JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0223<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 45-57<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG KĨ NĂNG THAM VẤN CHO GIA ĐÌNH TRẺ TỰ KỈ<br />
CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI<br />
<br />
1<br />
Nguyễn Hiệp Thương và 2 Lưu Thị Thu Phương<br />
1 Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
2 Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền<br />
<br />
Tóm tắt. Tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ là hoạt động hết sức quan trọng và rất cần thiết<br />
trong quá trình trợ giúp cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội. Để thực hiện<br />
hiệu quả hoạt động này đòi hỏi người nhân viên công tác xã hội phải sử dụng thành thạo<br />
các kĩ năng tham vấn. Kết quả nghiên cứu thực trạng kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự<br />
kỉ trên 89 nhân viên công tác xã hội làm việc tại các trung tâm nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tự<br />
kỉ ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy sự vận dụng một số kĩ năng<br />
tham vấn cơ bản của nhân viên công tác xã khi tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ đã tương<br />
đối phù hợp, như: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đặt câu hỏi. Tuy nhiên, một số kĩ năng còn<br />
có một số hạn chế nhất định như kĩ năng thiết lập mối quan hệ, kĩ năng thấu hiểu, kĩ năng<br />
phản hồi. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số biện pháp tác động nâng cao kĩ<br />
năng tham vấn cho nhân viên công tác xã hội khi tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ: tập huấn<br />
bồi dưỡng thường xuyên về kĩ năng tham vấn; đưa vào chương trình giảng dạy trong môn<br />
CTXH với NKT và môn CTXH gia đình; xây dựng đội ngũ nhân viên tham vấn chuyên<br />
nghiệp. . .<br />
Từ khóa: Kĩ năng tham vấn, gia đình trẻ tự kỉ, nhân viên Công tác xã hội.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Gia đình (GĐ) là một nhân tố rất quan trọng trong môi trường gần nhất của mọi trẻ em, là<br />
nơi gửi trọn niềm yêu thương và sự gắn bó. Các thành viên trong GĐ đều tiếp xúc với trẻ hàng<br />
ngày, kích thích sự phát triển ở trẻ. Tuy nhiên, thật không may cho các GĐ được bác sĩ thông báo<br />
con mình đã mắc chứng tự kỉ. Lúc này bao nhiêu mơ ước, sự kì vọng về tương lai tốt đẹp của con<br />
vội tan biến và thay vào đó họ có thể sốc, không chấp nhận, đổ lỗi cho nhau,... nên đã dẫn đến<br />
những mâu thuẫn, căng thẳng, xung đột khủng hoảng trong GĐ. Do vậy, tham vấn cho gia đình<br />
được coi là một trong những liệu pháp hết sức hiệu quả trong thời kì này nhằm trợ giúp, giải quyết<br />
những khó khăn, những khủng hoảng về tâm lí, tinh thần mà các thành viên trong gia đình trẻ tự<br />
kỉ gặp phải.<br />
Tham vấn cho gia đình người khuyết tật nói chung và tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ nói<br />
riêng đều là một hình thức tham vấn cho gia đình. Vì thế, các liệu pháp, cách thức, kĩ năng trong<br />
<br />
Ngày nhận bài: 21/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015<br />
Liên hệ: Nguyễn Hiệp Thương, e-mail: nguyenhiepthuong@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
45<br />
Nguyễn Hiệp Thương và Lưu Thị Thu Phương<br />
<br />
<br />
tham vấn gia đình cũng là liệu pháp, cách thức, kĩ năng để tham vấn gia đình trẻ tự kỉ nhưng cần<br />
chú ý đến sự phả ứng đa dạng, riêng biệt trong từng gia đình trẻ tự kỉ.<br />
Trên thế giới và Việt Nam, có một số tác giả nghiên cứu chuyên sâu về tham vấn cho gia<br />
đình người khuyết tật như: Rosemarie S.Cook (1990) [1], Hornby G (1994) [6], Michael P. Nichols<br />
(2009)[12], Trần Thị Minh Đức (2011) [2], Bùi Thị Xuân Mai (2008) [9], Trần Đình Tuấn (2013)<br />
[17], Nguyễn Hiệp Thương (2014) [16]; kĩ năng làm việc với cha mẹ trẻ như: Bùi Thị Xuân Mai<br />
(2008) [9], Rosemarie S.Cook (1990) [1], Hornby.G (2000) [6]. Đặc biệt, các nghiên cứu và báo<br />
cáo khoa học tập trung vào kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ thì càng ít hơn, trong đó tiêu biểu<br />
có thể kể đến Hall, H.R, 2012, Families of children with autism: Behaviors of children, community<br />
support and coping - (Hành vi của trẻ, những thách thức phải đương đầu và sự hỗ trợ của cộng<br />
đồng), Issues in comprehensive pediatric nursing, 35(2), pp 111-132 [7].<br />
Các cuốn sách và nghiên cứu của các tác giả trên đây đều tập trung làm rõ một số vấn đề<br />
khái quát về tham vấn gia đình, tham vấn nhóm, mục tiêu tham vấn gia đình, chiến lược cấu trúc<br />
khi tham vấn gia đình, quy trình các bước khi tham vấn gia đình cũng như một số lưu ý khi tham<br />
vấn gia đình, mô hình can thiệp trong tham vấn gia đình và các kĩ năng trong tham vấn gia đình.<br />
Đồng thời, tham vấn tâm lí cá nhân và gia đình cũng đã đề cập tương đối chi tiết theo cách trình<br />
bày việc ứng dụng các lí thuyết, các trường phái tham vấn tâm lí vào tham vấn gia đình. Tuy nhiên,<br />
hướng nghiên cứu về tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ hiện tại còn rất hạn chế và chưa nhận được<br />
nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu<br />
thực trạng kĩ năng tham vấn gia đình trẻ tự kỉ của 89 nhân viên công tác xã hội làm việc tại các<br />
trung tâm nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tự kỉ ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề<br />
xuất một số biện pháp tác động nâng cao kĩ năng tham vấn gia đình trẻ tự kỉ cho nhân viên công<br />
tác xã hội.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Khái niệm “Kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác<br />
xã hội”<br />
Kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội là sự vận dụng kinh<br />
nghiệm, tri thức chuyên môn và thái độ nghề nghiệp phù hợp để hỗ trợ các cá nhân trong gia đình<br />
trẻ tự kỉ, giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi một<br />
cách tích cực và tìm kiếm các giải pháp giải quyết vấn đề của mình một cách hiệu quả.<br />
<br />
2.2. Thực trạng mức độ và biểu hiện của một số kĩ năng tham vấn cơ bản của<br />
nhân viên công tác xã hội khi trợ giúp gia đình trẻ tự kỉ<br />
Kĩ năng tham vấn rất cần thiết và hiệu quả khi trợ giúp cho gia đình trẻ tự kỉ, tuy nhiên<br />
trong thực tế thì nhân viên công tác xã hội sử dụng những kĩ năng này như thế nào khi làm việc với<br />
gia đình trẻ vẫn còn là một câu hỏi. Để trả lời câu hỏi trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên<br />
mẫu chọn là 89 NVCTXH làm việc tại các trung tâm nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tự kỉ ở Thành phố<br />
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là điều tra bằng<br />
bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn sâu để tìm hiểu thực trạng kĩ năng tham vấn cơ bản cho gia đình<br />
TTK của NVCTXH. Trong tham vấn có nhiều kĩ năng tham vấn được sử dụng, tuy nhiên trong<br />
phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 4 kĩ năng tham vấn cơ bản là: kĩ năng thiết lập mối<br />
quan hệ; kĩ năng hỏi, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thấu hiểu, kĩ năng phản hồi.<br />
<br />
46<br />
Thực trạng kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1. Thực trạng KNTV cơ bản cho gia đình TTK của NVCTXH<br />
<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu thực trạng KNTV cơ bản cho gia đình TTK cho thấy, khi đánh giá về<br />
KNTV của bản thân, NVCTXH đã đánh giá khá cao những KNTV cơ bản của mình khi tham vấn<br />
cho gia đình TTK, thể hiện ở chỗ: điểm trung bình cao nhất là 6,0 thì trong 5 thang đo đánh giá<br />
KNTV cho gia đình TTK các NVCTXH đã đánh giá các kĩ năng của mình thấp nhất là 4,35 điểm<br />
(kĩ năng phản hồi) và cao nhất là 4,72 (kĩ năng thấu hiểu).<br />
<br />
Bảng 1. Mức độ KNTV cơ bản cho gia đình TTK của NVCTXH (ĐTB)<br />
Trung Rất<br />
Các KNTV cơ bản/ Mức độ KNTV cơ bản Kém Yếu Khá Tốt<br />
bình tốt<br />
1. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ 0,0 2,2 13,5 61,8 22,5 0,0<br />
2. Kĩ năng hỏi 0,0 2,2 14,6 62,9 19,1 1,1<br />
3. Kĩ năng lắng nghe 0,0 1,1 22,5 44,9 31,5 0,0<br />
4. Kĩ năng thấu hiểu 0,0 0,0 20,2 62,9 15,7 1,1<br />
5. Kĩ năng phản hồi 0,0 0,0 48,3 33,7 18,0 0,0<br />
Nhóm KNTV cơ bản 0,0 0,0 16,9 67,4 15,7 0,0<br />
<br />
<br />
Kết quả đánh giá mức độ KNTV cơ bản cho gia đình TTK cho thấy, đa số NVCTXH có<br />
KNTV ở mức độ khá (67,4%), mức trung bình và mức tốt gần tương đương nhau (lần lượt là 16,9%<br />
và 15,7%). Xét một cách tổng quát không có NVCTXH nào trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi<br />
có nhóm KNTV cơ bản ở mức độ yếu, kém, và tương tự như vậy, cũng không có NVCTXH nào<br />
có KNTV cơ bản ở mức rất tốt. Tuy nhiên, khi xét riêng từng nhóm KNTV thì ở nhóm kĩ năng<br />
thiết lập mối quan hệ có 2,2% NVCTXH ở mức yếu, cũng là con số đó nằm ở nhóm kĩ năng hỏi.<br />
Số lượng đạt mức rất tốt 1,1% cũng đã được lặp lại ở kĩ năng thấu hiểu. Nhóm kĩ năng thấu hiểu<br />
không có NVCTXH nào đạt mức yếu.<br />
Kĩ năng lắng nghe có các mức độ trải từ yếu đến tốt và trong khi có 1,1% NVCTXH đạt<br />
mức kĩ năng yếu thì lại có tới 31,5% đạt mức tốt. Đây là con số cao nhất trong mức độ tốt ở nhóm<br />
KNTV cơ bản. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao kĩ năng lắng nghe lại là kĩ năng mà NVCTXH đạt mức<br />
tốt cao nhất trong thang điểm của nhóm này? Chúng tôi cho rằng, trong tham vấn, lắng nghe là<br />
kĩ năng vô cùng quan trọng, nếu không lắng nghe, chúng ta có thể bỏ sót những thông tin mang<br />
tính quyết định cho thành công của một ca tham vấn. Vấn đề này đã được khẳng định khi chúng<br />
tôi phỏng vấn sâu NVCTXH có kinh nghiệm trong tham vấn cho gia đình TTK: "Em làm tham<br />
vấn cho gia đình TTK gần 10 năm rồi, có thể tạm gọi là có thâm niên trong nghề. Nghề này có đặc<br />
trưng là phải "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu". Nếu em không đề cao lắng nghe thì trong<br />
<br />
47<br />
Nguyễn Hiệp Thương và Lưu Thị Thu Phương<br />
<br />
<br />
một phút sơ sểnh nào đó em sẽ lơ đãng mà bỏ qua những thông tin quan trọng. Do vậy, khi tham<br />
vấn em tập trung lắng nghe cao độ và kết hợp với các kĩ năng khác một cách nhuần nhuyễn để buổi<br />
tham vấn đạt kết quả tốt" (Nữ, 37 tuổi).<br />
Đánh giá ở mức độ tốt xếp thứ 2 sau lắng nghe là kĩ năng thiết lập mối quan hệ (22,5%)<br />
và chỉ đạt một nửa số lượng NVCTXH đạt mức độ tốt ở kĩ năng thấu hiểu (15,7%) so với kĩ năng<br />
lắng nghe (31,5%). Bù lại, kĩ năng thấu hiểu có 1,1% NVCTXH tự đánh giá mình ở mức rất tốt.<br />
Tuy vậy, đa số (62,9%) NVCTXH có kĩ năng thấu hiểu trong tham vấn cho gia đình TTK ở mức<br />
khá. Tương tự, kĩ năng hỏi cũng cho số liệu ở mức khá như kĩ năng thấu hiểu (62,9%).<br />
a. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ của nhân viên công tác xã hội<br />
Trong các biểu hiện của kĩ năng thiết lập mối quan hệ của NVCTXH với gia đình TTK thì<br />
những đặc điểm cảm thông, chia sẻ, quan tâm đến cảm giác của thân chủ được tự đánh giá cao<br />
nhất (ĐTB = 4,91), tiếp theo là đặc điểm không phê phán, lên án hay phản bác thân chủ khi họ bộc<br />
lộ quan điểm, hành vi, suy nghĩ khác thường (ĐTB = 4,71), thấp nhất trong thang đo này là đặc<br />
điểm cung cấp cho thân chủ các nguyên tắc tham vấn, đặc biệt là nguyên tắc đảm bảo tính bí mật<br />
thông tin (ĐTB = 4,49). Đây là một trong những kĩ năng quan trọng bởi nếu không thiết lập được<br />
mối quan hệ với thân chủ sẽ rất khó khăn trong quá trình tham vấn vì rất có thể thân chủ không<br />
có niềm tin vào NVCTXH và khi không có niềm tin thì rất khó để họ có thể bày tỏ quan điểm của<br />
mình, chia sẻ những thông tin hữu ích đối với nhà tham vấn và quá trình tham vấn rất có thể thất<br />
bại nếu không thiết lập được mối quan hệ với thân chủ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ của NVCTXH (ĐTB)<br />
<br />
Ghi chú:<br />
1. Dáng điệu chững chạc đàng hoàng, luôn cởi mở;<br />
2. Sử dụng ánh mắt và các động tác cơ thể để khuyến khích thân chủ trò chuyện, chia sẻ;<br />
3. Giải thích rõ ràng cho thân chủ hiểu về mục đích tham vấn;<br />
4. Cung cấp cho thân chủ các nguyên tắc tham vấn;<br />
5. Không phê phán, lên án hay phản bác thân chủ khi họ bộc lộ quan điểm;<br />
6. Cảm thông, chia sẻ, quan tâm đến cảm giác của thân chủ.<br />
Các biểu hiện khác trong nhóm kĩ năng này cũng tương đương nhau khi ĐTB nằm chủ yếu<br />
trong 4,5 đến 4,6 điểm.<br />
<br />
48<br />
Thực trạng kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội<br />
<br />
<br />
Phân tích các phương án trả lời mà NVCTXH tự đánh giá khi thực hiện các kĩ năng thiết<br />
lập mối quan hệ cho thấy: Hơn một nửa số NVCTXH tự đánh giá mình đã thực hiện các kĩ năng<br />
trong nhóm này một cách Chính xác nhanh chóng linh hoạt, biểu hiện "Dáng điệu chững chạc<br />
đàng hoàng, luôn cởi mở, chân thành, thân thiện tạo cho thân chủ cảm giác tin cậy và an toàn khi<br />
tiếp xúc" được đánh giá 57,3% xếp cao nhất trong phương án trả lời này và biểu hiện "Giải thích<br />
rõ ràng cho thân chủ hiểu về mục đích tham vấn" chỉ đạt 31,5% thấp nhất trong cùng phương án<br />
trả lời.<br />
Bảng 2. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ của NVCTXH (%)<br />
4.<br />
5. 6. Rất<br />
2. 3. Chính<br />
Chính chính<br />
1. Không Chính xác,<br />
xác xác<br />
Những biểu hiện của kĩ năng thiết lập mối Không chính xác, nhanh<br />
nhanh nhanh<br />
quan hệ/ Các phương án trả lời thực xác, thiếu chóng,<br />
chóng chóng<br />
hiện lúng linh tương<br />
linh linh<br />
túng hoạt đối linh<br />
hoạt hoạt<br />
hoạt<br />
1. Dáng điệu chững chạc đàng hoàng, luôn<br />
cởi mở, chân thành, thân thiện tạo cho thân 0,0 2,2 9,0 23,6 57,3 7,9<br />
chủ cảm giác tin cậy và an toàn khi tiếp xúc<br />
2. Sử dụng ánh mắt và các động tác cơ thể để<br />
0,0 1,1 6,7 33,7 56,2 2,2<br />
khuyến khích thân chủ trò chuyện, chia sẻ<br />
3. Giải thích rõ ràng cho thân chủ hiểu về mục<br />
0,0 2,2 7,9 39,3 31,5 19,1<br />
đích tham vấn<br />
4. Cung cấp cho thân chủ các nguyên tắc<br />
tham vấn, đặc biệt là nguyên tắc đảm bảo tính 2,2 2,2 5,6 39,3 34,8 15,7<br />
bí mật thông tin<br />
5. Không phê phán, lên án hay phản bác thân<br />
chủ khi họ bộc lộ quan điểm, hành vi, suy 0,0 0,0 22,5 13,5 34,8 29,2<br />
nghĩ khác thường<br />
6. Cảm thông, chia sẻ, quan tâm đến cảm giác<br />
0,0 1,1 5,6 21,3 44,9 27,0<br />
của thân chủ<br />
Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 6; điểm càng cao,<br />
NVCTXH càng thực hiện thành thạo kĩ năng thiết lập mối quan hệ.<br />
<br />
<br />
Phương án Rất chính xác nhanh chóng linh hoạt chỉ được một số lượng khiêm tốn NVCTXH<br />
tự đánh giá mình có kĩ năng này và đạt số lượng cao nhất 29,2% ở biểu hiện "Không phê phán, lên<br />
án hay phản bác thân chủ khi họ bộc lộ quan điểm, hành vi, suy nghĩ khác thường" và thấp nhất<br />
2,2% ở biểu hiện "Sử dụng ánh mắt và các động tác cơ thể để khuyến khích thân chủ trò chuyện,<br />
chia sẻ". Như vậy, có thể thấy rằng những biểu hiện phi ngôn ngữ như ánh mắt hay ngôn ngữ cơ<br />
thể - kĩ năng giao tiếp không lời - chưa được NVCTXH thực hiện nhuần nhuyễn.<br />
b. Kĩ năng hỏi<br />
Đây là kĩ năng rất quan trọng, câu hỏi nhà tham vấn đặt ra sẽ làm cho thân chủ cảm nhận<br />
được suy nghĩ, cảm xúc của nhà tham vấn với mình từ đó họ có thể phòng vệ hay chia sẻ. Trong<br />
tham vấn, nhà tham vấn chỉ được nói khoảng 20%, vì vậy, kĩ năng này đặc biệt quan trọng với nhà<br />
tham vấn trong quá trình tham vấn.<br />
<br />
<br />
<br />
49<br />
Nguyễn Hiệp Thương và Lưu Thị Thu Phương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 3. Kĩ năng hỏi của NVCTXH (ĐTB)<br />
<br />
Ghi chú:<br />
1. Sử dụng các loại câu hỏi khác nhau, trong đó sử dụng nhiều câu hỏi mở;<br />
2. Các thông tin nội dung cần hỏi được định hướng rõ ràng;<br />
3. Có thái độ lắng nghe, tôn trọng, không phê phán thân chủ;<br />
4. Chú ý quan sát những phản ứng của thân chủ;<br />
5. Tôn trọng sự im lặng, dành thời gian cho thân chủ suy nghĩ;<br />
6. Có hành vi khích lệ như phản hồi, tóm lược, khen ngợi thân chủ;<br />
7. Biết xác định thời điểm hỏi, tần suất hỏi phù hợp.<br />
Trong số 7 biểu hiện của kĩ năng hỏi thì biểu hiện Có thái độ lắng nghe, tôn trọng, không phê<br />
phán thân chủ có ĐTB cao nhất tiến sát ngưỡng 5 (4,9 điểm). Con số này nói lên rằng NVCTXH<br />
đề cao kĩ năng lắng nghe và tôn trọng thân chủ.<br />
Số liệu ở Bảng 3 làm sáng tỏ hơn kĩ năng hỏi của NVCTXH. Cũng giống như ở thang đo<br />
kĩ năng thiết lập mối quan hệ, trong thang đo này phương án Chính xác, nhanh chóng, linh hoạt<br />
vẫn được lựa chọn nhiều nhất với số lượng cao nhất 60,7% lựa chọn ở biểu hiện Có thái độ lắng<br />
nghe, tôn trọng, không phê phán thân chủ và thấp nhất là 20,2% ở biểu hiện Có hành vi khích lệ<br />
như phản hồi, tóm lược, khen ngợi thân chủ.<br />
<br />
Bảng 3. Kĩ năng hỏi của NVCTXH (%)<br />
4.<br />
5. 6. Rất<br />
2. 3. Chính<br />
Chính chính<br />
1. Không Chính xác,<br />
xác xác<br />
Những biểu hiện của kĩ năng hỏi/ Các Không chính xác, nhanh<br />
nhanh nhanh<br />
phương án trả lời thực xác, thiếu chóng,<br />
chóng chóng<br />
hiện lúng linh tương<br />
linh linh<br />
túng hoạt đối linh<br />
hoạt hoạt<br />
hoạt<br />
1. Sử dụng các loại câu hỏi khác nhau, trong<br />
1,1 3,4 5,6 20,2 55,1 14,6<br />
đó sử dụng nhiều câu hỏi mở<br />
2. Các thông tin nội dung cần hỏi được định<br />
hướng rõ ràng (hỏi về cảm xúc, suy nghĩ,<br />
1,1 2,2 11,2 25,8 36,0 23,6<br />
hành vi của thân chủ hay quá khứ, hiện tại,<br />
tương lai. . . )<br />
<br />
50<br />
Thực trạng kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội<br />
<br />
<br />
<br />
3. Có thái độ lắng nghe, tôn trọng, không phê<br />
0,0 0,0 4,5 18,0 60,7 16,9<br />
phán thân chủ<br />
4. Chú ý quan sát những phản ứng của thân<br />
0,0 0,0 5,6 33,7 48,3 12,4<br />
chủ<br />
5. Tôn trọng sự im lặng, dành thời gian cho<br />
0,0 0,0 4,5 23,6 50,6 21,3<br />
thân chủ suy nghĩ<br />
6. Có hành vi khích lệ như phản hồi, tóm<br />
0,0 0,0 16,9 43,8 20,2 19,1<br />
lược, khen ngợi thân chủ<br />
7. Biết xác định thời điểm hỏi, tần suất hỏi<br />
phù hợp. Không hối thúc, không vội vàng.<br />
0,0 1,1 23,6 25,8 34,8 14,6<br />
Không dẫn dắt thân chủ theo ý kiến chủ quan<br />
của mình<br />
Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 6; điểm càng cao,<br />
NVCTXH càng thực hiện thành thạo kĩ năng hỏi.<br />
<br />
NVCTXH đánh giá mình thực hiện kĩ năng "Biết xác định thời điểm hỏi, tần suất hỏi phù<br />
hợp. Không hối thúc, không vội vàng. Không dẫn dắt thân chủ theo ý kiến chủ quan của mình" ở<br />
phương án Chính xác, thiếu linh hoạt cao nhất so với 6 kĩ năng còn lại (23,6%). Trong khi đó cũng<br />
ở phương án này chỉ có 4,5% tự đánh giá ở biểu hiện "Có thái độ lắng nghe, tôn trọng, không phê<br />
phán thân chủ" và "Tôn trọng sự im lặng, dành thời gian cho thân chủ suy nghĩ".<br />
c. Kĩ năng lắng nghe<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 4. Kĩ năng lắng nghe của NVCTXH (ĐTB)<br />
<br />
Ghi chú:<br />
1. Tập trung chú ý vào vấn đề thân chủ đang trình bày;<br />
2. Không làm việc khác trong khi nghe thân chủ;<br />
3. Quan sát và nhận biết được hành vi, cử chỉ, cảm xúc;<br />
4. Đưa ra những phản hồi phù hợp về nội dung thân chủ đã trình bày;<br />
5. Đặt câu hỏi để làm rõ hoặc gợi mở cho thân chủ tiếp tục trình bày;<br />
6. Sử dụng những khích lệ bằng lời nói để thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu thân chủ;<br />
7. Sử dụng những hành vi, cử chỉ không lời để thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu thân chủ.<br />
Khẳng định rằng, các kĩ năng của nhà tham vấn là yếu tố quyết định nhất đến thành công<br />
<br />
51<br />
Nguyễn Hiệp Thương và Lưu Thị Thu Phương<br />
<br />
<br />
của một ca tham vấn. Trong quá trình tham vấn nhà tham vấn phải sử dụng linh hoạt rất nhiều kĩ<br />
năng. Các KNTV không tách rời nhau mà có sự đan xen, tương hỗ nhau trong quá trình tham vấn.<br />
Kĩ năng lắng nghe chỉ là một trong những kĩ năng cần có ở nhà tham vấn.<br />
Lắng nghe là bước đầu tiên để giúp thân chủ. Khi thân chủ biết rằng, nhà tham vấn thật sự<br />
quan tâm đến họ, thường họ sẽ trải lòng. Khi lắng nghe, nhà tham vấn sẽ nhận ra thân chủ của<br />
mình đang có vấn đề gì, đang gặp khó khăn ở đâu. . . Nhà tham vấn sẽ nhận ra thân chủ đang cần<br />
sự giúp đỡ.<br />
Với 7 nội dung trong Biểu đồ 4 đã khái quát phần nào các yêu cầu trong kĩ năng lắng nghe.<br />
<br />
Bảng 4. Kĩ năng lắng nghe của NVCTXH (%)<br />
4.<br />
5. 6. Rất<br />
2. 3. Chính<br />
Chính chính<br />
1. Không Chính xác,<br />
xác xác<br />
Những biểu hiện của kĩ năng lắng nghe/ Không chính xác, nhanh<br />
nhanh nhanh<br />
Các phương án trả lời thực xác, thiếu chóng,<br />
chóng chóng<br />
hiện lúng linh tương<br />
linh linh<br />
túng hoạt đối linh<br />
hoạt hoạt<br />
hoạt<br />
1. Tập trung chú ý vào vấn đề thân chủ đang<br />
trình bày, im lặng để nghe, không ngắt lời, 0,0 0,0 5,6 24,7 52,8 16,9<br />
không phản bác, không suy diễn hay dự đoán<br />
2. Không làm việc khác trong khi nghe thân<br />
0,0 3,4 7,9 16,9 31,5 40,4<br />
chủ<br />
3. Quan sát và nhận biết được hành vi, cử chỉ,<br />
cảm xúc và giải nghĩa được những hành vi 0,0 2,2 9,0 49,4 25,8 13,5<br />
không lời của thân chủ<br />
4. Đưa ra những phản hồi phù hợp về nội<br />
dung thân chủ đã trình bày và những cảm xúc 0,0 3,4 10,1 40,4 31,5 14,6<br />
của họ<br />
5. Đặt câu hỏi để làm rõ hoặc gợi mở cho<br />
thân chủ tiếp tục trình bày; nhấn mạnh hay 0,0 1,1 10,1 36,0 46,1 6,7<br />
mở rộng những điều thân chủ nói<br />
6. Sử dụng những khích lệ bằng lời nói để thể<br />
0,0 0,0 24,7 27,0 38,2 10,1<br />
hiện sự quan tâm, thấu hiểu thân chủ<br />
7. Sử dụng những hành vi, cử chỉ không lời<br />
để thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu thân chủ<br />
0,0 0,0 5,6 43,8 38,2 12,4<br />
(tiếp xúc bằng mắt thích hợp, gật đầu, hơi ngả<br />
người về phía thân chủ. . . )<br />
Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 6; điểm càng cao,<br />
NVCTXH càng thực hiện thành thạo kĩ năng lắng nghe.<br />
<br />
<br />
Phân tích sâu vào từng biểu hiện cụ thể trong kĩ năng lắng nghe, có thể thấy cả 7 yêu cầu, 7<br />
biểu hiện cụ thể về kĩ năng này đều được NVCTXH thực hiện trong quá trình tham vấn với những<br />
mức độ khác nhau. Yêu cầu Không làm việc khác trong khi nghe thân chủ được NVCTXH đánh<br />
giá bản thân áp dụng tốt, chính xác, linh hoạt với tỉ lệ phần trăm cao nhất trong các biểu hiện. Tỉ lệ<br />
% được đánh giá thấp nhất là việc Đặt câu hỏi để làm rõ hoặc gợi mở cho thân chủ tiếp tục trình<br />
bày; Đây là yêu cầu khó thực hiện nhất theo đánh giá của NVCTXH. Thực tế cho thấy, NVCTXH<br />
phải thực sự hiểu vấn đề của thân chủ để có thể gợi mở hay đặt câu hỏi cho họ với mục đích làm<br />
<br />
52<br />
Thực trạng kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội<br />
<br />
<br />
sáng tỏ vấn đề thân chủ trình bày. Thân chủ khi tìm đến NVCTXH là lúc tâm trạng của họ rối bời,<br />
có những cảm xúc tiêu cực, tích cực lẫn lộn, đan xen nên đôi khi nội dung, câu chuyện họ kể có<br />
phần hư, phần thực, sự kiện và thời gian có khi có sự chồng chéo lên nhau. Vì vậy, đòi hỏi nhà<br />
tham vấn/NVCTXH lúc này cần có sự bình tĩnh, tập trung không bị phân tán với bất kể lí do gì để<br />
lắng nghe thân chủ. Ngoài ra, cách đặt câu hỏi cũng là kĩ năng cần được tập huấn và thực hành.<br />
d. Kĩ năng thấu hiểu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 5. Kĩ năng thấu hiểu của NVCTXH (ĐTB)<br />
<br />
Ghi chú:<br />
1. Đặt mình vào hoàn cảnh của thân chủ để cảm nhận những gì họ đang trải qua;<br />
2. Lắng nghe, ghi nhận và tôn trọng những giá trị, niềm tin, suy nghĩ của thân chủ;<br />
3. Không phê phán, đánh giá quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc không phù hợp;<br />
4. Nhắc lại và làm rõ những suy nghĩ, cảm xúc của thân chủ;<br />
5. Quan tâm đến nhu cầu của thân chủ;<br />
6. Không đưa lời khuyên, giải pháp cho thân chủ.<br />
Thấu hiểu là sự cố gắng nhìn nhận vấn đề dưới cách nhìn và quan điểm của thân chủ chứ<br />
không phải từ bản thân nhà tham vấn. Kĩ năng thấu hiểu được diễn giải với 6 biểu hiện như Biểu<br />
đồ 5. Trong các biểu hiện đó, mức độ các NVCTXH áp dụng quan điểm Không phê phán, đánh<br />
giá quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc không phù hợp... với ĐTB cao nhất là 4,92. Gần với mức điểm<br />
này là quan điểm Đặt mình vào hoàn cảnh của thân chủ để cảm nhận những gì họ đang trải qua;<br />
Lắng nghe, ghi nhận và tôn trọng những giá trị, niềm tin, suy nghĩ của thân chủ có mức điểm bằng<br />
nhau, là 4,88. Từ kết quả được trình bày ở biểu đồ trên có thể đánh giá, các NVCTXH đã làm rất<br />
tốt kĩ năng này. Hành vi Nhắc lại và làm rõ những suy nghĩ, cảm xúc của thân chủ dù có ĐTB<br />
ở mức thấp nhất là 4,44 nhưng nhìn ở góc độ tổng thể thì các hành vi này đã được áp dụng, thực<br />
hành đúng cách (mức độ điểm giữa các biểu hiện không có chênh lệch nhiều).<br />
Cụ thể hơn, cả 6 biểu hiện đều được NVCTXH áp dụng trong các tình huống tham vấn,<br />
mức độ áp dụng các biểu hiện này hầu như đều mang tính khá chính xác, linh hoạt. Được hỏi về<br />
việc áp dụng tính chính xác, nhanh chóng, linh hoạt về 6 biểu hiện của kĩ năng thấu cảm trong<br />
tham vấn, hầu hết các ý kiến đều tập trung vào mức độ này, tỉ lệ ý kiến đánh giá cao nhất là Lắng<br />
nghe, ghi nhận và tôn trọng những giá trị, niềm tin, suy nghĩ của thân chủ (57,3%); đứng thứ hai<br />
là việc Quan tâm đến nhu cầu của thân chủ (52,8%). Các kĩ năng này đã đạt được ở mức Chính<br />
xác, nhanh chóng, linh hoạt. Duy nhất chỉ có việc Nhắc lại và làm rõ những suy nghĩ, cảm xúc của<br />
thân chủ đạt tỉ lệ ở mức thấp 27%, biểu hiện này mới đạt ở mức Chính xác, nhanh chóng, tương<br />
đối linh hoạt.<br />
<br />
53<br />
Nguyễn Hiệp Thương và Lưu Thị Thu Phương<br />
<br />
<br />
Bảng 5. Kĩ năng thấu hiểu của NVCTXH (%)<br />
4.<br />
5. 6. Rất<br />
2. 3. Chính<br />
Chính chính<br />
1. Không Chính xác,<br />
xác xác<br />
Những biểu hiện của kĩ năng thấu hiểu/ Không chính xác, nhanh<br />
nhanh nhanh<br />
Các phương án trả lời thực xác, thiếu chóng,<br />
chóng chóng<br />
hiện lúng linh tương<br />
linh linh<br />
túng hoạt đối linh<br />
hoạt hoạt<br />
hoạt<br />
1. Đặt mình vào hoàn cảnh của thân chủ để<br />
0,0 0,0 6,7 22,5 47,2 23,6<br />
cảm nhận những gì họ đang trải qua<br />
2. Lắng nghe, ghi nhận và tôn trọng những<br />
0,0 0,0 5,6 19,1 57,3 18,0<br />
giá trị, niềm tin, suy nghĩ của thân chủ<br />
3. Không phê phán, đánh giá quan điểm, suy<br />
nghĩ, cảm xúc không phù hợp với quan điểm 0,0 0,0 6,7 23,6 40,4 29,2<br />
cá nhân của nhà tham vấn hay của xã hội<br />
4. Nhắc lại và làm rõ những suy nghĩ, cảm<br />
0,0 2,2 14,6 38,2 27,0 18,0<br />
xúc của thân chủ<br />
5. Quan tâm đến nhu cầu của thân chủ 0,0 0,0 7,9 25,8 52,8 13,5<br />
6. Tôn trọng những giá trị, kinh nghiệm của<br />
0,0 0,0 6,7 41,6 47,2 4,5<br />
thân chủ<br />
Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 6; điểm càng cao,<br />
NVCTXH càng thực hiện thành thạo kĩ năng thấu hiểu.<br />
<br />
e. Kĩ năng phản hồi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 6. Kĩ năng phản hồi của NVCTXH (ĐTB)<br />
<br />
Ghi chú:<br />
1. Chú ý lắng nghe, xác định và ghi nhận những quan điểm;<br />
2. Sử dụng từ ngữ gần nghĩa để nói lại ngắn gọn những điều thân chủ trình bày;<br />
3. Lắng nghe và quan sát để kiểm tra lại hiệu quả của việc phản hồi;<br />
4. Trao đổi và tóm lược lại với thân chủ về những quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc họ chia sẻ;<br />
5. Không đưa lời khuyên, giải pháp cho thân chủ.<br />
Đây là một kĩ năng cần thiết trong tham vấn, tuy nhiên như phần thực trạng đã phân tích,<br />
NVCTXH đánh giá bản thân về kĩ năng chỉ đạt ở mức thấp, thậm chí ở mức độ thấp nhất trong 5 kĩ<br />
năng (4,35 điểm). Đây là một kĩ năng khó trong việc học và áp dụng, thực hành, vì thực tế cho thấy<br />
<br />
54<br />
Thực trạng kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội<br />
<br />
<br />
phải hiểu vấn đề của thân chủ ở mức nào thì mới có khả năng phản hồi. Phản hồi trong tham vấn<br />
vô cùng quan trọng, vì khi đó, nhà tham vấn có thể kiểm tra lại chính bản thân mình đã hiểu đúng<br />
vấn đề, đúng “câu chuyện” mà thân chủ hướng tới hay chưa; đồng thời phản hồi giúp cho thân chủ<br />
nhìn nhận lại sự việc, từ nội dung đến cảm xúc của bản thân. Thực sự để áp dụng được những quy<br />
tắc trên cần có thời gian thực hành và thường đó là những NVCTXH lâu năm, nhiều kinh nghiệm.<br />
Nếu như ở hai kĩ năng trên, phương án không thực hiện được 100% NVCTXH lựa chọn thì<br />
ở kĩ năng phản hồi, vẫn còn tới 23,6% vẫn sử dụng việc đưa ra lời khuyên. Thiết nghĩ kĩ năng này<br />
cần được tập huấn và thực hành nhiều hơn nữa. Còn nhìn chung, những biểu hiện của kĩ năng phản<br />
hồi đã được các NVCTXH áp dụng và đánh giá việc sử dụng các biểu hiện này ở mức chính xác,<br />
nhanh chóng, tương đối linh hoạt; đặc biệt là nguyên tắc "Sử dụng từ ngữ gần nghĩa" để nói lại<br />
ngắn gọn những điều thân chủ trình bày, không suy diễn theo ý chủ quan của nhà tham vấn, không<br />
góp ý hay phê phán.<br />
<br />
Bảng 6. Kĩ năng phản hồi của NVCTXH (%)<br />
4.<br />
5. 6. Rất<br />
2. 3. Chính<br />
Chính chính<br />
1. Không Chính xác,<br />
xác xác<br />
Những biểu hiện của kĩ năng phản hồi/ Không chính xác, nhanh<br />
nhanh nhanh<br />
Các phương án trả lời thực xác, thiếu chóng,<br />
chóng chóng<br />
hiện lúng linh tương<br />
linh linh<br />
túng hoạt đối linh<br />
hoạt hoạt<br />
hoạt<br />
1. Chú ý lắng nghe, xác định và ghi nhận<br />
những quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc của thân<br />
0,0 0,0 3,4 33,7 33,7 29,2<br />
chủ được biểu hiện qua thái độ, hành vi hay<br />
lời nói của họ<br />
2. Sử dụng từ ngữ gần nghĩa để nói lại ngắn<br />
gọn những điều thân chủ trình bày, không<br />
0,0 0,0 9,0 51,7 32,6 6,7<br />
suy diễn theo ý chủ quan của nhà tham vấn,<br />
không góp ý hay phê phán<br />
3. Lắng nghe và quan sát để kiểm tra lại hiệu<br />
0,0 0,0 5,6 42,7 40,4 11,2<br />
quả của việc phản hồi<br />
4. Trao đổi và tóm lược lại với thân chủ về<br />
những quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc họ chia 0,0 0,0 5,6 49,4 37,1 7,9<br />
sẻ<br />
5. Không đưa lời khuyên, giải pháp cho thân<br />
23,6 2,2 13,5 37,1 11,2 12,4<br />
chủ<br />
Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 6; điểm càng cao,<br />
NVCTXH càng thực hiện thành thạo kĩ năng phản hồi.<br />
<br />
<br />
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kĩ năng tham vấn cơ bản của NVCTXH cho gia đình trẻ<br />
tự kỉ, chúng tôi đề xuất một số biện pháp tác động nâng cao kĩ năng tham vấn cho NVCTXH như<br />
sau:<br />
Thứ nhất cần có những hoạt động tập huấn, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho NVCTXH<br />
về kĩ năng tham vấn để họ có thể vận dụng một cách thành thạo và hiệu quả khi làm việc với gia<br />
đình trẻ tự kỉ.<br />
Thứ hai, kĩ năng tham vấn cần phải đưa vào là một nội dung quan trọng trong chuyên đề<br />
<br />
55<br />
Nguyễn Hiệp Thương và Lưu Thị Thu Phương<br />
<br />
<br />
CTXH với người khuyết tật.<br />
Thứ ba, cần đào tạo, bồi dưỡng thêm cho đội ngũ NVCTXH làm việc với gia đình trẻ tự kỉ,<br />
những kiến thức, hiểu biết về trẻ tự kỉ, khó khăn, nhu cầu và đặc điểm của trẻ tự kỉ và gia đình.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Xuất phát từ định nghĩa về tham vấn, đó là quá trình trợ giúp dựa trên các kĩ năng, nhà tham<br />
vấn giúp thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác, hiểu, nhìn nhận được nội dung<br />
ý nghĩ, cảm giác và hành vi của họ. Trên cơ sở đó, giúp thân chủ nhận ra tiềm năng của mình để<br />
tự giải quyết khó khăn mà họ gặp phải. Có thể thấy, các kĩ năng, các quy tắc hay biểu hiện của<br />
kĩ năng, dù được triển khai, thao tác với các cách tiếp cận như thế nào, tựu chung, đều được xuất<br />
phát từ định nghĩa trên. Từ kết quả nghiên cứu về kĩ năng tham vấn cơn cho gia đình trẻ tự kỉ của<br />
NVCTXH, có thể đánh giá như sau: Đa số các NVCTXH đều nhận thức và áp dụng tốt về các kĩ<br />
năng tham vấn ở các mức độ khác nhau. Các kĩ năng đều đánh giá ở mức độ cần thiết, quan trọng,<br />
không thể bỏ sót kĩ năng nào trong tiến trình tham vấn, chỉ có thể là sự vận dụng linh hoạt, trước<br />
hay sau trong toàn bộ quá trình tham vấn. Bên cạnh những kĩ năng được NVCTXH đánh giá rằng<br />
đã sử dụng linh hoạt, nhanh chóng cũng vẫn còn ít một số kĩ năng cần được giáo dục, tập huấn hơn<br />
nữa để bảo đảm tính chuyên nghiệp cũng như tính đúng đắn về mặt đạo đức trong tham vấn tâm lí.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
[1] Rosemarie S.Cook, 1990. Counseling families of children with disabilities. W.Pub Group.<br />
[2] Trần Thị Minh Đức, 2011. Giáo trình tham vấn tâm lí. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
[3] Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý, 2007. Gia đình học. Nxb Lí luận Chính trị.<br />
[4] Larry King, 2008. Bí quyết giao tiếp (Minh Đức dịch). Nxb Hồng Đức.<br />
[5] Athur M.Horne, 2000. Family Counseling & Therapy, 3rd Edition. Cengage Learning.<br />
[6] Hornby.G, 2000. Counseling in child disability - Skill for working with parents. International<br />
Jounal for the advancement of Counseling, Volume 22, Issue 4, pp.331-334.<br />
[7] Hall, H,R, 2012. Families of children with autism: Behaviors of children, community support<br />
and coping. Issues in comprehensive pediatric nursing, 35(2), pp.111-132.<br />
[8] Salvador Minuchin & H.Charles Fishman, 2002. Family Therapy Techniques. Harvard<br />
University Press.<br />
[9] Bùi Thị Xuân Mai, 2007. Một số kĩ năng cơ bản của cán bộ xã hội. Luận án Tiến sĩ. Viện Tâm<br />
lí học.<br />
[10] Worden Mark, 1994. Family therapy basics. Brooks/ Cole Publishing Company.<br />
[11] Edward E.Jacobs & Reley L. Harvill, 1998. Group Counseling – Strategies & skills. Brooks/<br />
Cole Publishing Company.<br />
[12] Michael P. Nichols, 2009. Family Therapy – Concept & Methods. 9th edition.<br />
[13] Hoàng Anh Phước, 2011. Thực trạng một số kĩ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn<br />
học đường. Tạp chí Giáo dục, số 267, tr.13-15.<br />
[14] Hoàng Anh Phước, 2011. Thực trạng một số kĩ năng tham vấn chuyên biệt của cán bộ tham<br />
vấn học đường. Tạp chí Tâm lí học, số 8, tr.62-75.<br />
[15] Nguyễn Hiệp Thương, 2013. Sự cần thiết phát triển dịch vụ tham vấn gia đình tại Việt Nam.<br />
Hội thảo khoa học quốc tế “Nâng cao tính chuyên nghiệp CTXH vì phát triển và hội nhập”,<br />
Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.524-531.<br />
<br />
56<br />
Thực trạng kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội<br />
<br />
<br />
[16] Nguyễn Hiệp Thương, 2014. Dịch vụ tham vấn cho gia đình người khuyết tật - một nhu cầu<br />
cấp thiết hiện nay. Hội thảo Khoa học quốc tế “Thực tiễn và hội nhập trong phát triển CTXH ở<br />
Việt Nam”, Nxb Thanh niên, tr.165-174.<br />
[17] Trần Đình Tuấn, 2013. Tham vấn tâm lí cá nhân và gia đình. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Current social worker skills in counseling families of children with autism<br />
Providing counseling to families of children with autism is an extremely important way that<br />
social workers can assist families of autistic children. To carry out this activity, social workers need<br />
counseling skills. A baseline study that of all 89 personnel working at feeding center in Hanoi and<br />
Ho Chi Minh City have some level of skill in providing counseling to families of children with<br />
autism. Their skills were found to be relatively consistent and included listening and questioning<br />
skills. However, important skills that were lacking were skill-set relationship skills, understanding<br />
and feedback skills. The author proposes that social workers’ counseling skills could be improved<br />
through regular refresher training courses and by including skills training in the curriculum of<br />
subjects related to people with disabilities and family social work courses.<br />
Keywords: Counseling skills, family counseling, counseling services for families of people<br />
with autism.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
57<br />