intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hen phế quản (Kỳ 1)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

159
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, chủ yếu là tế bào Mast, bạch cầu ái toan ( E ), lymphoT, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính (N) và các tế bào biểu mô phế quản. ở những cơ địa nhạy cảm. Quá trình viêm này gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn, thường bị về đêm và sáng sớm. Những đợt này thường bị tắc nghẽn đường thở có thể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hen phế quản (Kỳ 1)

  1. Hen phế quản (Kỳ 1) 1. Đại cương: 1.1. Định nghĩa và phân loại: 1.1.1. Định nghĩa: Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, chủ yếu là tế bào Mast, bạch cầu ái toan ( E ), lymphoT, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính (N) và các tế bào biểu mô phế quản. ở những cơ địa nhạy cảm. Quá trình viêm này gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn, thường bị về đêm và sáng sớm. Những đợt này thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị. Quá trình viêm này hay đi kèm theo tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích gây co thắt cơ trơn phế quản. 1.1.2. Phân loại:
  2. - Hen ngoại sinh ( hen dị ứng ) khởi phát từ khi còn trẻ ( hen sớm ), thường kèm với eczema hoặc viêm mũi dị ứng, có tiền sử gia đình bị hen hoặc tạng Atopic, test da dương tính với dị nguyên. - Hen nội sinh ( hen nhiễm trùng ) là những trường hợp hen không do dị ứng thường hen muộn trên 30 tuổi, không có tiền sử gia đình bị hen, triệu chứng dai dẳng, test da âm tính, không rõ yếu tố làm bùng nổ cơn hen ( trừ nhiễm trùng và Aspyrin ), IgE máu bình thường. 1. 2. Cơ chế bệnh sinh: 1. 2.1. Tăng tính phản ứng của phế quản: Ở các bệnh nhân hen đều có tăng phản ứng phế quản gây co hẹp phế quản khi đáp ứng với các tác nhân kích thích, mà viêm đường thở là nguyên nhân chủ yếu của tăng tính phản ứng phế quản. Các tác nhân kích thích phế quản có thể tác động trực tiếp nên cơ trơn phế quản, hoặc gián tiếp do giải phóng các trung gian hoá học. Các chất trung gian hoá học như: Histamin, Bradykinin, Leucotriene C, D, E và các yếu tố hoạt hoá tiểu cầu, tác động gây co thắt, phù nề, tăng tiết phế quản, một số protein trong bạch cầu ái toan còn có khả năng gây phá huỷ biểu mô phế quản. 1.2.2. Tế bào viêm và các trung gian hoá học:
  3. Đây là giả thuyết phổ biến nhất hiện nay. các tế bào viêm ( Mast., E, B, LT...) giải phóng các men, yếu tố hoá ứng động, các trung gian hoá học, các Cytokin, tác động trực tiếp lên cơ trơn phế quản, gây phản ứng viêm,. phù nề, co thắt và thành cơn hen. 1.2.3. Cơ chế thần kinh: mất cân bằng của hệ thần kinh thực vật ( thần kinh tự động ) - Hệ thần kinh tự động ở đường thở, có 3 thành phần là: + Hệ phó giao cảm và chất trung gian là Axetylcholin, gây co thắt phế quản. + Hệ giao cảm, chất trung gian là: Adrenalin gây giãn phế quản. + Hệ không giao cảm và không phó giao cảm ( NANC ). 1.2.4. Các yếu tố kích thích: - Nhiễm khuẩn, virut ( đặc biệt nhiễm virut đường hô hấp trên ) - Hít phải dị nguyên : bụi nhà ( 44% ), bụi lông gia súc, gia cầm, bụi xác côn trùng, nấm mốc, phấn hoa... - Bụi ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết ( như giảm nhiệt độ, độ ẩm và sương mù, đặc biệt khi trời lạnh và khô ) hút thuốc thụ động.
  4. - Một số thuốc: Aspirin, thuốc giảm đau Nonsteroide làm bùng nổ cơn hen. - Gắng sức. - Một số loại thức ăn: tôm, cua , cá... - Nghề nghiệp: tiếp xúc một số muối kim loại, bụi gỗ... - Tâm lý: vui buồn quá độ có thể kích thích gây cơn hen. - Nội tiết: một số trường hợp hen liên quan với khi có thai và kinh nguyệt. - Phản xạ dạ dầy thực quản: trào ngược dịch dạ dầy. 2. Triệu chứng lâm sàng: 2.1.Triệu chứng lâm sàng cơn hen điển hình: - Khó thở cơn chậm, rít thường về đêm. Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực. Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay , há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục. Gần hết cơn ho tăng dần, khạc đờm trắng, dính quánh, như bột sắn chín. Nếu bội nhiễm thì đờm nhầy mủ màu vàng hoặc xanh, càng khạc đờm ra càng đỡ dần và hết cơn. Ngoài cơn vẫn làm việc bình thường.
  5. - Khám phổi trong cơn: gõ vang, rung thanh bình thường, rì rào phế nang giảm, có ran rít, ran ngáy ( tuỳ mức độ ) ở khắp 2 phổi. 2. 2. Các loại cơn hen: - Cơn kịch phát: cơn điển hình khó thở chậm, rít xuất hiện đột ngột trong vài phút đến hàng giờ ( 1-3 giờ ) - Cơn liên tục: khó thở chậm rít, kéo dài 4 - 5 giờ đến một vài ngày. - Cơn ác tính: cơn liên tục nặng trên 24 giờ do tắc nghẽn phế quản tận, điều trị bằng thuốc hen thông thường không kết quả, biến chứng suy hô hấp , suy tim phải, tử vong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2