Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
THỰC TRẠNG NGHỀ LƯỚI KÉO VEN BỜ HUYỆN VẠN NINH<br />
TỈNH KHÁNH HÒA<br />
CURRENT STATUS OF COASTAL TRAWLING IN VAN NINH DISTRIC<br />
KHANH HOA PROVINECE<br />
Phạm Quang Tuyến1, TS. Trần Đức Phú2<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng nghề lưới kéo ven bờ (LKVB) huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hoà. Kết<br />
quả nghiên cứu cho thấy huyện Vạn Ninh có 571 tàu thuyền lưới kéo, trong đó hầu hết là tàu thuyền nhỏ, lắp máy dưới<br />
90cv là 544 chiếc, chiếm 95,27%, chủ yếu hoạt động ven bờ, 100% lưới kéo ở đây đều có kích thước mắt lưới ở đụt vi phạm<br />
quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Sản phẩm khai thác của tàu lưới kéo ở đây có giá trị thấp: cá tạp chiếm 68,23%, cá<br />
thương phẩm chỉ chiếm 31,77%. Lao động nghề LKVB huyện Vạn Ninh có trình độ học vấn thấp (67,6% có trình độ tiểu<br />
học), hầu hết thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên chưa có chứng chỉ chuyên môn.<br />
Từ khóa: Nghề lưới kéo ven bờ, Vạn Ninh, thực trạng, cá phân, nguồn lợi thủy sản<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The article presents the results of the research about status of coastal trawl lines in Van Ninh District, Khanh Hoa<br />
province. Research findings indicate that Van Ninh district has 571 boats drag nets, which are mostly small boats, fitted<br />
under 90 CV is 544 units, accounting for 95,27%, mainly coastal activities, 100% of vessels in this trawl mesh sizes are<br />
cut in violation of the provisions on the protection of aquatic resources. Products of trawl vessel catched had low value for<br />
examples 68,23% of trash fish, commercial fish accounted for only 31,77%. Workers work in field of the inshore trawl in<br />
Van Ninh district with low levels of education (67,6% of primary education), most of the captains and chief engineers or<br />
crew members do not have professional certificates,<br />
Keywords: Employment shore seines, Van Ninh, status of distribution of fish, aquatic resources<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Vạn Ninh là huyện ven biển nằm ở cực Bắc của<br />
tỉnh Khánh Hòa có ngư trường ven bờ rất thuận lợi<br />
cho nghề lưới kéo phát triển. Trong số 1600 tàu lưới<br />
kéo của tỉnh Khánh Hòa thì huyện Vạn Ninh có 571<br />
chiếc, đứng thứ hai, sau Nha Trang (668 chiếc). Đội<br />
tàu lưới kéo của huyện Vạn Ninh hầu hết công suất<br />
nhỏ (số tàu lắp máy dưới 90cv chiếm 97%) cho nên<br />
chủ yếu hoạt động ở vùng biển ven bờ.<br />
Vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh, xác định<br />
theo [5], bao gồm cả vùng ven bờ xã Đại Lãnh, xã<br />
Vạn Thọ, xã Vạn Thạnh, bán đảo Hòn Gốm và một<br />
phần vịnh Vân Phong. Ngư trường ven bờ huyện<br />
Vạn Ninh là nơi có nguồn lợi thủy sản đa dạng và<br />
1<br />
2<br />
<br />
phong phú. Trong vịnh Vân Phong có nhiều hệ sinh<br />
thái, rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn cũng đang<br />
bị con người ở đây khai thác triệt để. Những hệ sinh<br />
thái, môi trường đáy biển ở đây cũng đang bị nghề<br />
lưới kéo ven bờ ngày càng hủy diệt.<br />
Ngư trường ven bờ huyện Vạn Ninh cũng<br />
rất thuận lợi cho tàu thuyền lưới kéo của các địa<br />
phương bạn đến tham gia khai thác như Phú Yên,<br />
Bình Định, Nha Trang, Ninh Hòa,... Thực trạng này<br />
càng gây áp lực lớn cho nguồn lợi vùng biển ven bờ<br />
huyện Vạn Ninh.<br />
Nếu để tình trạng này diễn ra thiếu sự kiểm<br />
soát, điều chỉnh của cơ quan quản lý nghề cá<br />
thì chắc chắn một thời gian không xa, nguồn lợi,<br />
<br />
Lớp Cao học Khai thác Thuỷ sản 2009 – Trường Đại học Nha Trang<br />
Viện Khoa học & Công nghệ Khai thác Thuỷ sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
148 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
<br />
môi trường và các hệ sinh thái biển ở vùng biển ven<br />
bờ huyện Vạn Ninh sẽ bị suy thoái dưới tác động<br />
xấu của nghề lưới kéo khó mà vực dậy được.<br />
Bài báo muốn phản ảnh thực trạng nghề LKVB<br />
huyện Vạn Ninh đã có tác động xấu đến nguồn lợi<br />
thủy sản ở vùng biển của địa phương. Từ đó phân<br />
tích, đánh giá làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp<br />
nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho<br />
vùng biển nghiên cứu.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là nghề lưới kéo tầng đáy<br />
hoạt động trong vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh,<br />
tỉnh Khánh Hòa.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu sẵn<br />
có về những vấn đề liên quan đến nghề LKVB và<br />
vùng biển nghiên cứu như nguồn lợi thủy sản, điều<br />
kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội.<br />
- Nguồn tài liệu: Số liệu từ, Chi cục khai thác và<br />
bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Phòng Nông nghiệp và<br />
Phát triển nông thôn huyện Vạn Ninh.<br />
- Khảo sát thực địa: Trực tiếp khảo sát, đo<br />
<br />
đạc, phân loại, thu thập các số liệu về ngư cụ,<br />
sản lượng, đối tượng khai thác, thành phần sản<br />
phẩm… trên tàu LKVB huyện Vạn Ninh. Điều tra<br />
số liệu thực tế tàu thuyền lưới kéo của địa phương<br />
bạn hoạt động trong vùng biển ven bờ huyện Vạn<br />
Ninh.<br />
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel<br />
để xử lý số liệu theo phương pháp thống kê và tính<br />
toán các chỉ số phục vụ nội dung của đề tài.<br />
- So sánh số liệu thực trạng về cấu trúc ngư cụ,<br />
sản phẩm khai thác… với các tiêu chuẩn quy định<br />
của nhà nước hiện hành nhằm đánh giá ảnh hưởng<br />
của chúng đối với nguồn lợi thuỷ sản trong vùng<br />
biển nghiên cứu.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Thực trạng tàu thuyền nghề LKVB huyện Vạn<br />
Ninh và trang bị khai thác - hàng hải<br />
Năm 2010 huyện Vạn Ninh có 571 tàu lưới<br />
kéo, trong đó 544 tàu lắp máy công suất dưới<br />
90cv thường xuyên hoạt động ở vùng biển ven bờ<br />
(95,27%), chỉ có 27 chiếc lắp máy trên 90cv hoạt<br />
động xa bờ. Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công<br />
suất và địa phương (xã) được trình bày ở bảng 1 [3].<br />
<br />
Bảng 1. Phân bố tàu thuyền LKVB theo địa phương và công suất năm 2010 (chiếc)<br />
Địa phương<br />
(xã)<br />
<br />
Nhóm công suất (cv)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
< 20<br />
<br />
20÷44<br />
<br />
45÷59<br />
<br />
60÷89<br />
<br />
Đại Lãnh<br />
<br />
4<br />
<br />
48<br />
<br />
23<br />
<br />
31<br />
<br />
106<br />
<br />
Vạn Hưng<br />
<br />
2<br />
<br />
24<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
26<br />
<br />
Vạn Thắng<br />
<br />
11<br />
<br />
209<br />
<br />
21<br />
<br />
4<br />
<br />
245<br />
<br />
Vạn Giã<br />
<br />
5<br />
<br />
89<br />
<br />
7<br />
<br />
1<br />
<br />
102<br />
<br />
Vạn Long<br />
<br />
32<br />
<br />
7<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
39<br />
<br />
Vạn Lương<br />
<br />
0<br />
<br />
13<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
13<br />
<br />
Vạn Thọ<br />
<br />
0<br />
<br />
9<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
9<br />
<br />
Vạn Thạnh<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
54<br />
<br />
403<br />
<br />
51<br />
<br />
36<br />
<br />
544<br />
<br />
Từ bảng 1 cho thấy tàu thuyền lưới kéo của<br />
<br />
lắp máy công suất nhỏ (dưới 45cv chiếm 84%),<br />
<br />
huyện Vạn Ninh chủ yếu tập trung vào 3 xã Vạn<br />
<br />
số tàu thuyền lắp máy từ 45÷89cv chỉ có 87 chiếc<br />
<br />
Thắng 245 chiếc (45%), Đại Lãnh 106 chiếc (19,5%)<br />
<br />
(16%) cũng thường xuyên hoạt động ở vùng nước<br />
<br />
và Vạn Giã có 102 chiếc (18,75%).<br />
<br />
ven bờ. Tình hình trang bị máy móc thiết bị tùy thuộc<br />
<br />
Tàu thuyền lưới kéo huyện Vạn Ninh hầu hết<br />
<br />
cỡ loại tàu được trình bày như bảng 2.<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 149<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
<br />
Bảng 2. Tình hình trang bị máy khai thác - hàng hải cho tàu thuyền LKVB Vạn Ninh<br />
TT<br />
<br />
Tên thiết bị<br />
<br />
1<br />
<br />
Định vị vệ tinh (GPS)<br />
<br />
2<br />
<br />
La bàn từ<br />
<br />
3<br />
<br />
Thông tin liên lạc<br />
<br />
4<br />
<br />
Tầm ngư<br />
<br />
5<br />
<br />
Ống nhòm<br />
<br />
6<br />
<br />
Máy tời<br />
<br />
7<br />
<br />
Hệ thống cẩu<br />
<br />
Đơn vị tính<br />
<br />
% số tàu<br />
được<br />
trang bị<br />
<br />
Từ bảng 2 cho thấy hầu hết các cỡ loại tàu đều<br />
có trang bị la bàn từ, máy thông tin liên lạc và máy<br />
tời. Các thiết bị khác như GPS và máy tầm ngư<br />
trang bị chủ yếu cho khối tàu 45÷89cv, còn khối tàu<br />
nhỏ hơn 20cv không được trang bị. Điều này chứng<br />
tỏ ngư dân rất quan tâm đến phương tiện thông tin<br />
liên lạc phục vụ sản xuất và giảm bớt cường độ<br />
<br />
< 20cv<br />
<br />
20÷44cv<br />
<br />
45÷59cv<br />
<br />
60÷89cv<br />
<br />
-<br />
<br />
55,3<br />
<br />
80,9<br />
<br />
100<br />
<br />
10,2<br />
<br />
30,8<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
25,1<br />
<br />
31,5<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
15,3<br />
<br />
30,5<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
-<br />
<br />
12,3<br />
<br />
35,2<br />
<br />
70,6<br />
<br />
lao động cho thuyền viên.<br />
2. Ngư cụ nghề lưới kéo ven bờ huyện Vạn Ninh<br />
Kết quả khảo sát các thông số cơ bản của<br />
lưới kéo trên 100 tàu thuyền lưới kéo hoạt động ở<br />
vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh, được thể hiện<br />
ở bảng 3.<br />
<br />
Bảng 3. Các thông số cơ bản của lưới kéo (giá trị trung bình)<br />
< 20cv<br />
<br />
20 ÷ 44cv<br />
<br />
45 ÷ 59cv<br />
<br />
60 ÷ 89cv<br />
<br />
N = 10<br />
<br />
N = 70<br />
<br />
N = 10<br />
<br />
N = 10<br />
<br />
1 Chiều dài giềng phao (m)<br />
<br />
11,9 ± 1,1<br />
<br />
14,6 ± 2,4<br />
<br />
16,9±1,8<br />
<br />
19,8±1,3<br />
<br />
2 Chiều dài giềng chì (m)<br />
<br />
12,8 ± 1,2<br />
<br />
15,7 ± 1,8<br />
<br />
18,2±1,4<br />
<br />
21,2±1,8<br />
<br />
3 Kích thước mắt lưới tại cánh (mm)<br />
<br />
79,6 ± 2,5<br />
<br />
89,5 ± 3,5<br />
<br />
120,8±5,2<br />
<br />
180,2±20,6<br />
<br />
4 Kích thước mắt lưới của bao đụt (mm)<br />
<br />
49,6 ± 0,7<br />
<br />
49,6±14<br />
<br />
80,5±10,5<br />
<br />
80,5±10,5<br />
<br />
5 Kích thước mắt lưới tại đụt (mm)<br />
<br />
11,7 ± 0,5<br />
<br />
12,6±1,3<br />
<br />
16,4±1,6<br />
<br />
16,8±2,2<br />
<br />
TT<br />
<br />
Thông số cơ bản của lưới kéo<br />
<br />
Từ bảng 3 cho thấy, kích thước mắt lưới ở phần<br />
đụt lưới kéo đều nhỏ (2a=12÷19 mm) và 100 % mẫu<br />
lưới khảo sát đều vi phạm quy định của Nhà nước<br />
về kích thước mắt lưới [1].<br />
Kích thước mắt lưới ở đụt thể hiện khả năng<br />
giữ cá lại trong đụt lưới, hay nói cách khác nó thể<br />
hiện khả năng chọn lọc của lưới kéo. Tại đụt lưới,<br />
thể tích không gian bị thay đổi đột ngột (so với phần<br />
thân và miệng lưới), mật độ cá tăng lên, đồng thời<br />
làm tăng va chạm cơ học giữa các cá thể, giữa<br />
cá với các yếu tố khác như: dòng xoáy của nước,<br />
âm thanh,… Chính vì thế, phản ứng cá trốn thoát<br />
khỏi lưới tập trung ở đụt là lớn nhất. Không những<br />
kích thước mắt lưới nhỏ mà tấm lưới có dạng mắt<br />
lưới hình thoi, là dạng mắt lưới dễ bị khép lại khi<br />
hoạt động trong nước. Tốc độ kéo lưới càng lớn và<br />
<br />
150 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
đụt lưới càng chứa nhiều cá thì độ khép của mắt<br />
lưới càng lớn và lúc đó khả năng trốn thoát của cá ra<br />
khỏi đụt càng giảm. Điều đó cho thấy nghề lưới kéo<br />
ở đây khai thác không có tính chọn lọc. Đây cũng<br />
là nguyên nhân dẫn đến nguồn lợi thủy sản và kích<br />
thước cá khai thác ngày càng suy giảm.<br />
3. Thành phần sản phẩm khai thác của nghề lưới<br />
kéo ven bờ<br />
Tiến hành khảo sát sản phẩm khai thác trong<br />
8 chuyến biển, 32 mẻ lưới, của cặp lưới kéo đôi<br />
KH02502TS và KH02511TS. Thời gian khảo sát là<br />
tháng 05/2010, ngư trường tàu hoạt động trên vùng<br />
biển ven bờ Đầm Môn Vạn Ninh, sản phẩm khai<br />
thác được lựa chọn phân chia làm 2 phần:<br />
- Nhóm thương phẩm gồm: Các loại cá (cá<br />
mối, cá hố, cá lạt,…), các loại tôm, mực, ghẹ,... có<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
<br />
chất lượng cao dùng làm thực phẩm cho người.<br />
- Nhóm cá tạp gồm: cá chưa trưởng thành, cá<br />
kém chất lượng, cá có giá trị kinh tế thấp, …[6].<br />
Sản lượng khai thác trong 8 chuyến biển là<br />
<br />
7620 kg, trong đó, nhóm cá tạp 5199,1kg (68,23%)<br />
và nhóm cá thương phẩm 2420,9kg (31,77%),<br />
thành phần của một số loài được thể hiện qua<br />
bảng 4.<br />
<br />
Bảng 4. Sản lượng và tỷ lệ thành phần sản phẩm khai thác nghề LKVB Vạn Ninh<br />
Nhóm thương phẩm<br />
Tên sản phẩm<br />
<br />
Nhóm cá tạp<br />
<br />
Khối lượng (kg)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Tên sản phẩm<br />
<br />
Khối lượng (kg)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Cá mối<br />
<br />
323,9<br />
<br />
4,25<br />
<br />
Cá mối<br />
<br />
91,4<br />
<br />
1,2<br />
<br />
Cá đổng<br />
<br />
97,5<br />
<br />
1,28<br />
<br />
Cá đổng<br />
<br />
45,7<br />
<br />
0,6<br />
<br />
Cá hố<br />
<br />
122,7<br />
<br />
1,61<br />
<br />
Cá hố<br />
<br />
32,0<br />
<br />
0,42<br />
<br />
Cá phèn<br />
<br />
0,8<br />
<br />
0,01<br />
<br />
Cá phèn<br />
<br />
68,6<br />
<br />
0,9<br />
<br />
Cá liệt<br />
<br />
9,1<br />
<br />
0,12<br />
<br />
Cá liệt<br />
<br />
23,6<br />
<br />
0,31<br />
<br />
Cá nhồng<br />
<br />
26,7<br />
<br />
0,35<br />
<br />
Cá sơn thóc<br />
<br />
506,7<br />
<br />
6,65<br />
<br />
Tôm sú<br />
<br />
11,4<br />
<br />
0,15<br />
<br />
Cá bò da<br />
<br />
358,1<br />
<br />
4,7<br />
<br />
Cá nục<br />
<br />
720,9<br />
<br />
9,46<br />
<br />
Cá đuối<br />
<br />
68,6<br />
<br />
0,9<br />
<br />
Cá sơn thóc<br />
<br />
571,5<br />
<br />
7,5<br />
<br />
Cá đổng<br />
<br />
53,3<br />
<br />
0,7<br />
<br />
Mực nang<br />
<br />
33,5<br />
<br />
0,44<br />
<br />
Cá hố<br />
<br />
61,0<br />
<br />
0,8<br />
<br />
Mực ống<br />
<br />
67,8<br />
<br />
0,89<br />
<br />
Cá phân<br />
<br />
3138,7<br />
<br />
41,19<br />
<br />
Cá bò da<br />
<br />
43,4<br />
<br />
0,57<br />
<br />
Mực<br />
<br />
233,9<br />
<br />
3,07<br />
<br />
Cá sứa<br />
<br />
3,0<br />
<br />
0,04<br />
<br />
Ghẹ<br />
<br />
93,7<br />
<br />
1,23<br />
<br />
Cá lạt<br />
<br />
67,8<br />
<br />
0,89<br />
<br />
Tôm<br />
<br />
423,7<br />
<br />
5,56<br />
<br />
Cá dò<br />
<br />
16,0<br />
<br />
0,21<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
5199,1<br />
<br />
68,23<br />
<br />
Ghẹ<br />
<br />
246,1<br />
<br />
3,23<br />
<br />
Cá đuối<br />
<br />
47,2<br />
<br />
0,62<br />
<br />
Cá ngát<br />
<br />
11,4<br />
<br />
0,15<br />
<br />
2420,9kg<br />
<br />
31,77<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Qua Bảng 4 ta thấy rằng, nhóm cá tạp chiếm<br />
tỷ lệ rất lớn, 68,23% tổng sản lượng đánh bắt<br />
được.<br />
Sản phẩm khai thác của nghề lưới kéo mang<br />
tính đa loài, mỗi mẻ lưới có rất nhiều đối tượng bị<br />
khai thác. Dùng 27kg cá tạp trong tổng sản phẩm 8<br />
<br />
(vì các đối tượng này chưa có quy định).<br />
4. Mật độ tàu thuyền lưới kéo hoạt động ở vùng<br />
biển ven bờ huyện Vạn Ninh<br />
Vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh rất thuận lợi<br />
cho nghề lưới kéo ven bờ, tàu thuyền nhỏ, đặc biệt<br />
<br />
chuyến biển để phân tích xác định thành phần loài<br />
<br />
là vào những ngày biển động. Do đó tàu thuyền của<br />
<br />
đã tìm thấy có 53 loài. Trong đó, có tới 23 loài có<br />
<br />
các địa phương bạn cũng thường xuyên đến vùng<br />
<br />
sản lượng cá chưa đạt kích thước cho phép khai<br />
<br />
biển này để khai thác. Kết quả thống kê số lượng<br />
<br />
thác chiếm 47,24%. Ngoài ra, các loài còn lại thuộc<br />
<br />
tàu lưới kéo các địa phương bạn đến hoạt động tại<br />
<br />
nhóm cá có giá trị thấp, nên chưa xác định được có<br />
<br />
vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh từ năm 2007 đến<br />
<br />
đảm bảo kích thước cho phép khai thác hay không<br />
<br />
2010 được trình bày như ở bảng 5.<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 151<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
<br />
Bảng 5. Tàu thuyền LKVB địa phương khác vào khai thác ngư trường Vạn Ninh<br />
TT<br />
<br />
Tàu thuộc địa phương<br />
<br />
Số lượng tàu LKVB khai thác tại vùng ven bờ Vạn Ninh (chiếc)<br />
2007<br />
<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
1<br />
<br />
Tỉnh Phú Yên<br />
<br />
35<br />
<br />
36<br />
<br />
30<br />
<br />
15<br />
<br />
2<br />
<br />
Tỉnh Bình Định<br />
<br />
22<br />
<br />
21<br />
<br />
20<br />
<br />
10<br />
<br />
3<br />
<br />
Huyện Ninh Hòa<br />
<br />
30<br />
<br />
32<br />
<br />
25<br />
<br />
27<br />
<br />
4<br />
<br />
TP Nha Trang<br />
<br />
20<br />
<br />
26<br />
<br />
25<br />
<br />
20<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
107<br />
<br />
115<br />
<br />
100<br />
<br />
72<br />
<br />
Nguồn: Đồn Biên phòng 358 (Đầm Môn) và Hội nông dân xã Đại Lãnh<br />
<br />
Từ bảng 5 cho thấy mật độ tàu thuyền hoạt<br />
động nghề LKVB huyện Vạn Ninh ngày càng gia<br />
tăng không chỉ do sự gia tăng tàu thuyền của huyện<br />
mà còn do tàu thuyền từ các địa phương khác. Điều<br />
này thể hiện áp lực khai thác của nghề lưới kéo trên<br />
vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh đang là vấn đề<br />
đáng quan tâm,<br />
<br />
an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản [2],<br />
<br />
5. Lao động nghề lưới kéo huyện Vạn Ninh<br />
Theo Nghị định của Chính phủ về đảm bảo<br />
<br />
chuyên môn của 450 lao động trên 100 tàu thuyền<br />
<br />
[3] thì trên tàu cá có lắp máy từ 20cv trở lên phải bố<br />
trí thuyền trưởng và máy trưởng có chứng chỉ đúng<br />
quy định; tàu lắp máy dưới 20 cv chỉ cần bố trí người<br />
lái tàu. Số lượng thuyền viên trên tàu cá phải đáp<br />
ứng yêu cầu và đảm bảo an toàn sản xuất trên biển.<br />
Kết quả khảo sát về thực trạng học vấn và trình độ<br />
nghề LKVB huyện Vạn Ninh, như ở bảng 6.<br />
<br />
Bảng 6. Trình độ học vấn, chứng chỉ chuyên môn<br />
Trình độ học vấn<br />
Cấp học<br />
<br />
Số người<br />
<br />
Đào tạo nghề nghiệp<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Loại hình<br />
<br />
Số người<br />
<br />
Số chứng chỉ<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Tiểu học<br />
<br />
304<br />
<br />
67,6<br />
<br />
Thuyền trưởng<br />
<br />
100<br />
<br />
39<br />
<br />
39<br />
<br />
Trung học CS<br />
<br />
138<br />
<br />
30,7<br />
<br />
Máy trưởng<br />
<br />
100<br />
<br />
4<br />
<br />
4<br />
<br />
Trung học PT<br />
<br />
8<br />
<br />
1,7<br />
<br />
Thuyền viên<br />
<br />
250<br />
<br />
53<br />
<br />
21,2<br />
<br />
450<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
450<br />
<br />
96<br />
<br />
21,3<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Từ bảng 6 cho thấy, do trình độ học vấn của<br />
ngư dân thấp, chủ yếu chưa học hết tiểu học<br />
(67,6%) cho nên vấn đề tham gia các lớp bồi dưỡng<br />
cấp chứng chỉ chuyên môn là điều rất đáng ngại.<br />
Thực trạng này dẫn đến việc áp dụng tiến bộ khoa<br />
học kỹ thuật vào nghề cá biển, đưa pháp luật vào<br />
cuộc sống của ngư dân… là hết sức khó khăn. Vì<br />
thế, đây là một trong những yếu tố tác động rất lớn<br />
tới hoạt động khai thác có gây hại môi trường và<br />
nguồn lợi của nghề LKVB huyện Vạn Ninh.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh có diện tích<br />
ước khoảng 2,200 km2, gồm cả vịnh Vân Phong và<br />
<br />
152 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
vùng nước nằm giữa bờ biển xã Đại Lãnh, bán đảo<br />
Hòn Gốm và tuyến bờ là ngư trường rất thuận lợi<br />
cho nghề lưới kéo hoạt động,<br />
Vạn Ninh là huyện có nghề lưới kéo phát triển<br />
(571 chiếc) của tỉnh Khánh Hòa, nhưng tàu thuyền<br />
nghề lưới kéo ở đây hầu hết có lắp máy công suất<br />
nhỏ, Số tàu lắp máy có công suất dưới 45cv là 457<br />
chiếc (84%) cho nên không có khả năng hoạt động<br />
ở vùng nước sâu.<br />
Mật độ tàu thuyền lưới kéo hoạt động ở vùng<br />
nước ven bờ huyện Vạn Ninh rất cao. Trong vùng<br />
biển ven bờ huyện Vạn Ninh, ngoài 544 tàu của<br />
huyện còn có 100 tàu lưới kéo của các địa phương<br />
bạn thường xuyên hoạt động, làm cho mật độ lưới<br />
kéo ở đây càng thêm dày đặc.<br />
<br />