Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Cần Thơ
lượt xem 3
download
Bằng các phương pháp nghiên cứu phổ biến được sử dụng trong TDTT, bài viết tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh 14 trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Kết quả bước đầu cho thấy hoạt động TDTT ngoại khóa mang tính tự phát là chủ yếu, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, các môn thể thao ngoại khóa tương đối đa dạng, trình độ thể lực của học sinh chỉ đạt mức trung bình...Đây là những căn cứ quan trọng để chúng tôi tìm ra những giải pháp nâng cao tình trạng thực tế này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TDTT NGOẠI KHÓA CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ThS. Lê Nguyễn Ngọc Yến Trường THPT Thực hành sư phạm Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Bằng các phương pháp nghiên cứu phổ biến được sử dụng trong TDTT chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh 14 trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Kết quả bước đầu cho thấy hoạt động TDTT ngoại khóa mang tính tự phát là chủ yếu, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, các môn thể thao ngoại khóa tương đối đa dạng, trình độ thể lực của học sinh chỉ đạt mức trung bình...Đây là những căn cứ quan trọng để chúng tôi tìm ra những giải pháp nâng cao tình trạng thực tế này. Từ khóa: Thực trạng,TDTT ngoại khóa, Trường THCS 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục thể chất (GDTC) là một mặt của công tác giáo dục toàn diện trong nhà trường các cấp. GDTC trong trường học còn giữ một vị trí quan trọng then chốt trong chiến lược phát triển sự nghiệp thể dục thể thao (TDTT), nhất là các trường THCS và THPT. Để công tác GDTC trong trường học các cấp đạt được hiệu quả cao ngoài đảm bảo chất lượng giờ học chính khóa thì công tác tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa hợp lý, khoa học và cuốn hút học sinh tham gia tập luyện cũng có vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động TDTT ngoại khóa là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác của người tập hơn là bắt buộc, người tập tham gia hoạt động ngoại khóa nhằm thỏa mãn nhu cầu tập luyện TDTT trên sự ham thích của chính bản thân mình. Hiện nay, việc tổ chức và thực hiện hoạt động TDTT ngoại khóa tại các trường học khối THCS là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, công tác tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh khối THCS thì chưa thực sự tốt, một phần nhà trường chưa đảm bảo được các điều kiện cơ sở vật chất sân bãi, trang thiết bị và nguồn động viên khuyến khích tham gia một cách đông đảo. Tiếp nữa là hình thức, nội dung, phương pháp tổ chức và tập luyện TDTT ngoại khóa chưa phù hợp với đặc điểm, giới tính, nguyện vọng sở thích của học sinh. Lực lượng giáo viên hướng dẫn còn thiếu và chưa thực sự toàn tâm toàn ý tổ chức tốt các hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh. Do đó câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để thu hút đông đảo học sinh tham gia, thúc đẩy tích cực, tự giác tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa đã trở thành vấn đề khoa học cấp thiết. Vấn đề này đối với học sinh các trường khối THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ không phải là ngoại lệ. Cho nên đánh giá đúng thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh khối THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ nhằm tìm ra giải pháp thúc đẩy hoạt động này cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa. 1022
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết đã sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp toán học thống kê, phương pháp phỏng vấn và phương pháp kiểm tra sư phạm. (Khách thể nghiên cứu của đề tài là học sinh THCS của 14 trường trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, phỏng vấn hơn 600 học sinh và giáo viên, kiểm tra sư phạm 400 học sinh ở các khối 6, 7, 8 và 9 của 14 trường THCS để làm cơ sở xác định thực trạng trình độ thể lực của học sinh). 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Chúng tôi tiến hành thống kê thực trạng đội ngũ giáo viên (GV) tham gia giảng dạy môn GDTC ở các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 1. Bảng 1: Thực trạng đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy môn học GDTC tại các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ năm học 2019-2020 Thâm niên công tác Trình độ đào tạo Tuổi đời Trên 5 đến Dưới 40 30 Tổng số Đại Cao Trên Dưới 10 10 5 Thạc sỹ đến đến học đẳng 50 30 năm năm năm 50 40 Số 37 25 6 6 7 26 4 4 12 12 9 lượng Tỷ lệ % 67.56 16.21 16.21 18.91 70.27 10.81 10.81 32.43 32.43 24.32 Qua bảng 2 cho thấy: Về thâm niên công tác, toàn Thành phố khối THCS có 37 GV môn GDTC đảm nhiệm giảng dạy tại 14 trường THCS. Phần lớn GV giảng dạy môn GDTC tại các trường THCS có thâm niên công tác trên 10 năm (chiếm 67.56%). Đây là lực lượng GV có kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt huyết, có khả năng học hỏi, tìm tòi, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDTC. Cán bộ có thâm niên từ 5 đến 10 năm toàn Thành phố có 6 giáo viên chiếm tỷ lệ 16.21%, cán bộ có thâm niên dưới 5 năm (chiếm 16.21%) đây là lực lượng cán bộ non trẻ thiếu về kinh nghiệm cần được bồi dưỡng nhiều hơn về kiến thức chuyên môn. Về trình độ giáo viên, trên toàn Thành phố có 04 giáo viên trình độ cao đẳng, chiếm 10.81%; 07 giáo viên trình độ thạc sỹ, chiếm 18.91% và đa phần giáo viên có trình độ đại học chiếm 70,27%. Đây là một thế mạnh để có thể áp dụng khoa học kỹ thuật vào giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học GDTC trong nhà trường cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh toàn Thành phố. 2.2 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Để đánh giá thực trạng cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, chúng tôi tiến hành khảo sát phỏng vấn trực tiếp giáo viên hiện đang làm công tác GDTC tại 14 trường THCS trên địa bàn về số lượng và chất lượng CSVC, sân tập, dụng cụ tập luyện…. Kết quả được trình bày ở bảng 2. 1023
- Bảng 2: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ năm học 2019-2020 Chất lượng sân tập Mức độ đáp ứng Loại SL Tốt Khá TB Kém Đủ Thiếu Rất thiếu hình n % n % n % n % n % n % n % Sân cầu 25 2 8.00 8 32.00 12 48.00 3 12.00 22 68.8 10 31.3 - - lông Sân 1 - - 1 100 - - - - - - 15 46.9 17 53.1 bóng đá Sân bóng 14 3 21.4 7 50 4 28.6 - - 25 78.1 7 21.9 - - chuyền Nhà đa 2 - - 2 100 - - - - - - 13 40.6 19 59.4 năng Bể bơi 0 - - - - - - - - - - 14 40.6 14 43.8 Xà đơn, 4 - - 2 50 2 50 - - 3 9.4 18 56.3 11 34.4 xà kép Sân 6 - - 3 50 2 33.3 1 16.7 1 3.1 14 43.8 17 53.1 bóng rổ Qua bảng 1 cho thấy: CSVC phục vụ tập luyện TDTT của các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ những năm gần đây đã được TP đầu tư tương đối mạnh mẽ, song chưa đảm bảo về số lượng, chỉ đảm bảo đáp ứng một phần nhu cầu thực tiễn số lượng thực tế học sinh trên toàn Thành phố. Cụ thể là, phong trào tập luyện Cầu lông và Bóng chuyền được duy trì tương đối tốt ở cả 14 trường THCS trên toàn Thành phố đều có ít nhất 1 sân cầu lông và sân bóng chuyền, đa phần cán bộ giáo viên GDTC đều đánh giá với số lượng và chất lượng như vậy là đủ đáp ứng yêu cầu giảng dạy nội khóa cũng như ngoại khóa. Nhà tập đa năng nơi để tổ chức giảng dạy giờ học chính khóa cũng như hoạt động ngoại khóa trong điều kiện thời tiết bất lợi. Qua khảo sát nhận thấy rằng toàn Thành phố mới chỉ có 2/14 trường được TP trang bị nhà đa năng, nguyên nhân của việc này được biết là do quỹ đất của các trường còn lại có hạn, một số trường có đủ diện tích để xây mới nhưng đang chờ các cấp phê duyệt để xây dựng tổng thể. Tuy nhiên việc quản lý và khai thác sử dụng thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Trên toàn Thành phố có 4/14 trường trang bị khu vực tập luyện xà đơn, xà kép; 6/14 trường có sân bóng rổ và 1/14 trường có sân bóng đá nhân tạo tất cả những công trình này đều có chất lượng tương đối tốt. Tuy vậy, tỷ lệ trang bị CSVC cho các trường như vậy chưa thể đáp ứng đồng đều nhu cầu tập luyện chính khóa cũng như ngoại khóa của học sinh THCS trên toàn Thành phố Cần Thơ. Đây là vấn đề cần quan tâm của lãnh đạo ngành cũng như lãnh đạo chính quyền các cấp, nên đầu tư và trang bị tương đối đồng đều cơ sở vật chất phục vụ học tập các môn văn hóa cũng như môn GDTC để các em được phát triển một cách hài hòa các mặt đức, trí, thể, mỹ. 2.3 Thực trạng môn thể thao ngoại khóa tại các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Để đánh giá thực trạng các môn thể thao ngoại khóa của học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ hiện nay đang tập luyện, chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi 600 học sinh ở 14 trường trên toàn Thành phố. Kết quả thu được thể hiện tại bảng 3. 1024
- Bảng 3: Thực trạng các môn thể thao ngoại khóa tại các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Tổng Kết quả TT Môn thể thao Nam Nữ n % n % n % 1 Bóng đá 73 12.16 73 12.16 - - 2 Bóng bàn 22 3.66 22 3.66 - - 3 Cờ vua 18 3.00 6 1.00 12 2.00 4 Cầu lông 109 18.16 63 10.50 46 7.67 5 Bóng chuyền 10 1.67 4 0.67 6 1.00 6 Bơi 88 14.67 44 7.33 44 7.33 7 Điền kinh 28 4.67 19 3.17 9 1.50 8 Bóng rổ 35 5.83 27 4.50 8 1.33 9 Võ 98 16.33 62 10.33 36 6.00 10 Nhảy hiện đại 31 5.17 5 0.83 26 4.33 11 Đá cầu 90 15 54 9.00 36 6.00 Tổng 600 100% 378 63% 222 37% Qua bảng 3 cho thầy: Môn thể thao ngoại khóa tương đối đa dạng, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất được TP. Cần Thơ trang bị. Học sinh lựa chọn môn thể thao ngoại khóa theo sở thích của cá nhân, các môn thể thao lựa chọn tập luyện tương đối không đồng đều. Trong số các môn thể thao ngoại khóa thì môn Cầu lông, Võ và Bơi là ba môn thể thao được đông đảo các em học sinh tham gia tập luyện nhiều nhất lần lượt chiếm tỷ lệ 18%, 17.33% và 14.67. Các môn thể thao khác cũng được các em ưa thích tập luyện đó là Bóng đá, Đá cầu, Bóng rổ... nhưng có tỷ lệ tập luyện thấp hơn. Kết quả thống kê cũng cho thấy, nữ sinh so với nam sinh thường chọn những môn thể thao nhẹ nhàng hoặc mang tính nhịp điệu như Cờ vua (1.83%) hoặc Nhảy hiện đại (4.33) thì nam sinh lại chọn những môn mang tính sức mạnh, thể hiện năng lực bản thân như Võ, Cầu lông, Bóng đá. Tỷ lệ nữ sinh tham gia thể thao ngoại khóa so với nam sinh chênh lệch tương đối lớn. Nếu như nam sinh tham gia là 63% thì nữ sinh chỉ đạt 37%, chênh lệch 26%. Cần phải có những hoạt động tập thể để khuyến khích nữ sinh tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa nhiều hơn nữa mới đạt được sự phát triển thể trạng cho các em nữ sinh. 2.4 Thực trạng hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Hình thức tập luyện TDTT một phần ảnh hưởng số lượng và chất lượng của học sinh tham gia tập luyện. Hình thức tập luyện TDTT tương đối đa dạng như: tập luyện theo hình thức CLB, tự tập luyện, lớp năng khiếu, đội tuyển... Kết quả thu được thể hiện tại bảng 4. 1025
- Bảng 4: Thực trạng hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Giới tính Tổng số TT Hình thức tập luyện Nam Nữ n % n % n % 1 Tự tập 254 42.33 155 42.70 99 41.77 2 Lớp năng khiếu 0 0.00 0 0.00 0 0.00 3 Câu lạc bộ 135 22.50 80 22.04 55 23.21 4 Nhóm 176 29.33 106 29.20 70 29.54 5 Đội tuyển 35 5.83 22 6.06 13 5.49 Qua bảng 4 nhận thấy: Trong 5 hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa hiện đang áp dụng tại các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ hiện nay có 4/5 hình thức đang được áp dụng. Trong đó hình thức tự tập là chủ yếu chiếm tỷ lệ cao nhất 42.33%, nếu xét trên góc độ đặc điểm giới tính thì hình thức tự tập này cũng được hai giới học sinh lựa chọn nhiều nhất, 42.70% đối với nam sinh và 41.77% với nữ sinh. Bên cạnh đó hình thức tập luyện theo nhóm, CLB hay đội tuyển cũng được áp dụng tương đối linh hoạt và được học sinh tham gia tập luyện, lần lượt chiếm tỷ lệ 29.33%, 22.50% và 5.83%. Hình thức tập luyện theo lớp năng khiếu thì không có trường nào áp dụng. Dễ dàng nhận thấy rằng tỷ lệ lựa chọn các hình thức tập luyện là không đồng đều, sự chênh lệch khá lớn trong trong cách lựa chọn đã nói lên phần nào thực trạng hình thức hoạt động của TDTT ngoại khóa của các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. 2.5 Thực trạng tần suất tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Nhằm đánh giá mức độ thường xuyên tập luyện TDTT ngoại khóa trong tuần của học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi ngẫu nhiên 600 học sinh ở 14 trường THCS trong đó gồm 363 học sinh nam, 237 học sinh nữ. Kết quả khảo sát thể hiện tại bảng 5. Bảng 5: Thực trạng tần suất tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Giới tính Tổng Mức độ Nam Nữ n % n % n % Thường xuyên 130 21.67 78 21.49 48.00 20.25 Tần suất Không thường xuyên 400 66.67 240 66.11 162.00 68.35 tập luyện Không tập 70 11.67 45 12.40 27.00 11.39 Tổng 600 100 363 100 237 100 Qua bảng 5 nhận thấy: Phân tích theo góc độ tổng thể học sinh được phỏng vấn: Cho thấy có đến 66.67% tập luyện không thường xuyên, số học sinh tập luyện thường xuyên chỉ chiếm tỉ lệ 21.67%, một bộ phận học sinh không tham gia tập luyện ngoại khóa chiếm 11.67%. Từ kết quả trên cho thấy tính chuyên cần tập luyện TDTT của các học sinh còn rất thấp, việc tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh chưa trở thành thói quen, đa số các em có ý nghĩ chỉ cần tập luyện trong các giờ chính khóa là đủ. 1026
- Phân tích theo đặc điểm giới tính: Cho thấy tỷ lệ nam sinh và nữ sinh tham gia tập luyện TDTT ngoài khóa với tần suất không thường xuyên chiếm tỷ lệ tương đối cao và chênh lệch không đáng kể, nam sinh chiếm tỷ lệ 66.11%, nữ sinh là 68.35%. Tỷ lệ tập luyện TDTT ngoài khóa thường xuyên ở hai giới học sinh không cao lần lượt chiếm tỷ lệ 21,49% với nam sinh và 20.25% với nữ sinh. Có thể khẳng định, nữ sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa không thường xuyên bằng nam sinh. Hơn một nửa số học sinh được khảo sát đều cho rằng không thường xuyên tập luyện TDTT ngoại khóa và có một bộ phận học sinh không tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa. Đây là con số phản ánh phần nào vấn đề hết sức thực tế trong xã hội hiện đại ngày nay đó là thói quen lười vận động của học sinh đang ngồi trên nhà trường, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng của học sinh cùng như nhiều vấn đề về sức khỏe như tỷ lệ cận thị tăng cao, thể chất yếu, tỷ lệ béo phì cao...dựa vào con số thông kê này lãnh đạo của các trường trên địa bà Thành phố Cần Thơ hết sức lưu ý để có phương án triển khai kế hoạch tăng cường hoạt động thể chất cho học sinh. 2.6 Thực trạng công tác tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa cho học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Thực trạng công tác tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá cho học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ được trình bày tại bảng 6. Bảng 6: Thực trạng công tác tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa cho học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Kết quả phỏng vấn TT Hình thức tổ chức n % 1 Thường xuyên có người hướng dẫn 85 14.17 2 Có người hướng dẫn nhưng không thường xuyên 119 19.83 3 Không có người hướng dẫn 396 66.00 Qua bảng 6 nhận thấy: Hiện nay học sinh tập luyện theo hình thức không có người hướng dẫn là đa số, chiếm 66%, tổ chức tập luyện có người hướng dẫn nhưng không thường xuyên chiếm tỷ lệ 19.83%, còn tổ chức tập luyện thường xuyên có người hướng dẫn chiếm tỷ lệ rất thấp 14.17%. 2.7 Nguyên nhân cơ bản hạn chế sự tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Kết quả nghiên cứu về những nguyên nhân cơ bản làm hạn chế tập luyện TDTT ngoại khóa của HS các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ được trình bày tại bảng 7 Bảng 7: Nguyên nhân cơ bản làm hạn chế tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Kết quả phỏng vấn TT Nguyên nhân ảnh hưởng n % 1 Không có người hướng dẫn 131 21.83 2 Lịch học thêm các môn văn hóa dày đặc 200 33.33 3 Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ thiếu 80 13.33 4 Không có sự ủng hộ của gia đình, bạn bè 81 13.50 1027
- 5 Không ham thích, chi phối thời gian học tập 68 11.33 6 Nội dung tập luyện không phù hợp 20 3.33 7 Do nhận thức chưa đúng đắn 10 1.67 Qua bảng 7 nhận thấy: Nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động TDTT ngoại khóa của các học sinh THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đó là “Lịch học thêm các môn văn hóa dày đặc” chiếm tỷ lệ 33.33%, nguyên nhân “Không có người hướng dẫn” và “Không có dụng cụ, sân bãi” cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến mức độ tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa, lần lượt chiếm tỷ lệ 21.83% và 20%. Thực tế trong các trường THCS trên địa bàn hiện nay tình trạng học thêm các môn văn hóa tương đối phổ biến và tràn lan, hàng tuần ngoài học tập ở trường buổi sáng và buổi chiều thì các em còn tham gia các lớp học thêm tại nhà của giáo viên môn học trong các ngày cuối tuần. Chính vì sự sắp xếp học tập như vậy nên các em không có thời gian tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa và cũng rất dễ hiểu đây là nguyên nhân lớn nhất. Bên cạnh đó nguyên nhân “Không có người hướng dẫn” cũng là ảnh hưởng rất lớn đến sự hứng thú của các em. Mặc dù khối THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đã được trang bị nhiều thiết bị phục vụ cho hoạt động ngoại khóa của học sinh tuy nhiên một mặt chất lượng trang thiết bị đang dần bị xuống cấp, một mặt thiết bị phục vụ còn thiếu nên đã ảnh hưởng nhiều đến việc học chính khóa cũng như phong trào tập luyện ngoại khóa TDTT của học sinh. 2.8 Thực trạng trình độ thể lực của học sinh nam và nữ các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Để đánh giá thực trạng trình độ thể lực chúng tôi tiến hành kiểm tra trình độ thể lực của 400 học sinh cả nam và nữ khối 6, 7, 8 và 9 làm mẫu đại diện cho học sinh của 14 trường THCS dựa trên test đánh giá tiêu chuẩn RLTT được thực hiện theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT Bảng 8: Kết quả kiểm tra trình độ thể lực của học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ (n=400) Nội dung kiểm tra Tiêu chuẩn Nằm ngửa Chạy Chạy 5 Bật xa tại Lực bóp gập bụng 30m XPC phút tùy chỗ (cm) tay (kg) (lần/ 30s) (s) sức (m) Lớp 6 (n=100) Số lượng 12 23 12 21 10 Tốt % 12% 23% 12% 21% 10% Số lượng 67 59 61 63 44 Đạt % 67% 59% 61% 63% 34% Không Số lượng 21 18 27 16 46 đạt % 21% 18% 27% 16% 46% Lớp 7 (n=100) Số lượng 22 16 20 24 12 Tốt % 22% 16% 20% 24% 12% Số lượng 63 65 59 58 51 Đạt % 63% 65% 59% 58% 51% 1028
- Không Số lượng 15 19 21 18 37 đạt % 15% 19% 21% 18% 37% Lớp 8 (n=100) Số lượng 30 24 20 20 22 Tốt % 30% 24% 20% 20% 22% Số lượng 57 61 64 63 52 Đạt % 57% 61% 64% 63% 52% Không Số lượng 13 15 16 17 26 đạt % 13% 15% 16% 17% 26% Lớp 9 (n=100) Số lượng 25 23 20 24 25 Tốt % 25% 23% 20% 24% 25% Số lượng 63 65 69 62 54 Đạt % 63% 65% 69% 62% 43% Không Số lượng 12 12 11 14 21 đạt % 12% 12% 11% 14% 21% Qua bảng 8 cho thấy: Trình độ thể lực của học sinh chủ yếu ở mức trung bình. Tỷ lệ trình độ thể lực học sinh đạt loại tốt ở khối 6 từ 12%-23%, khối 7 từ 16%-24%, khối 8 từ 20%-30% và khối 9 từ 20%-25%. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh không đạt tiêu chuẩn RLTT còn từ 12%-46%, nhiều nhất ở test chạy 5 phút tùy sức (m). Học sinh không đạt tiêu chuẩn RLTT ở các nội dung kiểm tra chiếm tỷ lệ lớn ở hơn cả ở khối 6 và 7, có xu hướng giảm dần với các khối 8 và 9. 3. KẾT LUẬN 1. Cơ sở vật chất phục vụ tập luyện TDTT chính khóa và ngoại khóa của các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ hiện nay còn tương đối thiếu so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học nói chung môn GDTC nói riêng. Đội ngũ cán bộ làm công tác GDTC của các trường có trình độ đáp ứng yêu cầu, tuy nhiên còn một số cán bộ trẻ kinh hiệm chưa dày dặn cần được bồi dưỡng nhiều hơn về kiến thức chuyên môn. Các môn TDTT ngoại khóa tương đối đa dạng nhưng tập luyện nhiều nhất vẫn là: Cầu lông, Võ, Bơi, Bóng đá dưới hình thức tập luyện tự tập không có giáo viên hướng dẫn là chính, với tần suất tập luyện không thường xuyên. 2. Nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động TDTT ngoại khóa của đó là “Lịch học thêm các môn văn hóa dày đặc”, “Không có người hướng dẫn” và “Không có dụng cụ, sân bãi”. Tỷ lệ nam sinh và nữ sinh tham gia tập luyện TDTT ngoài khóa với tần suất không thường xuyên chiếm tỷ lệ tương đối cao và chênh lệch không đáng kể, nam sinh chiếm tỷ lệ 66.11%, nữ sinh là 68.35%. Tỷ lệ tập luyện TDTT ngoài khóa thường xuyên ở hai giới học sinh không cao lần lượt chiếm tỷ lệ 21,49% với nam sinh và 20.25% với nữ sinh. Có thể khẳng định, nữ sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa không thường xuyên bằng nam sinh. Trình độ thể lực của học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Cần Thơ chủ yếu ở mức độ trung bình, vẫn còn không ít học sinh không đạt tiêu chuẩn RLTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1029
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Huy Quang (2019), Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên Khoa công nghệ thông tin Trường Đại học Công nghiệp, luận văn thạc sĩ giáo dục học. 2. Phạm Quang Tuấn (2015), Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh trung học phổ thông Nguyễn Huệ, luận văn thạc sĩ giáo dục học. 3. Nguyễn Văn Toàn (2013), Xây dựng chương trình hoạt động thể thao ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng môn học giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa, luận văn thạc sĩ giáo dục học. 1030
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên không chuyên ngành Thể dục thể thao trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên
4 p | 135 | 6
-
Lựa chọn các nhóm giải pháp phát triển phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Thủy lợi Hà Nội
3 p | 27 | 6
-
Thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội
6 p | 12 | 4
-
Đánh giá thực trạng thể lực của học sinh trung học cơ sở quận Thủ Đức tham gia tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa
6 p | 6 | 3
-
Xác định các tiêu chí đánh giá thực trạng thực hiện chương trình giảng dạy thể dục thể thao ngoại khóa cho học sinh trung học cơ sở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 11 | 3
-
Thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Điện lực
5 p | 10 | 3
-
Thực trạng hoạt động tập luyện ngoại khóa thể dục thể thao của học sinh tiểu học tỉnh Thanh Hóa
6 p | 86 | 3
-
Thực trạng công tác thực tập nghiệp vụ sư phạm lần hai cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
5 p | 63 | 3
-
Thực trạng hoạt động tập luyện ngoại khóa thể dục thể thao của học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Tĩnh
3 p | 5 | 2
-
Thực trạng các câu lạc bộ thể dục thể thao ngoại khóa khối các trường Đại học kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội
4 p | 26 | 2
-
Đánh giá thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá của sinh viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
4 p | 26 | 2
-
Đề xuất giải pháp hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực cho học viên năm thứ nhất Trường Sĩ quan Chính trị
6 p | 12 | 2
-
Thực trạng công tác Giáo dục thể chất của Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ
5 p | 11 | 2
-
Thực trạng các yếu tố đảm bảo phát triển phong trào thể dục thể thao ngoại khóa cho học sinh Trường Trung học phổ thông Ngô Sỹ Liên, tỉnh Bắc Giang
5 p | 7 | 2
-
Thực trạng một số yếu tố đảm bảo tập luyện ngoại khóa môn Karate cho nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
6 p | 6 | 2
-
Thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Khoa Quản lý xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia
3 p | 11 | 1
-
Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá cho sinh viên Khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 34 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn