiên cứu khoa học Đồng Tháp 2007: 1- 23.<br />
Nguyễn Tiến Dũng (2005). Một số đặc điểm lâm sàng và cận<br />
lâm sàng hen phế quản ở trẻ em. Tạp chí Y học Việt Nam, số<br />
6: 1-3.<br />
Phạm Lê Tuấn, (2005). Một số đặc điểm dịch tễ hen phế quản<br />
trẻ em tuổi học đường nội, ngoại thành Hà Nội. Tạp chí Y học<br />
dự phòng, tập XV, số 1 (72): 57-62.<br />
Phạm Long Trung và cộng sự (1999). Lao nguyên phát. In: Bộ<br />
môn Lao – phổi. Bệnh học lao – phổi, tập II, pp 119-32. Đại học<br />
Y Dược thành phố Hồ Chí Minh,.<br />
<br />
159<br />
<br />