intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng kỹ năng nói tiếng Hàn của sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn: Nghiên cứu trường hợp tại Đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng kỹ năng nói tiếng Hàn của sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn tại Đại học Thủ Dầu Một xác định những khó khăn chính mà sinh viên gặp phải và đề xuất các giải pháp giáo dục phù hợp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và thống kê mô tả thông qua khảo sát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng kỹ năng nói tiếng Hàn của sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn: Nghiên cứu trường hợp tại Đại học Thủ Dầu Một

  1. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG NÓI TIẾNG HÀN CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HÀN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Lý Thị Hải Ngân 1, Trần Thanh Dũ 1 1. Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Tiếng Hàn đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng trong giao tiếp quốc tế nhờ sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và văn hóa Hàn Quốc. Tại Việt Nam, số lượng sinh viên học tiếng Hàn đang ngày càng tăng, đặc biệt tại Đại học Thủ Dầu Một. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng kỹ năng nói tiếng Hàn của sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn tại Đại học Thủ Dầu Một xác định những khó khăn chính mà sinh viên gặp phải và đề xuất các giải pháp giáo dục phù hợp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và thống kê mô tả thông qua khảo sát. Kết quả cho thấy sinh viên gặp nhiều khó khăn với từ vựng, ngữ pháp phức tạp, phát âm không chính xác, thiếu tự tin và thiếu cơ hội nói với người bản xứ. Để khắc phục, nghiên cứu đề xuất các giải pháp như tổ chức các khóa học chuyên sâu, tăng cường sử dụng công nghệ trong giảng dạy, tổ chức hội thảo tâm lý, cải thiện cơ sở vật chất và đào tạo giảng viên về phương pháp giảng dạy hiện đại. Những giải pháp này sẽ giúp sinh viên tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Hàn và sẵn sàng cho các cơ hội chuyên nghiệp trong tương lai. Từ khóa: giảng dạy tiếng Hàn, Đại học Thủ Dầu Một, kỹ năng nói tiếng Hàn, khó khăn học tập, phát âm tiếng Hàn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, tiếng Hàn không chỉ là ngôn ngữ chính thức của Hàn Quốc mà còn trở thành một yếu tố quan trọng trong giao tiếp quốc tế nhờ vào sự bùng nổ của nền kinh tế và văn hóa Hàn Quốc, đặc biệt là ảnh hưởng từ làn sóng Hallyu. Sự phát triển này đã thúc đẩy nhu cầu học tiếng Hàn trên toàn cầu, không chỉ với mục đích cá nhân mà còn trong các hoạt động học thuật, kinh doanh và văn hóa. Tại Việt Nam, cụ thể là tại Đại học Thủ Dầu Một, số lượng sinh viên lựa chọn ngành Ngôn ngữ Hàn đang tăng nhanh. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể, sinh viên vẫn gặp phải nhiều thách thức trong việc thực hành kỹ năng nói - kỹ năng cần thiết để giao tiếp hiệu quả. Những rào cản như thiếu vốn từ vựng, kém ngữ pháp, phát âm không chính xác, cùng với ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ và các yếu tố tâm lý như lo lắng và thiếu tự tin, đều làm cản trở sinh viên trong việc phát triển kỹ năng nói một cách toàn diện. Mục tiêu của nghiên cứu này không chỉ xác định và phân tích những khó khăn mà sinh viên đang gặp phải, mà còn đề xuất các giải pháp giáo dục để khắc phục những rào cản này. Cụ thể, nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu và giải đáp câu hỏi về những khó khăn nào ảnh hưởng đến kỹ năng nói tiếng Hàn của sinh viên và các giải pháp giáo dục nào có thể giúp cải thiện chất lượng học tập. Tác giả mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo tại Đại học Thủ Dầu Một, đồng thời cung cấp các phương án giáo dục hiệu quả để hỗ trợ sinh viên không chỉ thành thạo ngôn ngữ mà còn tự tin sử dụng tiếng Hàn trong các tình huống giao tiếp đa văn hóa. Cuối cùng, nghiên cứu này còn nhằm thúc đẩy khả năng giao tiếp quốc tế của sinh viên và mở rộng cánh cửa hợp tác phát triển lĩnh vực ngôn ngữ Hàn tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về một lực lượng lao động thông thạo nhiều ngôn ngữ trên trường quốc tế. 498
  2. 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Nghiên cứu sử dụng các lý thuyết từ ngôn ngữ học, tâm lý học và xã hội học để hiểu rõ và giải quyết các thách thức trong việc thực hành kỹ năng nói tiếng Hàn của sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn trường Đại học Thủ Dầu Một. Các lý thuyết được chọn đều liên quan mật thiết tới các khó khăn về ngôn ngữ, tâm lý và văn hóa mà sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn gặp phải trong quá trình học. Lý thuyết Đa Ngữ (Multilingual Theory) Kempe và MacWhinney (1998) đã chỉ ra rằng ngôn ngữ mẹ đẻ có ảnh hưởng đáng kể đến việc học ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt là trong ngữ pháp, từ vựng và phát âm. Trong nghiên cứu này, lý thuyết này giúp phân tích và hiểu các vấn đề sinh viên gặp phải khi cố gắng áp dụng ngữ pháp tiếng Hàn một cách chính xác, cũng như những trở ngại trong việc học từ vựng do sự can thiệp của tiếng Việt. Lý thuyết Tâm Lý Học Ngôn Ngữ (Psycholinguistic Theory) Theo Horwitz và Cope (1986), cảm giác lo lắng, mất tự tin, và sợ mắc lỗi là những yếu tố tâm lý chính ảnh hưởng đến việc học ngôn ngữ. Lý thuyết này giúp nghiên cứu này nhận diện và đề xuất các chiến lược để giảm bớt những lo lắng này, qua đó cải thiện khả năng nói tiếng Hàn của sinh viên. Lý thuyết Xã hội Văn Hóa Học Ngôn Ngữ (Sociocultural Linguistic Theory) Vygotsky (1978) nhấn mạnh rằng giao tiếp và tương tác xã hội là cần thiết cho sự phát triển ngôn ngữ. Các hoạt động học tập được thiết kế dựa trên lý thuyết này sẽ khuyến khích sinh viên thực hành ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp có ý nghĩa, giúp cải thiện kỹ năng nói của họ một cách tự nhiên. Lý thuyết Xử Lý Thông Tin (Information Processing Theory) Anderson (1983) giải thích cách thông tin được xử lý trong não, cho thấy rằng học ngôn ngữ thứ hai có thể trở nên khó khăn khi lượng thông tin vượt quá khả năng xử lý của học viên. Áp dụng lý thuyết này, nghiên cứu này tìm cách thiết kế các bài học giúp giảm tải thông tin và tăng cường kỹ năng nói cho sinh viên. Tổng hợp những lý thuyết này không chỉ cung cấp cơ sở lý luận cho việc hiểu các khó khăn sinh viên gặp phải mà còn hỗ trợ việc phát triển các giải pháp giảng dạy và học tập hiệu quả. Các kết quả và phân tích từ nghiên cứu sẽ góp phần vào việc tạo ra một môi trường học tập tốt hơn, nơi sinh viên có thể phát triển kỹ năng nói tiếng Hàn một cách tự tin và hiệu quả. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng kỹ năng nói tiếng Hàn của sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn tại Đại học Thủ Dầu Một, nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về những thách thức và khó khăn mà sinh viên phải đối mặt. Mục tiêu cụ thể: ● Xác định các khó khăn chính và phân tích nguyên nhân mà sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn tại Đại học Thủ Dầu Một gặp phải trong việc thực hành kỹ năng nói tiếng Hàn. ● Đề xuất các phương án giáo dục hiệu quả để giải quyết những khó khăn đã xác định, nhằm cải thiện chất lượng . ào tạo và trải nghiệm học tập cho sinh viên. 3.2. Phương pháp nghiên cứu ● Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu: Sinh viên tham gia nghiên cứu được chọn lọc một cách ngẫu nhiên phi xác suất để đảm bảo tính đại diện và khách quan. ● Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và thống kê mô tả, thông qua bảng khảo sát để thu thập dữ liệu. 3.3. Đối tượng nghiên cứu 499
  3. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 100 sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn tại Đại học Thủ Dầu Một, được chọn lọc một cách ngẫu nhiên, trong đó sinh viên năm nhất chiếm 50%, sinh viên năm hai chiếm 30% và sinh viên năm ba chiếm 20% của khảo sát. 3.4. Thu thập dữ liệu Khảo sát được tiến hành trong một tháng, với bảng câu hỏi khảo sát về các thách thức trong kỹ năng nói tiếng Hàn. Bảng câu hỏi gồm 18 câu, chia thành bốn mảng chính: ngôn ngữ học, tâm lý học, môi trường học tập, và phương pháp giảng dạy. Các câu hỏi đều nhằm đánh giá các yếu tố như mức độ tự tin, khả năng ứng dụng ngữ pháp và từ vựng, cũng như tâm lý khi nói tiếng Hàn. Phản hồi được định lượng trên thang điểm 5 mức từ "hoàn toàn đồng ý" đến "hoàn toàn không đồng ý". Cụ thể, các mức phản hồi được sắp xếp như sau: 5 điểm cho "hoàn toàn đồng ý", 4 điểm cho "đồng ý", 3 điểm cho "không chắc chắn", 2 điểm cho "không đồng ý" và 1 điểm cho "hoàn toàn không đồng ý". 3.5. Xử lý và phân tích dữ liệu Dữ liệu được thu thập qua Google Forms và lưu trữ tự động trên Google Sheets. Phân tích thống kê mô tả được thực hiện sử dụng Microsoft Excel, và kết quả được thể hiện trong các bảng biểu ở các phần tiếp theo của nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả nghiên cứu 4.1.1. Về mặt ngôn ngữ Bảng 1. Khó khăn về mặt ngôn ngữ Hoàn toàn Đồng ý Không Không Hoàn toàn đồng ý (%) chắc đồng ý không Khó khăn (%) chắn (%) đồng ý (%) (%) Thiếu từ vựng để thực hiện hội thoại 31,4 60,5 4,3 2,1 1,7 Cấu trúc ngữ pháp khó hiểu, phức tạp 24,3 63,1 10,4 1,2 0,9 Phát âm không chính xác 25,4 45,9 17,1 9,5 2,1 Khó khăn diễn đạt ý trong hội thoại 24,5 42,4 19,4 13,3 0,4 Ảnh hưởng của văn phong tiếng Việt 17,9 34,3 27,2 19,3 1,3 Các khó khăn về mặt ngôn ngữ mà sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn tại Đại học Thủ Dầu Một đối mặt được phân tích chi tiết trong Bảng 1, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc từ Lý thuyết Tâm Lý Học Ngôn Ngữ (Horwitz & Cope, 1986) và Lý thuyết Đa Ngữ (Kemp & MacWhinney, 1998). Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ khi học kỹ năng nói tiếng Hàn. Thiếu từ vựng là rào cản lớn nhất với 91.9% sinh viên gặp vấn đề trong việc thiếu từ vựng để thực hiện hội thoại. Ngoài ra, 87.4% sinh viên cảm thấy cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn phức tạp và khó hiểu, gây trở ngại trong việc sử dụng câu chính xác. 71.3% sinh viên gặp khó khăn trong việc phát âm, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng giao tiếp lưu loát. Khả năng diễn đạt ý cũng là một thách thức lớn với 66.9% sinh viên gặp khó khăn trong việc truyền tải ý trong hội thoại. Cuối cùng, 52.2% sinh viên cho rằng bản thân chịu ảnh hưởng của văn phong tiếng Việt khi nói tiếng Hàn, gây khó khăn trong việc diễn đạt một cách tự nhiên. 4.1.2. Về mặt tâm lý Phân tích từ Bảng 2 phản ánh các khó khăn tâm lý mà sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn tại Đại học Thủ Dầu Một phải đối mặt khi thực hành kỹ năng nói. Dựa trên Lý thuyết Tâm lý Ngôn ngữ của Horwitz & Cope (1986), một vấn đề nổi bật là thiếu tự tin, đây là rào cản lớn với 80,5% sinh viên cảm thấy không tự tin khi nói tiếng Hàn. Ngoài ra, nỗi lo sợ mắc lỗi ngữ pháp và từ vựng cũng 500
  4. là một khó khăn đáng kể, khiến tổng cộng 77,5% sinh viên cảm thấy áp lực trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác. Thêm vào đó, 73,7% sinh viên lo lắng rằng người khác sẽ không hiểu mình đang nói gì, và 63,9% sinh viên cảm thấy khó khăn và lo lắng về việc bị đánh giá. Cuối cùng, sự lo lắng khi không hiểu được người khác nói ảnh hưởng tới 81.6% sinh viên, với 25,1% tỉ lệ hoàn toàn đồng ý và 56,5% tỉ lệ đồng ý một phần. Bảng 2. Khó khăn về mặt tâm lý Hoàn toàn Đồng ý Không Không Hoàn toàn đồng ý (%) chắc đồng ý không Khó khăn chắn đồng ý (%) (%) (%) (%) Không tự tin khi nói tiếng Hàn 27,5 53,0 18,7 0,2 0,6 Sợ mắc lỗi về từ vựng và ngữ pháp 22,4 55,1 17,5 3,6 1,4 Lo lắng người khác không hiểu mình 17,8 55,9 22,5 2,2 1,6 nói Lo lắng bị đánh giá bản thân 25,0 37,9 24,8 10,4 1,9 Lo lắng không hiểu được người khác nói 25,1 56,5 14,4 2,5 1,8 4.1.3. Về mặt môi trường học tập Bảng 3. Khó khăn về mặt môi trường học tập Hoàn toàn Đồng ý Không Không Hoàn toàn đồng ý (%) chắc đồng ý Khó khăn chắn không (%) (%) (%) đồng ý (%) Lớp học quá đông 18,3 34,2 29,1 15,6 2,8 Không đủ thời gian thực hành nói 16,3 55,8 19,5 8,4 0,0 Hiếm khi có cơ hội nói với người bản xứ 25,6 53,1 12,5 6,9 1,9 Không có tài liệu luyện nói ngoài giáo trình 17,1 32,4 34,4 10,4 5,7 Dựa vào bảng số liệu Bảng 3 về khó khăn trong môi trường học tập, rõ ràng sinh viên ngành ngôn ngữ Hàn đang đối mặt với các rào cản đáng kể khi thực hành kỹ năng nói tiếng Hàn. Dựa vào Lý thuyết Xử Lý Thông Tin của Anderson (1983), tác giả đã tiến hành lập khảo sát. Khi lớp học có quá nhiều sinh viên, khả năng xử lý thông tin của sinh viên có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do sự phân tán chú ý và giảm cơ hội tương tác cá nhân với giảng viên, từ đó làm giảm hiệu quả học tập. Điều này dẫn đến 52.5% sinh viên cho rằng sự đông đúc ảnh hưởng tiêu cực đến việc học của bản thân và 72.1% cảm thấy thiếu thời gian thực hành nói trong tiết học. Ngoài ra, Lý thuyết Xã hội Văn Hóa Học Ngôn Ngữ của Vygotsky (1978) cung cấp cơ sở lý thuyết để hiểu rõ hơn về sự thiếu hụt trong cơ hội tiếp xúc với người bản xứ và tài liệu luyện nói ngoài giáo trình. Theo Vygotsky, giao tiếp và tương tác xã hội không chỉ là cần thiết cho sự phát triển ngôn ngữ mà còn giúp củng cố các kỹ năng ngôn ngữ qua tương tác có ý nghĩa. Sự hạn chế trong cơ hội tiếp xúc với người bản xứ và thiếu tài liệu luyện nói, với tỉ lệ đồng ý lần lượt là 78,7% và 49,5%, cho thấy nhu cầu cấp thiết về nguồn lực giáo dục để hỗ trợ kỹ năng nói tiếng Hàn. 4.1.3. Về mặt phương pháp giảng dạy của giảng viên Phân tích từ Bảng 4 tại Đại học Thủ Dầu Một cho thấy những thách thức đáng kể liên quan đến phương pháp giảng dạy của giảng viên, ảnh hưởng đến quá trình học kỹ năng nói tiếng Hàn. Theo Lý thuyết Xử Lý Thông Tin của Anderson (1983), việc giảng viên không thường xuyên sửa lỗi trong khi sinh viên thực hành nói có thể khiến cho quá trình xử lý thông tin và học hỏi của sinh viên trở nên kém hiệu quả. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ 6.0% hoàn toàn đồng ý và 18.5% đồng 501
  5. ý rằng giảng viên không thường xuyên sửa lỗi, trong khi 48.5% không đồng ý, cho thấy sự phân biệt trải nghiệm giảng dạy giữa các sinh viên. Lý thuyết Xã hội Văn Hóa Học Ngôn Ngữ của Vygotsky (1978) cũng được áp dụng để phân tích tình trạng thiếu hướng dẫn đầy đủ trong thực hành bài hội thoại, với 5.0% hoàn toàn đồng ý và 18.1% đồng ý rằng không nhận được sự hướng dẫn cần thiết. Sự tương tác và hướng dẫn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sinh viên xây dựng kỹ năng nói, đặc biệt khi hơn nửa số sinh viên không đồng tình với quan điểm này, cho thấy một môi trường giáo dục không đồng đều. Thêm vào đó, sự thiếu sử dụng công nghệ trong việc hỗ trợ luyện nói, với 6.9% sinh viên hoàn toàn đồng ý và 17.7% sinh viên đồng ý rằng đây là thách thức, cũng là một điểm đáng chú ý. Trong bối cảnh học đa ngôn ngữ và đa văn hóa hiện đại, việc áp dụng công nghệ vào giảng dạy có thể cải thiện đáng kể trải nghiệm học tập và giúp sinh viên thích nghi tốt hơn với yêu cầu của môi trường học tập. Cuối cùng, sự thiếu đa dạng trong các hình thức luyện nói, với 5.8% sinh viên hoàn toàn đồng ý và 33.6% đồng ý rằng đây là một vấn đề, so với 31.5% không đồng ý, cũng cần được cải thiện. Việc tạo điều kiện cho nhiều hình thức luyện nói khác nhau sẽ hỗ trợ sinh viên phát triển kỹ năng nói tiếng Hàn hiệu quả hơn. Bảng 4. Khó khăn về mặt phương pháp giảng dạy của giảng viên Hoàn toàn Đồng ý Không Không Hoàn toàn đồng ý (%) chắc đồng ý Khó khăn chắn không (%) (%) (%) đồng ý (%) Giảng viên không sửa lỗi khi thực hành nói 6,0 18,5 16,5 48,5 10,5 Giảng viên không hướng dẫn cách thực hiện 5,0 18,1 16,6 50,5 9,8 bài hội thoại Giảng viên không sử dụng công nghệ để hỗ 6,9 17,7 28,5 40,8 6,1 trợ luyện kĩ năng nói Giảng viên không có nhiều hình thức luyện 5,8 33,6 23,3 31,5 5,8 nói 4.2. Thảo luận Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ những khó khăn mà sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn tại Đại học Thủ Dầu Một gặp phải trong việc cải thiện kỹ năng nói tiếng Hàn. Dưới đây là phần thảo luận về nguyên nhân gây ra các khó khăn này, cùng với các giải pháp đề xuất để khắc phục. 4.2.1. Khó khăn về mặt ngôn ngữ Vấn đề thiếu từ vựng và ngữ pháp phức tạp là trở ngại lớn nhất đối với sinh viên. Điều này có thể xuất phát từ việc sinh viên không có đủ thời gian và nguồn lực để tiếp cận một cách toàn diện vốn từ vựng và ngữ pháp tiếng Hàn. Hơn nữa, cách học ngữ pháp truyền thống thường tập trung vào các quy tắc rời rạc mà không liên kết với ngữ cảnh thực tế, khiến sinh viên khó ứng dụng trong giao tiếp. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của văn phong tiếng Việt lên phát âm và diễn đạt ý cũng góp phần khiến sinh viên không diễn đạt được một cách tự nhiên khi nói tiếng Hàn. Giải pháp: ● Khóa học chuyên sâu: Tổ chức các khóa học chuyên sâu về ngữ pháp và từ vựng tiếng Hàn, tập trung vào các chủ đề cụ thể và điểm khác biệt giữa tiếng Hàn và tiếng Việt. Điều này giúp sinh viên hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ và cải thiện vốn từ vựng một cách hiệu quả. ● Ứng dụng công nghệ: Sử dụng các ứng dụng học tiếng Hàn trực tuyến như Duolingo, Memrise, cùng với các tài liệu trực tuyến như video và podcast để sinh viên có thể học mọi lúc mọi nơi. Việc tiếp cận đa dạng nguồn tài liệu giúp sinh viên mở rộng vốn từ vựng và ngữ pháp của mình. 4.2.2. Khó khăn về mặt tâm lý 502
  6. Thiếu tự tin, lo lắng mắc lỗi và sợ bị đánh giá đã khiến sinh viên trở nên e ngại, hình thành thói quen ngại giao tiếp. Những khó khăn này chủ yếu xuất phát từ cảm giác lo lắng bị đánh giá, sợ mắc lỗi và thiếu cơ hội thực hành nói trong môi trường giao tiếp. Những yếu tố này dẫn đến sự thiếu tự tin và gây áp lực tâm lý khi sinh viên giao tiếp bằng tiếng Hàn. Giải pháp: ● Hội thảo tâm lý: Tổ chức các hội thảo định kỳ với các chuyên gia tâm lý về kỹ năng mềm và quản lý cảm xúc, giúp sinh viên giảm bớt lo lắng và tăng cường sự tự tin. Các hội thảo này sẽ cung cấp cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết trong giao tiếp, giúp họ đối phó với áp lực tâm lý khi sử dụng tiếng Hàn. ● Câu lạc bộ ngôn ngữ: Thành lập câu lạc bộ ngôn ngữ và tổ chức các sự kiện giao tiếp để sinh viên thực hành nói trong môi trường an toàn, thoải mái, không áp lực. Môi trường thân thiện này sẽ giúp sinh viên tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Hàn. 4.2.3. Khó khăn về mặt môi trường học tập Môi trường học tập cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng rèn luyện kỹ năng nói của sinh viên. Lớp học quá đông, thời gian thực hành hạn chế, thiếu cơ hội nói chuyện với người bản xứ và thiếu tài liệu luyện nói ngoài giáo trình là những vấn đề chính. Lớp học đông khiến giảng viên khó có thể hướng dẫn và sửa lỗi cho từng sinh viên. Bên cạnh đó, thời gian thực hành hạn chế làm giảm cơ hội sinh viên rèn luyện kỹ năng nói một cách hiệu quả. Giải pháp: ● Điều chỉnh quy mô lớp học: Giảm sĩ số lớp học để tăng cơ hội tương tác cá nhân giữa giảng viên và sinh viên, giúp sinh viên nhận được phản hồi kịp thời. Điều này giúp sinh viên cải thiện nhanh chóng các kỹ năng của mình thông qua sự hướng dẫn sát sao từ giảng viên. ● Cơ sở vật chất hiện đại: Nâng cấp phòng học với công nghệ âm thanh và bảng tương tác điện tử để hỗ trợ giảng dạy và học tập kỹ năng nói. Thiết bị hiện đại sẽ giúp sinh viên dễ dàng luyện tập và tiếp cận với các bài tập ngôn ngữ phù hợp. ● Cơ hội giao tiếp với người bản xứ: Tạo thêm các cơ hội cho sinh viên giao tiếp với người bản xứ thông qua các buổi hội thảo, sự kiện hoặc chương trình trao đổi văn hóa. Điều này giúp sinh viên học hỏi thêm về văn hóa và cách sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống thực tế. 4.2.4. Đổi mới phương pháp giảng dạy Phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên cải thiện kỹ năng nói. Một số giảng viên không thường xuyên sửa lỗi khi sinh viên thực hành nói, thiếu hướng dẫn cách thực hiện bài hội thoại và không sử dụng công nghệ hỗ trợ. Điều này dẫn đến việc sinh viên tiếp tục mắc lỗi và không nhận ra những thiếu sót của mình. Giải pháp: ● Đào tạo giảng viên: Cung cấp các khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Hàn hiện đại như phương pháp tương tác và sử dụng công nghệ trong giảng dạy. Giảng viên cần được trang bị kỹ năng và kiến thức mới để hỗ trợ sinh viên một cách tốt nhất. ● Phương pháp học tập qua dự án (PBL): Tích hợp PBL vào chương trình giảng dạy, khuyến khích sinh viên tham gia vào các dự án thực tế để phát triển kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. Điều này giúp sinh viên học hỏi một cách chủ động và sáng tạo hơn. ● Sử dụng công nghệ: Khuyến khích giảng viên sử dụng các công cụ công nghệ như phần mềm phát hiện lỗi phát âm, video hội thoại mẫu, và các tài liệu trực tuyến để hỗ trợ việc giảng dạy. Điều này giúp giảng viên tiếp cận với những cách dạy mới, giúp sinh viên nắm bắt ngôn ngữ một cách hiệu quả hơn. 503
  7. Tóm lại, những chiến lược này không chỉ nhằm mục đích giải quyết các khó khăn hiện tại mà còn đặt nền móng vững chắc cho việc phát triển kỹ năng nói tiếng Hàn, giúp sinh viên tự tin sử dụng ngôn ngữ này trong mọi tình huống giao tiếp và sẵn sàng cho các cơ hội chuyên nghiệp trong tương lai. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu này đã xác định các khó khăn trong việc học kỹ năng nói tiếng Hàn của sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn tại Đại học Thủ Dầu Một. Các khó khăn bao gồm hạn chế về từ vựng, ngữ pháp phức tạp, phát âm chưa chính xác, ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ và các yếu tố tâm lý như lo lắng, thiếu tự tin. Bên cạnh đó, môi trường học tập đông đúc và phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả càng khiến cho sinh viên cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói. Dựa trên những phát hiện này, nghiên cứu đề xuất các giải pháp như tổ chức các khóa học chuyên sâu về từ vựng và ngữ pháp, tăng cường sử dụng công nghệ trong giảng dạy, tổ chức hội thảo tâm lý, cải thiện cơ sở vật chất và điều chỉnh quy mô lớp học. Mặc dù nghiên cứu gặp một số hạn chế về quy mô khảo sát nhỏ và phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu dựa trên bảng câu hỏi tự báo cáo, các giải pháp đề xuất sẽ giúp cải thiện kỹ năng nói tiếng Hàn của sinh viên. Bằng cách áp dụng các giải pháp và khắc phục hạn chế hiện tại, chất lượng giáo dục và kỹ năng nói tiếng Hàn của sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn tại Đại học Thủ Dầu Một sẽ được nâng cao, giúp sinh viên tự tin hơn trong giao tiếp và sẵn sàng cho các cơ hội chuyên nghiệp trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anderson, J. R. (1983). The architecture of cognition. Harvard University Press. 2. Bachman, L., & Palmer, A. S. (2012). Language testing in practice. Oxford: Oxford University Press. 3. Choi, Y. J., & Lee, H. K. (2021). Understanding the Psychological Barriers to Speaking a Second Language. International Journal of Bilingual Education, 24(5), 644-659. 4. Đỗ, T. M. (2022). Tọa đàm khoa học “Tình hình giảng dạy tiếng Hàn ở bậc phổ thông tại Việt Nam”. Trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội. URL: ulis.vnu.edu.vn. 5. Fowler, F. J. (2013). Survey Research Methods. Sage publications. 6. Horwitz, E. K., Horwitz, M. B., & Cope, J. (1986). Foreign language classroom anxiety. The Modern Language Journal, 70(2), 125-132. 7. Kempe, V., & MacWhinney, B. (1998). The acquisition of case marking by adult learners of Russian and German. Studies in Second Language Acquisition, 20(4), 543-567. 8. Kim, H. S., & Sohn, H. M. (2018). The effects of task-based language teaching on the oral skills of Korean learners. Journal of Korean Language Education, 29(2), 1-23. 9. Lee, J. M., & Park, G. P. (2020). Strategies to Enhance Speaking Skills in Korean as a Foreign Language. Korean Language Learning Journal, 50(3), 189-215. 10. MacIntyre, P. D., & Gardner, R. C. (1991). Language anxiety: Its relationship to other anxieties and to processing in native and second languages. Language Learning, 41(4), 513-534. 11. Nguyen, M. T., & Tran, X. Q. (2019). Challenges in Language Learning: A Case Study from Vietnamese Universities. Language and Education, 33(4), 350-366. 12. Nguyen, T. A., Nguyen, L. T., & Vo, A. P. (2023). Vietnamese EFL secondary school teachers’ perceptions of task-based language teaching. Language Related Research, 14(1), 89-112. https://doi.org/10.52547/LRR.14.1.4 13. Nunan, D. (2015). Teaching English to speakers of other languages. New York: Routledge. 14. Thornbury, S. (2005). How to teach speaking. London: Pearson Education. 15. Vũ, H. P. (2010). The impact of task-based language learning on EFL students’ writing performance: an experimental study at a high school in Soc Trang. Trường Đại học Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ. 504
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1