Nông Thị Kim Dung và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
88(12): 3 - 8<br />
<br />
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG<br />
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHỔ YÊN<br />
Nông Thị Kim Dung*, Ngô Quang Trung<br />
Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐHTN<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do<br />
Nhà nước huy động để thực hiện cho vay ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách<br />
và là công cụ thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo<br />
ngành, từng lĩnh vực nhanh chóng xóa đói giảm nghèo. Mặt khác thông qua sự phân tích đánh giá<br />
khả năng phát triển của đối tượng định đầu tư để có những quyết định đúng đắn nhằm khai thác<br />
khả năng tiềm tàng về tài nguyên, lao động, tiền vốn ... để tăng cường năng lực sản xuất, cung cấp<br />
ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao<br />
động. Tổng nguồn vốn huy động từ các nguồn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên<br />
tăng qua các năm. Nhờ có nguồn vốn của Ngân hàng mà các hộ vay vốn đặc biệt là hộ nghèo có<br />
điều kiện tiếp cận được những kiến thúc mới về khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chăn nuôi.<br />
Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phổ Yên trước<br />
hết cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn tạo ra nguồn vốn để có chính sách đầu tư cho vay<br />
hợp lý, mở rộng đầu tư cho vay tới các ngành, thành phần kinh tế trong đó với việc duy trì và phát<br />
triển khách hàng truyền thống còn tập trung tiếp cận cho vay kinh tế tập thể, doanh nghiệp vừa và<br />
nhỏ, các hộ sản xuất trang trại, cho vay phục vụ đời sống.<br />
Từ khóa: Tín dụng, Ngân hàng CSXH, Phổ Yên.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Hoạt động tí n dụng là hoạt động chủ yếu<br />
quyết định sự tồn tại và phát triển của tất cả<br />
các ngân hàng. Nhưng thực tế cho thấy , trong<br />
quá trình hoạt động với những nguyên nhân<br />
khách quan và chủ quan đã để lại những tồn<br />
tại lớn trong hoạt động tí n dụng của Ngân<br />
hàng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng tín<br />
dụng của các Ngân hàng nói chung và Ng ân<br />
hàng Chính sách Xã hội nói riêng vừa là đòi<br />
hỏi bức thiết trong hoạt động của hệ thống<br />
ngân hàng vừa là đòi hỏi khách quan đối với<br />
sự phát triển kinh tế - xã hội.<br />
Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn Ngân hàng<br />
Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên đã tích cực<br />
chủ động khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi,<br />
mở rộng các mạng lưới hoạt động, đưa ra<br />
nhiều hình thức huy động vốn: huy động tiền<br />
gửi có trả lãi trong phạm vi kế hoạch hàng<br />
năm được duyệt, tiết kiệm của người nghèo,<br />
nhận tiền gửi của các tổ chức cho vay nhà<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0916363008; Email: kimnongdung@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
nước, nhận ủy thác của các cá nhân trong và<br />
người nước, tạo điều kiện chủ động trong cho<br />
vay và các hoạt động khác của ngân hàng<br />
theo quy đị nh . Tuy nhiên cần phải nghiên<br />
cứu để tì m ra các giải pháp nhằm nâng cao<br />
chất lượng hoạt động của Ngân hàng<br />
trong<br />
điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển ở<br />
mức độ cao.<br />
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG<br />
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI<br />
HUYỆN PHỔ YÊN<br />
* Tình hình huy động vốn của Ngân hàng<br />
Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên<br />
Do nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã<br />
hội dùng để cho hộ nghèo và các đối tượng<br />
chính sách vay với lãi suất ưu đãi và không<br />
được vượt quá mức lãi suất của Nhà nước<br />
quy định , nên lãi suất mà Ngân hàng Chính<br />
sách Xã hội huyện Phổ Yên huy động ở mức<br />
rất thấp: 0,25%/tháng cho tiền gửi không kỳ<br />
hạn và 0,75%/tháng cho tiền gửi có kỳ hạn .<br />
Mặt khác , do kinh tế của huyện chủ yếu vẫn<br />
là nông nghiệp nên khả năng huy động vốn<br />
rất hạn hẹp , công tác huy động để đáp ứng<br />
nhu cầu vốn của Ngân hàng gặp không ít khó<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
3<br />
<br />
Nông Thị Kim Dung và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
88(12): 3 - 8<br />
<br />
dân cư với nhiều hình thức phong phú: tiền<br />
gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, và đặc<br />
biệt nguồn vốn huy động qua tổ tiết kiệm và<br />
vay vốn... do đó việc thu hút vốn gửi vào<br />
Ngân hàng đã tăng lên (xem bảng 3).<br />
Số liệu tổng hợp cho thấy nguồn vốn huy<br />
động được từ bên ngoài chưa phải là nguồn<br />
vốn hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, tuy<br />
nhiên đây cũng là đặc điểm chung của cả hệ<br />
thống Ngân hàng Chính sách Xã hội.<br />
Trong nguồn vốn huy động thì tiền gửi không<br />
kỳ hạn có xu hướng giảm, năm 2010 tiền gửi<br />
không kỳ hạn là 180,5 triệu đồng giảm<br />
19,02% so với năm 2009, còn tiền gửi có kỳ<br />
hạn lại có xu hướng tăng lên năm 2010 tiền<br />
gửi có kỳ hạn đạt 380,3 triệu đồng tăng so với<br />
năm 2009 là 199,21%. Điều này chứng tỏ đơn<br />
vị đã thực hiện tốt phương châm huy động vốn,<br />
đã tích cực huy động nguồn vốn có kỳ hạn tại<br />
chỗ để chủ động trong hoạt động cho vay.<br />
Bằng các hình thức huy động đã thực hiện<br />
nhưng nguồn vốn mà Ngân hàng Chính sách<br />
Xã hội huyện Phổ Yên đạt được chủ yếu là<br />
tiền gửi tiết kiệm dân cư. Là một huyện đang<br />
trên đà phát triển nên các tổ chức kinh tế đóng<br />
trên địa bàn ngày càng đa dạng. Việc tăng<br />
cường nguồn vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh<br />
tế là một lợi thế mà ngân hàng cần chú trọng<br />
khai thác thêm, góp phần tăng thêm nguồn<br />
vốn huy động.<br />
Có được kết quả như vậy là do Ngân hàng<br />
Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên đã thực<br />
hiện tốt công tác quản lý điều hành vốn, áp<br />
dụng nhiều phương thức huy động với cơ chế<br />
lãi suất linh hoạt phù hợp với quan hệ cung<br />
cầu tại địa phương, áp dụng hình thức tài<br />
khoản gửi góp, lãi suất bậc thang, phong cách<br />
giao dịch đổi mới, trang bị thêm cơ sở vật<br />
chất, thiết bị nên đã nâng cao được uy tín, tạo<br />
niềm tin đối với khách hàng.<br />
<br />
khăn. Nhưng với sự cố gắng của mình , 3<br />
năm qua (2008 – 2010) tốc độ nguồn vốn<br />
hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội<br />
huyện Phổ Yên tăng với tốc độ khá<br />
(xem<br />
bảng 1).<br />
Bảng 1. Kết quả huy động vốn qua 3 năm<br />
2008 - 2010<br />
Đơn vị: triệu đồng<br />
Tăng, giảm<br />
Tổng số<br />
Năm<br />
nguồn vốn<br />
Số<br />
Tỷ lệ %<br />
huy động<br />
tiền<br />
2008<br />
400<br />
400<br />
100<br />
2009<br />
350<br />
(50)<br />
(12,5)<br />
2010<br />
560.8<br />
210.8<br />
60.23<br />
<br />
(Nguồn số liệu : Báo cáo công tác huy động<br />
vốn của Ngân hàng CSXH huyện Phổ Yên)<br />
Năm 2008, Ngân hàng Chính sách Xã hội<br />
huyện Phổ Yên thực hiện huy động vốn theo<br />
chỉ tiêu kế hoạch của Ngân hàng Chính sách<br />
Xã hội cấp tỉnh giao cho. Đến năm 2009<br />
nguồn vốn huy động chỉ đạt 350 triệu đồng<br />
giảm 12,5% so với năm 2008, do Ngân hàng<br />
tập trung vào đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, mặt<br />
khác Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp trên<br />
chưa triển khai thực hiện hình thức huy động<br />
mới nên khó khăn trong quá trình huy động.<br />
Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt<br />
560,8 triệu đồng tăng 210,8 triệu đồng so với<br />
năm 2009 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là<br />
60,23%. Đồng thời đều đạt 100% kế hoạch<br />
huy động vốn được giao. Có được kết quả<br />
như vậy là do năm 2010 Ngân hàng Chính<br />
sách Xã hội cấp trên yêu cầu thực hiện huy<br />
động tiết kiệm theo tổ tiết kiệm và vay<br />
vốn “với phương châm lá lành đùm lá rách”<br />
nên Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ<br />
Yên đã huy động tiền của các tổ viên tổ vay<br />
vốn để có vốn cho các hộ khác vay.<br />
Mặc dù trong năm 2010 hoạt động Ngân hàng<br />
gặp nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng Chính<br />
sách Xã hội huyện Phổ Yên đã nắm bắt tình<br />
hình, khai thác triệt để những thuận lợi, khắc<br />
phục hạn chế những khó khăn, chỉ đạo khai<br />
thác các nguồn vốn nhàn rỗi của các tầng lớp<br />
<br />
Bảng 2. Kết cấu nguồn vốn huy động qua 3 năm 2008 - 2010<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Năm 2008<br />
ST<br />
%<br />
<br />
Năm 2009<br />
ST<br />
%<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Năm 2010<br />
ST<br />
%<br />
<br />
Đơn vị: Triệu đồng<br />
So sánh<br />
09/08<br />
10/09<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
4<br />
<br />
Nông Thị Kim Dung và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Vốn huy động<br />
- Tiền gửi không kỳ hạn<br />
- Tiền gửi có kỳ hạn<br />
Nguồn vốn huy động qua tổ<br />
<br />
400,00<br />
167,90<br />
232,10<br />
79.772<br />
<br />
100<br />
41,98<br />
58,03<br />
100<br />
<br />
350,00<br />
100<br />
222,90 63,69<br />
127,10 36,31<br />
113.613 100,0<br />
<br />
88(12): 3 - 8<br />
<br />
560,80<br />
180,50<br />
380,30<br />
152.869<br />
<br />
100,0<br />
32,19<br />
67,81<br />
100,0<br />
<br />
87,50<br />
132,76<br />
54,76<br />
142,42<br />
<br />
160,23<br />
80,98<br />
299,21<br />
134,55<br />
<br />
(Nguồn số liệu: Phòng tín dụng NHCSXH huyện Phổ Yên)<br />
<br />
Tình hình cung ứng vốn tín của ngân hàng<br />
Chính sách xã hội huyện Phổ Yên<br />
Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên<br />
nằm trong hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã<br />
hội tỉnh Thái Nguyên với mục đích sử dụng<br />
hiệu quả các nguồn lực tài chính do Ngân<br />
hàng Chính sách Xã hội huy động cho người<br />
nghèo và các đối tượng chính sách ưu đãi<br />
phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải<br />
thiện đời sống, góp phần thực hiện chương<br />
trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo<br />
ổn định xã hội. Nhưng với công tác tổ chức<br />
mạng lưới và cán bộ Ngân hàng Chính sách<br />
Xã hội đã triển khai và thực hiện tốt các mục<br />
tiêu hoạt động và tích cực đẩy mạnh tăng<br />
trưởng nguồn vốn để mở rộng giải ngân.<br />
Nguồn vốn mà NHCSXH huyện Phổ Yên có<br />
chủ yếu được sử dụng vào việc cho vay ưu<br />
đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên<br />
địa bàn. Nguồn vốn này được tập trung cho<br />
vay 6 đối tượng chính đó là: cho vay hộ<br />
nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay<br />
học sinh sinh viên, cho vay hộ nghèo làm nhà<br />
ở, cho vay hộ sản xuất vùng khó khăn và cho<br />
vay nước sạch vệ sinh môi trường. Ngoài ra<br />
Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên<br />
còn cho vay các đối tượng như: Xuất khẩu lao<br />
động, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt<br />
khó khăn và vốn cho thương nhân hoạt động<br />
tại vùng khó khăn. Qua 3 năm 2008 – 2010<br />
tổng doanh số cho vay tăng dần, năm 2009<br />
tổng doanh số cho vay đạt 55.301 triệu đồng<br />
<br />
tăng 45,54% so với năm 2008, năm 2010 tổng<br />
doanh số cho vay đạt 67,284 triệu đồng, đồng<br />
nghĩa với tăng 21,67% so với năm 2009.<br />
Tổng doanh số cho vay của Ngân hàng Chính<br />
sách Xã hội huyện Phổ Yên tăng dần. Năm<br />
2008 doanh số cho vay mới chỉ đạt 37.998<br />
triệu đồng nhưng đến năm 2009 đạt 55.301<br />
triệu đồng tăng 17.303 triệu đồng so với năm<br />
2008, tốc độ tăng trưởng đạt 45,54%. Đến<br />
năm 2010 doanh số cho vay đạt 67.284 triệu<br />
đồng tăng 11.983 triệu đồng so với năm 2009<br />
tương ứng tốc độ tăng trưởng đạt 21,67%.<br />
Như vậy Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện<br />
Phổ Yên rất quan tâm tới quy mô cho vay.<br />
Điều này phù hợp với định hướng hoạt động<br />
và chỉ đạo của Ngân hàng. Có được kết quả<br />
trên là sự mở rộng mạng lưới giao dịch, sự kết<br />
hợp với việc phục vụ khách hành chu đáo đã<br />
mang lại thành công đáng kể cho Ngân hàng.<br />
Ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng<br />
Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên chủ yếu<br />
tập trung ở ngành trồng trọt và chăn nuôi,<br />
dịch vụ chiếm rất ít. Nhu cầu vay vốn của các<br />
ngành tăng dần qua các năm.<br />
So sánh giữa năm 2009 và năm 2008 ta thấy:<br />
ngành trồng trọt tăng 44,65%, ngành chăn<br />
nuôi tăng 44,89%, ngành dịch vụ ngành nghề<br />
tăng 70,93%.<br />
Năm 2010: ngành trồng trọt tăng 17,78%,<br />
ngành chăn nuôi tăng 24,41%, ngành dịch vụ,<br />
ngành nghề tăng 41,12% so với năm 2009.<br />
<br />
Bảng 3. Doanh số cho vay của NHCSXH huyện Phổ Yên qua 3 năm 2008 - 2010<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Tổng doanh số cho vay<br />
I. Phân theo thời gian<br />
1. Ngắn hạn<br />
2. Trung và dài hạn<br />
<br />
2008<br />
SL<br />
Cơ cấu<br />
(tr.đ)<br />
(% )<br />
<br />
2009<br />
SL<br />
Cơ cấu<br />
(tr.đ)<br />
(% )<br />
<br />
37.998<br />
<br />
100<br />
<br />
55.301<br />
<br />
3.322<br />
34.676<br />
<br />
8,74<br />
91,26<br />
<br />
2.178<br />
53.123<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
100<br />
<br />
2010<br />
SL<br />
Cơ cấu<br />
(tr.đ)<br />
(% )<br />
<br />
67.284<br />
<br />
100<br />
<br />
3,94 1.023 1,52<br />
96,06 66.261 98,48<br />
<br />
So sánh (%)<br />
09/08<br />
<br />
10/09<br />
<br />
145,54 121,67<br />
65,56 46,97<br />
153,20 124,73<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
5<br />
<br />
Nông Thị Kim Dung và Đtg<br />
<br />
II. Phân theo ngành<br />
1. Ngành trồng trọt<br />
2. Ngành chăn nuôi<br />
3. Dịch vụ, ngành nghề<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
20.945<br />
15.326<br />
1.727<br />
<br />
55,12<br />
40,33<br />
4,54<br />
<br />
30.296<br />
22.053<br />
2.952<br />
<br />
88(12): 3 - 8<br />
<br />
54,78 35.682 53,03<br />
39,88 27.436 40,78<br />
5,34 4.166 6,19<br />
<br />
144,65 117,78<br />
143,89 124,41<br />
170,93 141,12<br />
<br />
(Nguồn: Phòng Tín dụng NHCSXH huyện Phổ Yên)<br />
<br />
Qua bảng số liệu cho thấy Ngân hàng Chính<br />
sách Xã hội huyện Phổ Yên đã thực hiện tốt<br />
kế hoạch cho vay, đã cân đối được nguồn vốn<br />
dành cho đầu tư trung hạn và dài hạn một<br />
cách hợp lý. Doanh số cho vay ngắn hạn<br />
chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm qua các năm: năm<br />
2009 giảm 34,44% so với năm 2008, năm<br />
2010 giảm 53,03% sao với năm 2009. Doanh<br />
số cho vay trung hạn và dài hạn có tỷ trọng<br />
tăng dần: năm 2008 chiếm 91,26%, năm 2009<br />
chiếm 96,06%, đến năm 2010 chiếm 98,48%.<br />
Cụ thể: Năm 2008 doanh số cho vay đạt<br />
34.676 triệu đồng, năm 2009 doanh số cho<br />
vay là 53.123 triệu đồng, tăng 18.447 triệu<br />
đồng, tốc độ tăng trưởng là 53,20%. Đến năm<br />
2010 doanh số cho vay đạt 66.261 triệu đồng<br />
tăng 13.138 triệu đồng so với năm 2009 và<br />
tốc độ tăng trưởng là 24,73%.<br />
Điều này chứng tỏ rằng, việc đầu tư vốn vay<br />
của hộ nghèo và đối tượng chính sách đã<br />
mang tính sản xuất hàng hóa, chuyển hẳn từ<br />
sản xuất cây, con truyền thống, tự cung, tự cấp<br />
sang áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất<br />
sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường.<br />
Hoạt động tín dụng cần đáp ứng hơn nữa nhu<br />
cầu vay vốn của các hộ nghèo và các đối<br />
tượng chính sách. Việc đầu tư chưa đi đôi với<br />
cách thức làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ<br />
thuật. Đầu tư vốn còn manh mún, chưa có dự<br />
án lớn nên hiệu quả đầu tư vốn chưa cao.<br />
Trong 3 năm, mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuật<br />
phục vụ hoạt động chuyên môn còn thiếu<br />
thốn, nhưng NHCSXH huyện Phổ Yên nói<br />
riêng đã nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó<br />
khăn, từng bước tạo lập hệ thống tổ chức<br />
mạng lưới ổn định và phát triển hiệu quả, tạo<br />
nền tảng vững chắc hỗ trợ tích cực cho ngân<br />
hàng triển khai thực hiện có hiệu quả các mặt<br />
<br />
hoạt động. Tiếp tục sự nghiệp xóa đói giảm<br />
nghèo, phát triển kinh tế xã hội.<br />
* Tình hình dư nợ và thu nợ của Ngân hàng<br />
Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên<br />
Tổng dư nợ có xu hướng tăng qua các năm,<br />
năm 2008 dư nợ mới chỉ đạt 79.769 triệu<br />
đồng, nhưng đến năm 2009 dư nợ đã là<br />
113.505 triệu đồng tăng 33.736 triệu đồng so<br />
với năm 2008, tốc độ tăng trưởng là 42,29%.<br />
đến năm 2010 tổng dư nợ lên đến 152.588<br />
triệu đồng tăng 39.083 triệu đồng so với năm<br />
2009, tốc độ tăng trưởng là 34,43%.<br />
Về doanh số thu nợ riêng năm 2010 so với<br />
năm 2009 giảm đi 4.255 triệu đồng tương ứng<br />
với tỷ lệ giảm 19,73%, còn năm 2009 doanh<br />
số thu nợ đạt 21.564 triệu đồng tăng so với<br />
năm 2008 là 9.411 triệu đồng, tốc độ tăng<br />
trưởng đạt 77,44%.<br />
Nhìn vào số liệu trên ta thấy dư nợ quá hạn<br />
biến động ít. Năm 2008 dư nợ quá hạn là 359<br />
triệu đồng chiếm 0,45% tổng dư nợ, sang năm<br />
2009 dư nợ quá hạn là 353 triệu đồng giảm so<br />
với năm 2008 là 6 triệu đồng tương ứng với<br />
giảm 1,67%. Đến năm 2010 dư nợ quá hạn<br />
lên 354 triệu đồng, tăng 1 triệu so với năm<br />
2009 tương ứng tăng 0,28%.<br />
Trong 3 năm qua Ngân hàng thực hiện công<br />
tác tăng cường quản lý cho vay, công tác<br />
kiểm tra, xử lý làm lành mạnh hóa chất lượng<br />
cho vay và các biện pháp ngăn chặn tình trạng<br />
tiêu cực: vay chồng chéo, sử dụng vốn sai<br />
mục đích, vay hộ... vì vậy tổng dư nợ tăng<br />
nhưng dư nợ quá hạn lại giảm. Số nợ đã được<br />
chính phủ xử lý khoanh nợ đã hết thời hạn<br />
khoanh; các hộ quá khó khăn không trả được;<br />
nợ hạch toán trả lại tài khoản nợ quá hạn, một<br />
số dự án do khách hành sản xuất kinh doanh<br />
thua lỗ không có khả năng trả nợ.<br />
<br />
Bảng 4. Tình hình dư nợ và doanh số thu nợ của NHCSXH huyện Phổ Yên qua 3 năm 2008 - 2010<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
6<br />
<br />
Nông Thị Kim Dung và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
2008<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
SL<br />
(tr.đ)<br />
<br />
%<br />
<br />
Tổng dư nợ<br />
<br />
79.769<br />
<br />
100<br />
<br />
Doanh số thu nợ<br />
Nợ quá hạn<br />
<br />
12.153<br />
359<br />
<br />
15,24<br />
0,45<br />
<br />
2009<br />
SL<br />
%<br />
(tr.đ)<br />
113.50<br />
100<br />
5<br />
21.564<br />
19,00<br />
353<br />
0,31<br />
<br />
88(12): 3 - 8<br />
<br />
2010<br />
SL<br />
%<br />
(tr.đ)<br />
152.58<br />
100<br />
8<br />
17.309<br />
11.34<br />
354<br />
0.23<br />
<br />
So sánh (%)<br />
09/08<br />
<br />
10/09<br />
<br />
142,29<br />
<br />
134,43<br />
<br />
177,44<br />
98,33<br />
<br />
80,27<br />
100,28<br />
<br />
(Nguồn: Phòng tín dụng NHCSXH huyện Phổ Yên)<br />
<br />
Đây là khoản nợ mà sang năm 2011 Ngân hàng<br />
Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên cần phải quan<br />
tâm thu hồi, làm giảm dư nợ quá hạn, nâng cao<br />
chất lượng hoạt động cho vay.<br />
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN<br />
DỤNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG<br />
CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN<br />
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHỔ<br />
YÊN<br />
* Những kết quả đạt được<br />
Thực hiện định hướng của Ngân hàng Chính sách<br />
Xã hội tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm qua Ngân<br />
hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên đã và<br />
đang cố gắng mở rộng huy động vốn và đầu tư<br />
vốn cho vay cho các đối tượng chí nh sách xã hội<br />
theo quy đị nh , chú ý và coi trọng sản xuất nông<br />
nghiệp vì đây vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của<br />
địa phương.<br />
Về chất lượng cho vay nhìn chung có chiều<br />
hướng tốt, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện<br />
Phổ Yên thực hiện tốt chính sách của Chính phủ<br />
về cho vay hộ nghèo và các đối tượng đối tượng<br />
chính sách, triển khai cho vay đối với hộ nghèo<br />
sản xuất kinh doanh, cho vay giải quyết việc làm<br />
và xuất khẩu lao động nhằm tạo điều kiện nâng<br />
cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân góp<br />
phần thực hiện kế hoạch xóa đói giảm nghèo của<br />
huyện Phổ Yên. Cụ thể qua 3 năm 2008 – 2010<br />
hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội<br />
huyện Phổ yên làm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ<br />
15,01% năm 2008 xuống còn dưới 9,22% năm<br />
2010.<br />
* Những tồn tại và nguyên nhân<br />
- Tồn tại:<br />
Việc đầu tư cho vay nhất là đối với các hộ nghèo<br />
vẫn mang tính chất chăn nuôi và sản xuất truyền<br />
thống, mức vốn đàu tư bình quân hộ còn thấp,<br />
chưa tập trung theo dự án nên mức phát huy hiệu<br />
quả của đồng vốn chưa cao. Cho vay hộ nghèo<br />
ủy thác qua các đoàn thể chính trị - xã hội bước<br />
đầu vẫn còn hạn chế, một số nơi các tổ chức chưa<br />
<br />
thực sự nhận thức hết trách nhiệm của mình<br />
trong vai trò và trách nhiệm ủy thác từ khâu bình<br />
xét cho vay tại tổ đến việc hướng dẫn, kiểm tra<br />
xem xét sử dụng vốn vay và đôn đốc nợ quá hạn.<br />
Về tổ chức mạng lưới con người và cơ sở vật<br />
chất còn thiếu, hệ thống thông tin tuy đã được<br />
tăng cường một bước nhưng nhìn chung chưa<br />
tương xứng với yêu cầu phục vụ khách hàng<br />
ngày càng lớn. Do vậy trong quá trình quản lý nợ<br />
chưa thực sự sát sao.<br />
Các quy định về phương pháp cho vay, quy trình,<br />
thủ tục, giấy tờ hồ sơ cho vay có những điều kiện<br />
chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu chính<br />
đáng của người vay. Ngân hàng Chính sách Xã<br />
hội huyện Phổ Yên mới chỉ chú trọng đàu tư cho<br />
từng đối tượng người vay cụ thể chứ chưa chú<br />
trọng đầu tư theo dự án kinh tế, các ngành nghề<br />
truyền thống của cả một khu vực. Thời hạn cho<br />
vay còn chưa thông thoáng hoặc chưa phù hợp<br />
với chu kỳ sản xuất của khách hàng vay vốn.<br />
Việc chỉ đạo nắm bắt thông tin về hoạt động sản<br />
xuất kinh doanh của khách hàng, thông tin kinh<br />
tế thị trường giá cả chưa đầy đủ, xử lý thiếu<br />
chính xác. Do vậy khách hàng khi gặp khó khăn<br />
trong sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn sai mục<br />
đích chưa được phát hiện và xử lý kịp thời dẫn<br />
đến nợ quá hạn, có trường hợp là nợ có khả năng<br />
mất vốn.<br />
- Nguyên nhân:<br />
Cơ chế chính sách của Nhà nước của các ngành<br />
chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, môi trường pháp<br />
lý<br />
chưa<br />
thực<br />
sự<br />
thuận<br />
lợi<br />
cho<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
7<br />
<br />