intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở Trường Trung học cơ sở Mỹ Thạnh thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực trạng hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở Trường Trung học cơ sở Mỹ Thạnh thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương" nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở trường Trung học cơ sở Mỹ Thạnh, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, làm căn cứ thực tiễn đề xuất những biện pháp giúp thực hiện an toàn giao thông có hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở Trường Trung học cơ sở Mỹ Thạnh thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

  1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MỸ THẠNH THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG Phan Thị Thuý Kiều1 1. Lớp CH20QL01. Email: kieukhang248@gmail.com TÓM TẮT Hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở các trường Trung học cơ sở được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm trong đó địa bàn thị xã Bến Cát hiện nay với số dân nhập cư đến làm ăn, sinh sống khá đông đúc và kéo theo tình trạng đó là lưu lượng xe tham gia giao thông ngày càng nhiều. Trường Trung học cơ sở (THCS) Mỹ Thạnh nằm trên tuyến đường quốc lộ 13 với lưu lượng xe qua lại rất nhiều, đoạn đường dốc và gần ngã ba đèn xanh, đèn đỏ, đây chính là mối quan tâm không chỉ của nhà trường, phụ huynh học sinh, các cấp lãnh đạo. Căn cứ vào tình hình thực tế nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở trường Trung học cơ sở Mỹ Thạnh, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, làm căn cứ thực tiễn đề xuất những biện pháp giúp thực hiện an toàn giao thông có hiệu quả. Từ khóa: Giáo dục an toàn giao thông ở trường THCS Mỹ Thạnh thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chiến tranh đã đi qua, nghèo đói từng bước được đẩy lùi, đất nước ta ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhưng tai nạn giao thông là mối hiểm họa vẫn luôn rình rập hàng ngày, hàng giờ trong đời sống mỗi chúng ta. Nó “đã trở thành một đại dịch của nhân loại”, là một trong những nguyên nhân hàng đầu của những nỗi đau: mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, những số phận thiệt thòi, những mảnh đời nghiệt ngã trong xã hội mà không gì bù đắp nổi. Hiện nay, An toàn giao thông (ATGT) là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa, khẩu ngữ “ATGT là hạnh phúc của mọi người” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Trong bản tin thời sự mỗi ngày đã dành riêng thời lượng phát sóng về bản tin an toàn giao thông để thông báo số vụ tai nạn, số người chết và bị thương trong ngày. Mỗi ngày ở nước ta ước tính có khoảng 30 người chết vì tai nạn giao thông. Chúng ta làm một phép tính nhân, một năm có 365 ngày khi nhân lên với con số 30 sẽ là 11.000 người chết. Có thể nói đây là con số rất kinh khủng nhìn lại chúng ta không khỏi giật mình. Tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng và cuộc sống của biết bao người, để lại nỗi đau thương và những gánh nặng về kinh tế dai dẳng cho rất nhiều gia đình và xã hội. Tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, hậu quả của nó có thể nói ghê ghớm hơn bất cứ tai họa nào, 517
  2. thậm chí ngay cả chiến tranh, thiên tai, hay dịch bệnh… cũng không “giết người” nhiều bằng tai nạn giao thông. Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2021, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 sáng 6/1. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chủ trì Hội nghị. Báo cáo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, tính đến ngày 14/12/2021, lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lý 2.884.855 trường hợp vi phạm trật tự, ATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền gần 2.809 tỷ đồng, tước 248.667 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 460.085 phương tiện các loại. Về tai nạn giao thông tính từ ngày 15/12/2020 đến 14/12/2021, toàn quốc xảy ra 11.495 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.799 người, bị thương 8.018 người (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2022). Thực hiện công văn 1467/TTg-CN về việc triển khai bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý IV năm 2020 ngày 23 tháng 10 năm 2020 việc bảo đảm ATGT cho học sinh là vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt động của nhà trường (Chính phủ, 2020). Thực hiện thông báo số 43/TB-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2020 của UBND thị xã Bến Cát về việc tăng cường công tác Đảm bảo trật tự an toàn giao thông kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn thị xã năm 2020 nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc lập lại trật tự ATGT.Vì thế, ngay từ đầu năm học, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ATGT cho học sinh được chú ý ngay từ các cấp học mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở. 2. NỘI DUNG 2.1 Vài nét về trường THCS Mỹ Thạnh Trường THCS Mỹ Thạnh tọa lạc tại Thị xã Bến Cát (nơi có các khu công nghiệp rất phát triển như: Mỹ Phước 1, 2, 3, 4...), cùng chung cơ sở với trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn do số lượng học sinh và phụ huynh đưa đón con mình rất đông nên nơi đây thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông ở các khung giờ cao điểm. Trường nằm ở vị trí tuyến quốc lộ 13, tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh Bình Dương và các địa phương lân cận chính vì vậy mà nơi đây tập trung một lượng xe lưu thông rất lớn. Tại cổng trường Mỹ Thạnh, do xây dựng ở cuối đoạn dốc nên rất nguy hiểm cho các em học sinh và những người tham gia giao thông. 2.2 Kết quả hoạt động nhận thức về hoạt động giáo dục ATGT 2.2.1 Ý thức tham gia giao thông của phụ huynh học sinh và học sinh Một số ít do ý thức tham gia giao thông của học sinh và phụ huynh còn chưa cao. Một số học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chạy xe lạng lách, đánh võng, hàng hai hàng ba, đùa giỡn. Hay một vài học sinh mang theo nón bảo hiểm nhưng không đội để trong giỏ xe. Điều này rất nguy hiểm cho các em học sinh và cả những người tham gia giao thông xung quanh. Một thực trạng thường ngày vẫn đang diễn ra ở khu vực cổng trường đó là phụ huynh khi đưa rước con em mình thường đậu xe dọc bên lề đường để chờ con tan học, đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng ùn tắc giao thông cục bộ, nguy hiểm luôn rình rập đối với học sinh, phụ huynh và cả người tham gia giao thông. Những chiếc xe ô tô tải trọng lớn cứ lao từ trên đầu dốc đổ xuống, trong cổng trường học sinh và phụ huynh chạy ra liên tục. Phía dưới con dốc là một 518
  3. ngã ba (nơi có đèn tín hiệu giao thông), đa số học sinh phải băng qua đường, sang phần đường ngược lại để về nhà nghĩa là phải đợi đèn đỏ mới có thể qua đường. Tuy nhiên, khi đèn đỏ xe máy vẫn được phép đi thẳng, nhiều khi các em học sinh lại quên mất điều này mà thản nhiên qua đường không chú ý, có một vài trường hợp xe có tải trọng lớn cố ý vượt đèn đỏ nhân lúc đường vắng nên gây ra tai nạn giao thông đáng tiếc. Học sinh trường THCS Mỹ Thạnh đa số là con công nhân, điều kiện kinh tế gia đình các em còn nhiều khó khăn nên bố mẹ các em mải lo kiếm sống, do vậy việc nhắc nhở và quan tâm tâm tới các em chưa được thường xuyên. 2.2.2. Số lượng người dân lưu thông trên đoạn đường chính quốc lộ 13 đông Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là do số lượng người dân, học sinh đi làm, học tập ra những giờ cao điểm dẫn đến mật độ tham gia giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn tăng cao. Nhiều người khi tham gia giao thông đã sử dụng rượu bia nên đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông. Nguyên nhân đáng nói hơn là còn nhiều người tham gia giao thông có ý thức chấp hành các quy định về an toàn giao thông kém hoặc chấp hành mang tính đối phó; các vụ tai nạn giao thông xảy ra phần lớn do tính chủ quan hoặc do vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nhất là các lỗi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông như: Điều khiển phương tiện khi đã sử dụng rượu, bia; không làm chủ tốc độ, đi không đúng phần đường, tránh vượt không đúng quy định, chuyển hướng không báo trước hoặc không quan sát, vượt đèn đỏ khi có tín hiệu dừng... 2.2.3 Công tác kiểm tra của Ban an toàn giao thông chưa chặt chẽ Nguyên nhân dẫn đến TNGT vẫn xảy ra nhiều trên địa bàn thị xã là công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông của các lực lượng chức năng tuy đã được tăng cường, triển khai nhưng chưa duy trì thường xuyên, chưa đúng trọng tâm, trọng điểm, vẫn còn nhiều địa bàn, tuyến đường giao thông không được kiểm tra, kiểm soát (nhất là các tuyến đường giao thông trong các khu công nghiệp). Cùng với những thông tin về an toàn giao thông việc giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh THCS là một việc thiết thực và có thể thực hiện. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THCS là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có hành vi đúng khi tham gia giao thông. Như chúng ta đã biết hằng ngày các em đi học hay đi chơi trên các con đường có rất nhiều các loại xe, không chỉ riêng ở thành phố mà trên địa bàn chúng ta hiện nay người và xe đi lại khá đông đúc. Thật nguy hiểm nếu không biết cách đi đường cho đúng, các em sẽ rất dễ bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho người khác. Điều đó thật đáng tiếc vì nó sẽ đem lại nỗi bất hạnh rất lớn cho bản thân các em cho gia đình và xã hội. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, các em cần có hiểu biết về luật giao thông đường bộ nghĩa là chúng ta làm sao cho các em biết cách tham gia giao thông theo đúng quy định, như vậy sẽ tránh được tai nạn xảy ra. 2.3. Các biện pháp thực hiện 2.3.1. Đối với nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp chỉ đạo cho Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền 519
  4. phong Hồ Chí Minh, thường xuyên giáo dục các em về an toàn giao thông trong các giờ sinh hoạt Đoàn, Đội. Tổ chức thi đua giữa các khối lớp về thực hiện an toàn giao thông, có biện pháp khen thưởng và kỷ luật kịp thời những cá nhân, tập thể tốt và chưa tốt trong khi tham gia giao thông. Đoàn thanh niên thành lập đội gìn giữ trật tự an toàn cho học sinh trước cổng trường, lực lượng đoàn thanh niên phối hợp cùng lực lượng dân quân điều tiết xe phụ huynh học sinh vào buổi sáng, chiều, đưa đón con để xe đi vào nề nếp, ngay ngắn, trật tự. Bên cạnh đó Chi Đoàn giáo viên và đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động ngầm theo dõi việc tham gia giao thông của học sinh khi đến trường hoặc từ trường về nhà, phương tiện lưu thông để ghi nhận và kịp thời nhắc nhở, xử lý, ghi nhận để GVCN làm cơ sở xét hạnh kiểm các em cuối năm. Ban giám hiệu nhà trường luôn quán triệt và triển khai đầy đủ các công văn của cấp trên về công tác ATGT: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong trường học. Ngoài ra, nhà trường có những khẩu hiệu, băng ron được treo trước cổng trường, trong nhà trường nhằm nhắc nhở phụ huynh và học sinh cần nghiêm chỉnh thực hiện. Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai trong các buổi họp hội đồng đầu tháng, các buổi họp tổ, họp đoàn thể. Mỗi thầy, cô giáo luôn nêu cao tính gương mẫu, nghiêm chỉnh chấp hành tốt luật giao thông như: đi xe đội mũ bảo hiểm, không chạy hàng hai, không chạy ngược chiều, chính các thầy, cô là tấm gương cho các em noi theo. Đối với học sinh, thầy Hiệu trưởng sinh hoạt với tập thể học sinh trước sân khi chào cờ, nhắc nhở các em cần phải thực hiện tốt luật giao thông như: đi đúng đường, dừng đúng vạch, chấp hành nghiêm chỉnh hệ thống tín hiệu đèn giao thông, bên cạnh đó thầy Tổng phụ trách đội hàng tuần thường xuyên nhắc nhở để các em cùng quan sát, nhắc nhở nhau thực hiện tốt. Việc giáo dục học sinh chấp hành tốt luật giao thông được lồng ghép trong tiết dạy môn Giáo dục công dân, môn Mỹ thuật. Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ ATGT cho học sinh vào các tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Đội thiếu niên xây dựng chương trình về chủ đề ATGT, thực hiện trong tiết chào cờ đầu tuần. Để thực hiện tốt ATGT, nhà trường luôn chú trọng công tác tuyên truyền về ATGT. Đâu đâu trên đường phố, các chú công an giao thông không quản ngày đêm để giữ bình yên cho mọi người. Không những thế, các chú dành thời gian đến trường để dạy cho chúng em về luật giao thông và cách nhận biết biển báo giao thông đường bộ. Hình ảnh chú công an giao thông thật gần gũi và thân thương biết mấy. Các chú công an và các thầy cô thường căn dặn chúng em khi ra đường nhớ đội mũ bảo hiểm để bảo vệ an toàn cho mình khi tham gia giao thông. Trong buổi chào cờ đầu tuần nhà trường dành 15 phút để nghe thông điệp Hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các tử nhân tử vong do tai nạn giao thông” thông qua đó thầy Tổng phụ trách Đội nhắc nhở các em cần nêu cao ý thức tự giác chấp hành tốt khi tham gia giao thông trên đường, phải biết tự bảo vệ chính mình. 2.3.2. Phối hợp với phụ huynh học sinh để đảm bảo an toàn cho học sinh: GVCN cùng Tổng phụ trách Đội kết hợp với nhau tổ chức cho PHHS viết bản cam kết thực hiện tốt luật giao thông khi cho học sinh đi xe đạp điện đến trường, đội mũ bảo hiểm. Nhà 520
  5. trường quản lý chặt chẽ phương tiện các em đến trường và nghiêm cấm các em đi xe gắn máy tới trường. Nếu các em vi phạm liên lạc mời phụ huynh học sinh đến nhắc nhở, bảo lãnh và làm cam kết không vi phạm. Phụ huynh học sinh là người làm gương, khi đưa đón con em mình đi xe gắn máy phải mang theo nón để các em đội hay trường hợp học sinh tự đi xe đạp điện đến trường phải tự ý thức đội mũ bảo hiểm để bảo vệ tính mạng của mình, các bậc cha mẹ luôn thường xuyên nhắc nhở con em mình nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông. Một điều thật sự vui mừng, phấn khởi đối với tôi, một người quản lý, phụ trách về an toàn giao thông trong nhà trường, khi nhìn thấy hình ảnh phụ huynh cùng học sinh chấp hành tốt. 2.3.3. Các hoạt động trong trường về an toàn giao thông Cuộc thi vẽ tranh về chủ đề ATGT cũng không kém phần hấp dẫn. Những bức tranh ngộ nghĩnh, dễ thương và rất sáng tạo này luôn là nguồn cảm hứng của các em. Nhờ hiểu biết về luật giao thông đường bộ mà các em đã mang vào những bức tranh của mình những hình ảnh giao thông thật ý nghĩa. Cuộc thi vẽ tranh về chủ đề ATGT giúp các em có ý thức tốt hơn khi đi trên đường. Những bức tranh vẽ thật sống động, truyền tải nội dung ý nghĩa nhằm mục đích tuyên truyền nhắc nhở các em cần có ý thức chấp hành tốt Luật an toàn giao thông. Đây là một hoạt động vô cùng có ý nghĩa và thiết thực đối với học sinh. Cuộc thi như nhắn nhủ: Hãy luôn chấp hành tốt luật giao thông đường bộ. Bến cạnh đó nhà trường còn tổ chức thi trang trí mũ bảo hiểm, chiếc mũ bảo hiểm như người bạn đồng hành thân thiết của các em. Mũ không những che nắng, che mưa, mũ còn bảo vệ đầu của các em không bị thương tích nếu chẳng may có va đập mạnh. 2.3.4. Phối hợp cùng Ban an toàn giao thông thị xã đến trường thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục Việc giáo dục các em không chỉ bằng những lời nói suông, mà còn có những hình ảnh người thật, để việc giáo dục, uốn nắn, tuyên truyền có hiệu quả, nhà trường mời báo cáo viên (Ban an toàn giao thông thị xã) tuyên truyền về an toàn giao thông đến sinh hoạt, nói chuyện với các em về tình hình tai nạn giao thông hiện nay trên cả nước, tỉnh Bình Dương và thị xã Bến Cát nhằm giúp các em hiểu được tầm quan trọng của việc cần phải chấp hành tốt luật giao thông. Các em được trang bị những kiến thức như: đi bên tay phải, đi sát lề đường, biết nhường đường, đi đúng hướng đường, phần đường của mình, khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải quan sát trước, sau. Khi đi từ trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ. Khi đi xe đạp điện, ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn. Khi đi trên đường phải thể hiện văn hóa khi tham gia giao thông, dừng đúng vạch và chấp hành tín hiệu đèn giao thông. Ngoài ra các em cần tuyệt đối tránh những việc làm sau: không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường, không chở quá 02 người trên một xe (xe đạp điện), chở bạn ngồi phía sau cần phải chấp hành việc đội mũ bảo hiểm. Không buông cả hai tay, đứng trên xe hay ngồi ngược chiều, đột ngột quay đầu xe hay băng qua đường không báo trước. Không nô đùa, xô đẩy nhau trên đường, không được vượt đèn đỏ. 521
  6. 3. KẾT LUẬN Thực trạng giáo dục an toàn giao thông ở trường Trung học cơ sở Mỹ Thạnh thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã đạt được những kết quả nhất định, bên cạnh đó các trường trung học cơ sở cũng còn nhiều hạn chế trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh sẽ là cơ sở thực tiễn đề xuất một số biện pháp thiết thực giúp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền thực hiện an toàn giao thông cho học sinh tại trường THCS Mỹ Thạnh trên địa bàn thị xã Bến Cát, đáp ứng yêu cầu GD&ĐT của tỉnh Bình Dương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2022. Năm 2021 có 55 tỉnh, thành có số người chết do tai nạn giao thông giảm. Khai thác tại https://dangcongsan.vn/xa-hoi/nam-2021-co-55-tinh-thanh-co-so-nguoi-chet- do-tai-nan-giao-thong-giam-601467.html. 2. Chính phủ. 2020. Triển khai nhiệm vụ bảo đảm TTATGT quý IV năm 2020. Công văn số 1467/TTg- CN ngày 23 tháng 10 năm 2020. 522
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2