JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 134-144<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0039<br />
<br />
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN LỊCH SỬ Ở TRUNG<br />
HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG<br />
Phạm Thị Kim Anh<br />
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Đổi mới giáo dục phổ thông đang đặt ra những yêu cầu mới về năng lực dạy học<br />
(DH) của người giáo viên (GV) Lịch sử. Muốn tiến hành đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV<br />
có đủ năng lực dạy học đáp ứng với chương trình – sách giáo khoa (SGK) mới thì trước<br />
hết cần phải đánh giá được thực trạng năng lực dạy học của đội ngũ GV lịch sử hiện nay ở<br />
trường trung học cơ sở (THCS) như thế nào. Xuất phát từ yêu cầu đó, nội dung của bài báo<br />
này tập trung phân tích và đánh giá thực trạng năng lực dạy học của GV bộ môn Lịch sử<br />
ở trường THCS hiện nay, từ đó chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về năng lực<br />
DH của GV.<br />
Từ khóa: Năng lực dạy học, giáo viên lịch sử, đổi mới giáo dục phổ thông.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Những năm gần đây, các nghiên cứu về năng lực dạy học của người giáo viên (GV) nói<br />
chung, GV bộ môn lịch sử nói riêng được quan tâm nghiên cứu. Trong các công trình nghiên cứu<br />
của tác giả Phạm Hồng Quang [13], Nguyễn Thế Bình [3], Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Thị<br />
Mẫn [7], Vũ Xuân Hùng [8], Đặng Tự Ân [1]. . . đã nêu và phân tích rõ những yêu cầu về năng lực<br />
DH của người GV để đáp ứng với sự thay đổi của chương trình giáo dục mới. Một số bài viết đi<br />
sâu bàn về biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV lịch sử, như: “Suy nghĩ về đào tạo GV Lịch<br />
sử thời kì toàn cầu hóa giáo dục-đào tạo” của Nghiêm Đình Vỳ [15]; “Cần một đội ngũ GV dạy<br />
Sử ở trường phổ thông vừa yêu nghề vừa được đào tạo bài bản” của Trần Đức Minh [10]; “Nâng<br />
cao chất lượng giáo dục lịch sử ở trường phổ thông từ việc đổi mới CT-SGK” của Đỗ Hồng Thái<br />
[14]; “Góp phần giải quyết những bức xúc và yếu kém trong dạy học lịch sử hiện nay” của Phạm<br />
Văn Hà [5]. Các nghiên cứu này hầu như chưa đi sâu vào đánh giá thực trạng năng lực DH của đội<br />
ngũ GV lịch sử.<br />
Năm 2013, theo yêu cầu của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản quản lí cơ sở giáo dục (Bộ<br />
GD&ĐT), để đánh giá chất lượng GV, cuộc thi kiểm tra chất lượng GV được diễn ra ở nhiều địa<br />
phương trong cả nước. Kết quả của nó khiến nhiều người sững sờ “Nhiều giáo viên bị muối mặt<br />
sau cuộc kiểm tra chất lượng vì bị điểm dưới trung bình” [6]. Đây mới chỉ là kết quả đánh giá về<br />
năng lực chuyên môn, còn năng lực dạy học của GV thì chưa có cuộc khảo sát lớn. Mới đây, Tài<br />
liệu tập huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo GV phổ thông về phát triển chương trình đào<br />
Ngày nhận bài: 15/12/2016. Ngày nhận đăng: 20/2/2017.<br />
Liên hệ: Phạm Thị Kim Anh, e-mail: phamkimanh279@yahoo.com.vn<br />
<br />
134<br />
<br />
Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên Lịch sử ở Trung học cơ sở hiện nay...<br />
<br />
tạo của Bộ GD&ĐT (2015) đã đưa ra số liệu đánh giá tổng quát năng lực DH của gần 200 GV phổ<br />
thông ở 12 bộ môn (không dựa vào bằng cấp): «Đạt yêu cầu: 75,3%; Chưa đạt yêu cầu: 16,6% và<br />
khó đánh gía được là 8,0%» [4]. Như vậy còn khoảng 25% số GV chưa đạt yêu cầu về năng lực<br />
DH theo chương trình hiện hành. Nếu Chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai trong<br />
thời gian tới với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm<br />
chất và năng lực người học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa, trải nghiệm<br />
sáng tạo. . . thì năng lực của đội ngũ GV phổ thông đang đứng trước những thách thức mới. Vậy<br />
làm thế nào để phát triển và nâng cao năng lực DH cho GV phổ thông nói chung, GV dạy bộ môn<br />
Lịch sử nói riêng đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới đang là bài toán đặt ra cho các<br />
nhà quản lí, trong đó có vai trò của các trường sư phạm.<br />
Để trả lời cho các câu hỏi này, trước hết phải đánh giá cho được thực trạng năng lực DH của<br />
đội ngũ GV lịch sử hiện nay ở trường THCS như thế nào để từ đó tiến hành đào tạo và bồi dưỡng<br />
GV nhằm trang bị cho họ có đủ năng lực đáp ứng với yêu cầu dạy học mới.<br />
Xuất phát từ yêu cầu đó, trong bài báo này chúng tôi tập trung vào 2 nội dung chính: (1)<br />
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực DH của GV bộ môn Lịch sử ở trường THCS hiện nay, (2)<br />
Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến năng lực DH của GV còn hạn chế.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Thực trạng năng lực dạy học của GV bộ môn lịch sử ở THCS qua kết quả<br />
khảo sát<br />
<br />
Để đánh giá được thực trạng về năng lực DH của GV bộ môn Lịch sử ở THCS, chúng tôi đã<br />
tiến hành khảo sát 75 GV THCS được chọn ngẫu nhiên và đang trực tiếp dạy bộ môn Lịch sử trên<br />
địa bàn một số tỉnh: Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai với tổng số 38<br />
trường. Nội dung khảo sát tập trung vào 3 vấn đề cơ bản sau: (1) Mức độ đạt được về các năng lực<br />
dạy học của GV; (2) Mức độ đạt được về một số năng lực DH theo yêu cầu đổi mới giáo dục; (3)<br />
Mức độ thành thạo về các kĩ năng DH. Sau khi xử lí số liệu, chúng tôi thu được kết quả như sau:<br />
a) Mức độ đạt được về các năng lực DH của GV.<br />
Nhìn vào số liệu Bảng 1, chúng ta thấy:<br />
- Hầu hết GV đều đã có năng lực DH bộ môn, song đạt tới mức độ vững chắc chỉ trên dưới<br />
40%. Trong đó “Năng lực về vận dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học<br />
Lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, phát triển năng lực tự học<br />
và tư duy của HS” chiếm tỉ lệ vững chắc chỉ đạt 36%. Sự vững chắc về năng lực chủ yếu là số GV<br />
lớn tuổi, có năng lực chuyên môn tốt và có nhiều kinh nghiệm trong DH.<br />
- Số GV có năng lực DH, nhưng chưa vững chắc chiếm tỉ lệ trên dưới 50% (chủ yếu là ở<br />
những đối tượng GV trẻ mới vào nghề).<br />
- Có một số GV chưa có năng lực về DH, trong đó: Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong diễn<br />
đạt, trình bày các vấn đề của Lịch sử (15%); Năng lực tổ chức và quản lí lớp học trong giờ học<br />
(13%); Năng lực vận dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học Lịch sử<br />
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, phát triển năng lực tự học và tư<br />
duy của HS (10%). Thực tế này chủ yếu là những GV phải dạy chéo môn, không đúng với chuyên<br />
ngành được đào tạo của mình).<br />
<br />
135<br />
<br />
Phạm Thị Kim Anh<br />
<br />
Bảng 1. Mức độ đạt được về các năng lực DH của GV<br />
Mức độ đạt được %<br />
Các năng lực DH của giáo viên<br />
Đã<br />
Có, nhưng<br />
Chưa<br />
Khó<br />
vững<br />
chưa vững<br />
có<br />
đánh giá<br />
chắc<br />
chắc<br />
1. Năng lực tìm hiểu đối tượng HS trong DH<br />
41,0<br />
57,0<br />
2,0<br />
2 .Năng lực thiết kế bài dạy (soạn giáo án)<br />
42,0<br />
54.0<br />
4,0<br />
3. Năng lực tổ chức DH ( trên lớp-ngoài lớp)<br />
44,0<br />
53.0<br />
3,0<br />
4. Năng lực vận dụng các phương pháp,<br />
phương tiện và hình thức tổ chức dạy học<br />
Lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực, chủ<br />
36,0<br />
54,0<br />
10,0<br />
động, sáng tạo của HS, phát triển năng lực tự<br />
học và tư duy của HS<br />
5. Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong diễn đạt,<br />
39,0<br />
46,0<br />
15,0<br />
trình bày các vấn đề của Lịch sử<br />
6. Năng lực tổ chức và quản lí lớp học trong<br />
40,0<br />
47,0<br />
13,0<br />
giờ học<br />
45,0<br />
52,0<br />
3,0<br />
7. Năng lực đánh giá kết quả học tập của HS<br />
8. Năng lực xây dựng, quản lí và khai thác hồ<br />
48,0<br />
50,0<br />
2,0<br />
sơ dạy học.<br />
Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực DH của GV Lịch sử ở THCS [2]<br />
<br />
b) Mức độ đạt được về một số năng lực DH theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông<br />
Nghị quyết về đổi mới chương trình-sách giáo khoa giáo dục phổ thông (số 88/2014/QH13,<br />
ngày 28/11/2014), nhấn mạnh tới các yêu cầu: “. . . phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; tích<br />
hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên; thực hiện lồng ghép những nội<br />
dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học; đổi mới phương pháp dạy<br />
học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập,<br />
kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập; đa dạng hoá hình thức tổ chức học tập,<br />
tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền<br />
thông. . . ” [11]. Để thực hiện được những yêu cầu này thì GV cần phải có những năng lực DH theo<br />
yêu cầu đổi mới.<br />
Để thăm dò và đánh giá mức độ đạt được về một số năng lực DH theo yêu cầu đổi mới,<br />
chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát và kết quả cho thấy như sau:<br />
Kết quả khảo sát ở Bảng 2 cho thấy: về cơ bản GV đã có những năng lực DH theo yêu cầu<br />
đổi mới. Tuy nhiên, mức độ vững chắc rất thấp và không đồng đều. Có 34% GV vững chắc về<br />
“Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (máy tính, Internet, mạng xã hội. . . ) trong dạy học Lịch<br />
sử”; 27% GV vững chắc về “Năng lực xây dựng môi trường học tập. . . ” và có 24,3% GV vững<br />
chắc về “Năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS”. Những năng lực khác đều đạt<br />
ở mức trên dưới 20%. Năng lực DH theo phương thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo chỉ có 5,5%<br />
GV đạt mức vững chắc. Có lẽ do đặc thù bộ môn Lịch sử ít có điều kiện để tổ chức hoạt động này<br />
nên mức độ GV đạt mức vững chắc rất thấp.<br />
Số GV chưa vững chắc về năng lực DH theo yêu cầu đổi mới chiếm tỉ lệ khá nhiều (trong<br />
khoảng từ 40%-60%). Trong đó, “Năng lực tổ chức tự học, tự nghiên cứu cho HS” có tới 60.5%<br />
136<br />
<br />
Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên Lịch sử ở Trung học cơ sở hiện nay...<br />
<br />
GV chưa vững chắc. Đây chính là bằng chứng cho thấy việc dạy và học lịch sử từ xưa đến nay coi<br />
trọng về việc truyền giảng kiến thức, cung cấp và trang bị cho HS những nội dung của bài học mà<br />
chưa chú ý đến việc dạy HS cách tự học, tự nghiên cứu.<br />
Số GV chưa có một số năng lực DH theo yêu cầu đổi mới chiếm tỉ lệ không nhỏ. Có 50%<br />
GV chưa có “năng lực phát triển chương trình nhà trường, biên soạn và phát triển tài liệu giáo khoa<br />
Lịch sử”; 41,8% GV chưa có “năng lực DH theo phương thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo”;<br />
40,5% GV chưa có “năng lực đổi mới, sáng tạo, cải tiến PP DH” và 36,4% GV chưa có “năng lực<br />
dạy học phân hoá”. . . . Điều này là do GV chưa được đào tạo trong các trường sư phạm và chưa<br />
được bồi dưỡng, tập huấn để được tiếp cận với những cái mới.<br />
Bảng 2. Mức độ đạt được về năng lực DH theo yêu cầu đổi mới<br />
Mức độ đạt được %<br />
Các năng lực DH của giáo viên theo yêu<br />
Đã<br />
Có, nhưng<br />
Chưa<br />
Khó<br />
cầu đổi mới<br />
vững<br />
chưa vững<br />
có<br />
đánh giá<br />
chắc<br />
chắc<br />
1. Năng lực phát triển chương trình nhà<br />
trường, biên soạn và phát triển tài liệu giáo<br />
10.0<br />
40.0<br />
50,0<br />
khoa Lịch sử<br />
2. Năng lực dạy học theo định hướng phát<br />
24,3<br />
47,2<br />
28,3<br />
triển năng lực HS<br />
3. Năng lực dạy học phân hoá.<br />
18,9<br />
44,5<br />
36,4<br />
4. Năng lực dạy học tích hợp, lồng ghép<br />
10<br />
59,4<br />
27,0<br />
3.0<br />
5. Năng lực DH theo phương thức hoạt động<br />
5.5<br />
52,7<br />
41,8<br />
trải nghiệm sáng tạo<br />
6. Năng lực tổ chức tự học, tự nghiên cứu cho<br />
16,2<br />
60,5<br />
23,2<br />
HS<br />
7. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (máy<br />
34.0<br />
60,0<br />
6,0<br />
tính, internet, mạng xã hội. . . ) trong dạy học<br />
Lịch sử<br />
8. Năng lực đổi mới, sáng tạo, cải tiến PP DH<br />
16,2<br />
39,1<br />
40,5<br />
4.0<br />
9. Năng lực giao tiếp và kiểm soát cảm xúc<br />
21,6<br />
44,6<br />
28,3<br />
5,4<br />
trong DH<br />
10. Năng lực thích ứng với các điều kiện DH<br />
20,2<br />
59,1<br />
20,5<br />
khác nhau.<br />
11. Năng lực xây dựng môi trường học tập (tạo<br />
27.0<br />
44.6<br />
28.3<br />
dựng môi trường học tập: dân chủ, cởi mở,<br />
thân thiện, hợp tác, thuận lợi, an toàn. . . )<br />
12. Năng lực chuyển giao kinh nghiệm DH<br />
cho đồng nghiệp, phát triển nghề của tổ bộ<br />
17,5<br />
51,3<br />
31,0<br />
môn, của Trường<br />
Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực DH của GV Lịch sử ở THCS [2]<br />
<br />
Để có những đánh giá khách quan và chính xác, cùng với việc khảo sát qua phiếu hỏi (đánh<br />
giá bằng định lượng), chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp GV, cán bộ quản lí các trường<br />
137<br />
<br />
Phạm Thị Kim Anh<br />
<br />
học. Qua phỏng vấn, một số lãnh đạo cơ sở giáo dục đều thừa nhận: Số lượng GV đạt trình độ<br />
chuẩn đào tạo ngày càng tăng lên, nhưng năng lực dạy học, phương pháp và kĩ năng nghề nghiệp<br />
còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Do vậy, đội ngũ GV ở tất cả các bộ môn đều phải<br />
đào tạo lại về năng lực chuyên môn và NVSP mới có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và<br />
toàn diện giáo dục trong thời gian tới.<br />
Thày Nguyễn Đình Thắng, hiệu trưởng Trường THPT Ba Vì (Ba Vì, Hà Nội) cho biết: “Mặc<br />
dù GV đã qua trường lớp sư phạm, nhưng năng lực để đáp ứng với nhu cầu đổi mới thì rất hạn chế,<br />
cần phải bồi dưỡng cho GV cả về định hướng, tư tưởng và những phương pháp mới để không bị<br />
“ngợp” với sự đổi mới của chương trình và nội dung.<br />
Thày Nguyễn Quốc Bình, hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hai Bà Trưng - Hà Nội)<br />
cũng thừa nhận: “Tôi cũng phải nói thật, với đội ngũ GV dạy các bộ môn nói chung, môn lịch sử<br />
nói riêng của chúng ta bây giờ có một bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD. Bộ GD<br />
phải đầu tư cho đội ngũ, trước hết là đội ngũ hiện có để tiếp tục bồi dưỡng, tiếp cận dần nội dung<br />
và chương trình mới, để làm sao đáp ứng được, còn không chúng ta lại bị hụt như những lần trước...<br />
phải nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, kĩ năng,<br />
phương pháp giảng dạy“.<br />
PGS.TS Nguyễn Hữu Hợp - giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm<br />
Hà Nội còn tỏ ra rất đáng lo ngại trước năng lực của đội ngũ GV: “Không bao lâu nữa, giáo dục<br />
nước ta sẽ thực hiện chương trình đổi mới căn bản và toàn diện tiếp cận nền giáo dục tiên tiến thế<br />
giới với hai yếu tố nổi bật - dạy học tích hợp và phát triển năng lực học sinh. Rất nhiều GV bây<br />
giờ dạy "môn đơn" còn khó, chưa tốt thì họ sẽ dạy "môn tích hợp" như thế nào? Các chuyên gia<br />
giáo dục phải mất nhiều hội thảo cấp quốc gia mới "ra" được khái niệm "năng lực" thì GV có hiểu<br />
năng lực và phát triển được năng lực cho HS không? Liệu chúng ta có "lạc quan tếu", "đứng núi<br />
này, trông núi nọ" hay không khi cho rằng chỉ cần bồi dưỡng, tập huấn là GV "làm được tuốt"?<br />
PGS.TS Phạm Văn Lực - Trưởng khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc, khi phân tích<br />
thực trạng năng lực của đội ngũ GV của Tây Bắc đã thẳng thắn chỉ ra những điểm yếu của GV phổ<br />
thông như sau: “Điểm yếu nhất của GV phổ thông các tỉnh Tây Bắc là việc vận dụng các phương<br />
pháp dạy học tích cực: liên môn tích hợp tri thức, dạy học phân hóa, dạy học theo định hướng phát<br />
triển năng lực và tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho HS... Theo số liệu điều tra<br />
thực tế ở một số trường phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Tây Bắc)<br />
cho thấy: hầu hết GV Tây Bắc hiểu không đúng về dạy học theo định hướng phát triển năng lực<br />
cho học sinh là như thế nào?, cần phát triển những năng lực gì của bộ môn cho các em“ [9].<br />
Riêng đối với GV lịch sử ở Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, PGS.TS Phạm Văn Lực cho biết<br />
thêm: “Qua số liệu khảo sát điều tra cho thấy 31/31 GV lịch sử ở cả hai hệ THCS và THPT được<br />
hỏi đều nói: không tích hợp trong giảng dạy và không biết liên môn tích hợp tri thức giữa lịch sử<br />
với văn học, địa lí... Ở trung học phổ thông khi dạy: Bài 7. “Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa<br />
đa dạng của Ấn Độ” (Sách giáo khoa lịch sử lớp 10 - chương trình chuẩn) GV lịch sử ở 4/4 trường<br />
khi dạy bài này đều nói không tích hợp bao giờ; hoặc khi dạy: Bài 11. “Tây Âu thời trung đại”<br />
(phần: Những cuộc phát kiến địa lí) – Sách giáo khoa lịch sử lớp 11 - chương trình chuẩn, GV<br />
cũng không tích hợp và không biết tích hợp kiến thức giữa lịch sử với địa lí như thế nào . Bất cập<br />
hơn nữa, trong khi HS đang chán học môn lịch sử, đòi hỏi GV phải có đầu tư nhiều hơn nữa về nội<br />
dung, đổi mới phương pháp, thay đổi cách thức dạy học để tạo sự sinh động cho bài giảng, cuốn<br />
hút các em thì lại có trên 90% GV lịch sử vùng sâu, vùng xa của Tây Bắc chưa bao giờ tổ chức cho<br />
học sinh đi tham quan thực tế các di tích lịch sử và viếng nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương (mặc dù<br />
hoạt động này muốn thực hiện được phải có thời gian và kinh phí). Một hạn chế nữa của GV lịch<br />
sử ở Tây Bắc là không biết phát hiện vấn đề và tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo<br />
cho HS nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế. Tất cả những vấn đề trên đã bộc lộ khá<br />
138<br />
<br />